Thơ Hồ Dzếnh: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Hồ Dzếnh ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Gửi Bạn Các Thông Tin Thú Vị Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Sáng Tác Của Hồ Dzếnh.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Hồ Dzếnh

Với những người yêu mến thơ ca chắc hẳn không thể không biết đến tác giả Hồ Dzếnh. Dưới đây là phần tóm tắt tiểu sử cuộc đời của nhà thơ Hồ Dzếnh – người mang hai dòng máu Việt – Hoa.

  • Hồ Dzếnh (1916–1991), có tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ của Việt Nam.
  • Quê quán: ông sinh ra tại làng Đông Bích, xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, chạy loạn từ Quảng Đông sang Việt Nam khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
  • Ông học xong tiểu học ở thị xã Thanh Hóa, sau đó ra Hà Nội vừa đi làm công cho các hiệu buôn, vừa học tiếp bậc trung học.
  • Ông học trung học, dạy tư, làm thơ, viết báo từ năm 1931 tại Hà Nội.
  • Năm 1953 ông vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội tiếp tục viết báo, làm thơ.
  • Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ngay từ buổi đầu thành lập (1957).
  • Sau 1954 Hồ Dzếnh làm công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm rồi Nhà máy cơ khí Hà Nội, sống một cuộc sống bình thường lầm lũi và gần như không sáng tác thơ văn nữa
  • Ông mất ngày 13/8/1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận.

Đọc thêm về 🔰 Thơ TTKh 🔰Tác Giả TTTk Là Ái + 4 Bài Thơ Của TTKh

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Hồ Dzếnh

Tổng kết những nét chính trong sự nghiệp sáng tác nhà thơ Hồ Dzếnh:

  • Sau khi tốt nghiệp trung học, Hồ Dzếnh làm gia sư và bắt đầu làm báo, viết văn. Sau Cách mạng tháng Tám, ông về Thanh Hóa sống, rồi lại ra Hà Nội, tiếp tục sáng tác văn chương.
  • Những bài thơ đầu tiên của ông được đăng trên một số tờ báo đương thời vào năm 1937.
  • Về thơ, ông đã xuất bản các tập Quê ngoại (1942), Hoa xuân đất Việt (1945),….
  • Về văn, ông có các tác phẩm chính: Dĩ vãng (truyện vừa – 1940), Chân trời cũ (tập truyện ngắn – 1943), Một chuyện tình 15 năm về trước (truyện đài – 1943), Cô gái Bình Xuyên (truyện vừa – 1946),…
  • Thơ của Hồ Dzếnh luôn ca ngợi đất nước Việt Nam – coi đây là “dải đất cần lao, cái dải đất chỉ bị bạc đãi, mà không bạc đãi ai bao giờ”. Ông thiết tha xúc động khi viết về những kỷ niệm của tuổi thơ vất vả nhưng được sống trong sự đùm bọc của bao người, khi viết về những người nông dân nghèo khổ mà thắm thiết tình nghĩa. 
  • Ngoài ra, ông còn cho đăng nhiều thơ, truyện ngắn trên các báo và còn mấy vở kịch đã công diễn, nhưng chưa xuất bản.
  • Hồ Dzếnh có một số bài thơ được phổ nhạc như: bài thơ “Chiều” đã được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc, bài thơ Ngập ngừng cũng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Anh Bằng (Anh cứ hẹn), Hoàng Thanh Tâm (Em cứ hẹn), Minh Duy (Ngập ngừng)…
  • Giải thưởng: Hồ Dzếnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Phong Cách Sáng Tác Của Hồ Dzếnh

Phong cách sáng tác của Hồ Dzếnh như thế nào? Cùng tham khảo nhé!

  • Trong các sáng tác của mình, Hồ Dzếnh thường hướng những kỷ niệm thời thơ ấu đẹp mà buồn, với một nỗi tiếc thương sâu sắc. Ông thường viết về những cảnh, những người ở xung quanh mình, về những gì mà chính mình đã trải nghiệm, đã từng yêu thương và đau khổ.
  • Thơ văn của Hồ Dzếnh mang cảm hứng nhân đạo rất nhiều, với cảm hứng đó, bằng tấm lòng biết ơn, Hồ Dzếnh đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp về những bà mẹ, những người chị Việt Nam cần cù, nhân hậu, giàu lòng vị tha và đức hy sinh.

=>Thơ Hồ Dzếnh mang tâm hồn rung cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nhiều bài thơ hay của ông chứa đựng nỗi buồn mông lung, vời vợi và rất giàu nhạc điệu.

Giới thiệu đến bạn 🔰Thơ Vũ Hoàng Chương🔰Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Hồ Dzếnh

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Hồ Dzếnh, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Tuyển Tập Thơ

*Quê ngoại (1943)

  • Tặng
  • Cảm xúc
  • Màu cây trong khói
  • Chiều xuân Trung Kỳ
  • Trở lại
  • Nước chảy chân cầu
  • Xuân ở quê em
  • Quê hương
  • Mùa thu năm ngoái
  • Ngập ngừng
  • Thờ ơ
  • Phố huyện
  • Luỹ tre xanh
  • Rằm tháng giêng
  • Giữ gìn
  • Duyên ý
  • Đợi thơ
  • Mưa
  • Tình xưa
  • Lặng lẽ
  • Bài hát ru em
  • Thu
  • Muôn trùng
  • Buổi hẹn
  • Trong nắng trưa
  • Lỡ đò
  • Xuân ý
  • Giản dị
  • Phong Châu
  • Người thơ
  • Sáng quê
  • Mưa ngàn
  • Trưa vắng
  • Xuân đôi ta
  • Tưởng chuyện ngàn sau

*Hoa xuân đất Việt (1946)

  • Cảm đề
  • Trang sách xưa
  • Về làm chi nữa
  • Tư hương
  • Mùa xuân mới
  • Ta không muốn
  • Tiếng sơn hà
  • Mái lều tranh
  • Non
  • Giang Tây
  • Máu cờ
  • Say thơ
  • Hoa xuân đất Việt
  • Cơn giận
  • Hận chinh phu

*Các tác phẩm khác

  • Bài thơ tặng vợ
  • Chị tôi
  • Chuyến tàu đời
  • Chuyến tàu thu
  • Cỏ lau
  • Cỗ bài tam cúc
  • Đời thơ
  • Gửi cháu
  • Hai bài thơ thu
  • Hoa mẫu đơn
  • Lời chuông nguyện
  • Lời ru của mẹ
  • Lời về
  • Màu cờ
  • Núi Vọng Phu
  • Rủ em đi chợ Đồng Xuân
  • Sáng nay mùa thu
  • Sang thu
  • Tu là cội phúc
  • Vô đề

Truyện

  • Chân trời cũ
  • Một chuyện tình 15 năm về trước
  • Dĩ vãng
  • Những Vành Khăn Trắng
  • Tiếng kêu trong máu
  • Cô gái Bình Xuyên
  • Cuốn sách không tên

15+ Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Hồ Dzếnh

Gửi bạn 15 bài thơ hay nhất của thi sĩ Hồ Dzếnh, cùng thưởng thức nhé!

Bài Thơ Tặng Vợ

Mình vừa là chị là em
Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời
Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?
Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình
Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình, mình ơi!

Rằm Tháng Giêng

Ngày xưa còn nhỏ… ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc lên chùa dâng nhang
Lòng vui quần áo xênh xang
Tay cầm hương, nến, đinh vàng mới mua
Chị tôi vào lễ trong chùa
Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên:
– “Lòng thành lễ vật đầu niên
Cầu cho tiểu được ngoài giêng đắt chồng!”
Chị tôi phụng phịu má hồng
Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi
Tam quan, ngoài mái chị ngồi
Chị nghe đoán thẻ, chị cười luôn luôn
Quẻ thần, thánh mách mà khôn:
– Số nàng chồng đắt, mà con cũng nhiều!
Chị tôi nay đã xế chiều
Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ
Hằng năm, tôi đi lễ chùa
Chuông vàng, khánh bạc ngày xưa vẫn còn
Chỉ hơi thấy vắng trong hồn
Ít nhiều hương phấn khi còn ngây thơ
Chân đi, đếm tiếng chuông chùa
Tôi ngờ năm, tháng thời xưa trở về

Bài Hát Ru Em

Ngủ đi, em bé anh yêu
Phòng em gió sáng dặt dìu tiếng hoa
Thu về, mùa đã nghe xa…
Hoàng hôn nhân thế phai nhòa nhớ thương
Riêng em tóc biếc, môi hường
Vui say bên nỗi đoạn trường là anh
Chiều đồi: cây tạ hồn xanh
Sương the lảng đảng, hoa cành tả tơi
Em vui, xuân sắc riêng trời
Hồn say giấc bướm, miệng cười vẻ hoa
Em ơi, chiều thế đương nhòa
Môi khô khôn níu, tên đà nhạt tên
Bao nhiêu nguyền cũ đương quên
Bao nhiều tình cũ đương rền rĩ than
Tiếng sầu mất giữa nhân gian
Nàng đi xa lắm và nàng đã vui
Anh về, lòng góa, tim côi
Lửa thiêng đem sấy lại đồi lạnh khô
Gửi em, giấc Mộng đầu mùa
Hoa phai ghi dấu những giờ xót thương
Anh run, quỳ gối chân giường:
– “Em ơi! Cực lạc, Thiên đường là em!”

Ngập Ngừng

m cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi! tình có nghĩa gì đâu?
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách – cố nhiên! – nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…

Chị Tôi

Ngày xưa còn nhỏ ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc lên chùa dâng nhang
Lòng vui quần áo xênh xang
Tay cầm hương nến đình vàng mới mua
Chị tôi vào lễ trong chùa
Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên
“Lòng thành lễ vật đầu niên
Cầu cho tiểu được ngoài Giêng đắt chồng”
Chị tôi hai má đỏ hồng
Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi
Tam quan mái ngói chị ngồi
Chị nghe đoán quẻ chị cười luôn luôn
Quẻ Thần mắt thánh mà khôn
Số này chồng đắt mà con cũng nhiều
Chị tôi nay đã xế chiều
Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ
Hằng năm tôi đi lễ chùa
Chuông vàng khánh ngọc ngày xưa vẫn còn
Chị ơi thấy vắng trong hồn
Ít nhiều hương phấn khi còn thơ ngây
Chân đi đếm tiếng chuông chùa
Tôi ngờ năm tháng ngày xưa trở về.

Mùa Thu Năm Ngoái

Trời không nắng, cũng không mưa
Chỉ riu riu rét cho vừa nhớ nhung

Chiều buồn như mối sầu chung
Lòng im nghe thoảng tơ trùng chốn xa

Đâu hình tàu chậm quên ga
Bâng khuâng, gió nhớ về qua lá dày

Tôi đi lại mãi chốn này
Sầu yêu nối nhịp với ngày tôi sang

Dưới chân, mỏi lối thu vàng
Tình xa lăm lắm, tôi càng muốn yêu

Màu Cây Trong Khói

Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây…

Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?

Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây

Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây…

Lời Chuông Nguyện

Lệ nến đêm qua ứa mấy dòng,
Chín hồi chuông nguyện khóc trên không.
Nàng đi êm lặng như nàng sống,
Tóc vẫn thơm nguyên má vẫn hồng.

Sao khuya chứng giám giờ li biệt,
Bóng lạnh lùng nghe tiếng ngậm ngùi.
Đời ở ngoài kia êm ấm quá,
Từng đoàn, đôi lứa hẹn nhau vui.

Ta lấy gì đây để khóc nhau?
Hoa buồn mấy đoá, nhớ đôi câu?
Hay ta se cả đời ta lại,
Để chép đưa ai khúc nhạc sầu?

Không, không, tất cả đều nhân thế
Tất cả thơ,hoa,mĩ phẩm đời,
Mà áng trinh xưa không muốn để
Linh hồn vô giá bợn màu tươi.

Ta biết tuy nàng chỉ muốn ôm
Bốn mùa tươi sáng, chỉ mê hôn
Đôi bàn chân Chúa và mong uống
Tất cả đau thương của suối hồn.

Ta nỡ lòng nào để tủi nhau,
Những hồn băng tuyết vẫn hay đau.
Bằng muôn thức quý đời ta mọn
So với trời hoa vĩnh viễn màu.

Chuông nguyện thương ai khóc dưới đời?
Trước hàng nến trắng khóm hoa tươi.
Ta nghe tiếng gọi từng mây vắng:
“Em đợi anh lên hát Lễ Trời!”

Quê Hương

Ngày xưa tôi sống vui êm
Trong khu làng nhỏ kề bên sông đào

Chị tôi giặt lụa cầu ao
Trời trong, nắng ửng, má đào ghẹo duyên
Tôi say nước thắm mây huyền
Nước mơ dáng cũ, mây truyền tiếng xưa…

Đời lành: nắng nhạt mưa thưa
Sầu hôm nối sáng, buồn trưa tiếp chiều
Có lần tôi thấy tôi yêu
Mắt nhung, cô bé khăn điều cuối thôn

Lâu rồi, tôi đã… hơi khôn
Biết cô hàng xóm có còn nhớ nhau?

Tưởng Chuyện Ngàn Sau

Nằm đây, tưởng chuyện ngàn sau
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan
Gió lìa cánh lá không vang
Tin ta vĩnh quyết trần gian hững hờ!
Bao nhiêu dáng ảnh tôn thờ
Xa nhau lâu quá bây giờ lạnh nhau
Người về gối rét, nằm đau
Nghe trên thước đất phai màu nhớ thương
Chiều nào mây vọng hồn chuông
Ngừng chân đôi kẻ trên đường mải mê
Nghe tin ta lỗi câu thề
Nghìn thu xa vắng, ra về trước ai
Ngậm ngùi nhớ trắng rừng mai
Cảm thương sông nước, ghi bài điếu tang!
Ngựa gầy bóng gió mênh mang
Cờ đen lối cũ, cây vàng nẻo xa…
Ta nằm trong ván trông ra
Tủi thân vì thấy người hoa vẫn cười!
Ta toan… giận dỗi xa đời
Chợt hay: khăn liệm quanh người vẫn thơm!
Nát thân, không nát nỗi hồn
Lẩn trong cái chết vẫn còn cái đau!

Sáng Nay Mùa Thu

Trời không nắng cũng không mưa,
Chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ nhung.
Em còn nhớ đến quê không,
Bãi dâu vẫn đợi, con sông vẫn chờ.
Bâng khuâng câu chuyện tình cờ,
Không mong nên hẹn, không ngờ thành thân.
Rất xa bỗng hoá rất gần,
Dù chưa gặp mặt một lần, lạ chưa!
Sáng nay Hà Nội giao mùa,
Hồ Thu. Tóc liễu. Tháp Rùa lung linh.
Nước non đây nghĩa đây tình,
Đọc thơ em sẽ thấy mình trong thơ.

Lời Ru Của Mẹ

Khi con còn ngủ trong thai
Cuống rau mẹ chắt đêm ngày thức ăn
Nôi êm nâng giấc con nằm
Sữa thơm mẹ lại vắt phần nuôi con
Bùn màu thắm nước nâu non
Biết bao nghĩa cả tình son với đời
Kiếp sau xin lại làm người
Để nghe non nước vọng lời mẹ ru.

Cảm Xúc

Cô gái Việt Nam ơi!
Từ thuở sơ sinh lận đận rồi
Tôi biết tình cô u uất lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi

Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa
Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha
Khi cô vui thú, là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già

Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi

Tôi đến đây tìm lại bóng cô
Trở về đường cũ, hái mơ xưa
Rau sam vẫn mọc chân rào trước
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ

Dãi lúa cô trồng nay đã tươi
Gió xuân ý nhị vít bông cười…
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa
Trong một làng con, đã héo rồi!

Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

Hoa Mẫu Đơn

Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.

Em ạ, quê ta tháp giáo đường
Sáng chiều vẫn vọng những hồi chuông
Ai đi xem lễ tôi đi với
Gió dạo lời kinh toả vấn vương

Con gái nhà Chung xinh đẹp lạ
Đẹp hơn cpn gái phố phường bên
Ngày ngày hai buổi xưa đi học
Mượn lối vườn hoa để gặp em

Tôi nhớ từng viên đá lát thềm
Từng hàng ngói nhỏ mái nhà êm
Cây doi đứng cạnh hòn non bộ
Toả mát đường đi gạch lát nem

Ôi vật vô tri cũng có hồn
Những ngày nắng mới những hoàng hôn
Tình yêu sau trước đều như vậy
Những thoáng vui xen những nét buồn

Chủ Nhật tự nhiên thành buổi hẹn
Gió bay tà áo trắng như thơ
Mẫu đơn nở giữa hai lời nguyện
Phảng phất còn thơm đến bây giờ

Đêm Giáng Sinh này em ở đâu
Nghe chuông có nhớ thuở ban đầu
Ước chi sống lại thời xưa nhỉ
Để trẻ ra và để hẹn nhau.

Xuân Đôi Ta

Em trở về đây, đáp lại lời
Anh từng buông gọi giữa xa xôi
Nghìn trùng non nước đìu hiu nhớ
Ðã vọng hồn anh đến cuối trời

Anh đã chờ và cây đã xanh
Lừng mùa bay dậy tiếng mây thanh
Em về, mắt đẹp ngời như thuở
Em chửa theo chồng, vẫn mến anh

Anh đợi chờ em suốt bấy lâu
Nhủ thầm: xuân thắm chả phai đâu
Một khi xuân thắm là mong nhớ
Và cả thiên thu: vĩnh viễn sầu!

Áo em sáng dệt trời xuân gấm
Sông cũ, nguồn xưa rộn rã về…
Ngõ hạnh, mấy mùa quên nét thắm
Nở bừng, khi thoáng bóng hoa lê

Em đã về đây, em vẫn nguyền
Như ngày trăng nước chớm tơ duyên
Bao năm xa cách, đời chưa nhạt
Màu tóc sông thu, ánh mắt huyền

Anh hát mừng em khắp thế gian
Trập trùng mây núi tiếng ngân vang
Thơ yêu khôn ngớt trong thiên hạ
Và cả non sông rợn sóng đàn

Mời em ngồi lại bến sông xanh
Mây cũ muôn năm chiếu dáng lành
Ta viết lòng ta cho hậu thế
Ðọc hoài không chán: Em và Anh!

Chia sẻ các thông tin thú vị về🌿Thơ Nguyễn Tất Nhiên🌿Chùm Thơ Hay

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Hồ Dzếnh

Nói về nhà thơ Hồ Dzếnh, các nhà văn, nhà phê bình văn học đã có các đánh giá, nhận định như sau:

  • Nhà thơ Bùi Giáng cho rằng Hồ Dzếnh là người làm thơ lục bát cực hay, nhưng bù lại thơ thất ngôn chỉ ở mức bình thường. Bài “Rằm tháng giêng”, theo Bùi Giáng trong cuốn Thi ca tư tưởng thì: “Người Việt Nam có thể không đọc Nguyễn Du, nhưng không thể nào không đọc bài thơ kia của Hồ Dzếnh”.
  • Viết về Hồ Dzếnh, nhà thơ Hoài Anh từng nhận xét như sau: “Phần đóng góp quan trọng nhất cho văn học Việt Nam của anh lại là tập Chân trời cũ, thể hiện nếp sinh hoạt, tính cách, tình cảm, tâm lý của bà con gốc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hồ Dzếnh chỉ kể chuyện về người cha mình, các anh, chị, em mình, con ngựa của cha mình… mà làm cho người đọc Việt Nam rung động tận đáy lòng.” (Chân dung văn học, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2001)
  • Nhà văn Kiều Thanh Quế từng nhận xét: “Ngòi bút Hồ Dzếnh đã có được lắm đặc tánh khả quan trong khi phô diễn. Nó nên tỏ ra có sức mạnh trong những tiểu thuyết dày dặn, thì tên tuổi của người Minh Hương ấy – Hồ Dzếnh là người Minh Hương, văn học quốc ngữ không nề hà chẳng đón tiếp như đã đón tiếp bao nhiêu nhà văn Việt Nam hữu tài.”
  • Nhà văn, giáo sư Đặng Thai Mai từng đánh giá tập truyện Cô gái Bình Xuyên viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của người dân Nam bộ thời 1945-1946 của Hồ Dzếnh như là một trong những tín hiệu đầu tiên của văn học kháng chiến.

Khám phá các thông tin thú vị🍃Thơ Phạm Thiên Thư🍃Chùm thơ hay

Viết một bình luận