Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng [Nội Dung Truyện + Tóm Tắt + Giáo Án]

Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng ❤️️ Nội Dung Truyện, Tóm Tắt, Giáo Án ✅ Chia Sẻ Bố Cục, Ý Nghĩa, Cách Đọc Hiểu, Soạn Bài Chi Tiết.

Nội Dung Truyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng

Nữ thần mặt trời và mặt trăng là một trong số các truyện thần thoại nằm trong kho tàng truyện Thần thoại Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung của truyện nhé!

Nữ thần mặt trời và mặt trăng

Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại.

Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một, cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.

(Lược bớt đoạn cuối kể về chồng của hai nữ thần (là một con Gấu) và giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực).
(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)

Chia sẻ thêm ❤️️ Sự Tích Hoa Tỉ Muội ❤️️ Nội Dung Truyện, Soạn Bài Kể Chuyện

Tóm Tắt Truyện Thần Mặt Trời

Chia sẻ thêm cho bạn đọc bản tóm tắt truyện Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng ngay sau đây.

Có hai chị em nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là con gái của Ngọc Hoàng. Hai nàng có nhiệm vụ là hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Hôm nào bọn trẻ khiêng là cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra. Trái lại, nếu cụ già khiêng kiệu thì nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại.

Với cô Mặt Trăng thì trước kia tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Sau đó cô bị bà mẹ phải trát một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng hơn. Mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.

Giới Thiệu Truyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng

Xem thêm một số thông tin giới thiệu về truyện Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng sau đây nhé!

  • Câu chuyện Nữ thần Mặt trời và mặt trăng thuộc thể loại thần thoại Việt Nam. Truyện được đưa vào trong chương trình học của học sinh lớp 10, in trong sách bài tập Ngữ văn 10 tập 1 trang 5,6,7, bộ Chân trời sáng tạo
  • Nội dung chính: câu chuyện kể về hai chị em Mặt trời và Mặt trăng là con của Ngọc hoàng, hai nàng có nhiệm vụ là xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Thông qua câu chuyện, giải thích cho người đọc một số hiện tượng như ngày dài, ngày ngắn, trăng rằm, trăng mùng một,….

Cập nhật cho bạn đọc 🔰 Chúng Mình Là Bạn 🔰 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài Chi Tiết

Bố Cục Câu Chuyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng

Bố cục câu chuyện Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng có thể chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến ” luân phiên nha”: Giới thiệu về hai chị em Mặt trời và Mặt trăng
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “ngày ngắn lại.”: Giới thiệu về Mặt trời
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “cũng ưa thích”: Giới thiệu về Mặt trăng
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Giải thích về các hiện tượng của trăng

Đón đọc câu chuyện 🌟 Nhím Nâu Kết Bạn 🌟 Nội Dung, Soạn Bài, Kể Lại Câu Chuyện

Ý Nghĩa Câu Chuyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng

Câu chuyện Mặt Trời và Mặt Trăng giải thích đặc điểm của Mặt Trời, Mặt Trăng và một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm và trí tưởng tượng của dân gian.

Đọc Hiểu Truyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng

Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu truyện Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng.

👉Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên

A. Cổ tích. 

B. Truyền thuyết. 

C. Thần thoại.

D. Sử thi

👉Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

👉Câu 3. Nhân vật chính của câu chuyện là ai?

A. Nữ thần Mặt Trời.

B. Nữ thần Mặt Trăng

C. Ngọc Hoàng.

D. Cả Nữ thần Mặt Trời, Mặt Trăng.

👉Câu 4: Trong văn bản, nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được Trời giao công việc gì?

A. Chiếu sáng cho nhân gian.

B. Hàng ngày thay phiên nhau đi xem xét thế gian.

C. Cai quản công việc trên trời.

D. Khiêng kiệu

👉Câu 5. Câu nào dưới đây đúng khi nói về nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.

A. Lý giải về hiện tượng ngày và đêm

B. Lý giải về hiện tượng nắng và mưa

C. Lí giải các hiện tượng tự nhiên gắn với mặt trời có ánh sáng gay gắt vào ban ngày và mặt trăng có ánh sáng dịu dàng vào ban đêm

D. Lý giải về sự hình thành của trời và đất

👉Câu 6. Biện pháp tu từ nào được dùng chủ yếu trong văn bản trên ?

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Phóng đại

👉Câu 7. Trong văn bản trên, ai là người kể chuyện ?

A. Ông Trời

B. Mặt Trời

C. Mặt Trăng

D. Người trực tiếp diễn xướng để kể lại cho công chúng

Soạn Bài, Trả Lời Câu Hỏi Truyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng

Chia sẻ cách soạn bài, trả lời câu hỏi truyện Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng chi tiết.

👉Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Câu chuyện được kể trong văn bản trên diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? Vì sao bạn biết?

Đáp án:

  • Không gian trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là không gian vũ trụ, đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể, không có chi tiết nào nhắc về địa điểm diễn ra những sự việc trên.
  • Thời gian trong truyện diễn ra từ thời cổ sơ và ta cũng thể xác định được câu chuyện đó diễn ra vào thời gian cụ thể nào.

👉Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần thoại?

Đáp án:

  • Những dấu hiệu nhận biết Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần thoại vì:
  • Không gian trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là không gian vũ trụ, đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể, không có chi tiết nào nhắc về địa điểm diễn ra những sự việc trên.
  • Thời gian trong truyện diễn ra từ thời cổ sơ và ta cũng thể xác định được câu chuyện đó diễn ra vào thời gian cụ thể nào.
  • Cốt truyện xoay quanh sự xuất hiện của thần Mặt Trăng và Mặt Trời, lí giải nguồn gốc về những hiện tượng tự nhiên của Trái Đất.
  • Nhân vật trong truyện là Thần Mặt Trời và Thần Mặt Trăng có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới.

→ Có thể khẳng định Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần thoại.

👉Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Qua câu chuyện, người xưa muốn lí giải những hiện tượng thiên nhiên nào? Bạn có nhận xét gì về cách lí giải ấy?

Đáp án:

  • Qua câu chuyện về nữ thần Mặt Trời, người xưa muốn lí giải về hiện tượng ngày dài, ngày ngắn 
  • Qua câu chuyện về Nữ thần Mặt Trăng người xưa muốn lí giải hiện tượng trăng rằm, trăng 30, mồng một, trăng hạ huyền, thượng huyền.   

👉Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Nhận xét nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua câu chuyện này, người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì?

Đáp án: Câu chuyện lí giải về những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày liên quan đến Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua đó, khẳng định rằng mỗi sự việc xuất hiện trên Trái Đất này đều có nguồn gốc rõ ràng.

👉Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Điền vào bảng dưới đây các đặc điểm về không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện của hai văn bản Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, từ đó rút ra nhận xét chung về các đặc điểm này của thể loại thần thoại.

Đáp án:

Các đặc 
điểm chính
Thần trụ trờiNữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
Không gian, thời gian– Không gian rộng lớn, không rõ địa danh: Đất trời chỉ là một vùng hỗn độn, tăm tối, lạnh lẽo.
– Thuở xa xưa, thời vô định: Lúc đó chưa có thế giới, vạn vật và con người.
– Không gian rộng lớn, không có địa điểm cụ thể: truyện nói về cả sự vật trên trời và dưới đất nhưng không xác định địa điểm cụ thể.
– Từ xa xưa, khi các vị thần và con người giao thoa với nhau: Chàng Quải đã ném cát vào mặt nữ thần Mặt Trăng.
Nhân vậtLà một vị thần: khổng lồ, có khả năng phi thường đội trời, đạp đất.– Là một vị thần: hai nữ thần Mặt trời và Mặt trăng với khả năng phi thường là soi sáng cả thế giới.
Cốt truyệnCâu chuyện xoay quanh việc vị thần dựng cột chống trời, ngăn cách trời và đất, tạo ra thế giới.Câu chuyện xoay quanh việc giải thích các hiện tượng tự nhiên: ngày dài, ngắn; ánh trăng, mặt trời.
Nhận xét chungKhông gian, thời gian– Không gian là không gian vũ trụ đang trong quá trình hình thành, không có vị trí xác định.
– Thời gian cũng là thời gian nguyên thủy, vô định và vĩnh hằng.
——
Nhân vậtNhân vật là một vị thần, vì vậy có một khả năng phi thường để làm công việc tạo ra thế giới.——
Cốt truyệnCốt truyện xoay quanh việc tạo ra thế giới bởi các vị thần.——

👉Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Qua truyện Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn có nhận xét gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc thế giới của người Việt xưa?

Đáp án: Qua truyện Thần Trụ trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, có thể thấy rằng cách nhận thức và lí giải nguồn gốc thế giới của người Việt xưa hết sức tự nhiên và vẫn lấy gốc là con người và những sự vật quen thuộc để giải thích.

👉Câu 7 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay không?

Đáp án: các truyện thần thoại như Thần Trụ trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng rất có giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay vì giúp trẻ có thể giải thích được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em hiểu hơn về các sự vật quanh mình.

👉Câu 8 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Qua các truyện thần thoại đã học và truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn thấy cần chú ý gì khi tìm hiểu thể loại thần thoại?

Đáp án: Theo em thấy cần chú ý một số những điểm sau khi tìm hiểu thể loại thần thoại:

– Các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

  • Các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
  • Nội dung bao quát và thông điệp, giá trị của tác phẩm.
  • Những điểm gần gũi về nội dung giữa các truyện thần thoại thuộc các nền văn hóa khác nhau.

Đọc hiểu bài🍀 Tớ Nhớ Cậu 🍀 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Truyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng

Thohay.vn gợi ý cách soạn giáo án truyện Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng như sau:

I. Mục đích yêu cầu:

  • Dựa vào lời kể của GV. Học sinh kể lại câu chuyện Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng. Có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
  • Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung câu chuyện: Giải thích các hiện tượng tự nhiên
  • HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.

II. Đồ dùng dạy – học:

  • G: Tranh minh hoạ SGK
  • H: Chuẩn bị trước bài

III. Các hoạt động dạy – học:

Nội dungCách thức tiến hành
A. KTBC
– Kể một câu chuyện thần thoại liên quan đến tự nhiên (5p)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2P)
2, Hướng dẫn kể chuyện (30P)
a-HS nghe kể chuyện
b-Học sinh tập kể chuyện
c- Học sinh trao đổi về nội dung, ý
nghĩa câu chuyện
3, Củng cố – dặn dò: (3P)
G: Nêu yêu cầu
H: Kể chuyện trước lớp.
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu – ghi bảng
H: Đọc đề bài
G: Ghi lên bảng, phân tích đề
– Kể toàn bộ câu chuyện cho HS nghe
H: Theo dõi
G: Kể lần 2 kết hợp sử dụng tranh minh
hoạ
G: HD cách kể
H: Học sinh tập kể chuyện trong nhóm đôi.
– Thi kể trước lớp (4H)
H+G: Nhận xét, bình chọn
H: Trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện
– Phát biểu trước lớp
H+G: Nhận xét, chốt lại nội dung
G: Nhận xét tiết học
Dặn dò học sinh
H: Tập kể lại truyện.
– Chuẩn bị bài sau

2 Mẫu Tóm Tắt Truyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng Ngắn Hay

Sưu tầm các mẫu tóm tắt truyện Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng ngắn hay cho bạn tham khảo.

Mẫu Tóm Tắt Truyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng Ngắn – Mẫu 1

Truyện kể rằng, Ngọc Hoàng có hai cô con gái, cô chị có tính nết nhu mì, hiền lành tên là Mặt Trời. Trái lại, cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy, có phần hơn cả cô chị. Công việc của hai chị em hằng ngày là thay phiên nhau đi quát sát, xem xét hạ giới.

Một ngày, cô chị Mặt Trời ngồi trên kiệu được bốn người khiêng đi, trong số đó có hai bọn là bọn trẻ và bọn già. Bọn trẻ vì tính hay la cà nên đến lượt khiêng kiệu, cô chị Mặt Trời thường về muộn, còn đổi lại là bọn già, với suy nghĩ làm tròn phận sự nên đưa nữ thần về nhanh hơn.

Cô em Mặt Trăng như đã nói thì tính tình nóng nảy, khó ưa, Ngọc Hoàng biết chuyện, bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt cũng từ đó tính tình Mặt Trăng nhẹ nhàng và nhu mì hơn mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một, cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. 

Mẫu Tóm Tắt Truyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng Chọn Lọc – Mẫu 2

Tương truyền, nữ thần Mặt Trăng và Mặt Trời là hai cô con gái của Ngọc Hoàng, tính tình trái ngược nhau, một người hiền lành còn một người nóng nảy, ghê gớm. Trên thiên đình, công việc của hai chị em là xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau.

Một ngày, Mặt Trời – cô chị hiền lành được khênh bằng kiệu có bốn người khiêng để tham quan hạ giới, số đó có bọn già và bọn trẻ, bọn trẻ mải chơi nên đưa cô chị về muộn, bọn già thì lo làm trọn phận sự không nghĩ gì mà đưa cô chị về nhanh.

Mặt Trăng – cô em như đã nói, tính tình nóng nảy, khó ưa, sự việc đến tai Ngọc Hoàng, bà mẹ trát cho nữ thần một lần tro vào mặt, từ đó tính tình Mặt Trăng nhẹ nhàng và nhu mì hơn mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một, cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền.

Hướng dẫn kể chuyện🌻 Họa Mi, Vẹt Và Quạ 🌻 Nội Dung, Ý Nghĩa, Soạn Bài

Viết một bình luận