Thơ Vũ Hoàng Chương [Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ]

Thơ Vũ Hoàng Chương ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Chia Sẻ Những Tác Phẩm Nổi Tiếng Của Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Vũ Hoàng Chương

Trong phong trào Thơ Mới 1932-1945, giữa những cá tính nổi bật thì Vũ Hoàng Chương nổi lên như một cá tính sáng tạo khó lẫn. Dưới đây là tiểu sử cuộc đời tác giả Vũ Hoàng Chương, xem ngay để biết thêm thông tin về thi sĩ này nhé!

  • Vũ Hoàng Chương (14/5/1915 – 6/9/1976) là một nhà thơ người Việt Nam.
  • Quê gốc: Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
  • Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.
  • Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng sau đó một năm lại bỏ học đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh – Na Sầm.
  • Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm.
  • Khi kháng chiến toàn quốc diễn ra, ông tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học.
  • Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.
  • Năm 1954, ông lạidi cư vào Nam ở Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học ở các trường trung học và Đại học Văn khoa Sài Gòn.
  • Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam.
  • Ngày 13/4/1976, bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6/9/1976 tại Sài Gòn.
  • Khoảng 10 năm sau – 1986, mộ của ông mới được cải táng về chôn tại nghĩa địa của chùa Giác Minh tại Gò Vấp.

Đọc thêm chùm🌿Thơ Nguyễn Tất Nhiên🌿 Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương

Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Vũ Hoàng Chương như sau:

  • Vũ Hoàng Chương xuất hiện vào giai đoạn cuối của thời kỳ tiền chiến. Thi phẩm đầu tay của ông Vũ ra đời vào năm 1940.
  • Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập “Ban kịch Hà Nội” cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà hát Lớn.
  • Năm 1959 ông đoạt “Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc” của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang Âu châu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ.
  • Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d’Ivoire.
  • Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là “Thi bá” Việt Nam.
  • Năm 1972, Vũ Hoàng Chương lần đầu tiên được đề cử giải Nobel văn học.

Phong Cách Sáng Tác Của Vũ Hoàng Chương

Về phong cách sáng tác thơ của Vũ Hoàng Chương thì thơ của ông xuất phát từ quan điểm chung của các nhà Thơ mới là “ nghệ thuật vị nghệ thuật” cho nên có một số đặc điểm sau:

  • Đồng thời do xuất phát từ quan niệm “thơ phải cấu tạo bằng tinh chất của vô biên. Sau cái thế giới hiện trên hàng chữ, phải ẩn náu muôn nghìn thế giới, cả thế giới đương thành và đương hủy”, cho nên đa phần thơ của Vũ Hoàng Chương đều được xây dựng trên sự đối lập triệt để giữa Mơ và Thực, giữa Lý Tưởng và Thực Tế, Say và Tỉnh…
  • Bên cạnh đó, Vũ Hoàng Chương là một thi nhân mang nặng căn cốt phương Đông nên thơ ông thường trau chuốt, cầu kì từng câu, từng chữ, giàu nhạc điệu, nhẹ nhàng, sâu lắng, lãng mạn và sang trọng.

Gửi bạn chùm🍃Thơ Phạm Thiên Thư🍃Hay đặc sắc

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương

Tuyển tập các tác phẩm mà nhà thơ Vũ Hoàng Chương sáng tác trong sự nghiệp của mình.

Tuyển Tập Thơ

*Thơ say (1940)

+Say

  • Say đi em (Mời say)
  • Đà giang
  • Lý tưởng
  • Chén rượu đôi đường
  • Quên
  • Phương xa

+Mùa

  • Dịu nhẹ
  • Mùa thu đã về

+Yêu

  • Yêu mà chẳng biết
  • Hờn dỗi

+Cưới

  • Tối tân hôn
  • Bức khăn mừng cưới
  • Tiểu đăng khoa
  • Động phòng hoa chúc
  • Đời còn chi
  • Chợ chiều

+Lỡ làng

  • Tạm ghé thuyền
  • Tình si
  • U tình
  • Lo sợ
  • Chậm quá rồi
  • Cánh buồm trắng
  • Vườn tâm sự
  • Bạc tình

+Lại say

  • Gối mộng (Nghe hát)
  • Chết nửa vời
  • Nhớ quê nâu
  • Con tàu say
  • Hận rừng mai
  • Sai lạc
  • Chân hứng
  • Hơi tàn Đông Á

*Mây (1943)

  • Cảm thông
  • Đậm nhạt
  • Đêm đông xem truyện quỷ
  • Nửa truyện hồ ly
  • Tình liêu trai
  • Giang Nam người cũ
  • Dâng tình
  • Say đi em Mời say
  • Dựng
  • Đào Nguyên lạc lối
  • Ghé bến trần gian
  • Nhắn về thiên cổ
  • Đà giang
  • Nhớ quê nâu
  • Con tàu say
  • Hơi tàn Đông Á
  • Dịu nhẹ
  • Em là công chúa
  • Tối tân hôn
  • Đời vắng em rồi say với ai
  • Nửa đêm ca quán
  • Quên
  • Một phút ngừng say
  • Trăng cũ
  • Buồn đêm đông
  • Lá thư ngày trước
  • Mười hai tháng sáu
  • Đời tàn ngõ hẹp
  • Ngoài ba mươi tuổi
  • Sai lạc
  • Phương xa
  • Hờn thặng phấn
  • Qua áng hương trà
  • Tuý hậu cuồng ngâm
  • Bài hát cuồng

*Rừng phong (1954)

  • Nguyện cầu
  • Thoát hình
  • Bài ca sông Dịch
  • Ngẫu cảm
  • Mộng đẹp
  • Thảnh thơi
  • Bài ca dị hoả
  • Nỗi buồn sông núi
  • Duyên mùa tận thế
  • Bài ca dị sử
  • Hương rừng
  • Đêm kỳ bút
  • Chờ đợi hoài công
  • Bài ca ngư phủ
  • Tình thuở thanh bình
  • Tờ hoa
  • Bài ca Hoài Tố
  • Nhớ cố nhân
  • Hợp tan
  • Thiên đường lại mở
  • Trăng gió lầu thơ
  • Nối giấc mơ tình
  • Bài ca tận tuý
  • Bài ca trâm gẫy
  • Cuộc du hành
  • Hoa nào của bướm
  • Ra đi
  • Cảm đề “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du bài 1
  • Cảm đề “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du bài 2
  • Cảm đề “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du bài 3
  • Cảm đề “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du bài 4
  • Cảm đề “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du bài 5
  • Bài ca thời loạn
  • Lòng chinh phụ
  • Hương lúa
  • Tình quê
  • Nhớ hoa bậc chị
  • Khúc múa cung Hằng
  • Bài ca siêu thoát

TẶNG BẠN BÀI THƠ ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG 👉 Dấu Hỏi Vây Quanh Trọn Kiếp Người

Dấu Hỏi Vây Quanh Trọn Kiếp Người
Dấu Hỏi Vây Quanh Trọn Kiếp Người

*Hoa đăng (1959)

  • Nhịp trúc mùa thơ
  • Tâm sự một người
  • Bài ca Bình Bắc
  • Đá ngủ bên thềm
  • Mộng giao đài
  • Khởi sầu
  • Mây suối về đâu
  • Chiến công đời trần
  • Trăng rằm
  • Xa gửi người xưa
  • Chia tay (II)
  • Cố viên tâm
  • Vịnh Hai Bà Trưng
  • Vịnh thái hoà
  • Vịnh Phạm Hồng Thái
  • Ý đàn
  • Nhớ Thăng Long
  • Ý giao duyên
  • Gửi tặng
  • Phó giang hồ
  • Nửa đêm trừ tịch
  • Khúc hát chào xuân
  • Hát giang sóng vỗ
  • Cảm đề
  • Chia tay (I)
  • Trách gì ai
  • Loạn trung biệt hữu
  • Giờ đã điểm
  • Thu có nguyệt
  • Gặp lại cố nhân
  • Phố cũ
  • Hận tráng sĩ
  • Khúc hát chìm châu
  • Đăng lâu
  • Hoài niệm
  • Từ đây
  • Mộng vẫn còn
  • Tâm sự hải đường
  • Trả ta sông núi
  • Xuân tứ
  • Đuốc thơ
  • Xuân thanh bình
  • Một bài thơ Tình si
  • Cảm truyện nàng Tơ
  • Mai trắng
  • Tâm sự phố phường
  • Lộng chương
  • Thuỷ tiên
  • Tuổi xanh
  • Đăng trình

*Trời một phương (1962)

  • Tiếng gọi mẹ
  • Cười vang giữa cuộc đời
  • Hồi sinh
  • Xuân mới
  • Bơ vơ
  • Nhớ Bắc
  • Khai sinh
  • Nhịp bắc phản
  • Liễu hờn
  • Ấm lạnh
  • Mộng ngày mưa
  • Lá thư người đẹp
  • Thôn ca
  • Tận diệt
  • Nỗi niềm
  • Trái cấm
  • Đêm vàng Thuỷ Tạ
  • Gió bắt mưa cầm
  • Tình xưa
  • Em chỉ là mây
  • Thản nhiên
  • Nổi trôi
  • Kiềm toả
  • Thanh bình
  • Bóng cũ
  • Giấc mơ tái tạo

*Lửa từ bi (1963)

  • Lửa từ bi
  • Người với người
  • Gẫy một cành mai
  • Một cuộc bể dâu
  • Dư ba
  • Hoa nào ấm mộng?
  • Tận thế rồi chăng?
  • Vòng đai vương miện
  • Khoa học loài người
  • Tiếng khóc giờ đây
  • Trời cao Phật hiện
  • Lưới trời lồng lộng
  • Diều cháy lưng trời
  • Linh sơn Phật khóc
  • Lửa gọi đồng thưa

*Ánh trăng đạo lý (1966)

  • Bánh xe Diệu Pháp
  • Trường ca Phật Đản
  • Điệp khúc
  • Tiếng thơ mùa loạn
  • Hoa Trang thành tượng
  • Năm ngón tay Phật
  • Tâm sự một giòng lệ
  • Chính nghĩa
  • Thời cảm
  • Mùa xuân tháng tư
  • Điềm Thái Hoà
  • Núi kia sông nọ chùa này
  • Dư âm hạt cát
  • Lời nguyện đêm thu
  • Bút nở hoa đàm
  • Quả chuông vĩ đại
  • Máy đo tự động
  • Hiểu làm sao nổi
  • Bóng đó hình đâu
  • Sứ mạng lịch sử
  • Hoả lệnh cuối thu
  • Hoa Trang hương sách
  • Ngả nào sinh lộ2
  • Ác mộng đường xa
  • Con đường tranh đấu
  • Tang tóc miền Trung
  • Thảm cảnh bão lụt
  • Trâu nước bão trời
  • Hai ngày tuyệt thực
  • Tin tưởng muôn đời

*Bút nở hoa đàm (1967)

+Phần thứ nhất

  • Nguyện cầu
  • Thoát hình
  • Bài ca dị hoả
  • Ngẫu cảm
  • Cảm truyện nàng Tơ
  • Sầu lên Hợp Phố
  • Lửa cháy băng tan
  • Gió bụi đèn hoa
  • Ba chặng đường tu
  • Chuông chùa nhất trụ

+Phần thứ hai

  • Lửa từ bi
  • Người với người
  • Gẫy một cành mai
  • Dư ba
  • Hoa nào ấm mộng?
  • Tiếng khóc giờ đây
  • Trời cao Phật hiện
  • Đô thành hoa lệ

+Phần thứ ba

  • Bánh xe Diệu Pháp
  • Trường ca Phật Đản
  • Điệp khúc
  • Tiếng thơ mùa loạn
  • Hoa Trang thành tượng
  • Năm ngón tay Phật
  • Tâm sự một giòng lệ
  • Chính nghĩa
  • Thời cảm
  • Mùa xuân tháng tư
  • Điềm Thái Hoà
  • Núi kia sông nọ chùa này
  • Dư âm hạt cát
  • Lời nguyện đêm thu
  • Bút nở hoa đàm
  • Sứ mạng lịch sử
  • Ngả nào sinh lộ
  • Tin tưởng muôn đời
  • Nối lửa từ bi
  • Nhắn qua biển lớn
  • Chuông chùa Diệu Đế
  • Biển câm nổi sóng
  • Đâu là chân sắc
  • Từ đấy
  • Đáp số
  • Cuồng ca năm Ngọ
  • Trẩy hội
  • Mơ chùa Hương
  • Tuyết trắng gương trong
  • Viên mãn
  • Tháp đoàn viên
  • Bia hùng lực
  • Lửa… lửa… và lửa

*Cành mai trắng mộng (1968)

+Thi phẩm

  • Cành mai trắng mộng
  • Đêm hiển linh
  • Gấm hoa
  • Bí mật Acropole
  • Mộng chim liền cánh
  • Buồn điều chi
  • Nghĩa trang câm nín
  • Paris tái ngộ
  • Kỷ niệm Đông Âu
  • Công chúa mười lăm
  • Nhịp cầu
  • Đôi ngả
  • Nỗi lòng phương thảo
  • Sương gió bồng bềnh
  • Trở về
  • Lòng ngõ dâng sầu
  • Nhớ mai
  • Ngấn lệ trăng soi
  • Bảng vàng hoa tím
  • Giây phút ngỡ ngàng
  • Còn đâu vọng các
  • Cúc nguyên tiêu
  • Người nữ hoa tiêu
  • Kẻ Việt người Tần
  • Bên nớ bên tê
  • Một phiến u hoài
  • Vọng Phu
  • Vòng đua
  • Duyên mùa loạn
  • Trường ca Sát Thát
  • Ai có qua cầu
  • Tưởng niệm
  • Nhiều và một
  • Trăng loạn đàn sầu

+Nhị thập bát tú

  • Tự thân tác nghiệp
  • Phương trời thiên cổ
  • Tiếng địch hồn quê
  • Ướm hỏi thời gian
  • Làm chi cho phải?
  • Giữa mùa nắng gắt
  • Trời Phật hiểu chăng
  • Lòng trai mới lớn
  • Hoạ sĩ là ai?
  • Khí thiêng Hồng Lĩnh
  • Chiến sĩ vô danh
  • Ảo ảnh sa mạc
  • Tâm tình bạn trai
  • Hình bóng mất còn
  • Hồn thơ họ Lý
  • Giòng kia hẳn đẹp
  • Bão giải tù đi
  • Cứ điểm cuối cùng
  • Vô tình hơn bão
  • Đường xa nghĩ nỗi…
  • Đáy lòng nhân loại
  • Gương treo nhật nguyệt
  • Ngôn ngữ thần linh
  • Tuổi đá Nữ Oa
  • Cung đàn lỗi nhịp
  • Nỗi mừng Do Thái
  • Xác đá hồn mai
  • Còn biết làm sao

*Đời vắng em rồi say với ai (1971)

+Tuổi học trò

  • Đến khúc quanh rồi
  • Cũng vì em
  • Tình thứ nhất
  • Màu say
  • Còn nhớ hay quên
  • Im lặng
  • Dọc đường hoa nở
  • Trời nước tỉnh đông
  • Đi thi
  • Đỉnh chót vót
  • Nhớ thu
  • Ba chữ mê hoặc
  • Gọi lòng kiêu
  • Quay về
  • Giấc mộng đầu
  • Bàn tay vần điệu
  • Rằng thực rằng hư

+Từ đấy về sau

  • Nửa đêm trừ tịch
  • Trách gì ai
  • Một bài thơ Tình si
  • Mai trắng
  • Mộng giao đài
  • Tâm sự một người
  • Công chúa Paris
  • Em chỉ là mây
  • Y-sa
  • Mây sóng tình thơ
  • Mộng chim liền cánh
  • Duyên mùa loạn
  • Cành mai trắng mộng
  • Một phiến u hoài
  • Còn đâu vọng các
  • Giây phút ngỡ ngàng
  • Công chúa mười lăm
  • Bảng vàng hoa tím
  • Gấm hoa

*Ngồi quán (1971)

+Thi phẩm

  • Ngồi quán
  • Nữ thần hôm qua
  • Mối tình đầu
  • Niềm đau tấc cỏ
  • Tìm lại chiều cao
  • Tiếng đó người đâu
  • Đá trông chồng
  • Đồng tâm
  • Song ca
  • Nghinh hôn
  • Thế là
  • Hoặc thoại
  • Đời thi nhân
  • Với Đinh Hùng
  • Lời ru hoà bình
  • Đục trong
  • Gương đen
  • Thiên đường hồng
  • Tình đẹp
  • Đào sâu trang sử
  • Nói với em
  • Trước sau gì
  • Trong da ngựa
  • Sầu môi đào
  • Sớm giục đường mây
  • Một sợi giống nòi
  • Nhạc rỗng không
  • Ba hồi triêu mộ
  • Một trong hai nửa
  • Vượt nguy
  • Bặt khoá buồng xuân
  • Hỏi ai người khóc
  • Xúc động cuối năm
  • Huế cảm

+Nhị thập bát tú

  • Đáng tiếc cho ai
  • Bảng đen thời đại
  • Bao năm hơi tiếng
  • Trò vui thế kỷ
  • Một kiếp phù dung
  • Sự thật hiển nhiên
  • Di tích loài người
  • Sứ mạng phi thuyền
  • Hương mầu tri âm
  • Tiền kiếp ai đây
  • Mẹ mèo dạy con
  • Ác mộng nào hơn
  • Giọt lệ sao ngưu
  • Cái nhục làm người
  • Mẹ gà con vịt
  • Hình đó người đây
  • Thảm kịch bất ngờ
  • Không làm nhân chứng
  • Cung dâu người ngọc
  • Nhắm mắt đưa chân
  • Đâu mùa thơ mộng
  • Cũng một đời say
  • Vỡ mộng liêu trai
  • Đường về đỉnh giác
  • Mở bút ghi điềm
  • Hồn đẹp ai thâu
  • Giới hạn con người
  • Thiếu phụ soi gương
  • Đá vọng giai nhân
  • Hạnh phúc nào hơn
  • Chữ ký thẳng hàng
  • Kỷ Dậu hồi thanh
  • Thời gian ở đây

*Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1974)

  • Nhâm Tý khai bút
  • Hội xuân
  • Tin xuân
  • Tố của Hoàng ơi
  • Bài thơ Hàng Cỏ
  • Kích thước chưa từng
  • Có gì ở trong
  • Mừng Phật đản 2516
  • Sang? Chưa sang?
  • Kết cuộc
  • Ba kiếp lang thang

*Các tác phẩm khác

  • Cảm đề “Hoàng ca” thi phẩm
  • Di chúc nguyệt cầu
  • Đón xuân mười chín
  • Giáp Dần xuân cảm
  • Hoa sen
  • Khai xuân thạch vấn
  • Khóc Hư Chu
  • Lời thiếu nữ
  • Nhớ về Hà Nội vàng son
  • Sao cho tròn ước
  • Sự thật phũ phàng
  • Tết đề mai
  • Thơ đề áo
  • Thuý vũ đoản từ
  • Vịnh tranh gà lợn
  • Vườn hoa Bể Bắc
  • Tâm sự kẻ sang Tần (1961)
  • Ta đợi em từ ba mươi năm (1970)

Kịch Thơ

  • Trương Chi (1944)
  • Vân muội (1944)
  • Hồng diệp (1944)

15+ Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương

Sưu tầm 15 bài thơ hay nhất của thi sĩ Vũ Hoàng Chương gửi đến bạn đọc thân thiết của Thohay.vn.

Di Chúc Nguyệt Cầu

Biển lặng nằm nghe mỗi vết chân,
Nồng hơi da thịt lũ hành nhân.
Hỡi bao thiên thể còn vô nhiễm,
Nhỏ lệ vì Trăng hãy một lần!

Đón Xuân Mười Chín

Bấm đốt từ di cư đến nay
Đón xuân vừa vặn hết bàn tay,
Sang sông Ngựa đã hai lần hí
Vạch đất Trâu thêm một luống cày
Lửa ném tràn lan đầu gió Bắc
Vàng rung thăm thẳm đáy hồ Tây
Bút toan chạy ngược đau lòng chữ
Núi vẫn nằm ngang bạc tóc mây
Dăm kẻ tri giao toàn kiết xác
Nửa đêm trừ tịch cũng vờ say
Hằng Nga bỏ địa cầu đi mãi
Tết đến buồn không chịu vẽ mày
Xưa rồi lửa phóng tên bay
Giờ chơi nhạc sống nào đây hỡi giàn
Bóng ai trên đá ngồi gan
Có nghe rung một giây đàn lẻ loi
Trời xuân chẳng én đưa thoi
Mà như gấm đẩy bức Hồi Văn qua
Nghé kêu đầy bến vàng hoa

Lời Thiếu Nữ

Giờ đây phu trạm vừa đem
Lá thư anh gửi mừng em lấy chồng
Lá thư phấn đượm hương nồng
Kèm theo một bức khăn hồng anh cho
Nên quen vì một chuyến đò
Anh ơi bèo nước hẹn hò chi đâu
Kẻ suôi người ngược bấy lâu
Hàng năm một buổi thấy nhau họa là
Tình thân sao khác người ta
Không ai thề thốt sao mà nhớ mong
Chia tay dù mấy năm ròng
Xa xôi đâu dám nhạt lòng mến tin
Ấu thơ buổi ấy đầu tiên
Trọn đời chưa dễ ai quên được nào

Từ xưa muốn ngỏ mà sao
Bâng khuâng chẳng biết rằng trao gửi gì
Đến nay gần lúc vu quy
Gối chăn sắm sửa mang đi theo chồng
Nhận thư ướm bức khăn hồng
Em buồn với cả tấm lòng anh ơi.

Tình Liêu Trai

Quê nàng xa lắm, tận phương Đông,
Mãi xóm bình minh rậy lửa hồng;
Vóc liễu, y thường hoa phấp phới,
Trùng dương ngàn dặm, nhớ mênh mông.

Chưa gặp bao giờ, ta đã mê!
Này đêm trăng thiếu, rượu xa về…
Có ai ngăn bước cầm tay nhủ:
“Xá muội tình sầu, chớ lỗi thề!”

Lời nói như làn hương thoảng đưa,
Sóng trăng gờn gợn chút âm thừa:
Liêu Trai nghi hoặc người trong truyện,
Hay đó tình duyên một kiếp xưa?

Rượu ngấm, say nằm dưới gốc mai.
…Khói sương tha thướt áo bay dài…
Đê mê, trở gối…, ồ trăng lặn!
Rêu biếc còn ghi nhẹ dấu hài.

Nẻo mặt trời lên thoảng dáng mây,
Xiêm y mờ nhạt vóc hoa gầy…
Bể Đông nàng đã dần lui gót,
Kỷ niệm chừng lưu một chút đây.

Gạn giấc chiêm bao, với mảnh hình
Tóc xoà buông rủ, má tròn xinh.
Hoa mai thêu trắng nền xiêm lụa,
Đôi mắt ngời sao, miệng đẫm tình.

Lòng cháy yêu đương tự bấy giờ,
Sá chi ngoài thực với trong mơ!
…Đêm đêm, ảo ảnh thơm chăn gối,
Tình hướng về Đông, dạ lắng chờ.

Tố Của Hoàng Ơi

Năm 12 tháng, ai không biết!
Đã tháng nào không tháng 6 chưa?
Tháng có 30 ngày để giết,
Ngày 12 vẫn sống như xưa.

Lịch treo giữa ngực kêu thành tiếng,
Chẳng tiếng nào nghe khác tiếng mưa
Rả rích từ hôm con én liệng
Vào lồng son… tủi áng mây đưa.

Thời gian từng giọt buông theo máu
Lại trở về, không gọi cũng thưa.
Còn đó 12, còn tháng 6…
30 năm lẻ vẫn chưa vừa!

Còn khóc trong tim này bất tuyệt;
Chừng như rối loạn cả đường tơ?
Trăng-nhà-ai vẫn là Trăng-khuyết
Đứng sững từ đêm ấy đến giờ!

Ngày mai ngày mốt anh nằm xuống,
Ngọc đọng cơn sầu nửa kiếp Thơ.
Đập nát ra! cho trời đất uống!
Thì em sẽ rụng khỏi Đêm-mờ.

Phút giây Trăng-một-phương tròn lại
Rồi tự hoà tan Rượu-đắng mơ,
Cùng nhịp tim trôi vào tận cõi
Không-ngày-không-tháng-không-bơ-vơ.

12 tháng 6… cung Hồ Xế…
Một mối tình si một mối thù
Giây phút cũng tan thành biển lệ;
Trả cho cát bụi nhé Kiều-Thu!

Trăng Cũ

Nguyệt lạnh màu sương dãi phố khuya,
Hàn quang mơ khói bước say về…
Dưới chân bóng lá đường thêu gợn,
Trên ấy chừng rung nhịp áo nghê!
Nét thuý phai vàng, rêu biếc ngõ;
Trăng nười năm nhạt dáng hoa lê.
Chàng si! Thôi chớ làm duyên nữa!
Khúc Phượng, thanh âm trộn Sở Tề.

Y-sa

Chén vàng men cháy những phong ba
Điên đảo ngàn phương giấc mộng ngà.
Xanh tuổi trăng tròn xanh bát ngát
Trời xanh chết đuối mắt Y-sa.

Nguyệt tỏ mười lăm chuốc chén đầy
Gió reo sóng múa vị đời say
Bước lên nàng đón chào thi hứng
Mở trọn hương màu đôi cánh tay.

Hồng nhạn truyền tin báo Hội-Thơ
Mây bay trắng lụa ruổi vàng tơ
Bỗng dưng mái tóc nàng mê hoặc
Mây bỏ trời xanh tự bấy giờ.

Sao cũng mê nàng sao bỏ ngôi
Đông Tây há chịu mài lìa đôi!
Tao đàn nhóm họp mùa Thu ấy
Là đã Sâm Thương lửa bén rồi.

Hôm mai vằng vặc mảnh tình ta
Giữa Hội-Thơ riêng mở tháp ngà.
Có phải hồng nghê cầu đã bắc
Hai chân trời nối… bảy màu pha?

“Lòng em là một cánh chim trời”.
Mở sách, nàng ngâm giọng tuyệt vời.
– Ta cũng bể Đông liều cất cánh
Tìm chim bể Bắc đó nàng ơi!

Cầm tay, nàng bảo: Hỡi thi nhân,
Mộng cũng như Thơ, hẳn có vần?
Hãy buộc lên Trăng thuyền mật ngọt
Đôi ta chèo tới bến Siêu-chân!

Ôi, lời như ngọc ý như gương…
Bỗng mắt nàng xanh đến dị thường,
Bờ bến Siêu-chân vừa thấp thoáng
Nổi trên gò má bập bềnh hương.

Nét càng như đượm vẻ như lơi
Cặp mắt nàng xanh đến não người.
Bờ bến Siêu-chân vừa đánh đắm
Ngàn thu vào sóng tóc đầy vơi…

Giật mình! Đây sự thật phong ba
Đã xé tan tành duyên chúng ta.
Thơ Mộng lìa đôi, thuyền vắng ngắt
Quanh co lạc mãi nẻo Ngân-hà.

Để mỗi lần trăng hiện dáng thuyền
Phương này tê tái giấc mơ duyên.
Y-sa nàng hỡi, phương nào nhỉ
Thơ có còn say Mộng ảo huyền?

Bài Thơ ta mở với trăng đầy
Khép lại bằng trăng khuyết ở đây.
Diểu diểu nhất phương hề vọng mỹ…
Sao mờ chênh chếch bóng đêm vây.

Trả Ta Sông Núi

Trải bốn nghìn năm dựng nước nhà
Sông khoe hùng dũng, núi nguy nga
Trả ta sông núi bao người trước
Gào thét đòi cho bọn chúng ta…
Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta

Cờ báo phục hai bà khởi nghĩa
Ðuổi quân thù, xưng đế một phương
Long Biên sấm dậy sa trường
Ba thu xã tắc, miếu đường uy nghi
Xót nòi giống, quản chi bồ liễu
Dòng Cẩm Khê còn réo tinh anh
Một phen sông núi tranh giành
Má hồng ghi dấu sử xanh đời đời

Bể dâu mấy cuộc đổi dời
Lòng trăm họ vẫn dầu sôi bừng bừng
Mai Hắc Ðế, Phùng Hưng, Bố Cái
Liều thế cô dằng lại biên cương
Ðầu voi, Lệ Hải Bà Vương
Dù khi chiến tử vẫn gươm anh hào
Tinh thần độc lập nêu cao
Sài lang kia, núi sông nào của ngươi?
Núi sông ấy của người dân Việt
Chống Bắc phương, từng quyết thư hùng
Ngô Quyền đại phá Lưu Cung
Bạch Ðằng Giang nổi muôn trùng, sóng reo
Hồn tự chủ về theo lửa đuốc
Chữ thiên thu: Nam Quốc sơn hà
Phá tan nghịch lỗ không tha
Tướng quân Thường Kiệt gan già mấy mươi
Gươm chiến thắng trỏ vời Ðông Bắc
Hịch vải nêu tội giặc tham tàn
Dựng nhân nghĩa, vớt lầm than
Danh thơm ải ngoại, sấm ran biên thuỳ
Khí thiêng toả chói tư bề
Phường đô hộ có gai ghê ít nhiều?…

Cửa Hàm Tử vang teo vết cáo
Bến Chương Dương cướp giáo quân thù
Trận Ðà Mạc dẫu rằng thua
Làm Nam quỷ, chẳng làm vua Bắc đình
Chém kiêu tướng, đồn binh Tây Kết
Triều Phú Lương gầm thét giang tân
Phá cường địch báo hoàng ân
Trẻ thơ dòng máu họ Trần cũng sôi
Kìa trận đánh bèo trôi, sóng dập
Sông Bạch Ðằng thây lấp xương khô
Những ai qua lại bây giờ
Nghe hơi gió thoảng, còn ngờ quân reo
Hịch Vạn Kiếp lời khêu tướng sĩ
Hội Diên Hồng quyết nghị toàn dân
Khuông phù một dạ ân cần
Vó thiêng ngựa đá, hai lần bùn dây
Sơn hà mấy độ lung lay
Máu bao chiến sĩ nhuộm say mầu cờ

Cảm ý núi ngồi mơ độc lập
Thuận tình sông trôi gấp tự do
Ấy ai đầu dựng cơ đồ
Gấm thêu lời chiếu Bình Ngô thuở nào
Cơn nguy khốn ra vào sinh tử
Thân nằm gai, lòng giữ sắt son
Linh Sơn lương chúa hao mòn
Quân tan Côi Huyện, chẳng còn mảy may
Chén rượu ngọt cùng say thấm thía
Tình cha con mà nghĩa vua tôi
Thuận dân là hợp ý trời
Sử xanh chót vót công người Lam Sơn

Quốc dân chung một mối hờn
Cần câu đánh giặc mà hơn giáo dài
Chống ngoại địch, gươm mài quyết chiến
Voi Quang Trung thẳng tiến kinh kỳ
Phá Thanh binh trận Thanh Trì
Sông Hồng khoảng khắc lâm ly máu hồng
Núi dậy sấm cho sông loè chớp
Cờ Tây Sơn bay rợp Bắc Hà
Xác thù xây ngất Ðống Ða
Bụi trường chinh hãy còn pha chiến bào

Tinh thần độc lập nêu cao
Sài lang kia, núi sông nào của ngươi
Cường quyền vẫn muôn đời cưỡng áp
Dưới bàn tay giặc Pháp càng đau
Chúa tôi nhỏ lệ cùng nhau
Khua chiêng hải ngoại, rừng sâu kéo cờ
Dạ Cần Vương trơ trơ thiết thạch
Kẻ Văn Thân, hiệp khách cùng chung
Hoàng Hoa Thám, Phan Ðình Phùng
Khói reo Thanh Nghệ, lửa bùng Thái Nguyên
Hợp Nghĩa Thục kết liên đồng chí
Xuất dương tìm tri kỷ Ðông Ðô
Phan Sào Nam, Phan Tây Hồ
Long đong bốn bể, mưu đồ cứu dân
Vận nước chửa hết tuần bĩ cực
Sức người khôn đọ sức ông xanh
Mỗi phen gắng gỏi tung hoành
Thương ôi! sự nghiệp tan tành mỗi phen
Nguyễn Thái Học gan bền, chí cả
Họp đồng bang gióng giả nên đoàn
Rừng xanh bụi cỏ gian nan
Mong đem nhiệt huyết dội tan cường quyền
Tổ chức việc tuyên truyền, ám sát
Khắp nơi nơi, từng hạt, từng châu
Xiết bao hy vọng buổi đầu
Một đêm Yên Bái ngờ đâu tan tành

Ôi Việt sử là tranh đấu sử
Trước đến sau cầm cự nào ngơi
Tinh thần độc lập sáng ngời
Bao người ngã, lại bao người đứng lên

Ngày nay muốn sông bền, núi vững
Phải làm sao cho xứng nguời xưa
Yêu nòi giống, hiểu thời cơ
Bốn phương một ý: phụng thờ giang sơn
Ðừng lo yếu, hãy chung hờn
Cần câu đánh giặc từng hơn giáo dài

Trả núi sông ta! lời dĩ vãng
Thiên thu còn vọng đến tương lai
Trả ta sông núi! câu hùng tráng
Là súng là gươm giữ đất đai

Trông lên cao ngất phương trời
Hồn thiêng liệt sĩ bừng tươi sắc cờ.

Thơ Đề Áo

Năm xưa Ất Mão, áo da vàng
Mới lọt lòng ta đã sẵn mang
Làm kẻ tình si rồi, áo lá
Khoát ra ngoài kiếp thơ đi hoang
Cỏ non lại sắp pha màu áo
Chờ lúc về quê tiếng gọi vang
Ðâu tưởng áo còn Hoa Giáp ấy
Xuân này Ất Mão tặng Hoàng Lang.

Phương Xa

Nhổ neo rồi, thuyền ơi! Xin mặc sóng,
Xô về đông hay dạt tới phương đoài.
Xa mặt đất, giữa vô cùng cao rộng,
Lòng cô đơn, cay đắng hoạ dần vơi.

Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bảy đứa,
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh,
Bể vô tận, sá gì phương hướng nữa,
Thuyền ơi thuyền! theo gió hãy lênh đênh.

Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ.
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ.

Men đã ngấm, bọn ta chờ nắng tắt,
Treo buồm cao, cùng cao tiếng hò khoan.
Gió đã nổi, nhịp giăng chiều hiu hắt,
Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy cho ngoan.

Gối Mộng

Phách rụng song song nhạc xuống chìm
Tiếng ca bừng nổi giữa chừng đêm.
“Canh khuya đưa khách…” Lời gieo ngọc;
Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm.
Ai lạ nghìn thu, xa tám cõi,
Sen vàng như động phía châu liêm.
Nao nao khói biếc hài thương nữ;
Trở gối, hoa lệ rụng trắng thềm.

Ba Kiếp Lang Thang

Chúng ta đánh mất cả rồi sao?
Cả đến âm thanh một thuở nào…
Da trống, tơ đàn, ôi trúc phách!
Đều khô như tiếng hát gầy hao.

Đàn mang tên Đáy mà không đáy
Rút hết rồi chăng sợi nhớ thương?
Hay phách, từ lâu rồi lạc phách,
Không còn dựng nổi bến Tầm-Dương?

Hơi ca hồng đã tan thành huyết
Để tiếp vào cho má đỡ xanh?
Bạc mệnh, hỡi ơi, hoàn mệnh bạc,
Đâu còn ấm nữa rượu tàn canh!

Hay là đêm ấy Ngưu lìa Chức?
Xé nát da mình lau mắt ai?
Còn được gì đâu cho mặt trống;
Đập lên, hoang vắng đến ghê người!

Âm thanh trống rỗng, còn chi nữa,
Gắng gượng chi cho hồn Nhạc đau!
Ba kiếp lang thang, ngồi chụm lại,
Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau.

Chợ Chiều

Nắng phai để mộng tàn lây,
Tình đi cho gió sương đầy quán không,
Chợ tan, ngàn nẻo cô phòng,
Sầu dâng bàng bạc cánh đồng tịch liêu,
Hồn đơn lắng bước chân chiều,
Đâu đây nỗi nhớ niềm yêu bời bời,
Mong manh tình đã rụng rời,
Tơ vương còn thắt tim người chia ly,
Áo thêu chăn gấm ngày đi,
Lều không quán bỏ, hồn Si: chợ tàn.
Chiều lên từ thuở lìa tan,
Nắng ơi! lạnh lẽo muôn vàn đuốc hoa.
Hôm hôm cánh rụng lầu ngà,
Một mùa ly biệt đã già nhớ thương.
Xiết bao tươi thắm ven đường,
Thờ ơ chẳng chút dừng cương mấy chiều.
Ái ân sắc lợt hình siêu,
Song song chiều cũ nay chiều lẻ đôi.
Hoàng hôn là xứ chia phôi,
Vắng tanh quán chợ vài ngôi lạnh lùng.

Đà Giang

Cắm thuyền sông lạ một đêm thơ,
Trăng thượng tuần cao sáng ngập bờ
Đâu đó Tầm Dương, sầu lắng đợi,
Nghe hồn ly phụ khóc trên tơ.

Có lẽ ngàn xưa là đáy sông.
Đêm đêm giọt lệ gái xa chồng.
Đè theo đôi tiếng tỳ hư ảo
Dâng tới thuyền ai ngủ bến không.

Chén đã vơi mà ngập gió sương,
Men càng ngây ngất ý Tầm Dương.
Gót sen kỹ nữ đâu bên gối,
Tìm ái ân xưa, dễ lạc đường!

Cánh rượu thu dần vạn dặm khơi,
Nẻo say hư thực bóng muôn đời,
Ai đem sáo trộn sầu kim cổ?
Trăng nước Đà giang, mộng Liễu Trai

Sự Thật Phũ Phàng

Thuyền bay từ Đất tới buông neo,
Trăng đón Người… toan ngả bóng theo.
Chỉ thấy bàn tay ai lượm đá;
Thôi rồi, đã uổng ngấn vàng gieo!

Chia sẻ các thông tin thú vị về 🔰Thơ Trúc Thông🔰Tác Giả, Tác Phẩm

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương

Cùng xem những đánh giá, nhận định của các nhà văn, nhà phê bình văn học về nhà thơ Vũ Hoàng Chương ngay sau đây nhé!

  • Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy nhận xét Vũ Hoàng Chương là người làm thơ tài hoa, chuyên nghiệp, từng được gọi là “Thi bá Việt Nam”.
  • Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân viết: “Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một say sưa to hơn mọi say sưa khác: Say thơ…. cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng mực, say sưa mà không hẳn là trụy lạc, mặc dầu từ say sưa đến trụy lạc đường chẳng dài chi. Nhưng trụy lạc hay say sưa đều mang theo một niềm ngao ngán. Niềm ngao ngán ấy ta vốn đã gặp trong thơ xưa. Duy ở đây có cái vị chua chát, hằn học, và bi đát riêng…”
  • Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng đọc tùy bút Ta đã làm chi đời ta của Vũ Hoàng Chương, nói về cuộc sống văn nghệ ở miền Bắc từ đầu thập niên 1940 cho đến giữa thập niên 1950. Nhà phê bình nhận xét: “Đọc ông ta thấy tình văn nhân thật tri âm tri kỷ mà cũng nhiều cung bậc, sắc thái hỉ nộ ái ố. Cuốn sách như cuốn phim giữ lại cho văn học sử nước nhà một thời đoạn văn nghệ không còn có lại, mãi mãi gắn liền với một thời ly tao của đất nước”.
  • Nguyễn Tấn Long với cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến, ông có nhận định về giọng thơ Vũ Hoàng Chương như sau: “Giọng của Vũ Hoàng Chương là một cái gì chua chát nhưng lại có hậu. Nhưng cái hậu trong thơ Vũ Hoàng Chương không bị giới hạn hay chỉ định vào đâu, nó là cái nhìn khái quát, tuy nhiên người ta có thể
    thấy ở Vũ Hoàng Chương một quan niệm cổ nhiều hơn kim nếu không bảo ông là thi sĩ hoài cổ”.
  • Trong chuyên luận Thi pháp hiện đại (2000), Đỗ Đức Hiểu đã nhận định: “Vũ Hoàng Chương nhập thân vào ngôn từ quay cuồng của tinh thần đô thị, tính hiện đại của thơ Baudelaire. Trong thơ mới, Vũ Hoàng Chương là nhà thơ đô thị nhất, ông nhập thân vào cái chán chường (Spléen), sống đời tàn trong ngõ hẹp, những điệp trùng tuyệt vọng khủng khiếp diễn đạt cái chán chường kiểu Baudelaire”.

Sưu tầm thêm chùm 🔰 Thơ Bùi Minh Quốc 🔰Tuyển tập thơ hay

Viết một bình luận