Thơ Sóng Hồng: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Sóng Hồng ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Không Nên Bỏ Lỡ Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Nhất Của Sóng Hồng.

Tác Giả Sóng Hồng Là Ai

Tác giả Sóng Hồng là ai? Sóng Hồng chính là Tổng Bí thư Trường Chinh, là một người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Ðảng và Nhà nước ta. Đồng thời ông cũng là một nhà văn hóa, nhà báo lớn, nhà thơ đầy tâm huyết.

  • Nhà thơ Sóng Hồng đồng (9/2/1907 – 30/9/1988), tên thật là Đặng Xuân Khu, tức Trường Chinh, bí danh Anh Năm, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Quê gốc : xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. 
  • Năm 1927, Đặng Xuân Khu chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học ở trường Cao đẳng Thương mại và tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
  • Năm 1929, ặng Xuân Khu tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của đảng này.
  • Hoạt động cách mạng từ sớm, ông đã từng bị chính quyền thực dân bắt đi đày ở nhiều nhà tù : Hỏa Lò, Sơn La…
  • Sau này, ông trở thành một trong những người đứng đầu Nhà nước, giữ nhiều trọng trách của Đảng và Chính phủ.
  • Là nhà hoạt động chính trị, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà lý luận văn nghệ, ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho Đảng, cho cách mạng và nhân dân. 
  • Trên lĩnh vực văn hóa – văn nghệ từ những năm 40, ông đã là Chủ bút báo Giải phóng (cơ quan của xứ ủy Bắc Kỳ), là người chỉ đạo thành lập Hội văn hóa cứu quốc (1943), tác giả của bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), có nhiều bài phát biểu quan trọng về đường lối văn nghệ của Đảng ở các Đại hội văn nghệ toàn quốc 1948, 1957, 1962.
  • Ông mất ngày 30/9/1988 tại Hà Nội.

Bạn có thể xem thêm 🏵Thơ Lê Đạt🏵 Tác Giả, Tác Phẩm

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Sóng Hồng

Cùng Thohay.vn tìm hiểu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Sóng Hồng.

  • Sóng Hồng (TBT Trường Chinh sau này) đã biết làm thơ từ năm 12 tuổi và tham gia cách mạng từ rất sớm. Từ tình cảm ban đầu của một thanh niên yêu nước giàu lý tưởng và hoài bão đã đến với thơ. Tâm hồn thơ ca của ông luôn lộng gió dân tộc và thời đại.
  • Là nhà hoạt động chính trị nên trước Cách mạng tháng Tám, vì bị giam cầm trong nhà tù, ông buồn mà làm thơ. Sau Cách mạng, ông làm thơ phần nhiều là do ngẫu hứng. Tuy nhiên dù trước hay sau thì thơ Sóng Hồng cũng mang đậm đà cảm hứng chính trị.
  • Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Sóng Hồng ít có thời gian dành cho sáng tác. Tuy vậy ông cũng để lại một số bài thơ gây được ấn tượng trong lòng người đọc như Đi họp, Đọc thơ Úc Trai… 
  • Ông từng là chủ bút Báo Dân cày (1928), viết nhiều bài, in nhiều thơ trên Báo Búa liềm, Tạp chí Công hội đỏ (1929), Lao tù tạp chí, Tạp chí Cộng sản (1931-1932); chủ bút Con đường sáng và Đuốc Việt Nam (1931-1932), viết bài in thơ trên các tờ: Suối reo (1933), Lao tù (1933); chủ bút Báo Giải phóng (1936-1939),….
  • Với bút danh Sóng Hồng, ông đã cho đăng hơn 200 bài thơ trên các báo bí mật có, công khai có ngay từ đầu những năm 20, 30 của thế kỷ trước, sau này được tập hợp lại thành tập Thơ, tập 1 (năm 1966), tập 2 (năm 1974) và Thơ Sóng Hồng (NXB Văn học, năm 1983).
  • Ngoài những sáng tác thơ, Sóng Hồng còn là nhà lý luận văn nghệ. Lý luận về thơ của đồng chí ông nằm trong hệ thống lý luận văn nghệ của Đảng mà ông là một trong những người đặt nền móng. Nhiều bài viết của ông có ý nghĩa quan trọng đối với phương hướng xây dựng nền văn nghệ cách mạng. 

Phong Cách Sáng Tác Của Sóng Hồng

Chia sẻ cho bạn các thông tin chính về phong cách sáng tác của nhà thơ Sóng Hồng.

  • Những bài thơ làm trong tù của Sóng Hồng tập trung thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, đĩnh đạc của người cộng sản, thể hiện một bản lĩnh vững vàng, một niềm tin vững chắc vào ngày mai chiến thắng. 
  • Đọc thơ Sóng Hồng, ta nhận thấy thơ ông giàu xúc cảm và đậm chất nhân văn, trữ tình, luôn luôn hàm chứa một tinh thần lạc quan, một niềm tin mãnh liệt vào tiền đồ tươi sáng của cách mạng và thể hiện khí phách của một người cán bộ cách mạng nhiệt huyết, kiên trung.

Đón đọc chùm 🍃Thơ Hồ Dzếnh🍃 Tuyển Tập Thơ Hay

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Sóng Hồng

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Sóng Hồng, cùng theo dõi ngay sau đây:

Thơ

*Thơ Sóng Hồng

  • Tập I (1966)
  • Tập II (1974)

*Các bài thơ nổi tiếng

  • Nhớ bạn
  • Đi họp
  • Nhân ngày sinh của vợ
  • Đi xe nước
  • Đọc thơ Ức Trai
  • Lấy củi
  • Ðứng lên
  • Đan áo
  • Gửi người chị cách mạng
  • Viếng mộ anh Hoàng Văn Thụ
  • Tin tưởng
  • Ở căn cứ Việt Bắc
  • Sài Gòn giải phóng
  • Nha Trang
  • Là thi sĩ
  • Xuân đã về
  • Xuân đại thắng

Các Bài Lý Luận

  • Chống chủ nghĩa cải lương (1935)
  • Vấn đề dân cày (viết chung với Võ Nguyên Giáp năm 1938)
  • Chính sách mới của Đảng (1941)
  • Đề cương văn hóa Việt Nam (1943)
  • Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (tháng 3 năm 1945)
  • Cách mạng Tháng Tám (1946)
  • Kháng chiến nhất định thắng lợi (1947)
  • Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam (1948)
  • Bàn về cách mạng Việt Nam (1951)
  • Cùng bạn đọc (1983)
  • Nắm vững ba bài học lớn để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược (1986)

12+ Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Sóng Hồng

Dưới đây là 12 bài thơ hay nhất của thi sĩ Sóng Hồng mà Thohay.vn vừa sưu tầm được, đón đọc ngay nhé!

Đi Họp

Vút ngựa vượt qua đèo,
Rì rầm tiếng suối reo.
Xuống đèo trời mới tối,
Vằng vặc mảnh trăng treo.

Ngựa mỏi đi bước một
Người suy nghĩ vấn vương.
Nhiều khi ý kiến lớn
Vụt đến lúc đi đường.

Đêm lạnh, cành sương đượm,
Long lanh bóng nguyệt vờn.
Nhà ai bếp vẫn đỏ,
Thấp thoáng ở sườn non?

Đường xa, cơn gió rít
Xao xác chim cầm canh.
Hội nghị mai họp sớm,
Băm băm ngựa bước nhanh.

Xuân Đã Về

Sáng nay xuân đã về
Gieo mầm non hoa thắm khắp sơn khê
Và gió thổi ấm vào tâm hồn chiến sĩ
Vì nhân quần nên chiến đấu say mê!
Hỡi chiến sĩ
Hãy tạm ngừng gót giang hồ
Cho nàng xuân phủi tuyết sương trên áo
Và dâng cả bầu trời xuân tạnh ráo
Ngát mùi hương và tràn ngập ý thơ.
A! Tiếng cười trong như pha lê!

Đứng Lên

Xiềng xích chặt kỳ hết,
Gông cùm đập cho tan!
Tiêu trừ quân cướp nước.
Ðừng tha lũ Việt gian!

Tin Tưởng

Quản chi nếm mật nằm gai
Trời biển mênh mông vẫn đợi người
Chí lớn nấu nung trong ngục tối
Sẽ đem thi thố một ngày mai

Nhân Ngày Sinh Của Vợ

Đấu tranh men đã nồng say
Xa nhau mấy độ sum vầy, em ơi
Tự do hạnh phúc giống nòi
Là niềm ước nguyện suốt đời của ta
Tình thương non nước bao la
Năm châu vô sản chan hòa anh em

Ở Căn Cứ Việt Bắc

Cách thềm măng mọc lô nhô
Giáo gươm du kích trước giờ xuất quân
Tiếng kèn giục giã chiều xuân
Lệnh đâu tập hợp như gần như xa
Mưa hè, suối cuốn bên nhà
Ầm ầm binh mã xông ra chiến trường
Thu sang lá rụng đồi sương
Tiễn đưa chiến sĩ lên đường lập công
Đêm đông lần lữa bên song
Mải mê đọc sách đèn chong canh tàn

Xuân Đại Thắng

Xóa sạch bất công, tan niềm cay đắng
Cho ngày mai rực ánh xuân hồng.
Đêm giao thừa
Quanh Hồ Gươm nườm nượp người xuôi ngược
Quần áo chen nhau thắm sắc màu.

Lấy Củi

Rủ nhau lấy củi sườn non
Chim kêu vượn hót bồn chồn ruột gan
Đồng bào đau xót lầm than
Mà ai nắng xế, sương tan qua ngày!
Đốt cho tiêu kiếp tù đày
Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng
Có về không, có về không?
Bước mau, mau bước non sông đợi chờ

Nha Trang

Dừng chân nghỉ lại Nha Trang,
Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.
Xanh xanh mặt biển, da trời,
Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên!

Đây rồi Hòn Én, Hòn Tre,
Xa xa Hòn Khói, đi về thuyền ai?
Mặt trời vừa mọc ban mai,
Mênh mông cát trắng hồng phai mịn màng.

Một nền văn hoá xa xăm,
Tháp Chàm đứng đó ngàn năm có thừa.
Y-a-na tự bao giờ,
Dạy dân gieo cấy, cày bừa sớm hôm?

Giặc tan tác chạy qua rồi,
Dân ta làm chủ cuộc đời vẻ vang.
Đẹp thay non nước Nha Trang,
Người đi hồn vẫn mơ màng đâu đây.

Đi Xe Nước

Ngày ngày xe nước được rong chơi
Mỏi cánh chồn chân, ta vẫn vui
Việc nước nặng nề ai gánh vác?
Đầy vơi trách nhiệm ở hai người

Đọc Thơ Ức Trai

Đêm đông sương lạnh
Quanh nhà tiếng trùng ra rả
Dưới đèn lần đọc thơ Ức Trai
Canh khuya nói chuyện với người xưa
Và thức tỉnh một thời qua.

Hơn năm trăng năm trước,
Nhân dân ta vùng lên đuổi quân xâm lược.
Ai chí khí hiên ngang,
Hơn đời mưu lược,
Cứu dân cứu nước, nhớ lời cha,
Một lòng ưu ái vì dân tộc,
Lo trước vui sau giữ nếp nhà.
Mười năm quyết chiến,
Ngang dọc xông pha.
Lấy nhân nghĩa chống bạo tàn,
Dựa sức dân dẹp tan kình ngạc.
Vung gươm khiếp vía quân Minh,
Múa bút mềm gan tướng giặc.

Sau khi sóng kình im bặt,
Chí đang hăng dựng nước buổi thanh bình,
Vì đâu phải lui về núi cũ,
Bạn với cúc tùng cho ngày tháng trôi qua!
Tưởng thoát chốn phồn hoa
Mặc ai bon chen danh lợi
Đau đớn nhìn việc đời biến đổi
Như mây trôi nước chảy xuôi dòng

Lúc thuyền ai hờ hững ở trên sông!
Nhưng duyên nợ nước mây chưa trọn,
Chí lo việc lớn vẫn hăng say.
Bi kịch Lệ Chi Viên để lụy bậc thiên tài,
Hận anh hùng, nước biển Đông cũng không rửa sạch!

Nay đọc thơ Người,
Lòng ta đau xót.
Thấm từng câu:
Yêu nước thương dân,
Tâm hồn cao khiết.
Sự nghiệp muôn năm vẫn sáng ngời.

Ù ù gió thổi bên ngoài,
Trăng bạc rung rinh cành sấu.
Trông ra tưởng thấy Ức Trai.
Trên đỉnh Côn Sơn đang mỉm cười
Nhìn con cháu thời Hồ Chí Minh anh dũng
Đã lấy máu viết nên Bình Tây đại cáo.

Là Thi Sĩ

Nếu “thi sĩ nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”,
Ðể tâm hồn treo ngược ở cành cây
Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu;
Nếu thi sĩ nghĩa là nhăn với mếu,
Nghĩa là van Thượng đế rủ lòng thương,
Hồn bơ vơ lạc lõng ở mười phương,
Khóc rả rích như ve sầu tháng hạ;
Nếu thi sĩ vùi đầu mài miết tả
Cặp “tuyết lê” hồi hộp trước tình yêu,
Cho cuộc đời là mộng ái cao siêu,
Chìm đắm ở thương hoa và tiếc ngọc;
Nếu thi sĩ nghĩa là đem gấm góc
Phủ lên trên xã hội đã điêu tàn,
Véo von ca cho át tiếng kêu than
Của nhân loại cần lao đang giãy giụa;
Thì bạn hỡi, một nhà thơ như rứa
Là tai ương, chướng họa của nhân quần,
Nhọc tơ lòng mà phí cả ngày xuân
Ðể ca ngợi bất công và tàn ngược;
Uốn gối trước cường quyền và mong được
Lượm hương thừa, phấn thải để qua ngày;
Khiến loài người đắm đuối và mê say,
Sống thoi thóp dưới gông xiềng nô lệ.
Không, không được! Hỡi các nhà văn nghệ,
Các nhà thơ yêu dấu của đồng bào,
Các nhà thơ trong sạch và thanh tao,
Hoa thơm ngát trong vườn xuân đất Việt!
Là thi sĩ phải là hồn cao khiết,
Chí kiên cường và sứ mệnh cao siêu;
Ca tự do, tiến bộ với tình yêu

Yêu nhân loại, hòa bình và công lý –
Cao giọng hát những bài ca chính khí
Của anh hùng đã vì nước quên mình,
Sống quang vinh mà chết cũng quang vinh,
Của Bãi Sậy, Thái-nguyên và Yên-bái…
Là thi sĩ nghĩa là theo gió mới
Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch – đằng,
Ðể tâm hồn dào dạt với Chi-lăng,
Làm bất tử trận Ðống – đa oanh liệt,
Dốc cho hết cả một bầu nhiệt huyết,
Tưới tâm can đồng loại lúc tàn đông;
Thả trái tim hòa nhịp với Ðô-lương,
Với Lục-tỉnh, Bắc-sơn và Ðình-cả.
Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa
Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu
Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu,
Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ.
Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ,
Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền,
Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền.

Hỡi thi sĩ! Hãy vươn mình đứng dậy!
Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi.
Thôi thôi đừng khóc gió với than mây,
Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ.
Dùng thi khúc mà lạnh lùng soi tỏ
Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy;
Cùng công nông vun xới cuộc tương lai
Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ.

Giới thiệu thêm thông tin về 🔰Thơ Vũ Hoàng Chương🔰Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Sóng Hồng

Hãy cùng xem những đánh giá, nhận định về nhà thơ Sóng Hồng trên lĩnh vực văn chương và chính trị như thế nào ngay sau đây nhé!

  • PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp nêu quan điểm về nhà thơ Sóng Hồng: “Trong quan điểm của tôi, có thể nói, nhà thơ Sóng Hồng là người nắm bắt rất tinh tế bản chất của nghệ thuật, rằng thơ là thơ, thơ là nhạc, thơ là họa, là chạm khắc cuộc sống theo một cách riêng. Tôi cho rằng, đấy là những nhận định chưa bao giờ lỗi thời của ông và thống nhất với quan điểm “thơ và cách mạng không thể tách rời”. Có thể nói, nhà thơ Sóng Hồng là bằng chứng sinh động về một hình tượng nghệ sĩ và chiến sĩ cách mạng.”
  • “Sự gắn kết của những nhân tố này đã tạo nên tầm vóc của Tổng Bí thư Trường Chinh mà chúng ta đã biết và bản thân bản Đề cương văn hóa Việt Nam mặc dù rất ngắn gọn nhưng cho thấy được một sự khúc triết, tư duy độc đáo, một cách nhìn rất chính xác và khoa học… đúng như những gì chúng ta đã nhìn thấy và thảo luận tại Hội thảo “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 – 2023) – Khởi nguồn và động lực phát triển”, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp khẳng định.
  • PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa – Nghệ thuật Quốc gia cũng nhận định rằng, khi đặt mình vào vị trí của Tổng Bí thư Trường Chinh những năm 1943, lúc đó người còn rất trẻ nhưng đã khởi xướng soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Bản Đề cương được coi là cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của chúng ta. 
  • Nói về thơ tình Sóng Hồng, nhiều nhà bình luận văn học cho rằng, bài “Nhân ngày sinh của vợ” nhà thơ viết năm 1960 là bài hay nhất, tiêu biểu nhất. 

Bên cạnh đó, trên lĩnh vực chính trị thì Tổng bí thư Trường Chinh (Sóng Hồng) được đánh giá như sau:

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết “Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh”.
  • Tạp chí cộng sản từng viết: “Cống hiến đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh là đặt nền móng cho công cuộc đổi mới. Năm 1986, với cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã đề ra chủ trương đổi mới.
  • Theo Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Năm 1986, ở cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trường Chinh đã sớm nhận rõ được xu thế của thời đại, thực trạng của đất nước, yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, đồng chí đã có nhiều đóng góp rất quan trọng vào việc đề ra chủ trương đổi mới. Vang mãi trong lòng nhân dân ta lời phát biểu của đồng chí trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI: Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn”.

Tham khảo phong cách 🔰 Thơ Bùi Minh Quốc 🔰 Chùm thơ hay

Viết một bình luận