Bài Thơ Mùa Lúa Chín: Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án

Bài Thơ Mùa Lúa Chín ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Cùng ThoHay.vn Đọc Bài Thơ Trên Cho Các Bé Nghe Để Hiểu Nổi Vất Vả Khi Làm Ra Hạt Lúa .

Nội Dung Bài Thơ Mùa Lúa Chín

Bài thơ Mùa lúa chín
Tác giả: Nguyễn Khoa Đăng.

Vây quanh làng
Một biển vàng
Như tơ kén…
Hương lúa chín
Thoang thoảng bay
Làm say
Đàn ri đá
Lúa biết đi
Chuyện rầm rì
Rung rinh sóng
Làm xáo động
Cả rặng cây
Làm lung lay
Hàng cột điện…
Bông lúa quyện
Trĩu bàn tay
Như đựng đầy
Mưa, gió, nắng
Như đeo nặng
Giọt mồ hôi
Của bao người
Nuôi lớn lúa…
Em đi giữa
Biển vàng
Nghe mênh mang
Đồng lúa hát…

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Cá Ngủ Ở Đâu ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh Bài Thơ Mùa Lúa Chín

Tranh Lời thơ mùa lúa chín
Tranh Lời thơ mùa lúa chín
Lời thơ mùa lúa chín
Lời thơ mùa lúa chín
Áng thơ mùa lúa chín
Áng thơ mùa lúa chín
Bức tranh Lời thơ mùa lúa chín
Bức tranh Lời thơ mùa lúa chín
Vần thơ mùa lúa chín
Vần thơ mùa lúa chín

Hình Ảnh Bài Thơ Mùa Lúa Chín

Đến mùa lúa chính
Đến mùa lúa chính
Ảnh mùa lúa chính
Ảnh mùa lúa chính
Mùa lúa chính
Mùa lúa chính
Ảnh thơ mùa lúa chính
Ảnh thơ mùa lúa chính

Giáo Án Bài Thơ Mùa Lúa Chín

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Đọc trôi chảy bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ. Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, cuối mỗi dòng, mỗi khổ thơ.
– Hiểu nghĩa của từ ngữ khó trong bài (thơ kén, đàn ri đá, quyện, trĩu). Hiểu những hình ảnh thơ: Vây quanh làng/ Một biển vàng / Như tơ kén /… Lúa biết đi /Chuyện rầm rì /Rung rinh sóng/Bông lúa quyện /trĩu bàn tay…. Hiểu nội dung bài thơ: Ngợi ca vẻ đẹp của đồng lúa chín, ngợi ca người nông dân đã nuôi lớn cây lúa, làm nên cánh đồng lúa chín. Từ đó, thêm yêu thiên nhiên, yêu đồng lúa, trân trọng công sức lao động của các cô bác nông dân.

2. Năng lực
– Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
– Năng lực riêng: Mở rộng vốn từ về cây lúa. Biết đặt câu với các từ ngữ đó.

3. Phẩm chất
– Có tình cảm với thiên nhiên.
– Trân trọng công sức lao động của những người nông dân.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên
– Máy tính, máy chiếu.
– Giáo án

2. Đối với học sinh
– SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Chuyện câu, chuyện người, các em sẽ học bài thơ Mùa lúa chín.
– Đây là một bài thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Khoa Đăng. Bài thơ đã được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành bài hát Em đi giữa biển vàng mà các em vừa được nghe.
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Mùa lúa chín với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi, thiết tha.
b. Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài bài thơ Mùa lúa chín với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi, thiết tha.
– GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: tơ kén, ri đá.
– GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 4 đoạn thơ

+ HS1: khổ thơ 1.
+ HS2: khổ thơ 2.
+ HS3: khổ thơ 3.
+ HS4: khổ thơ 4.

– GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối như GV đã phân công.
– GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc.
– GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2 : Đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SGK trang 32.
b. Cách tiến hành:

– GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với những gì?
+ HS2 (Câu 2): Tìm một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2.
+ HS3 (Câu 3): Những câu thơ nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+ HS4 (Câu 4): Những từ ngữ nào ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín?

– GV yêu cầu từng cặp HS đọc thầm bài thơ, thảo luận theo 4 câu hỏi.
– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
– GV giúp HS hiểu hình ảnh “lúa biết đi, chuyện rầm rì”:

+ Theo nhà thơ Phạm Hổ, đó là hình ảnh đoàn người gánh lúa về làng rầm rì trò chuyện. Nhìn từ xa, đoàn người gánh lúa đi giữa cánh đồng làm cho tác giả có cảm tưởng như lúa biết đi, lúa tạo nên những làn sóng rung rinh, làm xáo động cả hàng cây, làm lung lay cả hàng cột điện.  Người ta nhìn xa chỉ thấy những bó lúa vàng chuyển động, không thấy người gánh lúa nên có cảm tưởng như lúa biết đi, lúa biết nói.
+ HS cũng có thể hiểu hình ảnh này đơn giản hơn: Nhìn cánh đồng lúa gợn sóng trong tiếng gió rì rào, có cảm tưởng như lúa biết đi và nói chuyện rì rầm.

-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu điều gì? Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 32.
b. Cách tiến hành:
– GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài tập 1,2; đọc cả mẫu.
+ HS1 (Câu 1): Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

a. Từ ngữ chỉ nơi trồng lúa. M: cánh đồng.
b. Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa. M: cấy.
c. Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa, M: gạo.

+ HS2 (Câu 2): Đặt câu với một trong các từ ngữ trên.

– GV tổ chức cho 2 nhóm HS thi tiếp sức trên bảng lớp, mỗi nhóm nhận 9 thẻ từ. HS tiếp nối nhau đặt câu với 9 từ ngữ đó.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Tơ kén: sợi tơ con tằm nhả ra để tạo thành tổ kén, màu vàng.
+ Ri đá: loài chim sẻ mỏ ngắn, mình nhỏ, lông màu nâu sẫm.

– HS đọc bài.
– HS luyện đọc.
– HS thi đọc.
– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS đọc yêu cầu câu hỏi.
– HS thảo luận.
– HS trình bày:

+ Câu 1:  Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với một biển vàng, tơ kén.
+ Câu 2:  Một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2: Lúa biết đi/chuyện rầm rì /rung rinh sóng.
+ Câu 3: Những câu thơ ở khổ thơ 3 nói về nỗi vất vả của người nông dân: Bông lúa quyện /Trĩu bàn tay /Như đựng đầy /Mưa, gió, nắng / Như đeo nặng /Giọt mồ hôi /Của bao người /Nuôi lớn lúa.
+ Câu 4: Những từ ngừ ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín: Bạn nhỏ đi giữa biển vàng, nghe như đồng lúa mênh mang đang cất lên tiếng hát.

– HS trả lời: Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của đồng lúa chín, ngợi ca lao động vất vả của những người nông dân đã nuôi lớn cây lúa, làm nên mùa lúa chín.
– HS đọc yêu cầu bài tập.
– HS trình bày câu trả lời:

+ Câu 1:
• Từ ngữ chỉ nơi trồng lúa: cánh đồng, nương, rẫy.
• Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa: cấy, gặt, đập, gánh.
• Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa: gạo, thóc.
+ Câu 2:
• Cánh đồng lúa rộng mênh mông. Trên cánh đồng, người dân tấp nập cày cấy.
• Bác nông dân cấy lúa. Cô chú tôi đang đập lúa trên sân./ Mẹ em gánh  thóc về làng.
+ Hạt thóc chắc, mẩy, vàng ươm./ Hạt gạo nuôi sống con người.

Chia Sẽ Thêm ❤️️ Bài Thơ Bé Tập Nói ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận