Bài Thơ Ngôn Hoài Của Không Lộ (Nội Dung, Phân Tích)

Cùng Thohay.vn tìm hiểu về bài thơ Ngôn Hoài (Tỏ lòng) của Thiền sư Không Lộ qua nội dung và những bài văn phân tích hay nhất bên dưới.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Ngôn Hoài

Bài thơ Ngôn Hoài là một trong những bài thơ thiền trứ danh của Không Lộ Thiền Sư.

Theo sách “Thiền uyển tập anh” ghi chép thì trong khoảng Chương Thánh Gia Khánh (1059 – 1065) cùng bạn là Giác Hải cất bước vân du, tạm đến chùa Hà Trạch nương thân, mặc áo cỏ, ăn lá cây, đến nỗi quên chính thân mình. Ngoài dứt ruổi dong, trong tu thiền định, tâm thần tai mắt ngày một nhẹ nhàng, bèn bay lên không, đi trên nước, làm cọp nép, kêu rồng xuống, muôn quái nghìn kỳ, người không lường nổi.

Sau sư về quận mình lập chùa. Một hôm có thị giả thưa rằng: Từ ngày con đến đây chưa được thầy dạy chỗ tâm yếu, nhưng con mạn phép xin trình một bài kệ:

Đoàn luyện thân tâm thủy đắc thanh
Sum sum trực cán đối hư linh
Hữu thân lai vấn không không pháp
Thân tại bình biên ảnh tập hình

Sư xem xong bảo: Ngươi đem kinh đến, ta vì ngươi nhận, ngươi mang nước đến ta vì ngươi uống, thì có chỗ nào mà lại không cho ngươi tâm yếu!

Bèn cất tiếng cười ha hả. Sau đó đã đọc bài kệ Ngôn hoài.

👉 Bài kệ Ngôn hoài là một chuỗi ẩn dụ, ám thị về một triết lý thiền hết sức uyên áo thâm thúy mà thiền sư Không Lộ muốn truyền cho đệ tử của mình.

Tặng bạn trọn bộ 🍁 Thơ Thích Nhất Hạnh 🍁 [Những Bài Kệ Của Thiền Sư Nổi Tiếng Nhất]

Nội Dung Bài Thơ Ngôn Hoài Của Không Lộ

Chia sẽ đến bạn nội dung bài thơ Ngôn Hoài của thiền sư Không Lộ bên dưới.

言懷

擇得龍蛇地可居,
野情終日樂無餘。
有時直上孤峰頂,
長叫一聲寒太虛。

Ngôn hoài

Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư.
Hữu thì trực thướng cô phong đính,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

👉 Dịch nghĩa

Tỏ lòng

Chọn được kiểu đất long xà rất hợp, có thể ở được,
Tình quê suốt ngày vui không chán.
Có lúc lên thẳng đỉnh núi bơ vơ,
Kêu dài một tiếng, lạnh cả bầu trời.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Ngôn Hoài

Trong tiếng Hán, “Ngôn” có nghĩa là nói, bày tỏ, còn “Hoài” có nghĩa là lòng, nỗi lòng. Do đó, “Ngôn Hoài” có thể được hiểu là việc bày tỏ nỗi lòng, hoặc nói ra những tâm tư, tình cảm sâu kín của bản thân.

Chỉ với tiêu đề Ngôn hoài đã thể hiện tiếng nói chân thành của một bậc Thiền sư đạt ngộ và qua đó ta thấy được những triết lí Phật học sâu sắc. Qua bài thơ chúng ta thấy hiện lên hình ảnh của một con người sống theo lẽ tự nhiên, hài hòa cùng trời đất, con người trong khát khao về với bản thể đi tìm chân Tâm ở ngay chính cuộc sống này.

Tặng thêm bạn 👉 Thơ Thiền Hay Nhất (Chùm Thơ Nhân Sinh, Sống Chậm Lại)

Đọc Hiểu Bài Thơ Ngôn Hoài

Tìm hiểu sâu hơn về bài thơ Ngôn Hoài qua phần đọc hiểu bên dưới.

  • Câu 1: Bài thơ thuộc thể thơ gì?

👉 Trả lời: Bài thơ thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt

  • Câu 2: Bài thơ nói về điều gì?

👉 Trả lời: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do, cũng như sự tĩnh lặng và thanh thản của cuộc sống ẩn dật. Thiền sư Không Lộ qua bài thơ này đã bày tỏ niềm vui sâu lắng và tình yêu với quê hương, đất nước, cũng như sự hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên.

  • Câu 3: Qua bài thơ thiền sư Không Lộ nhắn gửi điều gì đến các đệ tử?

👉 Trả lời: Qua bài thơ thiền sư Không Lộ muốn nhắn gửi rằng việc giác ngộ nhà thiền chính ngay trong đời sống thường nhật này, không cần phải kiếm đâu xa.

Giá Trị Nghệ Thuật Ngôn Hoài

Bài thơ Ngôn Hoài của Không Lộ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

  • Trong bài thơ dùng nhiều ngôn từ biểu cảm như lạc, dã tình..nhằm bộ lộ tâm trạng của tác giả trước cảnh đất trời linh thiêng & vùng đất giàu tình người.
  • Tác giả sử dụng nhiều ngôn ngữ thời gian (hữu thời, chung nhật )để kết hợp với vạn vật trong không gian hữu tình (long xà địa, cô phong đỉnh, thái hư,…) từ đó tạo nên bức tranh sơn thủy kiệt tác.
  • Bài thơ mở đầu bằng thanh trắc (“đắc”) và có sự đối nhau giữa các thanh trắc, thanh bằng như giữa câu 1 và câu 2: đắc/tình, xà/nhật, khả/vô và câu 3 và câu 4 là: thì thời/khiếu, thượng/thanh, phong/thái.
  • Về kết cấu:
    • Câu mở đầu dùng để biểu hiện tâm trạng ưu tư về việc chọn một mảnh đất đắc địa.
    • Câu thứ hai (thừa) thể hiện cảnh sinh hoạt an vui ở vùng đất đó.
    • Câu 3 (chuyển), lúc này Không Lộ thiền sư chuyển hướng nhìn lên đỉnh núi cao.
    • Câu 4 (hợp) con người và cảnh vật đang hòa quyện vào nhau.

Mời bạn đọc thêm 👉 Không Đau Khổ Lấy Chi Làm Chất Liệu (Thích Nhất Hạnh)

Bố Cục Bài Thơ Ngôn Hoài

Bài thơ Ngôn Hoài có 4 câu và được chia theo bố cục như sau:

  • Hai câu đầu nói lên niềm vui dạt dào của thiền sư Không Lộ, niềm vui của quê nhà, đồng ruộng rừng núi.
  • Hai câu cuối lại thể hiện sự chan hòa và khí phách của tác giả giữa thiên nhiên cao rộng, trèo thẳng lên đỉnh núi cao rồi kêu lên một tiếng thật to và dài trấn động cả bầu trời, vũ trụ để rồi như hòa quyện vào nhau.

Dàn Ý Bài Thơ Ngôn Hoài

Để giúp bạn xây dựng nên một bài văn phân tích, cảm nhận về Ngôn Hoài hay thì thohay.vn chia sẽ đến bạn dàn ý bài thơ chi tiết bên dưới. Dựa vào đó bạn có thể viết một bài văn logic, hoàn chỉnh.

I. Mở bài

Qua bài thơ giúp người đọc hiểu được đôi nét đặc trưng tâm hồn con người Việt Nam trong thời kì quốc gia Đại Việt.

II. Thân bài

  • Theo “Thiền uyển tập anh”, bài thơ này vốn dĩ là một bài kệ mà thiền sư Không Lộ thường đọc để nhằm răn mình khi ông cùng đạo hữu Giác Hải tu ở chùa Hà Trạch.
  • Lời thơ Không Lộ với từ “khả cư” bộc lộ rõ niềm hân hoan, mãn nguyện của con người tìm được chốn thích hợp để tu luyện.
  • Qua bài thơ sẽ nhận thấy được điều đáng quý trước nhất là niềm vui của tác giả không phải ở sự thỏa mãn những dục vọng tầm thường mà chính là do tình quê, do sự gắn bó, hòa hợp với cảnh thôn đã đem lại. Ngoài sự hòa nhập với cuộc sống bình dị thì trong ông còn vươn lên cái gì đó thật phi thường
  • Xuyên suốt bài thơ Ngôn Hoài, dễ dàng nhận thấy cảm hứng nhân sinh và cảm hứng vũ trụ không tách rời nhau mà gắn bó, hòa quyện, tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Con người yêu mến cuộc sống dân dã tha thiết nhường ấy, đồng thời cũng là con người biết khẳng định chính mình trước vũ trụ bao la. Giá trị nhân văn của bài thơ chính là chỗ đó.

III .Kết bài

Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư thể hiện với tình yêu cuộc sống, với khát vọng hòa hợp, tự khẳng định mình trước vũ trụ rộng lớn phản ánh một số nét đặc trưng của tâm hồn Việt Nam trong thời kì quốc gia Đại Việt.

Đón đọc chùm 👉 Thơ Phật Giáo Về Vô Thường [Hay Nhất]

3+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Ngôn Hoài Hay Nhất

Thohay.vn chia sẽ đến bạn một số bài văn mẫu phân tích, cảm nhận bài thơ Ngôn Hoài hay nhất giúp bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo khi làm văn.

Phân Tích Bài Thơ Ngôn Hoài Hay Nhất

Trong nền văn học nước ta thì thời kì văn học trung đại khoảng chừng thế kỉ X cho đến thế kỉ XVIII là một bộ phận văn học có thêm những bài thơ trữ hán mà phần lớn các vần thơ thiền cổ, kệ. Bên cạnh các bài thơ như Hoa Mai và một số bài thơ của các nhà thơ nổi tiếng như Trần Thánh Tông, Nguyễn Trãi thì ta còn biết đến bài thơ Ngôn Hoài của nhà sư Lộ Không Thiền Sư. Bài thơ Ngôn hoài thể hiện tình yêu đời chan chứa hòa với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tạo vật của nhà thơ Thiền Sư.

Qua hai câu đầu của bài thơ đã nói lên niềm vui dạt dào của nhà thơ, niềm vui của quê nhà, đồng ruộng rừng núi:

“Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư”

(Kiểu đất long xà chọn được nơi
Tình quê nào chán suốt ngày vui)

Tác giả thiền sư Không Lộ thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu cuộc đời, yêu quê hương ấy thể hiện niềm vui của mình khi chọn được một kiểu đất long xà đẹp. Mảnh đất ấy rất thích hợp để xây nhà chính vì thế mà nhà thơ vui lắm. “Long xà” là mảnh đất có thế ở của rồng và rắn. Mà những con vật ấy lại là những thần linh mang đến điềm tốt như trở che cho ngôi nhà. Giống như chiếu dời đô cũng vậy kinh thành mới nằm trong thế “rồng cuộn hổ ngồi”.

Chính vì thế mà nhà thơ đang cảm thấy rất vui và tác giả đã chia sẻ niềm vui ấy cho mọi người biết được. Với cụm từ “dã tình” ở đây chính là tình quê hương thân thiết đó là mối tình giản dị bình dị nhất nhưng lại vui vẻ đáng yêu nhất.

Những tình cảm khác như tình yêu, tình bạn có thể làm cho buồn nhưng riêng tình yêu quê hương thì chỉ có đáng nhớ đáng yêu chứ không thể nào là đáng ghét vì những điều buồn cả. Niềm vui ấy không bao giờ là chán mà vui suốt ngày.

Qua hai câu tiếp theo tác giả đã thể hiện hiện tình cảm, sự chan hòa và khí phách của mình giữa thiên nhiên cao rộng, trèo thẳng lên đỉnh núi cao rồi kêu lên một tiếng thật to và dài trấn động cả bầu trời, vũ trụ với một tâm thế hào hùng:

“Hữu thì trực thướng cô phong đính,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư. ”

(Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời)

Chỉ với 2 câu chúng ta có thể thấy tâm trạng của nhà thơ cũng mang cái cao vời vợi phơi phới như chính ngọn núi mà nhà thơ đang đứng. Tác giả thét lên như vui sướng tột đổ, điều đó thể hiện sự hạnh phúc của nhà thơ.

Tuy chỉ vỏn vẹn có 4 câu nhưng ai cũng thấy được tất cả những gì là hạnh phúc và tình yêu quê hương thiên nhiên đất nước của Lộ Không Thiền Sư. Thiền sư Không Lộ yêu quê hương mình đến mức vui cả ngày không chán thể hiện được tấm lòng tâm hồn giao hòa với cuộc sống của nhà thơ.

Mời bạn thưởng thức trọn bộ ❣️ Thơ Duyên Nợ Hay ❣️

Cảm Nhận Bài Thơ Ngôn Hoài Sâu Sắc

Bài thơ “Ngôn Hoài” của Thiền sư Không Lộ, với nhan đề có nghĩa là “Tỏ Lòng”, là một tác phẩm văn học Phật giáo đặc sắc, phản ánh tâm hồn và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Bài thơ chỉ có bốn câu nhưng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và cảm xúc sâu lắng, thể hiện niềm vui và sự thanh thản khi sống gần gũi với thiên nhiên.

Thiền sư Không Lộ đã sử dụng hình ảnh “long xà địa” (đất rồng rắn) để biểu thị nơi ở lý tưởng, nơi mà ông cảm thấy hạnh phúc và tự do. Câu thơ “Có lúc lên thẳng đỉnh núi cô đơn, Kêu dài một tiếng, lạnh cả bầu trời” thể hiện sự mạnh mẽ và bản lĩnh, cũng như sự tĩnh lặng tuyệt đối của không gian, mang lại cảm giác vừa hùng vĩ vừa cô độc.

Bài thơ còn được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật, với ngôn từ giản dị nhưng giàu hình ảnh và sức gợi, mở ra nhiều cách hiểu và cảm nhận cho người đọc.

Cảm Nhận Bài Thơ Ngôn Hoài Ngắn Hay

Bài Thơ Ngôn Hoài của thiền sư Không Lộ là một tác phẩm đặc biệt trong văn học Phật giáo Việt Nam. Bài thơ này mang đậm tinh thần thiền định và triết lý Phật giáo, thường được đọc và suy ngẫm để tìm hiểu sâu hơn về con đường tu tập.

Trong “Bài Thơ Ngôn Hoài”, Không Lộ diễn tả sự hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, về tâm linh và con người. Ông thể hiện sự kỳ diệu của thế giới xung quanh qua từng cảm xúc, qua từng hình tượng đơn giản nhưng sâu sắc. Bằng cách này, bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một phương tiện để người đọc đi sâu vào sự thấu hiểu về tâm trí và tinh thần.

Mỗi câu trong “Bài Thơ Ngôn Hoài” đều chứa đựng một triết lý sâu sắc về sự tự do tinh thần và sự trân quý cuộc sống. Thông qua việc tập trung vào tâm trạng nội tâm và sự kỳ diệu của tự nhiên, Không Lộ đã tạo ra một tác phẩm mang tính triết học cao, đồng thời tạo cảm giác sâu sắc về sự hiện diện của sự linh thiêng trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm 🌻 Thơ Phật Dạy Về Đạo Làm Người 🌻 [Ý Nghĩa]

Viết một bình luận