Bài Thơ Ong Và Mật: Nội Dung + Ý Nghĩa + Cảm Nhận

Bài Thơ Ong Và Mật ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận ✅ Cùng Tìm Hiểu Chi Tiết Về Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận Cuộc Đời, Sự Nghiệp, Tác Phẩm Của Chế Lan Viên.

Nội Dung Bài Thơ Ong Và Mật

Bài thơ: Ong và mật
Tác giả: Chế Lan Viên

Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc,
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Con Cò Của Chế Lan Viên ❤️️Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Ong Và Mật

Bài thơ thể hiện sự cần mẫn, chăm chỉ và miệt mài của nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, cũng như sự đa dạng, phong phú và tinh túy của hiện thực đời sống. Bài thơ có ý nghĩa khích lệ và động viên nhà thơ vượt qua những khó khăn, gian khổ để tạo nên những tác phẩm văn chương có giá trị.

Đôi Nét Về Tác Giả Chế Lan Viên

Cùng thohay.vn điểm qua đôi nét về tác giả Chế Lan Viên.

  • Chế Lan Viên (1920 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.
  • Quê quán: Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình ông chuyển vào An Nhơn, Bình Định.
  • Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung.
  • Ông tham gia cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn.
  • Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình Trị Thiên.
  • Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Sau 1975, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học.
  • Một số tác phẩm chính của ông
    • Thơ: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967),  Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973),…
    • Tiểu luận – phê bình: Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952), Nói chuyện thơ văn (1960), Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971),…
  • Phong cách nghệ thuật sáng tác
    • Trước Cách mạng tháng Tám: thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”: “kinh dị, thần bí, bế tắc của thời”.
    • Sau Cách mạng tháng Tám: thơ ông đã “đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng và có những thay đổi rõ rệt.
    • Trong thời kì 1960 – 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.
    • Sau năm 1975: “thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái “tôi” trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống”.

→ Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lý. Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Chia sẽ đến bạn ❤️️ Bài Thơ Con Ong Chăm Chỉ ❤️️

Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Ong Và Mật Hay Nhất

Chia sẽ bài văn mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ ong và mật hay nhất.

Ngoài kia cuộc đời tràn đầy sắc ngọt vị hương! Hoa nào cũng đẹp mà nụ nào cũng thơm! Yêu cuộc sống bao nhiêu thì người nghệ sĩ càng đong đầy những ý niệm của mình trong các vần thơ bấy nhiêu. Những rung động tinh tế, những trái tim ca hát của người nghệ sĩ lúc nào cũng bám riết, cũng đòi tinh chất mật ngọt của đời sống. Như đôi cánh ong chăm chỉ, Chế Lan Viên trong “Ong và mật” có viết:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Mỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ong bay
Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây”

Ý kiến trên của Chế Lan Viên với hình ảnh của con ong kiếm mật đã mở ra công việc, trách nhiệm và thiên chức của mỗi nhà thơ trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của mình.

Thơ là tình ca muôn đời của cuộc sống mến thương, Nhà thơ chính là người viết nhạc, người tạo lời cho bản đàn dạo suốt trăm phương. Cuộc sống thì mời mộc lắm, đáng yêu và quyến rũ lắm, nhà thơ không thể mong đứng bên ngoài khung trời ấy mà tạo nên được muôn câu thơ cho đời, Góp mình vào dòng thơ ca đó, Chế Lan Viên có những câu thơ viết về thơ rất tinh tế và sắc sảo.

Với trải nghiệm của một nhà thơ lớn, Chế Lan Viên có những ý kiến rất xác đáng về thơ ca, nhà thơ cũng như quá trình hình thành nên tác phẩm. Rất nhiều bài thơ của Chế Lan Viên ẩn chứa quan niệm nghệ thuật. Những dòng thơ trong “Ong và mật” đã nói lên được thiên chức của nhà thơ, cũng như quá trình sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật văn chương.

Ông ví nhà thơ như chú ong kia, cứ mải mê, miệt mài hút nhụy, hút mật, đắm mình vào với mật cuộc sống. Mật càng ngọt, càng tinh chất thì đôi cánh ong bay càng miệt mài, vất vả. Cũng như thơ càng cô đọng, hàm súc nao nhiêu thì những nặng nhọc đèo bong của nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật càng kì công, khổ hạnh bấy nhiêu.

Không phải ngẫu nhiên Chế Lan Viên lại nhìn thấy hình ảnh các nhà thơ trong chú ong kiến mật chăm chỉ. Phải chăng ong và quá trình làm mật cùng chiếu ứng với nhà thơ và quá trình sáng tác. Nếu đặc tính của con ong là cần mẫn, chăm chỉ thì nhà thơ cũng vậy:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Mỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ong bay”

Chế Lan Viên đã nêu lên được yêu cầu trong sáng tạo của nhà thơ. Con ong chính là nhà thơ, “hoa” là hiện thực đời sống và “giọt mật” kia là tác phẩm, là bài thơ. Sự tương phản và đồng nhất giữa “trăm hoa” – “một mật” đã cho thấy được sự lâu dài, gian khổ bởi chính thơ là kết tinh của hiện thực đời sống. Những “biến”, “thành”, “đòi” hay là những yêu cầu cấp thiết để nhà thơ có thể thâu lấy hiện thực kia mà thêu mà dệt, mà chiết lấy những gì tinh túy nhất.

Với một loạt các không gian “non Đoài”, “xứ Bắc”, “đồng bằng”, “miền Tây”. Những vùng miền ấy đều là những địa danh đẹp và thơ của Tổ quốc. Hay chăng trong thơm ngát của đồng nội xanh rì, cần hút nhụy, hút mật ở những nụ hoa đẹp nhất, thơm nhất và đầy vị ngọt lành nhất. “Ong và mật” hay là người nghệ sĩ với tác phẩm của mình, với mỗi vần thơ mình viết, mình tạo thành, và rung lên điệu hồn của cuộc sống trong ngọt ngào, ý vị và dư ba.

Chế Lan Viên khẳng định nhà thơ phải là người gắn bó sâu sắc với thực tế đời sống, đưa đời sống chân thực vào trang thơ. Hay phải chăng cuộc sống chính là nơi nhà thơ cần đắm mình vào để có được cho mình bao mặn mòi của đời sống.

Nguyễn Du xưa cũng đã phải gió bụi truân chuyên để làm nên được bao kiệt tác văn chương. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Du sẽ không trở thành đại thi hào nếu không có mười năm gió bụi. Phải chăng không có quãng thời gian nhập mình vào đời sống của dân nghèo lam lũ thì sao Nguyễn Du thấu hiểu hết mọi đắng cay, mọi cơ cực của đời sống:

“Lạnh sơ đã khổ vì không áo,
Chày vải nhà ai chiều nện đưa” (“Đêm thu” – II)

Có lẽ người đã nhìn thấy cảnh khổ này trong cảnh khổ của mình. Nguyễn Du đã từng bôn ba mười năm trên đất Bắc, mười năm gió bụi ấy, người đã nếm trải nên khi gặp ba mẹ con đói khổ thì tâm trạng chạm đến tim, tâm khóc và tim nhỏ máu. Mười năm để thấu hiểu cuộc sống đã đem đến những hiểu biết sâu sắc, làm tiền đề cho chân dung nhà đại thi hào dân tộc.

Hồ Xuân Hương – một trong ba nữ kiệt của thơ ca Việt nam, đã có nhiều tác phẩm viết cho những người phụ nữ bình dân. Trong khi: những nhân vật phụ nữ của văn học giai đoạn này, hầu như tất cả đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Nhưng có lẽ, vì sống gắn bó với cuộc sống bình dân, hiểu sâu sắc bản chất xã hội nên Xuân Hương trở thành người đầu tiên và duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này không phải là cô gái quý tộc, mà đích thực là cô gái bình dân, bình dân từ cốt cánh đến hình hài:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

(“Bánh trôi nước”)

Nhân vật bình dân, hình ảnh bình dân và đến cả ngôn ngữ cũng bình dân nốt. Nếu không có cái vốn văn học, dân gian kia thì sao có một Hồ Xuân Hương “dân gian” đến thế. Không sống, không gắn bó mật thiết thì sao có thể đưa vào thơ vào thơ văn những lời ăn tiếng nói dung dị, những hình ảnh nhân vật bình dị nhất? Những cô gái lực lưỡng, thắt đáy lưng ong, hếm thắm hoa hiên, tóc bỏ đuôi gà, cứ trở về trong trang thơ bà chúa Thơ Nôm như dấu ấn vàng tươi của cuộc sống một thuở!

Quá trình sáng tạo của nhà thơ chính là quá trình tim về với chân dung cuộc sống, là cái lắng tai nghe những nhịp đập của cuộc đời. Chẳng thế mà Xuân Diệu đã từng ca ngân:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá cuẩ cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si…”

Thế Lữ thoát lên trên. Lưu Trọng Lư trốn trong trường tình, Huy Cận trở về nỗi buồn cùng quá khứ, Xuân Diệu là chú ong mật chốn trần gian mê mải. Mê mải quá giữa ngàn thanh âm sắc điệu mời mọc, lả lơi. Xuân Diệu “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”.
Không chỉ ngồi để chờ hiện thực đến với mình, các nhà thơ cần tìm hiện thực, đi để lấy tư liệu cho trang viết:

“Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây”

Trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Hạ Long, Huy Cận có “Đoàn thuyền đánh cá”. Nguyễn Thành Long cũng có cho văn chương một “Lặng lẽ Sa Pa”. Khi Chế Lan Viên không có dịp đi lên Tây Bắc nhưng lại có những vần thơ tuyệt hay trong “Tiếng hát con tàu”:

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”

Trong thơ ca cũng có hiện tượng lạ. Nguyễn Chẩn đi viết hay, Bạch Cư Dị không đi viết lại hay hơn. Bài thơ “Con tàu xay” của Ranban được viết khi tác giả chưa đi biển. Ở đây cũng vậy, lúc làm “Tiếng hát con tàu”, Chế Lan Viên chưa lên Tây Bắc. Phải chăng làm thơ “chính là nói, là viết về cái điều tỏa ra trước thực tế chứ không phải chỉ bằng bản thân thực tế: không có thực tế thì không có cái tỏa ra đó” (Chế Lan Viên). Nhà thơ không những phải gắn quá trình sáng tạo với thực tế mà còn là với trí tưởng tượng càng sâu, càng đượm, càng hay!

Thơ là kết tinh của chủ thể sáng tạo và hiện tượng đời sống, cũng như để có đường mật còn có hai điều kiện: sự cần cù của ong và trăm ngàn bông hoa. Hay để được bài thơ theo nghĩa đích thực thì cần cả tài năng của nhà thơ và hiện thực cuộc sống muôn màu. Viễn Phương cho rằng: “Muốn có thơ hay cần có thơ hay cần có tài năng, lòng nhân ái, cái tâm trong sáng. Ngoài ra cần phải cắm sâu vào cuộc sống và lao động nghệ thuật cần cù…”.

Hình ảnh con ong chăm chỉ cần mẫn cũng là hình ảnh lao động nghệ thuật của các nhà thơ. Một bài thơ ra đời là tinh chất của bao chữ, bao nghĩa, bao nhọc nhọc tìm kiếm. Hiện thực đời sống sẽ không nên hương nên sắc nếu nhà thơ lao động sáng tạo bằng chính tài năng và tâm huyết của mình. Có tài năng, có tâm huyết và khổ hạnh “phu chữ” cùng với hiện thực phong phú của đời sống là hai yếu tố làm nên một tác phẩm thơ hay đi vào lòng người đọc.

Quan niệm trên của Chế Lan Viên như một tuyên ngôn nhằm điều chỉnh lại những cách hiểu phiến diện: hoặc là quá đề cao tài năng nhà thơ, hoặc là quá đề cao hiện thực đời sống. Trong lịch sử văn học Việt Nam, đã có sự đối lập một thời giữa hai trường phái: nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Một bên quá đề cao những gì thuộc về hình thức, tài năng, còn một bên quá coi trọng về hiện thực đời sống. Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã dung hòa được điều đó. “Ong và mật” của Chế Lan Viên đã thực sự nói được mối quan hệ giữa nhà thơ và hiện thực đời sống, nó sâu sắc được quá trình sáng tạo của nhà thơ.

Lời nhận định của Chế Lan Viên đã mở ra hình ảnh công việc “hút mật” của người làm thơ. Mỗi nhà thơ là một chú ong chăm chỉ bay đến mọi vườn hoa trên khắp thế gian này, để mà hút nhụy, để mà làm hương, để nụ hoa này nối tiếp bông hoa kia, khoe sắc hương rực rỡ. Trăm đường ong bay rồi cũng tìm về với hoa, nhà thơ rồi cũng tìm về để sống, rồi ngụp lặn trong làn sữa mát của cuộc đời.

Ý kiến của Chế Lan Viên khẳng định công việc đầy cao cả của mỗi nhà thơ: phát hiện ra trăm hoa trong vườn, rông rinh và tôn cao vẻ đẹp ấy lên cho vẻ đẹp ấy rực rỡ và tỏa sáng. Một chú ong mật hay một nhà thơ đều yêu biết mấy cuộc sống yêu kiều này:

“Bài thơ anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm nấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa”

(Chế Lan Viên)

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Tiếng Hát Con Tàu [Chế Lan Viên] ❤️️Nội Dung, Tác Giả, Tác Phẩm 

Viết một bình luận