Bài Thơ Tháng Ba Đến Lớp [Nội Dung + Ý Nghĩa + Cảm Nhận]

Bài Thơ Tháng Ba Đến Lớp ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận ✅ Cùng Thohay.vn Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Qua Những Bài Văn Phân Tích Bên Dưới.

Nội Dung Bài Thơ Tháng Ba Đến Lớp

Bài thơ: Tháng ba đến lớp
Tác giả: Phạm Văn Minh

Năm học đi qua tháng ba
Tháng ba những ngày giáp hạt.

Sáng ra tôi đứng cổng trường
Đón từng em đến lớp
Miệng nhẩm tính bốn mươi, bốn mốt…
Những ngày này thấy quí các em hơn.

Tôi biết có em ngày chẳng no cơm
Ăn bữa sáng một phần độn củ
Nhưng hành trang đến trường bao giờ cũng đủ
Bài học thuộc trong đầu, sách vở gọn trong tay.

Và giờ nào cũng chẳng thiếu đâu
Những cánh tay giơ lên khi tôi nêu câu hỏi
Những ánh mắt nhìn tôi nói những điều muốn nói
Những tiếng cười bè bạn đùa nhau…

Những tiết học vẫn rộn ràng tiếng hát
Giờ ra chơi vẫn náo nức những trò chơi
Dẫu khó khăn nhưng không vắng tiếng cười
Các em đi qua tháng ba với điểm mười tươi đỏ.

Ôi! Những tháng ba
Như đường đến trường có con suối lũ
Tôi muốn làm nhịp cầu nho nhỏ
Đón em đi trên chặng đường xa…

Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui
Dẫu có tháng ba còn đi qua năm học
Một khoảng trống trên bàn có em vắng mặt
Là thành bao khoảng trống ở trong tôi.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Thơ Tiểu Học Ngày Xưa ❤️️ Hay Nhất

Ý Nghĩa Bài Thơ Tháng Ba Đến Lớp

Bài thơ ca ngợi tấm lòng nhân ái, trách nhiệm và hy sinh của người thầy giáo, cũng như phản ánh sự nghèo khó, khó khăn và chịu đựng của các em học trò.

Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tháng Ba Đến Lớp Hay Nhất

Chia sẽ bài văn cảm nhận, phân tích bài thơ tháng ba đến lớp hay nhất.

Bài thơ “Tháng ba đến lớp”của nhà giáo Phạm Văn Minh – Bút danh Thanh Ứng – được tặng giải Nhất cuộc thi viết về Thày giáo và Nhà trường năm 1978 cùng hai nhà thơ: Trần Đăng Khoa với bài “Thày giáo thương binh” và Vũ Đình Minh với bài “Ý nghĩ ngày mưa”.Bài thơ cũng được đưa vào chương trình Tiểu học. Nó có chỗ đứng danh dự trong trái tim người yêu thơ nói chung và các nhà giáo yêu thơ nói riêng.

Nhân dịp một mùa xuân mới đang đến gần, một mùa xuân với sức sống, sự trẻ trung hy vọng cứ ngập tràn muôn nơi, tôi xin trình bày một vài cảm nhận của mình về bài thơ  như là một  tiếng nói cám ơn cuộc đời, cuộc sống mới mà Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại đã đem lại cho chúng ta hôm nay.

Trước hết , mỗi chúng ta đều nhận thấy cái hay của bài thơ là qua diễn tả tâm trạng phấp phỏng, âu lo đã nói lên được tấm lòng của người thầy  giáo đối với các em học trò nghèo của mình. Và, cái đắc địa của bài là tác giả chọn được một tứ thơ độc đáo: sự lo lắng của người thầy  khi tháng ba đến với lớp học. Là người Việt Nam, không ai không thấu hiểu cụm từ “tháng ba giáp hạt”. 

Ông bà ta cũng đã để lại câu tục ngữ: “Tháng tám chưa qua, tháng ba đã tới” để nhắc nhở cháu con. Đấy là thời điểm đói kém, nhất là đối với bà con nông dân đã thiếu ăn, đã đói thì con trẻ học hành làm sao? Thanh Ứng đã bắt trúng cái tứ này và triển khai thành công các ý thơ theo xúc cảm chân thực của mình.Cứ như thế bài thơ là sự trải lòng của thầy giáo về tháng ba đi qua năm học. Tương phản với cái đói, cái thiếu ăn là tấm lòng yêu thương trò vô bờ của người thầy, là thái độ học tập chuyên cần say mê của trò.Bài thơ khép lại ở một hình ảnh thơ ấn tượng, gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Đó là hai câu thơ:

                                     Một khoảng trống trên bàn có em vắng mặt
                                    Là thành bao khoảng trống ở trong tôi.

Bởi vì: Từ một khoảng trống ở trên bàn dấu hiệu báo cho thầy cô giáo biết lại có thêm một em học sinh vắng mặt vì không còn đủ thóc gạo ăn trong những ngày giáp hạt tháng ba.Tác giả liên tưởng đến rất nhiều khoảng trống vô hình của nỗi buồn thương trong tâm hồn mình “ là thành bao khoảng trống ở trong tôi”. Điều đó cho thấy tấm lòng yêu thương thắm thiết của thầy cô giáo đối với các em học sinh ở vùng quê nghèo trước kia. Đáng quý biết bao, đáng trân trọng biết bao những tấm lòng vàng của các thầy cô!

 Tiếp cận bài thơ ở  một góc nhìn khác, tôi muốn chia sẻ nhiều hơn với lớp lớp các thế hệ học trò của mình.  Tháng ba vẫn đi qua năm học của các em  như một quy luật bất biến của thời gian. Nhưng tháng ba với các em có lẽ  no ấm, hạnh phúc, đủ đầy hơn các bạn nhỏ trong bài thơ. Các em nghĩ gì khi các bạn đó đến lớp cơm không no, ăn độn củ mà “ hành trang đến trường bao giờ cũng đủBài học thuộc trong đầu, sách vở gọn trong tay.

Các bạn đã đi qua tháng ba đói rét bằng niềm tin trong sáng của tuổi học trò của những nỗ lực không ngừng để:

Dẫu khó khăn nhưng không vắng tiếng cười
Các em đi qua tháng ba với điểm mười tươi đỏ.
 Và dẫu  có những khoảng trống trong lớp nhưng những người đi học đã lấp đầy “ khoảng trống” đó bằng sự say mê học tập của mình:

Và giờ nào cũng chẳng thiếu đâu
Những cánh tay giơ lên khi tôi nêu câu hỏi
Những ánh mắt nhìn tôi nói những điều muốn nói

    Đọc bài thơ em nghĩ suy gì hỡi các em yêu quý ?

Vâng! Một cuộc sống mới, tươi đẹp đang mở ra trước mắt các em. Cuộc sống mà cha ông  chúng ta đã xây đắp bằng công sức thậm chí là xương máu của mình. Cuộc sống mới đủ đầy dưới mỗi mái nhà  hôm nay còn là sự nỗ lực của cha mẹ các em, dù ở nông thôn hay thị thành họ đều muốn xóa đi trong ký ức các em về tháng ba – tháng giáp hạt, tháng của những ngày đói. Hoặc vì quá yêu cái chữ, quá kỳ vọng vào sự học của con em mình mà họ dành trọn cái thiếu ăn, thiếu mặc về phía mình để cho các em có thêm cuốn vở, cây viết …. đến trường.

Ai đó đã nói rằng: “ Một bài thơ hay là bài thơ mở ra trong lòng người những cảm xúc mới mẻ, nhân lên ở độc giả một thái độ sống tích cực ..”

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Lời Ru Của Thầy ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích

Viết một bình luận