Đợi [Vũ Quần Phương] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Những Bài Văn Phân Tích Tác Phẩm Hay Nhất Cho Các Bạn Tham Khảo.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Đợi Của Vũ Quần Phương
Bài thơ: Đợi
Tác giả: Vũ Quần Phương
Anh đứng trên cầu đợi em
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
Nước chảy bên lòng, anh đợi em
Anh đứng trên cầu nắng hạ
Nắng soi bên ấy lại bên này
Đợi em. Em đến? Em không đến?
Nắng tắt, còn anh đứng mãi đây!
Anh đứng trên cầu đợi em
Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời đất quen thành lạ
Nước chảy… kìa em, anh đợi em.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Áo Đỏ ❤️️ Ý Nghĩa, Cảm Nhận
Ý Nghĩa Bài Thơ Đợi Của Vũ Quần Phương
Ý nghĩa bài thơ là ca ngợi tình yêu kiên trì, chân thành và hy sinh của người con trai, cũng như phản ánh sự đơn phương, vô vọng và đau khổ của tình yêu chờ đợi.
Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Đợi Hay Nhất
Chia sẽ những bài văn cảm nhận, phân tích bài thơ Đợi hay nhất.
Bài thơ như một bức tranh gồm hai hệ thống hình tượng tĩnh và động. Tĩnh là cây cầu và người con trai. Động là dòng sông, là ánh nắng và bóng của cây cầu in hình dưới nước. Hai hệ thống hình tượng này có chung một không gian tĩnh và có chung một yếu tố vừa tĩnh vừa động: hình ảnh cây cầu và người con trai in bóng xuống dòng sông. Có thể nói, những liên tưởng thơ thú vị được khởi phát từ cái yếu tố chung vừa tĩnh vừa động này.
Anh đứng trên cầu đợi em là một hình ảnh tĩnh. Anh đứng từ bao giờ? Không thể biết! Nhưng hẳn là lâu lắm rồi. Ngay dưới chân anh là hình ảnh động:
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
Cái dòng chảy vô thuỷ vô chung kia chính là thời gian đã được vật chất hoá, có thể tri giác được. Nó là dòng chảy của quy luật tự nhiên, là khách quan, ở bên ngoài mọi tâm trạng của con người. Nhưng do thời gian chờ đợi quá lâu, lâu đến mức, cái dòng chảy ở bên ngoài kia đã trở thành một dòng chảy ở bên trong, ngay trong lòng anh. Nó đang xói vào lòng anh, bào mòn cả sự kiên nhẫn lẫn niềm tin của anh khiến anh phải thảng thốt kêu lên: Nước chảy bên lòng, anh đợi em.
Như vậy, anh đứng trên cầu cũng tức là đứng giữa dòng chảy lạnh lùng, tàn nhẫn của thời gian. Anh đứng để chịu đựng một hình phạt ghê gớm, đó là nỗi cô đơn và sự hoài nghi đang giày vò ngày càng dữ dội. Anh đang bị dòng chảy tra tấn từ từ, đều đều, nhàm chán và đơn điệu đến phát sợ!
Anh đứng trên cầu nắng hạ cũng là một hình ảnh tĩnh. Nhưng tại sao lại là nắng hạ chứ không phải nắng xuân, nắng thu? Phải chăng việc kiên gan đứng dưới nắng hạ được coi là một thử thách không kém phần đáng sợ? Có điều, nắng có quyền soi bên ấy lại bên này cũng như có quyền dội lửa và thôi không dội lửa. Chỉ có người con trai là phải chịu trận: còn anh đứng mãi đây! Anh đứng mãi (tĩnh và thụ động tới mức vô tri), đứng ở đây (bất di bất dịch tới mức vô hồn) để phấp phỏng: Em đến? Em không đến? Nó có vẻ giống với trò chơi vặt cánh hoa một cách may rủi: Yêu? Không yêu?/Yêu? Không yêu… Nếu em đúng hẹn thì anh đã chẳng phải chờ. Chỉ còn lại một thực tế phũ phàng là Em không đến, nghĩa là em đã lỡ hẹn.
Câu đầu tiên của khổ thơ cuối cùng vẫn là một hình ảnh tĩnh: Anh đứng trên cầu đợi em. Thoạt nhìn, hình ảnh này giống hệt hình ảnh mở đầu bài thơ, và nếu như vậy thì người con trai đã hoá đá. Nhưng ngẫm kĩ thì không phải.
Sự vận động vô cảm của cái bên ngoài như nước chảy, nắng tắt đã gây nên những chấn động dữ dội trong lòng người con trai. Người con trai không thể chờ đợi một cách vô vọng, cho dù là người con gái lỡ hẹn vì không thể đến chứ không phải là không muốn đến.
Có một nỗi đau âm thầm đang giằng xé trong lòng người con trai:
Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời em quen thành lạ
Ở đây có sự đối lập giữa một ngày với một đời, có sự hoán đổi giữa lạ và quen. Chỉ cần một đơn vị thời gian nhỏ thì cái lạ sẽ thành quen, đây là quy luật về sự gần gũi theo kiểu “lửa gần rơm…” hoặc “nhất cự li, nhì cường độ”. Nhưng với một đơn vị thời gian quá lớn thì cái quen sẽ thành lạ, đây là quy luật về sự chia li theo kiểu “xa mặt cách lòng”. Người con trai không thể chờ đợi chỉ vì chính anh ta cũng không chống lại nỗi quy luật khách quan của dòng chảy thời gian. Và, tiếng kêu cuối cùng của người con trai khiến ta không khỏi nao lòng:
Nước chảy… kìa em, anh đợi em
Hỡi em yêu! Anh đã đợi em và có thời gian làm chứng – nhưng bây giờ thì anh không thể… bởi vì Em không đến, vì thế em trở nên xa lạ với anh. Biết làm sao được, kìa em!
Đợi của Vũ Quần Phương đã gợi lên được mối đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc. Chúng ta từng biết đến một hòn Vọng Phu với truyền thuyết về một người vợ chờ chồng vô điều kiện, chờ đến hoá đá.
Đó là sự chung thuỷ tuyệt đối và được coi như một chuẩn mực đạo đức, ít ra là ở thời tao loạn. Chúng ta chưa nghe ai nói đến một hòn Vọng Phụ, nhưng có lẽ việc người con trai phải chung thuỷ tuyệt đối với một người con gái cũng mặc nhiên được coi là một chuẩn mực đạo đức trong tình yêu. Không thể phủ nhận giá trị của đạo đức, nhưng cũng không thể chống lại quy luật khách quan
Đây chính là chỗ thử thách của nghệ thuật. Vũ Quần Phương đã xử lý tình huống gay cấn này bằng nghệ thuật thật tài tình và đầy tính nhân văn. Cũng cần phải nói thêm rằng, nếu ai đó phải chờ đợi một người yêu ra trận đến nỗi không thể chờ được nữa thì nỗi đau của sự buộc phải thay lòng đổi dạ sẽ thấm thía đến chừng nào?!
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Trước Biển ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận