Thơ Vũ Quần Phương ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm, Cuộc Đời, Sự Nghiệp ✅ Chia Sẻ Về Tiểu Sử, Sự Nghiệp Sáng Tác, Các Tác Phẩm Nổi Tiếng Của Vũ Quần Phương.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Vũ Quần Phương
Hóm hỉnh, thâm trầm nhưng đầy sâu sắc – đó là những đặc điểm khi nói về nhà thơ Vũ Quần Phương. Ông vốn là một bác sĩ “đi ngang” vào văn chương. Để hiểu hơn về tác giả đặc biệt này thì bạn có thể theo dõi phần chia sẻ tiểu sử cuộc đời tác giả Vũ Quần Phương dưới đây nhé!
- Vũ Quần Phương sinh ngày 8.9.1940, tên thật là Vũ Ngọc Chúc. Ông là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học nổi tiếng.
- Quê gốc: xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Vũ Quần Phương sử dụng một số bút danh khác để sáng tác như: Ngọc Vũ, Phương Viết.
- Vũ Quần Phương tốt nghiệp đại học Y khoa năm 1965.
- Từ 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Ban văn học Đài tiếng nói Việt Nam.
- Từ 1984, làm biên tập viên NXB Văn học. Sau đó, ông chuyển về công tác tại Hội văn nghệ Hà Nội, từng là Chủ tịch Hội văn học Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội.
- Hiện Ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam.
- Ông còn từng là Đại biểu Quốc hội khóa IX
Xem thêm các thông tin về 🔰Thơ Vương Trọng 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Vũ Quần Phương
Chia sẻ cho bạn đọc các thông tin quan trọng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Vũ Quần Phương.
- Vốn là bác sĩ, Vũ Quần Phương chuyển sang hoạt động văn học và đã gắn bó gần như cả cuộc đời với văn chương. Ông thuộc thế hệ những cây bút trưởng thành trong giai đoạn thơ chống Mỹ.
- Ở hai thập niên đầu, thơ của Vũ Quần Phương có các tập như: Cỏ mùa xuân, Hoa trong cây, Những điều cùng đến,… mang những đặc điểm chung của thơ chống Mỹ. Là một người mang tâm hồn nhạy cảm, một hồn thơ giàu cảm xúc, ông đi vào cuộc sống mỗi vùng đất, mỗi cảnh đời, mỗi con người… khi sôi nổi, hồ hởi, lúc lại bồi hồi, bâng khuâng thương cảm…
- Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, Vũ Quần Phương còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.
- Nhà thơ Vũ Quần Phương có tài “điểm huyệt” văn chương, lột tả thần thái của bài thơ một cách chính xác và thuyết phục. Ông nêu ra được nhiều cái hay của tác phẩm, tác giả nhưng cũng rất tinh tế khi “mổ xẻ”, lấy ra những hạt sạn còn vương đâu đó trong thi phẩm. Có lẽ sự sắc sảo trong ông hiếm người sánh được.
Phong Cách Sáng Tác Của Vũ Quần Phương
Tìm hiểu chi tiết về phong cách sáng tác của nhà thơ Vũ Quần Phương:
- Các tác phẩm của Vũ Quần Phương mang đầy trí tuệ, sâu sắc, bao giờ cũng có điều để chiêm nghiệm, suy ngẫm về tình người, lẽ đời, về các vấn đề của đời sống xã hội.
- Thơ của ông luôn có cách nói bằng tứ, ngôn từ bình dị nhưng ý tưởng thâm thúy. Dường như nhà thơ đã dùng cách cảm của mình để nói giùm nỗi lòng của rất nhiều người, như bài “Đợi”, “Áo đỏ”, “Chiều”, “Trước biển”, “Cột thu lôi”…
- Phong cách rõ nét của Vũ Quần Phương đó là sự kiệm lời và chắt chiu câu chữ cho dù chỉ là một thi phẩm ngắn hay bài bình cho một bài thơ.
- Thơ ông thường không ồn ào, gân cốt, cũng không rậm rạp, bộn bể sự kiện, thay vào đó là có độ lắng lọc cần thiết của cảm xúc và chiều sâu nghĩ ngợi. Hiện thực cuộc sống đi vào thơ ông, do vậy, thường không nguyên hình, nguyên dạng, không trên bề nổi mà theo mạch chìm ấm nóng của cảm xúc. Giọng thơ khá bình dị, trầm tĩnh.
Đọc thêm về 🔰Thơ Thanh Thảo 🔰 Tìm hiểu chi tiết
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Vũ Quần Phương
Dưới đây là tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Vũ Quần Phương mà Thohay.vn vừa tổng hợp được.
*Những điều cùng đến (1983)
- Anh bộ đội và con búp bê
- Các cụ chép sách trong thư viện
- Cỏ trên hè phố
- Cô ca sĩ Sài Gòn hát bài hát Trường Sơn
- Đất làng năm ấy
- Ghi ở Triệu Phong
- Giấc ngủ ở nhà mình
- Gửi người về từ nơi xa nhất
- Kể chuyện làng
- Một chiều trung du
- Mùa xuân 1973
- Nghĩa địa hàng dương
- Người chăn nói chuyện bò
- Những điều cùng đến
- Ru con sau trận lụt
- Thấm trong di chúc
- Thực mơ Đà Lạt
- Tình yêu – Dòng sông
- Trước biển
- Từ biệt sơ tán
- Về thăm quê sơ tán
- Viết về cây
*Vầng trăng trong chiếc xe bò (1988)
- Bài thơ cuối của Lý Bạch
- Cây thông
- Cửa bể
- Đá và những người thợ đá
- Đêm trăng nông trường bò sữa
- Gửi anh phi công vũ trụ
- Hoa Vị Khê
- Lúa vụ mùa
- Những cánh diều không bay
- Sương mù Châu Mộc
- Tặng người cao niên
- Thương Cuội
- Tình yêu – Dòng sông2
- Tranh tết dân gian
- Viết trong đêm nghỉ tại chùa
+ Phần I
- Áo đỏ
- Chiều Nha Trang
- Cỏ
- Đợi
- Một phía trời
- Thôi bây giờ
- Vẽ
+Phần II
- Vầng trăng trong chiếc xe bò
*Vết thời gian
+Phần 1: Cầu và sông
+Phần 2: Nỗi người
+Phần 3: Lỡ
*Quên chữ quên câu (2000)
+Phần 1: Soi gương
- Soi gương
+Phần 2: Nghe đàn bầu
- Nghe đàn bầu
+Phần 3: Học cây
- Học cây
+Phần 4: Mùa xuân đi rất khẽ
- Mùa xuân đi rất khẽ
*Giấy mênh mông trắng (2003)
- Bao giờ thơ chấm câu
- Bệnh nhân tim
- Cánh đồng lúc tinh mơ
- Căn nhà xưa
- Cặp môi người trên mặt nạ
- Cây
- Cây si trong bệnh viện
- Cháu Tễu hát khoe
- Chùa trong núi
- Chùm thơ Yên Tử
- Cu Tễu lên ba
- Cu Tuệ
- Cuộc đời kỳ ảo
- Cuối năm
- Đối thoại
- Đừng tin bia đá
- Gạo quê
- Gặp sao khuya
- Ghi lúc chợt thức
- Giấy mênh mông trắng
- Giữa mây bay
- Gửi các con
- Gửi một bạn làm thơ
- Gửi núi non nước
- Gửi sông Hồng
- Hỏi cây
- Lạnh trên Yên Tử
- Lấy tay làm bút
- Lịch hoa
- Mây trắng
- Mùa thu trên đồng
- Ngày năm mới
- Nghe cháu hát
- Ngôn ngữ
- Người đi
- Những chú Hải Âu lạc chỗ
- Ông cháu
- Rức đầu
- Sách
- Sau trận lụt
- Sinh vật
- Sự trộn lẫn
- Tặng biển
- Thăm con
- Thơ ghé bến người
- Thơ gửi cháu
- Thơ tặng trường Monash
- Tiếng cu gù
- Tiếng hát Trương Chi
- Trong cơn lụt
- Trong gió
- Trời tối dần
- Trường xiếc
- Về thăm lớp cũ
- Viếng mộ ngày áp Tết
- Với thằng cu Tuệ
*Chỗ ấy sóng (2007)
- Chỗ ấy, sóng…
- Nhà
- Diêm
- Cửa hàng gốm sứ
- Cá
- Con nai rừng vào phố
- Con rồng đá bên lăng Lê Văn Thịnh
- Xiếc Trung Hoa
- Đám tang hoa
- Những con số
- Mấy người ngồi uống bia
- Chào cờ
- Về nguồn
- Nhìn biển
- Người về
- Thầy ơi!
- Nhớ anh Huy Cận
- Bất chợt với Thăng Long
- Vườn thú ngoài trời
- Vô tri
- Học khôn
- Lại học khôn
- Thị xã
- Ở nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi
- Mưa dầm
- Nằm mơ
- Mùa nắng
- Giải khát ngoài trời
- Tơ nhện
- Tình cờ
- Ngã tư đường
- Chuyện hồ Núi Cốc sông Công
- Tiễn xong lại đợi
- Quán tính
- Nhật thực
- Khán giả
- Ngã tư đèn đỏ
- Trên bãi biển
- Có hai người
- Với thơ
- Ước gì
- Thơ
- Nghe… lắng nghe
- Dễ hay khó
- Bên cháu
- Nghe cháu gọi ông
- Nhớ li ti
- Nằm cạnh cháu
- Dưới tàn cây râm mát
- Tuyết
- Thức giữa đêm
- Nhớ con gà
- Quê người
- Hương hoa cau
- Con sông quê ngày bé
- Gió thu
- Căn nhà xưa mẹ ở
- Vịn ca dao
- Nắng tươi
- Không đề
- Tóc muối tiêu
- Tóc trắng
- Khó thế
- Phật cười
- Cảm ơn
*Một số tác phẩm khác
- Cát biển
- Cây bàng mùa rét
- Cỏ mùa xuân
- Đi trong phố cổ Hà Nội
- Điền kinh
- Đọc thơ Xuân Diệu
- Đợi mẹ
- Giã từ Yên Tử
- Khói bếp
- Hoa trong cây
- Mặt trời lặn ở Ăng kor
- Một chú bê ra đời
- Mực lạnh
- Người chăn bò thổi sáo
- Ngưỡng cửa
- Nhật ký
- Những cái chân
- Nói với em
- Phải chăng…
- Sau giờ trực chiến
- Tặng người trồng mía
- Tháp Chàm
- Thăm anh hùng Núp trong bệnh viện
- Tiếng gọi
- Tranh ngựa
- Vị mùa xuân
- Với sông Đà
- Xa…
- Xem đồng hồ
- Xôn xao xuân tới
- Vầng trăng trong xe bò
Giới thiệu cho bạn đọc về 🌸Thơ Võ Quảng 🌸 Tuyển Tập Thơ Thiếu Nhi, Mầm Non
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Vũ Quần Phương
Đừng nên bỏ qua 15 bài thơ hay nhất của Vũ Quần Phương dưới đây nhé!
Mùa Xuân 1973
Hoa đào tươi trong bài ấm mưa rơi
Mùa xuân thứ bao nhiêu mà đời còn trẻ quá
Cành nhú lộc non tơ, đồng xanh từng chân mạ
Bức tranh chuột bao đời đám cưới vẫn chưa qua.
Bốn xung quanh vườn tược cửa nhà
Màu xanh mát của cây, sắc nâu bền của đất
Lấp đi mọi chiến hào, san từng ô bom giặc
Bất lại dành nung gạch, trồng cây.
Và thời gian cứ vơi hết lại đầy
Mùa xuân đến tươi ròng như buổi sáng
Ôi sức ấm cuộc đời, sức bền năm tháng
Trên nhưng hố bom đào sắc cỏ nói điều chi.
Áo Đỏ
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?
Cát Biển
Phải đâu bay mãi trong trời đất
Cát mỏi, về đây nằm nghỉ ngơi
Chỉ muốn lòng săn thêm vị muối
Rồi lại cùng bay với gió khơi
Vị Mùa Xuân
Cô gái thời gian
Vai gánh mùa hoa đang độ thắm
Mưa bụi đang bay với cánh đồng
Chim về gọi lá cho cành biếc
Cá lượn làm duyên với khúc sông
Mùa xuân như một phong thư ngỏ
Tôi đọc lời cha ông đất đai
Ruộng xưa về lại tay cày cuốc
Người trĩu mồ hôi, cây trĩu sai
Tôi đọc trên đường hy vọng cỏ
Phủ ngát chân người đi ước ao
Đất thuộc người làm sinh sôi đất
Tôi thuộc người đi với gian lao
Đợi
Anh đứng trên cầu đợi em
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
Nước chảy bên lòng, anh đợi em
Anh đứng trên cầu nắng hạ
Nắng soi bên ấy lại bên này
Đợi em. Em đến? Em không đến?
Nắng tắt, còn anh đứng mãi đây!
Anh đứng trên cầu đợi em
Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời đất quen thành lạ
Nước chảy… kìa em, anh đợi em
Nói Với Em
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
Cây Thông
Ai mà chịu rét bằng thông
Rễ xuyên mặt đất, ngọn trông vút trời
Sấm rung, chớp giật không rời
Một hơi gió lại bồi hồi khúc ngâm
Anh Bộ Đội Và Con Búp Bê
Không thể lẫn giữa Sài Gòn
là anh bộ đội
Không thể lẫn giữa các anh bộ đội
là con búp bê
Tám năm đi đánh giặc chưa về
Vào Sài Gòn bỗng nhớ con da diết.
Giữa phố xá người xe náo nhiệt
Hàng hóa sắc màu lộng lẫy cửa gương
Con búp bê bình thường
Trên ba lô con cóc
Cho tôi được chia vui với đôi chân anh bước
Cho tôi được yêu thương cùng đôi mắt anh nhìn
(Cái thành phố sa hoa đáng giận đáng thương
Trong sạch lại dưới cái nhìn như thế)
Một ngôi sao ta bao giờ lặng lẽ
Long lanh in lên một góc trời chiều
Cây xanh biếc
Phố phường ơi, im nhé!
Im mọi tiếng bán mua, im mọi lời đắt rẻ
Nghe thanh trong bài hát mới của đời
Anh hộ đội, trên vai, con búp bê nhỏ bé
Và ngôi sao đang ở tuổi lên mười.
Cây Bàng Mùa Rét
Lá như tự cháy ở bên trong
Cây đứng như thiêu giữa cánh đồng
Thu hết màu xanh cho tháng hạ
Bây giờ thành lửa sưởi ngày đông
Mặt Trời Lặn Ở Ăng Kor
Nụ cười gương mặt đá
Trên bảy trăm năm vẫn tươi
Nụ cười trên mặt người
Chưa tươi đã héo
Vầng trăng cổ xưa khi tròn khi méo
Đêm đêm sáng với nụ cười này
Ai đã ngồi đây
Những chiều sương xuống
Mặt trời đỏ như trái tim đứt cuống
Rụng phía trời tây
Tông lê sáp lênh loang hấp hối ánh ngày
Rừng dưới kia sẫm lại
Người ngồi đây dại ngây
Vạt cà sa không gói được ngày
Người u trầm với đá
Đá u trầm với cây
Những du khách bốn biển về đây
Muốn sống lại phút u trầm thuở ấy
Cũng mặt trời đang thoi thóp cháy
Cũng rừng cây vào đêm thâm u
Nhưng làm sao đám láo nháo khách du
U trầm trở lại
Nụ cười đá môi cong như nhạo
Bao giờ cho đến xưa
Trước Biển
Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
Em ơi em biển sâu rộng nhường kia
Ai biết được tự nơi nào biển mặn
Ơi hạt muối mang cho đời vị mặn
Tự bao giờ biển đã biết thương ta
Anh lặng im trên bãi cát như mơ
Trưa cô độc mặt trời lên chót đỉnh
Chỉ còn anh với nghìn trùng sóng đánh
Với nghìn trùng sâu lắng thương em
Chiều nay thôi khi nước thuỷ triều lên
Biển lại xoá dấu chân anh trên cát
Đời thay đổi những vui buồn sẽ khác
Vui buồn nào chẳng đậm lẽ thương nhau
Đến bao giờ anh được đứng cùng em
Trước biển lớn cuộc đời thương cảm ấy
Đêm gió trở mấy lần con sóng dậy
Chân trời nào đang có cánh buồm đi?
Ôi cuộc đời sâu rộng nhường kia
Sâu như biển, rộng như triều tít tắp
Vị biển mặn đến quá chừng mặn chát
Hạt muối đời hai đứa cắn chung nhau
Anh hiểu sao con sóng sớm bạc đầu
Anh hiểu sao chúng ta lại yêu nhau
Biển rộng quá, biển cần trời, cần đất
Bờ dẫu xa, bờ còn là có thật
Biển không cùng biển vẫn đỡ hơn anh
Trưa biển này anh chỉ nắm tay anh
Sóng bạc đầu biển vẫn mãi tươi xanh
Khi ta hết cuộc đời kia vẫn thế
Cái lúc ta chẳng được chờ nhau nữa
Gió vẫn vào thầm thĩ lá thông non
Dưới bãi xa con sóng vẫn bồn chồn
Vẫn chờ đợi một cái gì chưa tới
Mặt trời lên những chân trời lại mới
Những chân trời mờ ảo thuở ngày thơ…
Những cánh buồm lại rẽ sóng ra đi
Gió còn trẻ và buồm đang khao khát
Thuyền quăng lưới như đàn chim tha rác
Mặt biển bằng vui như mái nhà ta
Biết nói gì trước biển quá bao la
Trước tất cả những điều đơn giản thế
Anh đứng lặng nghe ngấm vào chất bể
Tiếng sóng dào trên một bãi dương xa…
Đọc Thơ Xuân Diệu
Con sông ấy có bến thuyền
Câu thơ ấy có một miền xót xa
Thơ tình tặng khắp người ta
Hại thay… trắng một vòng hoa trên mồ.
Chân đi dăm núi nghìn hồ
Gửi hương cho gió bao giờ mới xong
Chữ trên mặt giấy phập phồng
Trái tim im lặng dưới vồng cỏ may.
Phấn thông núi Ngự còn bay
Bạc hà đường Láng đang say vị hè
Câu thơ vừa chạm tiếng ve
Nửa chừng nét bút đã nghe lạnh trời.
Sống trong vui khổ cõi người
Anh như trái lựu, nụ cười thế a?
Huyền hồ bóng dáng thịt da
Uống xong lại khát là ta với đời
Thân về đất mẹ yên rồi
Hồn còn thảng thốt với người trần gian
Bài Thơ Cuối Của Lý Bạch
Rượu đổ đẫm sông, sông đẫm rượu
Ông say đêm ấy có ai buồn
Nghìn năm trăng cũ soi sông cũ
Sông cũ nghìn năm vẫn nước tuôn
Nghìn năm chưa dứt cơn say ấy
Mỗi độ nhìn trăng lại nhớ thơ
Rượu cũng không say bằng khát vọng
Trăng thành khát vọng giữa sông mơ
Nào ai biết được say hay tỉnh
Cái người chỉ bạn với trăng thanh
Gieo mình ôm lấy vầng khao khát
Đấy một bài thơ thật hết mình
Giấy Mênh Mông Trắng
Chữ nghĩa là gì, thật đấy hay mơ
Chữ vẫn a b, giấy mỏng từng tờ
Đi suốt đời người vẫn mênh mông trắng
Câu thơ thương người, ai thương câu thơ
Giữ lại được gì mỏng mảnh trên trang
Trăng dưới lòng sông gió thổi trên ngàn
Trang giấy như gương soi mình xa lạ
Trang giấy như nhà mà ta lang thang.
Nắng Tươi
Nắng chiếu trên chồng gạch đỏ tươi
Lá sáng long lanh ửng mặt người
Sẽ một ngày nắng tươi như thế
Mà ta không nữa ở trên đời
Không có ta thì gạch vẫn tươi
Biết đâu trong gạch có ta rồi
Tiếng chim tu hú trong vườn vải
Có giống khi ta tuổi chín mười?
Tìm hiểu về 🌼 Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh 🌼 Sự nghiệp, phong cách nghệ thuật