Bài Thơ Đợi Mẹ Của Vũ Quần Phương [Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Bài Thơ Đợi Mẹ [Vũ Quần Phương] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Cập Nhật Dàn Ý, Bố Cục, Giáo Án, Sơ Đồ Tư Duy, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Nội Dung Bài Thơ Đợi Mẹ

Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương được học trong chương trình môn Ngữ văn 7, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2. Chia sẻ cho bạn đọc nội dung bài thơ Đợi mẹ bên dưới.

Đợi mẹ
Tác giả: Vũ Quần Phương

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

Mời bạn xem trọn tuyển tập tại đây 👉 Thơ Vũ Quần Phương

Về Tác Giả Vũ Quần Phương

Xem thêm những nét chính về tác giả Vũ Quần Phương.

  • Vũ Quần Phương sinh năm 1940, tên thật là Vũ Ngọc Chúc
  • Quê quán:
    • Quê cha của ông tại Hải Hậu, Nam Định
    • Trong khi ông sinh ra ở quê mẹ Từ Liêm, Hà Nội
  • Sự nghiệp:
    • Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.
    • Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
  • Tác phẩm chính: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Những điều cùng đến (tập thơ, 1983), 22 bài thơ, Đợi (1988), Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988), Vết thời gian (tập thơ, 1996), …

Về Tác Phẩm Đợi Mẹ

Về tác phẩm Đợi mẹ, bài thơ này thuộc thể thơ tự do. Đợi mẹ có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

Bài thơ thể hiện tình yêu thương của bạn nhỏ dành cho mẹ. Thể hiện ở hình ảnh em bé đợi chờ và trông mong mẹ, nhớ những hình ảnh lao động vất vả của mẹ.

Có thể bạn sẽ quan tâm tác phẩm 🌷 Mùa Phơi Sân Trước 🌷 phân tích đầy đủ nhất

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Đợi Mẹ

Cùng khám phá hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đợi mẹ nhé.

  • Văn bản Đợi mẹ được in trong “Thơ về mẹ”
  • Bài thơ “Đợi mẹ” được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Đợi Mẹ

Nhất định đừng bỏ lỡ ý nghĩa nhan đề bài thơ Đợi mẹ.

Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.

Chia sẻ cho bạn đọc 💚 Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Giá Trị Tác Phẩm Đợi Mẹ

Sau đây là những giá trị tác phẩm Đợi mẹ.

Giá trị nội dung

  • Bài thơ “Đợi mẹ” được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.

Giá trị nghệ thuật

  • Lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, đầy cảm xúc
  • Hình ảnh sinh động, từ ngữ gợi hình, gợi cảm
  • Cách ngắt nhịp, gieo vần mang đến nhiều cảm xúc

Bố Cục Bài Thơ Đợi Mẹ

Bố cục bài thơ Đợi mẹ được chia làm 2 phần chính:

  • Phần 1: từ đầu đến “ trống trải”: Em bé ngồi đợi mẹ đến tối
  • Phần 2: Còn lại: Em bé đợi mẹ đến khuya, mẹ mới về

Xem bài viết đầy đủ 🌼 Em Bé Thông Minh 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Dàn Ý Đợi Mẹ

Lưu lại ngay dàn ý Đợi mẹ chi tiết.

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả và bài thơ.

– Nêu ấn tượng, cảm nghĩ chung về bài thơ.

2. Thân bài

Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. (Em thích chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài thơ? Em có thích các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ này không?)

Nêu lý do khiến em yêu thích chi tiết, hình ảnh, khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của bài thơ.. (Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?)

3. Kết bài

Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về bài thơ.

Soạn Bài Đợi Mẹ

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Đợi mẹ.

👉Câu 1. Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?

  • Vần lưng (nhà – xa); cách ngắt nhịp: 2/2/3, 2/2, 3/3, 2/3, 3/2…
  • Cách gieo vần và ngắt nhịp linh hoạt, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi của em bé.

👉Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé.

  • Từ ngữ: ngồi nhìn, lẫn, trống trải, chờ, khuya, bế
  • Hình ảnh: em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa, vầng trăng non, đom đóm bay, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp, hoa mận trắng lung linh, mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ
  • Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (em bé, mẹ); ẩn dụ (mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ)

=> Tác dụng: Góp phần diễn tả tâm trạng của em bé khi chờ đợi mẹ.

👉Câu 3. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.

Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”: Hình ảnh “nỗi đợi vẫn nằm mơ” chính là em bé đang chờ đợi mẹ đến ngủ quên ngoài đầu hè. Và mẹ bế em bé vào nhà với tất cả tình yêu thương, nâng niu.

👉Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.

  • Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc: Tình cảm yêu thương, nhớ nhung.
  • Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc đó: Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ; Mẹ lẫn trên cánh đồng.; Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ; Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa; Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

👉Câu 5. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?

Thông điệp: Bài thơ gửi gắm thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng, trân quý.

👉Câu 6. Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?

Tình cảm của bé và mẹ dành cho thấy tình cảm giữa người thân trong gia đình thật đáng trân trọng, đẹp đẽ.

Cập nhật thêm về 🌱 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Giáo Án Đợi Mẹ

Chia sẻ bạn đọc nội dung giáo án Đợi mẹ.

TIẾT…: VĂN BẢN 1. ĐỢI MẸ

(Vũ Quần Phương)

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc.

– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng biệt

– Năng lực xác định vần và nhịp điệu trong thơ.

– Năng lực xác định chủ đề, thông điệp của văn bản.

– Năng lực chú ý những từ ngữ, hình ảnh độc đáo.

– Năng lực tìm và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong VB.

  1. Phẩm chất:

–  Hiểu được cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác.  

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu học tập: GV chuyển một số câu hỏi trong SGK thành phiếu học tập;

– Một số tranh ảnh có liên quan đến bài học;

– Sơ đồ, biểu bảng;

– Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm;

– Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khơi gợi, dẫn dắt các em vào VB Đợi mẹ.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để suy nghĩa, trao đổi nhanh về câu hỏi Chuẩn bị đọc bằng kĩ thuật trình bày một phútĐợi chờ luôn mang lại cho con người những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/ điều gì đó.

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS suy nghĩ trả lời câu hỏi theo cặp.

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

👉Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Cảm giác khi chờ đợi một ai đó thật sự mang lại cảm giác đặc biệt đúng không nào?Đó có thể là sự háo hức, mong chờ, hồi hộp, xen lẫn sự ngượng ngùng, bối rối. Đặc biệt hơn khi người mà chúng ta đợi chờ lại chính là những người thân thiết nhất đối với ta. Trong bài học đầu tiên của chủ đề Lắng nghe trái tim mình, chúng ta sẽ cùng nhau chìm đắm vào trong những dòng cảm xúc bình dị, chân thực của cậu bé ngày ngày mong chờ mẹ với bài thơ Đợi mẹ.

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

  1. Mục tiêu: HS rèn luyện được kĩ năng đọc, tưởng tượng và suy luận để cảm nhận được bài thơ, đồng thời nắm được thông tin về tác giả và tác phẩm.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc văn bản, suy luận, tưởng tượng và trả lời câu khi đọc, câu hỏi tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm.
  3. Sản phẩm học tập: HS đọc và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đọc mẫu trước, sau đó tổ chức cho HS đọc diễn cảm VB để cảm nhận được vần, nhịp của bài thơ.

– GV dùng phương pháp đàm thoai gợi mở để hướng dẫn HS trao đổi về những kĩ năng đã được học ở các lớp dưới:

+ Dựa vào những căn cứ nào mà em xác định được VB thuộc thể loại thơ?

+ Theo em, khi đọc thơ cần chú ý điều gì về vần điệu và cách ngắt nhịp của bài thơ?

– Tiếp theo, GV tổ chức khơi gợi để HS nhớ lại và nhắc lại 2 kĩ năng quan trọng khi đọc thơ là kĩ năng tưởng tượng và suy luận (HS đã học ở lớp 6): Một người đọc hiệu quả thường sử dụng kĩ năng tưởng tưởng tượng và suy luận như thế nào?

– GV nhắc HS khi gặp các câu hỏi trong box và những chỗ được đánh dấu thì dừng lại suy nghĩ nhanh, tự trả lời thầm trong đầu nhằm tạo thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc.

GV có thể yêu cầu HS trả lời một vài câu hỏi trong khi đọc để kiểm tra việc các em đã kết hợp đọc VB với việc dừng lại trả lời các câu hỏi trong các box như thế nào.

Tuy nhiên, để tránh làm đứt mạch cảm xúc, tư duy của HS, GV có thể nhận xét ngắn gọn. Khi nhận xét, GV cần tập trung nhận xét cách HS thực hiện kĩ năng hơn là nội dung câu trả lời của HS:

+ Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?  

+ Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?

– Nếu HS chưa vững hai kĩ năng này, GV có thể làm mẫu lại hai kĩ năng này. GV chọn đọc một đoạn/ khổ có trong VB, làm mẫu kĩ năng suy luận bằng cách nói to suy nghĩ của GV khi thực hiện kĩ năng này để HS quan sát và nhớ lại.

Chẳng hạn, GV có thể chọn câu Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ và nói: “Sao lại nói “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” nhỉ? Mẹ đã bế ai vào nhà? Chắc là em bé. Vậy em bé được nhà thơ gọi là “nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Cách mô tả thật độc đáo nhưng cũng thật có lí. Vì em bé đợi mẹ đến nỗi ngủ quên. Và trong giấc ngủ em bé mơ về mẹ chăng?”.

– Sau bước làm mẫu, GV nên mười 1-2 HS thực hành kĩ năng. GV tổ chức cho các HS khác nhận xét cách HS thực hiện kĩ năng.

– Nếu HS đã nhớ về hai kĩ năng này, GV có thể bỏ qua bước làm mẫu ở trên.

– Cuối cùng, GV yêu cầu HS phân chia bố cục cho VB.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hành kĩ năng đọc VB, suy luận và tưởng tượng trong VB.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và Ghi lên bảng. 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS tìm hiểu trước một số thông tin về nhà thơ Vũ Quần Phương và tác phẩm Đợi mẹ trước ở nhà, kết hợp với thông tin trong SGK và trao đổi sự chuẩn bị với bạn bên cạnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập– HS trao đổi phần chuẩn bị với bạn bên cạnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một vài HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.
I. Đọc hiểu chung

1. Đọc văn bản     

– Dựa vào hình thức thơ: chia từng khổ, có vần nhịp điệu,…

– Cần chú ý gieo vần điệu (vần chân, vần lưng,…) và cách ngắt nhịp thơ linh hoạt tùy vào mỗi bài thơ…                 

– Em hình dung thấy hình ảnh một đêm trăng sáng với cánh đồng lúa, ngọn bếp lửa chưa ấm và căn nhà tranh trống trải.

– Mẹ đã bế em bé vào nhà, dựa vào câu thơ cuối mà em cho là vậy.                   

– Bố cục:

+ Phần 1: 4 câu thơ đầu: hình ảnh em bé đợi mẹ.

+ Phần 2: 7 câu tiếp theo: miêu tả cảnh vật về đêm.

+ Phần 3: còn lại: mẹ vẫn chưa về         

2. Tác giả– Tên: Vũ Quần Phương

– Năm sinh: 1940- Quê quán: xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

– Cuộc đời: Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương.

– Thể loại sáng tác: Thơ ca, phê bình văn học,…- Phong cách sáng tác: Thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc và suy tư.  

– Tác phẩm tiêu biểu Cỏ mùa xuân (1940), Hoa trong cây (1977), Những điều cùng đến (1983), Cát sáng (1985), Vầng trăng trong xe bò (1988), Vết thời gian (1996),… 

3. Tác phẩm

– In trong tập Thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động 2012.   

Sơ Đồ Tư Duy Đợi Mẹ

Tham khảo ngay các sơ đồ tư duy Đợi mẹ.

Sơ đồ tư duy Đợi mẹ chi tiết
Sơ đồ tư duy Đợi mẹ chi tiết
Sơ đồ tư duy Đợi mẹ ấn tượng
Sơ đồ tư duy Đợi mẹ ấn tượng

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌼 Ông Một [Vũ Hùng] 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

5 Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Đợi Mẹ Hay Nhất

Cuối cùng là 5 mẫu cảm nhận bài thơ Đợi mẹ hay nhất.

Cảm Nhận Bài Thơ Đợi Mẹ Nổi Bật – Mẫu 1

Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu.

Bài thơ “Đợi mẹ” được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc:

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

Bài thơ kể cho chúng ta nghe về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ: Đợi mẹ. Ai chẳng từng đợi mẹ đi chợ, đi làm. Ai chẳng từng trải qua cảm giác thắc thỏm đứng ngồi mong ngóng. Em bé trong bài thơ này cũng vậy. Trời đã tối.

Những dấu hiệu của nhịp sống ồn ào ban ngày đã dừng lại. Từng hoạt động của đêm lần lượt diễn ra: Vành trăng non đã lên, đom đóm đã thắp lửa ngoài ao, đom đóm đã bay vào nhà. Vậy nhưng mẹ vẫn chưa làm đồng về.

Em bé có thể nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng không thể nhìn thấy mẹ. Mẹ vẫn ở ngoài cánh đồng xa. Mẹ lẫn vào cánh đồng, còn cánh đồng lại lẫn vào đêm. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ bị lẫn, bị chìm vào trong bóng tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi.

Đâu phải mẹ không mong về với con, đâu phải mẹ không biết còn đang trông ngóng mẹ, nhưng vì cuộc mưu sinh, vì con, mẹ phải đi sớm về muộn. Hình ảnh của mẹ khiến ta nhớ đến hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông.” hay: “Cái cò mà đi ăn đêm”.. – thật tội nghiệp biết bao.

Mẹ chưa về, nên bếp chưa lên lửa, mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. Em mong mẹ không phải vì “xu bánh đa gừng” hay củ khoai, lùi mía. Em mong mẹ vì với em, mẹ là ấm áp, mẹ là bình yên. Có mẹ, căn bếp kia mới trở nên ấm cúng, có mẹ, mái nhà tranh mới bớt hoang vắng quạnh hiu.

Vậy nhưng, trong khi em bé chờ từng khắc bước chân mẹ, thì bước chân ấy vẫn “ì oạp” nơi cánh đồng xa. Từ tượng thanh “ì oạp” thật giàu sức gợi. Nó gợi lên từng bước chân khó nhọc của mẹ khi phải băng lội giữa bốn bề nước ruộng mênh mông, và lần nữa gợi lên cảm xúc nghẹn ngào nơi trái tim bạn đọc.

Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Thơ là sợi dây truyền cảm đặc biệt giữa tác giả và độc giả. Nên đọc những vần thơ trên, người đọc không khỏi rưng rưng xúc động.

Có lẽ, ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng thắc thỏm chờ mẹ như thế, nên “nỗi đợi” đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ ở câu thơ cuối thật thương quá đi thôi.

Đến bao giờ cuộc sống của mẹ và bé mới bớt nhọc nhằn, bao giờ mẹ mới được về sớm để em bé vui niềm vui bình dị bên mẹ mỗi khi chiều về chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa?

Bài thơ “Đợi mẹ” có số câu chữ không nhiều, lời thơ giản dị, tự nhiên, ngôn từ giàu sức gợi.. đã mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc.

Cảm Nhận Bài Thơ Đợi Mẹ Chọn Lọc – Mẫu 2

Em bé ngồi đợi mẹ mãi đến tối, rồi em nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng mà mẹ vẫn chưa về. Căn nhà thì trống trải, cảnh vật cũng buồn hắt hiu theo em.

Em bé ngoan và yêu mẹ rất nhiều, em thương mẹ phải lao động cực khổ. Ngày nào em cũng ngóng trông mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ…

Bài thơ Đợi mẹ kể về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ nhỏ, có lẽ vì vật mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.

Sau một ngày làm việc vất vả, mẹ trở về nhà, âu yếm yêu thương bế em bé đi ngủ. Em rất thương mẹ, nhưng dường như ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn, em ngày nào cũng đợi ngóng mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ về.

Bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.

Viết một bình luận