Mùa Phơi Sân Trước: Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích

Mùa Phơi Sân Trước ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Lưu Lại Các Sơ Đồ Tư Duy, Gợi Ý Soạn Bài, Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh.

Nội Dung Tác Phẩm Mùa Phơi Sân Trước

Văn bản Mùa phơi sân trước của tác giả Nguyễn Ngọc Tư là phần bài Đọc mở rộng theo thể loại trang 87 sách giáo khoa Văn 7 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo. Mời bạn đọc cùng Thohay.vn đọc nội dung tác phẩm Mùa phơi sân trước bên dưới.

Hồi con nít thích đi xe đạp về nhà ngoại bằng con đường xóm cặp mé sông Rạch Rập. Đường đất dầm dãi suốt một mùa mưa, chừng gió chướng thổi về mới ráo tạnh bùn lầy. Đến Chạp thì những chân trâu cũng bị bôi xóa hết, có thể đạp xe thong dong mà thỏa thuê nghiêng ngó.

Mùa Chạp đi bảy cây số không nghe mỏi. Gió chướng khoác lên làng mạc một vẻ mơ màng, đường uốn lượn theo sông, và dòng chảy đó thẳm suốt thoắt ẩn thoắt hiện sau những lùm cây hoang dại. Dọc đường thấy Tết lấp ló khắp nơi, trên sân nhà người, trên những giàn phơi.

Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau… Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân săm sắp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. Qua nhà nào có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

Càng gần về cuối năm giàn phơi càng bận rộn. Dầu dãi oằn mình suốt năm, giờ trên giàn bày ra những món ngon chuẩn bị cho cuộc hội hè. Bánh phồng vừa quết xong, củ kiệu mới trộn đường xong, mứt gừng mới ngào nửa lửa… thứ nào cũng ưa nắng. Nhưng cá khô mới là ưa nắng nhứt hạng, mới cần thứ nắng ròng ròng như thắp lửa, thứ nắng như cháy trên đầu. Mùa Chạp cá làm đìa người ta lớp rọng lớp làm mắm để ăn dần dần cho tới mùa lúa sau, mớ xẻ làm khô ăn Tết. Mùa đìa kéo dài cả tháng nghĩa là lúc nào giàn phơi cũng những con cá nằm nhuộm nắng cho đỏ au da thịt.

Mùa Chạp thể nào cũng gặp người ta ép chuối khô. Chuối xiêm chín cây sẵn ngoài vườn, lột vỏ phơi một nắng, rồi đem ép mỏng. Không như cá khô rủ rê bọn ruồi nhặng đến mức phải đốt nắm nhang cắm nơi đầu gió để xua đuổi chúng, mật chuối tươm ướt rượt chỉ mê dụ quyến rũ lũ ong. Kéo tới dập dìu, lảo đảo bay đậu như say, những con ong sa đà ở giàn phơi cho đến khi những miếng chuối ép mỏng bắt đầu khô quắt, vàng óng như vừa nướng trên than hồng. Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me… đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.

Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kỳ mời gọi trong sân thiên hạ. Đang thèm tô cơm nguội chan nước dừa ăn với khô lóc nướng thì bỗng nghĩ giờ phải có thịt kho Tàu để ăn với dưa kiệu nhà kia, rồi cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.

Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi. Hụt hơi, chới với. Có lần về nhà kêu má Tết này làm những món này này, những món mà mình nhìn thấy mang theo trên suốt chặng đường từ nhà ngoại về. Má cười, người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

Mình dại hơn cả tuổi mười ba, không hiểu câu đó mấy, nên vẫn muốn má bày thật nhiều thứ trên giàn phơi nhà mình, chớ không phải còm nhom chút dưa kiệu, dưa hành, chút chuối khô… Nên Chạp sau mình vẫn nhắc, má lại nói ta đâu cần phải có cái mà người ta có.

Cũng may qua mỗi Chạp mỗi mùa phơi mình mỗi lớn, bài học của người của ta má không nhắc nữa, mình bỗng bâng quơ nhớ. Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người. Ngó qua khoảng sân đã rợp những cây mồng gà, vạn thọ biết ai ăn Tết lớn ai chịu đìu hiu, như ngó qua cái sào phơi quần áo biết nhà ai đông nhà ai đơn chiếc, ai khá giả ai nghèo. Nắng gió khiến mọi niềm vui nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường. Căn chòi của bà già chèo đò hay chở mình qua sông trống mãi, cho đến ngày cuối Chạp bỗng trên đống củi có phơi vài tàu lá chuối, biết tối nay trên sân nhỏ bà sẽ ngồi canh nồi bánh tét đến giao thừa. Mình bỗng nghe nhẹ nhỏm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông.

Chật vật mấy, cuối Chạp cũng có cái đem phơi, đem nhuộm nắng, cũng có bụi bông vạn thọ, và bông trang bông lồng đèn nở rực rỡ trên rào…

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Tóm Tắt Mùa Phơi Sân Trước

Xem thêm bản tóm tắt Mùa phơi sân trước ngắn gọn.

Bài tản văn “Mùa phơi sân trước” là kỉ niệm của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân. Tác giả cũng đòi má phơi nhiều thứ nhưng má chỉ cười. Không phải má không muốn phơi những thứ mà tác giả thấy trên đường nhưng sự thực là nhà tác giả nghèo nên má đành cười và nói như vậy.

Về Tác Giả Nguyễn Ngọc Tư

Chia sẻ cho các bạn một số thông tin về tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

  • Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư (1976)
  • Quê quán: Cà Mau
  • Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam
  • Phong cách sáng tác: Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất, mộc mạc
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp chí Nguyễn Ngọc Tư( 2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020),…

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌼 Em Bé Thông Minh 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Phẩm Mùa Phơi Sân Trước

Về tác phẩm Mùa phơi sân trước, văn bản này thuộc thể loại tản văn. Tác phẩm có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm, miêu tả.

Văn bản là một bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Mùa Phơi Sân Trước

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Mùa phơi sân trước như sau:

  • Văn bản “Mùa phơi sân trước” được in trong “Bánh trái mùa xưa”, NXB Hội nhà văn, 2015
  • Văn bản “Mùa phơi sân trước” đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân.

Có thể bạn sẽ quan tâm tác phẩm🌱 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Mùa Phơi Sân Trước

Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác phẩm Mùa phơi sân trước bên dưới.

Nhan đề Mùa phơi sân trước nói lên được chủ đề của văn bản là về kỉ niệm quê hương, về thiên nhiên cảnh vật.

Với nhan đề này, tác giả đưa đến hình ảnh giàn phơi đặc biệt phong phú vào tháng Chạp của một miền quê nghèo ở Nam Bộ. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu thương sâu sắc đối với cảnh vật quê hương và thân phận con người

Bố Cục Mùa Phơi Sân Trước

Bố cục Mùa phơi sân trước bao gồm 2 phần chính như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến: “người ta có”: Tác giả nhớ về kỉ niệm: “mùa phơi sân trước”
  • Phần 2: Còn lại: Tình cảm của tác giả thể hiện qua tản văn này

Khám phá thêm 🌼 Ông Một [Vũ Hùng] 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Mùa Phơi Sân Trước

Ngay sau đây là nội dung đọc hiểu tác phẩm Mùa phơi sân trước.

1. Hình ảnh mùa phơi sân trước

–  Tác giả nhớ lại kỉ niệm thời con nít đạp xe về nhà ngoại

– Gió chướng thổi tạnh ráo bùn lầy

– Mùa chạp thì cảm thấy dễ chịu, đường dễ đi “ đi bảy cây số” không mỏi

– Không khí tết bắt đầu về khắp mọi nơi trên làng quê

+ Dọc đường thấy tết lấp ló khắp nơi, trên sân nhà người, trên những giàn phơi

+ Sân nhà hồi ấy là sân đất nên nhà nào cũng có giàn phơi

+ Phơi củi, gối, chiếu

+ Phơi cám mốc, mớ bột gạo thừa khi làm bánh ,mớ cơm nguội, mấy trái dừa khô

–  Càng về cuối năm thì giàn phơi càng bận rộn

+ Nó chứa trên mình những món ăn đặc trưng của ngày tết

+ Bánh phồng vừa quết xong

+ Củ kiệu mới trộn đường xong

+ Mứt gừng mới ngào nửa lửa

+ Phơi khô cá

+ Chuối ép khô

→ Giàn phơi trước sân là hình ảnh quen thuộc trong ký ức của tác gỉ về một thời tuổi thơ của mình

2. Kỉ niệm và cảm xúc của tác giả về mùa phơi

– Tác giả nhớ lại những món ngon quen thuộc

+ Những món ăn cực kì mời gọi trên sân thiên hạ

+ Cơm chan nước dừa với cá lóc khô nướng

+ Thịt kho tàu ăn với dưa kiệu

+ Hũ mắm tép với chuối chát

+ Khế chua, gừng xắt mịn, mâm mứt tắc

– Tác giả có nhiều kỉ niệm với những giàn phơi

+ Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời cứ chạy theo đuổi trên những giàn phơi

+ Tác giả muốn má mình làm hết nững món ăn mình thấy trên đường về nhà ngoại

+ Câu nói của má đâu cần phải cái mà nhà người ta có

– Bài học của má dành cho con gái về những đòi hỏi của con

+ Mỗi gia đình, mỗi giàn phơi trước nhà thể hiện số phận , hoàn cảnh của một gia đình

+ Chỉ cần nhìn giàn phơi biết nhà ai đông con, nhà ai khá giả, nhà ai nghèo

+ Những cái giàn phơi mang theo cái hồn quê, màn theo hương vị cái tết của nững ngày cuối tháng Chạp

→ Tác giả đã có một tuổi thơ đẹp, có rất nhiều kỉ niêmh với những giàn phơi một thời tuổi thơ.

Giá Trị Tác Phẩm Mùa Phơi Sân Trước

Đừng bỏ qua các giá trị tác phẩm Mùa phơi sân trước sau đây.

Giá trị nội dung

  • Tác phẩm miêu tả, bày tỏ cảm xúc sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về giàn phơi trước sân vào mùa phơi
  • Qua đó, tác giả còn thể hiện tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây

Giá trị nghệ thuật

  • Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về khi nhớ về “mùa phơi sân trước” quê mình
  • Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình
  • Câu chữ đơn giản mà lại đẹp lạ thường

Đừng bỏ lỡ bài 🌱 Con Hổ Có Nghĩa 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Soạn Bài Mùa Phơi Sân Trước

Tặng bạn đọc gợi ý soạn bài Mùa phơi sân trước.

👉Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước”. Đó là tình cảm, cảm xúc gì?

Trả lời: 

“Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi. 

Hụt hơi, chới với. 

…. mình bỗng bâng quơ nhớ. ”

Mình bỗng nhẹ ngõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên sông. ”

Đó là cảm xúc hoài niệm nhớ nhung về tuổi thơ, tình cảm yêu quê hương tha thiết. 

👉Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên. 

Trả lời: 

– Chất trữ tình nhẹ nhàng

– Chất trữ tình góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả, tạo cho bài văn mạch chất trữ tình nên thơ. 

👉Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trong văn bản?

Trả lời: 

– Đó là một cái “tôi” nhẹ nhàng sâu lắng, đầy hoài niệm qua những câu chữ nhẹ nhàng, những kỉ niệm tuổi thơ gắn với sân phơi kí ức. 

👉Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy. 

Trả lời: 

Chủ đề của văn bản là về kỉ niệm quê hương, về thiên nhiên cảnh vật dựa vào nội dung văn bản em xác định như vậy. Những chi tiết: “con đường đất, tháng Chạp, đường Tết, những giàn phơi, những ngày nắng”…. gắn trong kí ức tác giả. 

👉Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên. 

Trả lời: 

– Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. 

– Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. 

Xem bài viết đầy đủ 💚 Ếch Ngồi Đáy Giếng 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giáo Án Mùa Phơi Sân Trước

Tiếp theo là nội dung giáo án Mùa phơi sân trước.

TIẾT…: MÙA PHƠI TRƯỚC SÂN

(Nguyễn Ngọc Tư)

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn, nhận biết được chủ đề của VB, đồng thời nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mùa phơi trước sân;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mùa phơi trước sân;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản khác có cùng thể loại.

  1. Phẩm chất:

– Trân trọng vẻ đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Mùa phơi trước sân.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS về văn bản Chiếc lá cuối cùng.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về kỉ niệm với quê hương.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS: Kỉ niệm của em đáng nhớ nhất về quê hương là gì?Tại sao em lại yêu thích kỉ niệm đó.

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe yêu cầu của GV,

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS chia sẻ.

👉Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, khen ngợi HS.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Với mỗi người, quê hương là vùng kí ức không thể nào quên. Với nhà văn Nguyễn Ngọc tư, kỉ niệm về sân phơi mùa gió chướng gắn với kỉ niệm về con người, vùng đất quê hương đã mang đến cho người đọc một bức tranh đẹp về miền quê Nam Bộ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Mùa phơi trước sân.

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm và bố cục văn bản Mùa phơi trước sân.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Mùa phơi trước sân.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Mùa phơi trước sân.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trình bày theo phân công từ tiết trước:

+ Nhóm 1: Trình bày hiểu biết về tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

+ Nhóm 2: Trình bày phần tìm hiểu về văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS chuẩn bị để phát biểu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

– GV giới thiệu thêm về tác phẩm:

tác phẩm Bánh trái mùa xưa của Nguyễn Ngọc Tư trải lòng trong cái góc nhỏ miền Tây đã nuôi dưỡng tâm hồn chị. Góc nhỏ ấy có tấm lưng ông ngoại, có căn nhà chất đầy những món đồ hoài cổ, có mái hiên của bà cụ hiền như bà nội, có những chiếc bánh thảo thơm đồng bãi,…

Cứ thế miền Tây hiện ra gần gũi tưởng như có thể chạm tới để cảm nhận cách sống, con người phóng khoáng nơi sông nước chứa chan tình cảm. Bánh Trái Mùa Xưa rất buồn. Buồn vì những gì đã mất đi không bao giờ còn có thể lấy lại. Buồn vì cuộc sống hiện đại chà mòn những vẻ đẹp đơn sơ thấm đẫm tình người. Buồn vì giá trị vật chất đang lấy đi những hoài niệm.
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Nguyễn Ngọc Tư (1976)

– Quê quán: Cà Mau.

– Là một nhà văn, thành viên Hội Nhà văn Việt Nam.

– Đề tài sáng tác: các tác phẩm chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị, quê mùa nhưng lôi cuốn bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu

– Phong cách: ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, không hề cao sang chau chuốt mà bình dị gần gũi với cuộc sống đời thường.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, 2000), Ông ngoại (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2001), Giao thừa (2003), Cánh đồng bất tận (2005),…

2. Tác phẩm– Nằm ở phần 06 trongtruyện ngắn Bánh trái mùa xưa

3. Đọc văn bản 

– Thể loại: tản văn

– Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu …. trên những giàn phơi: giới thiệu mùa gió chướng

+ Phần 2: Tiếp theo….phải có cái mà người ta có: giàn phơi và kỷ niệm của tác giả

+ Phần 3: Còn lại : cảm xúc tác giả về mùa phơi 

Hoạt động 4: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm nội dung và nghệ thuật, các đạc điểm cảu văn bản nghị luận.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Mùa phơi trước sân.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Mùa phơi trước sân.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hình ảnh mùa phơi sân trước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu văn bản:

+ Tác giả giới thiệu về kỉ niệm gì trong phần đầu văn bản.

+ Những hình ảnh nào gợi nhắc tác giả nhớ về tuổi thơ?

+ Người dân phơi gì trên những giàn phơi? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong phần này.

+ Hãy nhận xét những hình ảnh miêu tả về mùa phơi trước sân của tác giả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận và hoàn thiện sơ đồ,

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Tìm hiểu chi tiết

1. Kỉ niệm về mùa phơi sân trước

– Kỉ niệm: Ngày còn nhỏ đạp xe về nhà ngoại. 

– Gió chướng về vào tháng Chạp  báo hiệu Tết về.

– Giàn phơi trước sân là hình ảnh quen thuộc trong kí ức của tác giả về một thời tuổi thơ của mình:

+ Họ phơi trên giàn khi thì “củi”, “gối”, “chiếu” hay “cám mốc”, “mớ bột gạo, mớ “cơm nguội thừa”, … 

+ Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên: “bánh gừng”, “củ kiệu”, mứt “gừng”. 

– Nghệ thuật: Liệt kê nhằm thể hiện sự độc đáo, đa dạng và trí nhớ, tình cảm của tác giả khi nhớ về kỉ niệm ở quê mình.

– Nhận xét:

+ Giàn phơi trước sân là hình ảnh quen thuộc trong ký ức của tác giả về một thời tuổi thơ của mình.

+ Những hình ảnh miêu tả chân thực, bình dị nhưng đầy chất thơ, là những kí ức đẹp trong lòng tác giả về quê hương yêu dấu.

Sơ Đồ Tư Duy Mùa Phơi Sân Trước

Cập nhật cho bạn đọc các sơ đồ tư duy Mùa phơi sân trước.

Sơ đồ tư duy Mùa phơi sân trước ấn tượng
Sơ đồ tư duy Mùa phơi sân trước ấn tượng
Sơ đồ tư duy Mùa phơi sân trước đặc sắc
Sơ đồ tư duy Mùa phơi sân trước đặc sắc

Có thể bạn sẽ quan tâm 🔻 Đẽo Cày Giữa Đường 🔻 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

5 Mẫu Cảm Nhận Mùa Phơi Sân Trước Hay Nhất

Đừng bỏ lỡ 5 mẫu cảm nhận Mùa phơi sân trước hay nhất.

Cảm Nhận Mùa Phơi Sân Trước Chọn Lọc – Mẫu 1

Nguyễn Ngọc Tư với Mùa phơi sân trước đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc. Tác phẩm là dòng hồi tưởng về những kỉ niệm của tuổi thơ về “mùa phơi sân trước”.

Khi còn nhỏ, tác giả đã đạp xe trên con đường để về nhà ngoại vào mùa Chạp; ngắm nhìn những nhà xung quanh đường với những chiếc giàn phơi chật đồ; bắt gặp người ta ép chuối khô mà nước miếng ứa ra…

Và cả bài học mà má đã dạy khiến cho tác giả nhận ra bài học quý giá, đến giờ vẫn còn nhớ mãi. Những kỉ niệm đã gợi lên nỗi xao xuyến, bồi hồi về tuổi thơ cũng như nỗi niềm thương xót trước những mảnh đời nghèo khổ.

Cảm Nhận Mùa Phơi Sân Trước Nổi Bật – Mẫu 2

Văn bản “Mùa phơi sân trước” của tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tác giả đã kể lại những kỉ niệm hồi con nhỏ hiện lên đầy chân thực.

Đó là lúc đạp xe trên con đường để về nhà ngoại vào mùa Chạp. Hay trên đường đi ngắm nhìn những nhà xung quanh đường với những chiếc giàn phơi chật đồ. Đặc biệt là cứ mùa Chạp thể nào cũng gặp người ta ép chuối khô.

Qua những kỉ niệm đó, tác giả bộc lộ nỗi nhớ quê hương, cũng như sự đồng cảm, thương xót cho những mảnh đời nghèo khổ. Hình ảnh thiên nhiên cùng những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả, tạo sự rung động cho bạn đọc về mọi vật. Tôi cảm thấy vô cùng yêu thích tác phẩm này.

Cảm Nhận Mùa Phơi Sân Trước Đặc Sắc – Mẫu 3

“Mùa phơi sân trước” của tác giả Nguyễn Ngọc Tư là một tác phẩm hết sức bình dị, là những kỉ niệm của tác giả ngày còn bé, những lần đạp xe trên con đường về nhà ngoại, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh hết sức bình dị và gần gũi.

Trong suốt tác phẩm là nỗi nhớ của tác giả về mua phơi trước sân trong kí ức tuổi thơ của tác giả. Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm cũng không hề gây khó hiểu nhiều cho người đọc mà thay vào đó nó mang lại cho mỗi người đọc một cảm giác chân thực, giản dị như chính người đọc được nhìn thấy những gì trong kí ức của tác giả.

Quang cảnh thiên nhiên, sự vật, sự việc được tác giả miêu tả một cách vô cùng gần gũi, chân thực, tất cả đều thật bình dị đến lạ thường. Tất cả nỗi nhớ của tác giả cũng như quanh cảnh thiên nhiên, sự vật sự việc trong tác phẩm đã làm lên chất trữ tình trong văn bản.

Cảm Nhận Mùa Phơi Sân Trước Tiêu Biểu – Mẫu 4

Đoạn trích “ Mùa phơi sân trước” của tác giả Nguyễn Ngọc Tư là một tác phẩm hết sức bình dị, ngôn từ gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Đó là những kỉ niệm của chính bản thân tác giả đã kể lại. Góc nhỏ ấy có tấm lưng ông ngoại, có căn nhà chất đầy những món đồ hoài cổ, có mái hiên của bà cụ hiền như bà nội, có những chiếc bánh thảo thơm đồng bãi,…

Cứ thế miền Tây hiện ra gần gũi tưởng như có thể chạm tới để cảm nhận cách sống, con người phóng khoáng nơi sông nước chứa chan tình cảm. Đoạn trích này cũng chính là nỗi nhớ của tác giả dành cho mùa phơi trước sân tại vùng quên tác giả, chỉ là phơi những đồ ăn dản dị bình thường nhưng nó lại tạo lên một khung cảnh hết sức yên bình.

Chất trữ tình trong văn bản, tác giả thể hiện nỗi nhớ của mình về “mùa phơi sân trước” cùng với việc sử dụng các từ ngữ miêu tả đã khiến cho quang cảnh thiên nhiên, các sự vật, sự việc trở nên gần gũi và thân thuộc hơn.

Cảm Nhận Mùa Phơi Sân Trước Ấn Tượng – Mẫu 5

Nguyễn Ngọc Tư là một cái tên sáng được chú ý trong nền văn trẻ đương đại. Với phong cách sáng tác đậm chất Nam Bộ gần gũi, giản dị cô có rất nhiều tác phẩm đặc sắc.

Trong đó phải kể đến đoạn trích “ Mùa phơi sân trước”. Đoạn trích là những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, đó là những kỉ niệm hết sức bình dị mà gần gũi, là cuộc sống hàng ngày của người dân nơi cô sinh sống.

Ở đó có căn nhà của ông ngoài chất đầy những món đồ hoài cổ, là những kỉ niệm về mùa Chạp khi tác giả đi trên đường ngày còn bé. Cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trong văn bản là về cái tôi có góc nhìn bao quát về những điều xảy ra trong thời tuổi thơ mình.

Qua đó, tác giả đã bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc của mình qua các cách xây dựng, cách miêu tả thiên nhiên đầy trữ tình, lắng đọng. Đó là một cái tôi bình dị, gần gũi đầy hoài niệm bên những gì gần gũi xung quanh tác giả.

Viết một bình luận