Hương Khúc ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bố Cục, Ý Nghĩa Nhan Đề, Giá Trị Tác Phẩm, Cách Soạn Bài Và Giáo Án.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Truyện Ngắn Hương Khúc
Truyện ngắn Hương khúc đã thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc. Dưới đây là nội dung của tác phẩm.
Hương khúc
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều
[…] Thường thì vào cuối tháng Mười Một âm lịch rau khúc bắt đầu nở lác đác trên đông. Nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai, rau khi mới nở rộ. Đó là khoảng thời gian những làn mưa xuân ấm áp thưởng trở về trên cảnh đồng lúc gần sáng. Hồi còn nhỏ, trong những đêm gần sáng như thế, không liệu lý do gì mà tôi thưởng thức giấc. Bà nội kéo chiếc chăn chiên nhiều lỗ thủng ủ kín tôi và nói “Mưa ấm thế này, khúc lại nở trắng đồng”. Những lúc như thể, tối nín thở đdng tai nghe mưa nhưng chỉ nghe thấy tiếng côn trùng rỉ rả. Và tôi nói lại với bà “Cháu chẳng nghe thấy mưa gì cả”. Bà tôi khẽ khàng “Đang mưa đầy trời đấy”.
[…]Bà không bao giờ hái rau khúc vào buổi chiều. Rau khúc vào buổi sáng sớm khi sương vẫn còn đọng trên mặt ruộng là lúc rau khúc ủ nhiều hương nhất vì thể mà ngon nhất. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi ngắt một ngọn rau khúc nhỏ lên, lấy hai ngón tay vỗ nhẹ thì mùi thơm ngậy của rau khúc dâng lên như mùi thơm của chõ bánh khúc vừa đổ chín trong bếp. Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên bàn thờ. Rồi bà tôi dỡ đăm chiếc bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi. Chỉ sau khi làm xong hai việc đó, bả mới cho chúng tôi ăn bánh khúc. Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như mảng một báu vật. Mũi thơm ngậy của rau khúc đỏ chín, mũi của gạo nếp, mũi của nhân đậu xanh quyện với mùi hành mỡ toả ra và làm nên một thứ âm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi. Không phải hạnh phúc của một kẻ đói khát được ăn. Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ
Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bả tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp người xuống ghé sát mũi vào cối bột bảnh và hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thể, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kỹ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được máy lạng mỡ phần thì bả tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cải béo của mỡ lợn, cải bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thưởng. Khú đồ bánh, bà tôi con phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh đề giữ hơi và làm cho chõ bánh đâm thêm đậm hương rau khúc.
Tôi thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh. Căn bếp là nơi còn ấm áp và ngập tràn thương nhớ của tôi […] Có lần, khi bà tôi đưa cho tôi chiếc bánh khúc nóng hổi vừa đỡ từ chõ ra, tôi đã đánh rơi chiếc bánh xuống nền bếp tro. Tôi vội cầm lên và cứ thể ăn cả chiếc bánh của tro bếp. Tôi không thể nào làm sạch tro từ chiếc bánh. Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi dù cho là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.
(Trích Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, in trong Mùi của ký ức, NXB Trẻ, 2017)
Tìm hiểu thêm tác phẩm ❤️️Lời Trái Tim ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Tóm Tắt Hương Khúc
Văn bản Hương khúc viết về mùa hoa khúc và quy trình bà làm bánh khúc, gợi lại ký ức của tác giả về hương vị của món bánh khúc bà làm. Dưới đây là phần tóm tắt tác phẩm.
Cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc bắt đầu nở nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai, rau khúc mới nở rộ. Nhân vật “tôi” nhớ về những đêm mưa, bà nói rằng khúc nở trắng đồng. Nhân vật “tôi” nhớ lại cảm giác khi được bà cho ăn bánh khúc. Nhân vật “tôi” nhớ về mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh, quyện vào mùi hành mỡ.
Nhân vật “tôi” nhớ lại rằng bà của nhân vật “tôi” từng tỉ mỉ giã rau khúc, trộn rau khúc với bột nếp rồi nhào thành bánh. Nhân vật “tôi” thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh, căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…
Về Nhà Văn
Một số thông tin về nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả bài Hương khúc.
- Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957
- Quê quán: Hà Nội. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
- Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí.
- Phong cách nghệ thuật: Ông sáng tác về nhiều đề tài với những cách biểu hiện khác nhau và nhiều cung bậc cảm xúc vượt khỏi phạm vi cảm hứng hiện thực hay siêu thực. Ông không mô phỏng, sao chép đời sống để viết thành những vần thơ đầy ẩn ý.
- Tác phẩm chính: Bí mật hồ cá thần (1998), con quỷ gỗ (2000), ngọn núi bà mù (2001)
Tìm hiểu tác phẩm🔻 Ông Giuốc – Đanh Mặc Lễ Phục 🔻 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Về Tác Phẩm Hương Khúc
Về tác phẩm Hương khúc, văn bản này thuộc thể loại Tản văn, có phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả, biểu cảm kết hợp thuyết minh
Nội dung chính của tác phẩm: Bằng những lời văn giản dị, thiết tha, văn bản Hương khúc đã thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc. Nhân vật “tôi” nhớ lại cảm giác khi được bà cho ăn bánh khúc, mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh, quyện vào mùi hành mỡ. Bà đã từng tỉ mỉ giã rau khúc, trộn rau khúc với bột nếp rồi nhào thành bánh. Căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…
Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Hương Khúc
Xuất xứ của văn bản Hương khúc: Văn bản này được in trong Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017. Là tác phẩm viết về món ăn tuổi thơ của tác giả, đồng thời gợi nhớ về hình ảnh người bà thân yêu cùng căn bếp ấm áp ngày thơ ấu.
Chia sẻ các mẫu phân tích bài 🌻Đi Bộ Ngao Du🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật
Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Hương Khúc
Nhan đề Hương khúc nói đến hương vị chiếc bánh khúc. Chiếc bánh khúc tuổi thơ tràn ngập sự ấm áp và thương nhớ khiến nhân vật “tôi” nhớ mãi, khắc sâu trong tâm thức người cháu những hình ảnh đẹp đẽ về người bà.
Bố Cục Văn Bản Hương Khúc
Bố cục văn bản Hương khúc gồm có 3 phần như sau:
- Phần 1 (từ đầu đến “Đang mưa đầy trời đấy”): Giới thiệu về thời điểm rau khúc nở
- Phần 2 (tiếp theo đến “đậm thêm hương rau khúc”): Hồi ức về cách làm món bánh khúc
- Phần 3 (còn lại): Tình cảm của tác giả đối với món bánh khúc.
Giới thiệu tác phẩm 🍀 Đánh Nhau Với Cối Xay Gió 🍀 Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích
Đọc Hiểu Tác Phẩm Hương Khúc
Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Hương khúc chi tiết nhất.
1. Nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về mùa rau khúc nở
– Thời điểm rau khúc nở:
- Cuối tháng Mười Một âm lịch: rau khúc bắt đầu nở
- Sang tháng Giêng, tháng Hai: rau khúc mới nở rộ.
– Nhân vật “tôi” nhớ về những đêm mưa, bà nói rằng khúc nở “trắng đồng”.
=> Lời văn giản dị, mộc mạc của tác giả đã dẫn dắt người đọc đi vào thế giới tuổi thơ của tác giả với: chiếc bánh khúc tuổi thơ …
2. Nhân vật “tôi” hồi tưởng về chiếc bánh khúc tuổi thơ
– Thời điểm bà hái rau khúc: “buổi sáng sớm”. Lí do: lúc này sương còn đọng trên mặt ruộng => “rau khúc ủ nhiều hương nhất”
– Tình cảm của tác giả: “nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật”. “Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín”, “mùi của gạo nếp”, “mùi của nhân đậu xanh”, “quyện vào mùi hành mỡ” => “chứa đầy hạnh phúc lạ lùng”
– Cảm giác của nhân vật: “ Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ”
– Công đoạn làm bánh tỉ mỉ của bà:
- Bà cẩn thận giã rau khúc cho nhuyễn, mới trộn rau khúc với bột nếp
- Bà để ủ chùng hơn một tiếng rồi mới nhào thành bánh dù “tôi” đã giục bà đồ bánh
- Bà chỉ dùng ít nước mỡ trộn với đậu xanh và “giã nhuyễn cùng hành lá làm nhân”
- Thi thoảng, mua được ít mỡ phần thì bà mới thái một ít làm “nhân bánh”
– Đặc điểm của món bánh khúc: “món ăn dân giã ngon lạ thường”:
- “Cái béo của mỡ lỡn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc”
- Nhân vật “tôi” cứ nhai mãi chiếc bánh mà “không muốn nuốt”
– Nhân vật “tôi” thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh, căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…
=> Dù không có nhân thịt làm bánh như bây giờ nhưng như hồi tưởng của tác giả chiếc bánh khúc vẫn thật hấp dẫn, ngon và ấm áp
=> Bánh khúc thực sự là một món ăn dân giã nhưng thơm ngon lạ thường.
Giá Trị Tác Phẩm Hương Khúc
Đúc kết giá trị tác phẩm Hương khúc thành hai ý chính như sau:
Giá trị nội dung
- Văn bản là những dòng hồi ức của tác giả với người bà về rau khúc, về món bánh khúc thơm ngon – một thứ ẩm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tác giả.
Giá trị nghệ thuật
- Lời văn giản dị, mộc mạc, thiết tha
- Nhiều hình ảnh, từ ngữ miêu tả sinh động, chân thực
Đừng nên bỏ qua tác phẩm✨ Lão Hạc [Nam Cao] ✨ Tìm hiểu chi tiết
Soạn Bài Hương Khúc
Dựa vào gợi ý dưới đây, các em có thể soạn bài Hương khúc chi tiết.
👉Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua cách kể và miêu tả của tác giả, em cảm nhận sức hấp dẫn của bánh khúc được tạo nên từ đâu?
Đáp án: Qua cách cảm nhận của tác giả, em cảm nhận sức hấp dẫn của bánh khúc không chỉ đến từ hương vị thơm ngon của nó mà nó còn mang theo một nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống ẩn sau vẻ dân dã đời thường.
👉Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ những tình cảm như thế nào? Tình cảm ấy trong đoạn trích được thể hiện bằng cách nào?
Đáp án:
– Tác giả dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ tình cảm yêu mến, nhớ mong, trân trọng nâng niu như đang nâng niu chính nét đẹp ẩm thực dân tộc.
– Tình cảm ấy được thể hiện qua những câu văn chứa đựng cảm xúc của tác giả:
- Tôi nâng chiếc bán khúc lên như nâng một báu vật.
- Mùi thơm ngậy của rau khúc chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh quyện với mùi hành mỡ tỏ ra làm nên một thứ ẩm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi.
- Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ.
- Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng.
- Căn bếp là nơi chốn ấm áp và ngập tràn thương nhớ của tôi.
👉Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc?
Đáp án:
Văn bản trên gợi cho em những suy nghĩ về nét đẹp văn hóa ẩm thực dân tộc đều ẩn sau những món ăn bình dị, dân dã, đời thường. Không phải quá cầu kì, kiểu cách, sơn hào hải vị, nó đơn giản chỉ là chiếc bánh khúc mang đậm hương vị quê hương cùng với những kỉ niệm một thời. Vì vậy, chúng ta cần phải trân trọng những món ăn bình dị như đang trân trọng chính nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc.
Giáo Án Hương Khúc
Thohay.vn chia sẻ cho bạn đọc mẫu giáo án bài Hương khúc đơn giản.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Mức độ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để nhận biết chủ đề của VB; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
- Liên hệ với chủ điểm của bài học để hiểu hơn về chủ điểm Nét đẹp văn hóa Việt.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hương khúc
- Năng lực trình bày suy ngẫm và phản hồi của cá nhân về văn bản Hương khúc.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
c. Phẩm chất: HS trung thực khi tham gia các hoạt động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu học tập;
- Mộ số tranh ảnh liên quan đến bài học;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Khởi động
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Hương khúc.
- Nội dung: GV cho HS quan sát tranh và đặt các câu hỏi gợi mở.
- Sản phẩm: HS nhận diện và trả lời được câu hỏi gợi mở.
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa món xôi khúc trong SGK và yêu cầu HS đọc nhan đề VB, dựa vào chủ điểm của bài học để dự đoán về nội dung VB:
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem ảnh để cảm nhận và đoán nội dung VB.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS có những chi sẻ hay và thú vị.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hình ảnh món bánh xôi khúc chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta phải không nào? Đây cũng chính là một món ăn ngon và bổ ích của người Việt. Trong bài học kết nối chủ điểm ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về món ăn này qua văn bản Hương khúc.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản và nắm được khái quát nội dung chủ đề.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
- Sản phẩm học tập: HS đọc VB theo hướng dẫn của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: GV mời một vài HS lần lượt đọc thành tiếng trước lớp.
- GV nhắc HS chú ý vào những chú thích giải nghĩa từ ngữ khó ở cuối trang để có thể nắm được chủ đề của VB.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc văn bản theo hướng dẫn của GV.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đọc trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
Đón đọc tác phẩm 🌟 Tức Nước Vỡ Bờ 🌟 Khám Phá Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Sơ Đồ Tư Duy Hương Khúc
Các em có thể áp dụng phương pháp học bài thông qua sơ đồ tu dưy, mẫu sơ đồ tư duy bài Hương Khúc sau đây là ví dụ:
2 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Hương Khúc Hay Nhất
Đừng nên bỏ lỡ các mẫu cảm nhận, phân tích tác phẩm Hương khúc hay nhất sau đây nhé!
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Hương Khúc Hay – Mẫu 1
Tháng mười này, cánh đồng rau khúc vùng ngoại thành quê ngoại chắc đã bắt đầu lụi rồi. Chính vụ khúc mượt xanh sau những cơn mưa xuân phơi phới dịp tháng tư hàng năm. Nói cánh đồng rau khúc tức là cách nói hoài niệm, chứ nhiều năm nay, mấy anh chị em chúng tôi dứt được công việc, ào về quê vào mỗi cuối tuần, đòi ăn bánh khúc đều phải lẽo đẽo vác rổ theo dì mót non nửa đồng làng mới đủ bữa.
Thế mới thấu hiểu nỗi nhớ của Nguyễn Quang Thiều khi viết bài “Hương khúc” in trong tập “Mùi vị của kí ức”. Hãy lắng nghe những câu văn ngọt ngào, thủ thỉ như kể chuyện bên tai của nhà thơ làng Chùa: “Bà không bao giờ hái rau khúc vào buổi chiều. Rau khúc vào buổi sáng sớm khi sương vẫn còn đọng trên mặt ruộng là lúc rau khúc ủ nhiều hương nhất vì thế mà ngon nhất”…
“Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. ….Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường”…
Còn đây nữa: “Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên bàn thờ…..Không phải hạnh phúc của một kẻ đói khát được ăn. Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ”.
Chiếc bánh khúc của những ngày thơ ấu tràn ngập sự ấm áp và thương nhớ khiến nhân vật “tôi” nhớ mãi, đồng thời khắc sâu trong tâm thức người cháu những hình ảnh đẹp đẽ về người bà. Những tình cảm ấy được tác giả thể hiện qua sự miêu tả về cách làm bánh khúc của người bà và khi tác giả được thưởng thức mùi vị thơm ngon của chiếc bánh.
Văn hóa ẩm thực của dân tộc luôn có những nét đặc trưng , dù là cao sang hay giản dị thì cũng đều đậm đà hương vị khiến những đứa con xa quê không thể nào quên được
Vài năm trở lại đây, thứ rau này bắt đầu trở lại nhịp sống nông thôn và cả thị thành. Người ta lùng mua rau khúc, phơi khô để làm bánh quanh năm. Tất nhiên, không thể ngon như bánh làm bằng lá khúc tươi nhưng ít ra còn được đúng là lá khúc chứ không phải là thứ lá rau khác. Thế mới thấy, những hương vị kí ức chỉ cần được khơi lại là sẽ lại có chỗ đứng trong đời sống hiện nay.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Hương Khúc Ngắn Hay – Mẫu 2
Trong tác phẩm Hương khúc, tình cảm của tác giả dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ là tình cảm: yêu thương, trân quý, nâng niu chiếc bánh ấy như nâng niu tất cả những gì đẹp nhất của tuổi thơ và đặc biệt trong đó còn có những kí ức rất đẹp và ấm áp về bà.
Bạn có thể thấy rõ điều đó thông qua đoạn trích “Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, nùi của nhân đậu xanh quyện với mùi hành mỡ…..Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường,…”
Bên cạnh đó tác giả còn miêu tả tỉ mỉ, chi tiết từng công đoạn làm bánh; cách lựa chọn từ ngữ miêu tả chiếc bánh, đặc biệt là những tính từ cực tả về tính chất như: thơm ngậy, béo ngậy, ngọt ngào, dân dã, nóng hổi,…làm cho người đọc đều cảm thấy đây là tinh hoa văn hoá ẩm thực của làng quê ngày xưa
Thông qua văn bản Hương khúc, ta nhận thấy rằng nét đẹp văn hóa ẩm thực của đất nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. Nét đẹp ấy được làm nên từ những điều giản dị, gần gũi, thân thuộc nhất. Đó là những món ăn được chế biến từ sản vật quê hương, chứa đựng sự tinh tế của cách kết hợp nguyên liệu, gia vị cùng dấu ấn đẹp đẽ của kí ức, tình yêu tha thiết dành cho quê hương, gia đình…
Xem thêm văn mẫu 🔰Đất Rừng Phương Nam 🔰 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích