Đất Rừng Phương Nam: Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích

Đất Rừng Phương Nam ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Cách Soạn Bài, Ý Nghĩa Nhan Đề Và Mẫu Phân Tích Chi Tiết.

Nội Dung Tiểu Thuyết Đất Rừng Phương Nam

Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Dưới đây là nội dung chính của tiểu thuyết.

Tác phẩm kể về cuộc đời lưu lạc của cậu bé An qua những miền đất rừng phương Nam ở thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Một vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ với những kênh rạch, tôm cá, chim chóc, muôn thú, lúa gạo… và cây cối, rừng già.

Trong chuyến lưu lạc của mình An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người. Và dì Tư Béo là một trong những người đầu tiên cưu mang An khi cậu bé bị lạc ở một xóm chợ.

Thế là từ đó cậu đã về làm giúp cho quán ăn của dì và không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tại quán ăn dì Tư béo, An đã gặp: anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn và thằng Cò, họ đang đi tìm một người tên Võ Tòng.

Vợ chồng Tư Mắm làm nghề bán mắm dọc các con kênh rạch. An vô tình biết rằng hai bọn họ là Việt gian. Bị họ phát hiện nên An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi. Dì Tư Béo định dẫn An lên Thới Bình sinh sống nhưng An đã quyết định ở lại và tiếp tục cuộc sống không nơi nương tựa.

Ngày qua ngày khi sống trong cảnh thui thủi một mình An thường nhớ lại những kỉ niệm về gia đình, về quê hương ngày xưa, lúc gia đình chạy giặc rồi lạc nhau.

Vào một đêm khuya vắng vẻ trong ngôi miếu ở xóm chợ, An bị cơn sốt dữ dội vật nằm miên man và trong cơn sốt An mong muốn gặp Mẹ.

Cậu bé còn nhớ về cuộc gặp gỡ tình cờ với anh Ba thủy thủ. Cuộc nói chuyện đầy thú vị của An với anh Ba về con chim cánh cụt ở Bắc Băng Dương.

Anh Ba còn tặng cho An một cái la bàn mà An cho rằng “từ khi cầm nó vào tay, số mệnh đã khiến cho tôi phải rơi vào cuộc sống lênh đênh này chăng?”

Cơn sốt làm An thiếp đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy cậu bé nhìn thấy chị cứu thương và xung quanh mình là la liệt những thương binh. Bấy giờ cậu mới biết rằng giặc Pháp bắt đầu tấn công vào vùng này từ sáng sớm. Đến khi các anh thương binh được chuyển đi thì An định theo xuồng đưa các anh đi nhưng những ông cụ già bơi xuồng không cho cậu theo.An lại tiếp tục đi.

Sau đó An gặp lại cha con ông lão bán rắn và Võ Tòng. An đã đi theo họ và trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, anh em của thằng Cò. Tía nuôi đã đưa An về gặp má nuôi và từ đó An đã cùng họ sống trong “một mái lều nhỏ, tiều tụy, nép dưới bóng cây tràm vỏ trắng phản chiếu ánh bình minh như tô phấn” nhưng đầy tình thương.

Những ngày ở đây sống cùng với tía má nuôi An được nghe câu chuyện về cuộc đời của tí má gian khổ và khó khăn như thế nào. Tuy là nghèo khó vất vả nhưng má nuôi của An rất thương An coi cậu bé như đứa con ruột do mình sinh ra.

An còn được tía và thằng Cò dắt đi câu rắn, đi lấy mật ong và học được nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều điều mới lạ mà An chưa từng biết. Tía nuôi dắt An đi tới thăm chú Võ Tòng. Chú đã trao cho tía nuôi của An chiếc nỏ và ống tên thuốc để đề phòng giặc Pháp sẽ mò tới nơi.

Có hôm An và Tía nuôi đi lấy mật ong trong rừng, gặp phải máy bay địch thả bom làm cháy cả khu rừng. Hai Tía con dắt nhau chạy tới khu vực xa nơi cháy, gần đầm lầy.

Nghe xa xa có tiếng chim, hai Tía con leo lên cây sung. Rồi con hổ đến, An nhớ đến những chuyện ma trước kia được mẹ kể về chuyện con hổ. Hai Tía con ở trong rừng ba ngày mới về nhà.

Khi về tới thấy nhiều người tập trung ở ven sông thì mới biết Võ Tòng đã mất. Qua lời kể của ông ba Ngù thì mới biết chuyện như thế nào.Ông bị bọn Việt gian mua chuộc và ông đã kể cho Võ Tòng và ông chủ nhiệm thôn bộ nghe. Tức giận, Võ Tòng đòi đi giết thằng Việt gian. Trong lần phục kích giặt trên cây Da, Võ Tòng đã giết chết tên Việt gian và một tên lính ngụy. Nhưng cuối cùng Võ Tòng đã bị mụ Tư Mắm chỉ điểm rồi bị tên tướng bắn chết.

Nghe được chuyện tía nuôi của An buồn lắm. Ông cứ đi sớm về muộn, âm thầm tập luyện. Ông kêu An chỉ mụ Tư Mắm và biết được thói quen là thường đi tắm vào buổi chiều. Nên ông đã núp dưới đám bèo và dùng nỏ bắn chết mụ. thời gian sau bọn giặt phải lao đao nhiều lần vì ông.

Vì U Minh thượng đã bị giặc đóng chiếm và ngôi lều để ở của gia đình đã làm mồi cho ngọn lửa của giặc Pháp nên gia đình tía má nuôi của An quyết định rời nơi này và đi xuống vùng U Minh hạ sinh sống. Trước khi đi An và tía nuôi có ghé thăm mộ của chú Võ Tòng để từ biệt.

Nơi đầu tiên dừng chân của gia đình An là phường cá sấu. Ở nơi này người ta sống nhờ vào việc săn cá sấu, đây cũng là nghề cũ của tía nuôi An. Sau những lời giới thiệu, lời mời hợp tác làm ăn, tía nuôi đã chấp nhận nhập phường. Hằng ngày, những người đàn ông trong vùng bày trận để săn cá sấu về lấy da, lấy thịt bán. Nhưng dạt vào xóm chài này chưa đầy ba tháng, họ lại trở về với cuộc sống lênh đênh.

Mấy hôm trước khi quyết định rời khỏi thì không may thằng bé Cò bị đau chân do nọc độc của cá mặt quỷ khi lội đi bắt cá bống. Cả nhà đã đi tới sróc Miên,tía nuôi “thay áo, bịt khan mới” dắt An lên chùa xin thuốc cho thằng Cò.

Xin thuốc xong, trước khi về, Lục cụ còn nói một câu đầy ý nghĩa : “Rừ xây chòong cáp, bòong lá trrâu xca!”

Thuốc của Lục cụ cho thật thần kỳ, sau khi bôi thuốc và uống thuốc một lúc thì thằng Cò đã ngồi dậy tỉnh như không, tía nuôi đã lên chùa lần nữa đền ơn cho Lục cụ bằng một gói nanh cá sấu.

Rời khỏi sróc Miên, thuyền của họ đến ngang một cái chợ thì “hạ buồm”. Người ta gọi chợ này là chợ Mặt Trời. Ở đây có 1 đặc điểm vô cùng thú vị là có rất nhiều loài chim: chim trắng, chim đen, le le, sếu, cò…đặc biệt là chim điêng điểng mà An chưa từng biết đến trước đây. Chợ đang nhóm thì máy bay giặc bay tới thả truyền đơn gây nhốn nháo như vỡ đám làm chay.

Vậy là thuyền của gia đình cứ xuôi theo dòng nước chèo đi, định đi về hướng Năm Căn.

Chợ Năm Căn rất đông vui và tấp nập, có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh”. Năm Căn hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

An và thằng Cò xách chai ra bờ sông chờ thuyền trà vải đón mua dầu lửa. Bỗng có một điều bất thường, người lớn lẫn trẻ con quây quanh cái xác con kỳ đà, vừa bị người dân giết vì nó dám ăn cái xác người chết mới chôn. Nó to bằng cả chiếc xuồng ba lá. Được thầy giáo Bảy giải thích cặn kẽ, mọi người cùng nhau xả thịt nó để ăn.ía nuôi An định cất nhà ở lại đây nhưng không lâu.

Ở đây, An gặp lại dì Tư Béo. Hai người trò chuyện hỏi thăm tình hình lẫn nhau. Dì Tư nói chuyện qua loa rồi bỏ đi vì thất vọng không mua được mật con kỳ đà đó.

Dòng sông Năm Căn không còn ồn ào, huyên náo như trước nữa mà trở nên lạnh ngắt, vắng teo. Bọn thằng Tây đến đóng đồn, “ruồng bố, càng quét”, truy bắt du kích ta ra giết.

Cứ vài hôm lại có người lạ mặt có, người quen có tạt vào lều uống vài chén rượu với tía nuôi An.

Sau cuộc nói chuyện đó, tía nuôi An “đứng rất lâu một mình ngoài bờ cỏ”, “ngồi lặng lẽ hàng giờ bên đóng củi hun” rồi bỏ nhà đi luôn, chẳng rõ đi đâu.

Đi hai ba hôm mới về rồi đi tiếp mang theo “bao diêm, một cái xoomg nhôm và hơn chục lít gạo”. Mỗi lần như thế thấy ông tỉnh táo và vui vẻ hơn trước.

Thấy vậy, An đoán là ông vào rừng với du kích nên dẫn con Luốc rình theo sau. Bị phát hiện, tía nuôi An nhận ra An nên cho vào trong lều. Nhận ra người quen là chú Huỳnh Tấn, An đưa luôn gói đồ mà má nuôi An gởi các anh du kích. Bên trong chỉ là cuộn chỉ và cây kim khâu nhưng nó chứa đựng tình yêu của bà con ở đây với du kích.

Trong lều có khá đông người gồm tía nuôi An, thầy giáo Bảy, ông già đốn củi, chú Huỳnh Tấn và các anh du kích.

Mọi người nói chuyện với nhau vui vẻ và tranh luận về việc nên “hòa” hay “chiến”?

Trên bãi cỏ rộng giữa một khu rừng gần bờ sông, buổi lễ tuyên thệ của trung đội du kích địa phương được bắt đầu từ chập tối. Tía nuôi An xin gửi gắm An theo các anh du kích để giúp và cùng các anh trong việc đánh giặc. Đứng trước bàn thờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ mọi người “cùng vung thẳng tay lên trời và hô rập “xin thề” vang vang như một tiếng sét”.

Tía nuôi An giao cho An con dao mà suốt mấy năm qua luôn mang theo bên mình. Trung đội du kích địa phương cử hành hát Quốc Ca trong bầu không khí vô cùng trang nghiêm và xúc động.Khung cảnh tiễn đưa đoàn du kích và An ra đi đánh giặc.

Chia sẻ thêm cho bạn tác phẩm 🌸Người Ở Bến Sông Châu 🌸 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Tóm Tắt Truyện Đất Rừng Phương Nam

Dưới đây là phần tóm tắt truyện Đất rừng phương Nam giúp bạn dễ hiểu hơn.

Cậu bé An có Một cuộc sống với cha mẹ của mình trong những ngày thành phố sau khi độc lập của mình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Các thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào miền Nam. Pháp đã mở cuộc chiến cho những người sống ở các thành phố sơ tán. An và cha mẹ anh cũng phải rời cửa để chạy giặc.Cậu nhớ đến một anh bạn đi tàu đã tặng cậu chiếc la bàn mà không kịp mang theo.

Khi cha mẹ chạy từ vùng này sang vùng khác ở Tây Nam. An kết bạn với bạn bè và có một thời thơ ấu yên bình. Nhưng chỉ để ổn định bữa ăn, kẻ thù tấn công và chạy một lần nữa. Trong một vở kịch, kẻ thù đến và An mất gia đình. An trở thành một đứa trẻ lang thang.

Ở nơi chợ búa An đã gặp những người đầu tiên cứu mạng mình. Dì Tư béo bảo cậu về làm giúp cho quán ăn của dì.. Kể từ đó anh có một nơi để dựa vào, không còn bị đói trong ngày. Tại cửa hàng ăn dì Tư béo, An có cơ hội gặp gỡ nhiều người: Ông Sáu tuyên truyền, những người lính, những kẻ Việt gian bán nước như vợ chồng Tư Mắm, những người nông dân được chân chất như Ba Ngư …

Chồng Tư Mắm bán nước mắm dọc theo kênh rạch. Vợ Tư mắm là một người đàn bà rất xinh đẹp, bà ta muốn mua chuộc An làm tay sai. Một buổi tối vô tình đọc những từ tiếng Pháp được viết trong cuốn sách của người vợ chồng Tư Mắm. An biết rằng họ là người Việt gian. Khi họ hỏi, An trả lời rất thông minh rằng thấy nó đẹp và không hiểu. Nhưng dì Tư sau đó lại bảo rằng An biết tiếng Pháp. Vì thế An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi

Về Nhà Văn Đoàn Giỏi

Dưới đây là một số thông tin Về Nhà Văn Đoàn Giỏi mà Thohay.vn sưu tầm được.

  • Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 – 2 tháng 4 năm 1989), sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
  • Là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
  • Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. Tác phẩm “Đất rừng phương Nam” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi.
  • Tác phẩm nổi bât: Đường về gia hương (1948); Cá bống mú (1956); Đất rừng phương Nam (1957); Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962); Bến nước mười hai; Truyện thằng Cồi; Giữ vững niềm tin (1954)
  • Phong cách nghệ thuật: Bình dị, gần gũi

Tham khảo thêm tác phẩm ✨ Bài Thơ Mùa Hoa Mận ✨ Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Phẩm Đất Rừng Phương Nam

Về tác phẩm Đất rừng phương Nam, tác phẩm này thuộc thể loại tiểu thuyết. Câu chuyện mượn hình ảnh một cậu bé bị lưu lạc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ, trải qua rất nhiều những trải nghiệm và để lại cho cậu bé những ấn tượng sâu sắc, thông qua đó tác giả đã giới thiệu về “Đất rừng Phương Nam”.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Đất Rừng Phương Nam

Hoàn cảnh sáng tác Đất rừng phương Nam như thế nào? Truyện này được sáng tác năm 1957, đoạn trích được trích từ chương 9 trong tác phẩm.

Khi Đoàn Giỏi đang công tác tại Đài Tiếng Nói Việt Nam, ông được đặt hàng cung cấp tác phẩm về cuộc sống kháng chiến của người dân Nam Bộ. “Đất rừng phương Nam” được ông hoàn thành trong vòng một tháng và chính thức ra mắt cùng thời điểm Nhà xuất bản Kim Đồng thành lập. Tác phẩm gồm 20 chương, được viết theo ngôi thứ nhất dưới lời kể của nhân vật chính – cậu bé An.

Vốn dĩ, “Đất rừng phương Nam” sẽ được hoàn thành vào tháng 4/1957 theo đơn đặt hàng và thời gian viết là 4 tháng. Tuy nhiên, cảm hứng của tác giả chỉ đến khi vào tháng 5/1957, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng hối thúc Đoàn Giỏi. Sau đó, ông đã chính thức chắp bút và hoàn thành tác phẩm trong thời gian ngắn đến bất ngờ. Vậy nhưng, giá trị mà tiểu thuyết này mang đến không thể phủ nhận.

Cùng xem tác phẩm HOT 💚 Đi Trong Hương Tràm 💚Nội dung, Nghệ thuật

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Đất Rừng Phương Nam

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Đất rừng phương Nam nói lên điều gì? Nhan đề Đất rừng phương Nam nói lên sự mộc mạc và giản dị của một vùng đất phía Nam, từ đó gợi lên sự tò mò cho người đọc về việc tìm hiểu về con người, cảnh vật, thiên nhiên nơi đây.

Bố Cục Tác Phẩm Đất Rừng Phương Nam

Bố cục tác phẩm Đất rừng phương Nam ngữ văn 10 được chia làm 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu … bụi cây: chuẩn bị đi lấy ăn ong
  • Phần 2: Tiếp theo … im im đi tới: con đường đến chỗ lấy mật
  • Phần 3: Trên đường lấy mật … trở về: quá trình lấy mật ong
  • Phần 4: Còn lại: trên đường trở về nhà

Chia sẻ các bài phân tích🌿 Cảm Xúc Mùa Thu [Đỗ Phủ] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Đọc Hiểu Tác Phẩm Đất Rừng Phương Nam

Chia sẻ cho các em học sinh phần đọc hiểu tác phẩm Đất rừng phương Nam chi tiết dưới đây.

1. Nhân vật An

– An là người có lòng yêu thiên nhiên. Trong quá trình đi tìm mật, An cảm nhận được những khung cảnh thiên nhiên trong rừng U Minh trong trẻo, mát mẻ và an lành.

  • Không khí mát lạnh
  • Cái lành lạnh của không khí sông ngòi thấm vào đất, thở ra từ bình minh
  • Ánh sáng trong vắt đậu trên những cành hoa tràm
  • Khi nhìn thấy tổ ong, An quên ngay những bực tức ở trong lòng

=> Phải là chú bé có sự tinh tế trong việc quan sát và cảm nhận mới có thể nhận thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên như vậy

– An là người ham học hỏi, thông minh

  • An thắc mắc về quá trình làm kèo cho ong về làm tổ với má nuôi và ghi nhớ từng lời má nói
  • An thấy cò bị ong đót bèn ngay lập tức đưa mồi cho tía để tía đốt ong
  • An có hiểu biết về việc con người khắp nơi nuôi ong

=> Phải là đứa trẻ ham học và có sự hiểu biết mới có thể ghi nhớ và có hiểu biết về loài ong như thế.

– An là chú bé có lòng tự trọng cao, An không muốn hỏi Cò về “sân chim” vì ngại rằng Cò sẽ cười mình

2. Nhân vật Cò

– Cò là một chú bé khỏe mạnh

  • Đùi như đùi nai đi khắp nơi trong rừng
  • Khi An đã mệt và muốn nghỉ, Cò lại vẫn có thể đi tiếp

=> Cò là hiện thân cho chú bé của núi rừng. Cuộc sống gắn bó với núi rừng từ nhỏ giúp Cò có cơ thể khỏe mạnh

– Cò có hiểu biết về rừng U Minh

  • Cò nhắc cho An về lời của má cách làm kèo ong
  • Cò chỉ cần lắng nghe cũng có thể biết được chỗ ong sắp bay đến
  • Cò trợ giúp tía lấy mật ong

=> Tuổi thơ gắn liền với rừng U Minh, Cò hiểu rõ về khu rừng này. Phải là chú bé có tình yêu với khu rừng thì Cò mới có thể hiểu về khu rừng tới thế.

Giá Trị Tác Phẩm Đất Rừng Phương Nam

Nắm vững giá trị tác phẩm Đất rừng phương Nam thông qua hai nội dung chính sau đây.

Giá trị nội dung

  • Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh.
  • Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh

Giá trị nghệ thuật

  • Nghệ thuật miêu tả đặc sặc
  • Lối viết hấp dẫn, thuyết phục
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 🌸 Lính Đảo Hát Tình Ca Trên Đảo 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Soạn Bài Đất Rừng Phương Nam

Các em học sinh có thể tham khảo cách soạn bài Đất rừng phương Nam sau đây:

👉Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên

Đáp án:

Câu chuyện trong văn bản kể về một lần đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, An đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: ban mai, bầy ong, đàn chim, v.v… Lúc nghỉ mệt, tía nuôi và thằng Cò đã chỉ đàn ong mật cho An. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Chẳng may, thằng Cò bị ong đốt. Tía nuôi An – tía của thằng Cò đã bôi vôi lên trên vết đốt đó và ông chỉ đuổi đàn ong đi để lấy mật. Trước khi ra về, đám người bọn họ đã ăn cơm cho đỡ đói và dự định hôm sau sẽ phải mang gùi to hơn để lấy đc nhiều mật hơn. Lúc ăn cơm, An đã suy nghĩ về cách làm tổ nuôi ong trên thế giới và thấy rằng không nơi nào giống cách đặt kèo ở rừng U Minh

👉Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Quanh câu chuyện “đi lấy mật”, cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao?

Đáp án:

  • Quanh câu chuyện “đi lấy mật”, cuộc sống thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật: An, thằng Cò, tía và má nuôi.
  • Các điểm nhìn của thằng Cò, tía và má nuôi bổ trợ cho điểm nhìn của An, giúp người đọc thấy được cuộc sống thiên nhiên và con người phương Nam.
  • Theo tôi, điểm nhìn của An là quan trọng nhất. Vì ở đoạn trích này, An là người kể chuyện.

👉Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

Đáp án:

  • Lời đối thoại giúp cho câu chuyện chân thật và gần gũi hơn.
  • Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An và các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng giúp cho câu chuyện trở nên thật hơn đối với người đọc.

👉Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.

Đáp án:

*Một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:

“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh… Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.”

* Phân tích:

  • Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.
  • Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,….
  • Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:
    • Thiên nhiên: trù phú, sinh động.
    • Con người: phóng khoáng, tự do

👉Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Đáp án:

  • Chủ đề của văn bản: Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.
  • Một số căn cứ để xác định chủ đề: Dựa vào vấn đề cơ bản của văn bản.

👉Câu 6 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Đáp án:

Một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An:

  • Tương đồng: còn nhỏ tuổi, ngây thơ, biết nghe lời tía và má, đối xử tốt với nhau.
  • Khác biệt:
    • Cò: thẳng thắn, bộc trực, tốt tính và không để bụng.
    • An: tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.
  • Theo tôi, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng khắc họa tính cách của con người trong tác phẩm. Con người phương Nam chính là một phần không thể thiếu mà tác phẩm muốn nhắc đến. Họ là những người tốt tính, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

👉Câu 7 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách con người Nam Bộ?

Đáp án:

Câu chuyện đi lấy mật giúp tôi hiểu thêm về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách của con người Nam Bộ:

  • Thiên nhiên: trù phú, hoang sơ.
  • Cuộc sống: giản dị, gắn liền với thiên nhiên.
  • Con người: phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tình cảm, tinh tế, sâu sắc.

Giáo Án Đất Rừng Phương Nam

Chia sẻ mẫu giáo án Đất rừng phương Nam được biên soạn cụ thể sau đây.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Mức độ yêu cầu cần đạt:

  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của truyện thể hiện qua nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật
  • Phân tích đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông qua hình thức nghệ thuật của VB, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

  • Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm.

b. Năng lực riêng:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đất rừng phương Nam
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đất rừng phương Nam
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

c. Phẩm chất

  • Yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam, biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương.
  • Bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, có ý thức xây dựng đất nước và đánh giá cao những đóng góp của người khác cho đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Khởi động
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đất rừng phương Nam
  3. Nội dung: : GV tổ chức cho HS chia sẻ về những hiểu biết về vùng đất phương Nam.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về hiểu biết về vùng đất phương Nam
  5. Tổ chức thực hiện
  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
    • GV đặt câu hỏi gợi mở: Những hiểu biết của em về vùng đất phương Nam
    • GV mở đoạn video về những đoạn giới thiệu về vùng đất phương Nam
  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
    • HS lắng nghe yêu cầu của GV, xung phong chia sẻ những hiểu biết của mình về vùng đất phương Nam
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
    • GV mời một số HS nêu hiểu biết về đất rừng phương Nam
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
    • GV nhận xét đánh giá
    • GV dẫn dắt vào bài: Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Thật vậy, mỗi một vùng đất ta đi qua nó không chỉ đơn giản là để ở mà còn là những kỉ niệm là sự gắn bó đến hòa quyện. Nó thấm sâu vào từng nhịp thở, từng tế bào của mỗi người. Mỗi vùng đất đi qua sẽ là một dấu ấn khó quên trong suốt cuộc đời con người. Bằng góc nhìn chân thực, sâu sắc nhà văn Đoàn Giỏi đã mang đến một bức tranh thiên nhiên miền Tây Nam Bộ đầy sinh động và ấm áp tình người. Trong bài học hôm nay hãy cùng tìm hiểu về bức tranh thiên nhiên đó qua bài 1- Đất rừng phương Nam.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Đất rừng phương Nam
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Đất rừng phương Nam
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đất rừng phương Nam
  4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
–   GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:
+ Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương Nam?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
a. Cuộc đời – sự nghiệp
– Nhà văn Đoàn Giỏi sinh ngày 17/5/1925 mất ngày 02/04/1989 quê ở thị xã Mỹ Tho, Tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
–  Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.- Ông có nhiều bút danh khác nhau có thể kể đến như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
bSự nghiệp sáng tác– Ông có một số tác phẩm tiêu biểu như: Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956),  Đất rừng Phương Nam (1957)…
c. Phong cách sáng tác
– Hầu hết các sáng tác của Đoàn Giỏi đều viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ.
– Tái hiện vẻ đẹp của vùng đất phương Nam trù phú và những người dân Nam Bộ chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng tình nghĩa.
– Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương.
2. Tác phẩm
– Đoạn trích Đất rừng phương Nam thuộc chương 9 trong Tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi

Đón đọc tác phẩm 💚 Lời Má Năm Xưa 💚 Sơ đồ tư duy, phân tích hay nhất

Sơ Đồ Tư Duy Đất Rừng Phương Nam

Các em học sinh có thể tiếp thu bài học nhanh hơn thông qua các sơ đồ tư duy Đất rừng phương Nam sau đây.

Sơ đồ tư duy tác phẩm Đất rừng phương Nam
Sơ đồ tư duy tác phẩm Đất rừng phương Nam
Sơ Đồ Tư Duy Đất Rừng Phương Nam đơn giản
Sơ Đồ Tư Duy Đất Rừng Phương Nam đơn giản
Sơ đồ tư duy trích Đi lấy mật-Đất rừng phương Nam
Sơ đồ tư duy trích Đi lấy mật-Đất rừng phương Nam

5 Mẫu Phân Tích Đất Rừng Phương Nam Hay Nhất

Cùng tham khảo 5 mẫu phân tích Đất rừng Phương Nam hay nhất sau đây nhé!

Mẫu Phân Tích Đất Rừng Phương Nam Hay – Mẫu 1

Đất rừng phương Nam là một tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi kể về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Tiểu thuyết lấy bối cảnh là vùng đất miền Tây Nam Bộ, nơi có những con người hiếu khách, yêu nước, kiên cường, bất khuất vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay lại xâm chiếm miền nam.

Quyển sách đã để lại cho em biết bao những suy nghĩ về vùng đất phương Nam thân yêu. Chỉ khi đọc hết quyển sách, chúng ta mới cảm nhận được cái đẹp và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Với nhân vật chính là một cậu bé tên An.

Trong quyển sách này, Đoàn Giỏi đã kể theo ngôi thứ nhất, hóa thân chân thật về cả tính cách lẫn cảm xúc của An. Cậu bé Nguyễn An sống cùng với cha mẹ tại thành phố những ngày sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc.

Tại những chi tiết này, tác giả đã miêu tả một cách chân thực hoàn cảnh và cuộc sống  khốn khổ của nhân dân ta lúc chạy trốn giặc Pháp, khiến cho một đứa bé lớn lên trong hòa bình, độc lập như em cũng phải xót xa cho những thiếu thốn, thiệt thòi của nhân dân ta khi chiến tranh. Tác giả đã gợi cho em hình ảnh của những con người kiên cường, họ đã phải rời bỏ quê hương để chạy thoát khỏi tay bọn giặc Pháp. 

Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang.

Trong những tháng ngày lưu lạc nơi đất khách quê người, tác giả đã dùng tài năng của mình để gợi tả một cách chân thật quang cảnh và những sản vật trù phú của rừng U Minh và vùng đất Cà Mau. Từng nghề nghiệp, ánh mắt, cách ăn nói, chào mời; những chi tiết thể hiện sự trù phú về động và thực vật nơi đây của người dân nơi đây được tác giả vẽ lại thật chân thật và đầy cảm xúc; khiến cho chúng ta dù chỉ cần đọc quyển sách này cũng có thể hình dung ra quang cảnh tươi đẹp và trú phú ấy.

Sau khi được bà Tư Béo, chủ một quán rượu nơi đây nhận nuôi, An đã vô tình biết được vợ chồng Tư Mắm là Việt gian, chúng biết được và đốt quán bà Tư Béo, còn An đã may mắn chạy thoát và được một gia đình người đàn ông bán rắn tốt bụng nhận nuôi. 

Trong khoảng thời gian sống cùng gia đình của ông bán rắn, An đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức chỉ có người dân ở đây lưu truyền với nhau, trong sách vở ở thành phố mà An theo học không hề nhắc đến. Trong hững cuộc đi bắt rắn giữa An và gia đình, tác giả đã cho em nhìn thấy được sự dũng cảm, sự kiên nhẫn của những người làm nghề này. Từng cách bắt mồi nhử, cách móc mồi, cách… đuổi muỗi, sự chờ đợi, kiên nhẫn và quang cảnh của rừng U Minh vào ban đêm đã được hiện lên thật sắc nét dưới từng con chữ của tác giả.

Còn trong những lần đi lấy mật ong, quyển sách đã mang lại cho em những hình ảnh chân thật nhất về cách dựa vào hướng gió, địa điểm, thời tiết mà đoán chỗ  ong mật làm tổ để gác kèo lấy mật. Còn trong lần An chạm trán với hổ, em đã có thể phần nào hình dung ra sự hoang sơ, sự hoang dã của thiên nhiên  rừng U Minh.   

Sau khi chú Võ Tòng hi sinh vì phục kích giặc, gia đình bố nuôi An phải di cư đến nơi khác cùng người dân trong làng. Đến chợ Năm Căn. Tiếp tục sử dụng ngôi kể của mình, tác giả lại khiến cho đọc giả cảm giác thích thú say mê trước quang cảnh vui nhộn nhưng cũng không kém phần êm đềm. Cái quang cảnh tấp nập, người mua kẻ lại lại viển vông trong đầu em, nghĩ lung tung như muốn nhảy vào quyển sách để thăm thú cái nơi ấy. Rừng đước trù phú kia đang ôm lấy những con người chân chất của đất Cà Mau…

 Kết thúc truyện, là cái lúc mà tất cả người dân đứng lên, đã sẵn sàng cho cái tư tưởng chiến đấu của họ, lý trí bất khuất cùng lòng dũng cảm, đứng hẳn lên, trên tay phất cao lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, bắt đầu cuộc chiếng với quân địch, quân Pháp xâm lăng.  Chỉ biết một điều, cái kết thúc dang dở thế này, kháng chiến của nhân dân ta nhất định thắng lợi. Bởi con người Việt Nam không bao giờ khiếp sợ trước quân thù, họ luôn đấu tranh để giành lại độc lập tự do vì trong họ luôn luôn tồn tại một tinh thần kiên cường, bất khuất

Em cũng muốn cảm ơn tác giả Đoàn Giỏi đã gửi đến trái tim em những trái tim đẹp đẽ và quả cảm của con người trên vùng đất tận cùng của hình chữ S. Qua cách dùng từ điêu luyện; sự miêu tả chân thật trong từng chi tiết, cảm xúc; sự tâm huyết của tác giả Đoàn Giỏi, quyển sách đã mang lại cho người đọc không chỉ là sự trù phú của thiên nhiên Cà Mau, mà còn là cảm xúc tự hào về tinh thần cao đẹp chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Đó là một cảm xúc mà em sẽ luôn nhớ đến và tự hào.

Mẫu Phân Tích Đất Rừng Phương Nam Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

Đoạn trích “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ.

Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. Qua đoạn trích “Đi lấy mật”, người đọc có dịp tham quan rừng U Minh và cảm nhận hai nhân vật An, Cò trong hành trình cùng cha nuôi đi lấy mật ong rừng đầy thú vị.

“Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.

An là một cậu bé lanh lợi, yêu thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng qua cái nhìn của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh.

Trong không gian ban mai đó, người tía hiện lên với những chi tiết như đi trước, dẫn đường cho An và Cò, đeo bên hông lủng lẳng chiếc túi, mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai trên lưng và tay cầm chả gạc, vừa đi vừa phạt nhánh gai mở đường đi cho các con.

An là một cậu bé lễ phép và ngoan ngoãn, thể hiện qua cách xưng hô với tía và má rất ôn hòa, lễ độ. Những hành động của cậu với ba mẹ nuôi vô cùng lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn. An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, khi liên tục hỏi tía, má những điều mà cậu còn thắc mắc hay vẫn muốn khám phá.

Đối với Cò, An coi cậu là một người bạn, vừa là anh em trong nhà, cách xưng hô mày-tao vừa thân quen, vừa gần gũi: “Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.” Khi đối diện với một người am hiểu vùng đất này như Cò, An luôn có thái độ tôn trọng, đôi lúc còn tự ái, không dám hỏi nhiều, âm thầm ghi nhớ những kinh nghiệm đã học được.

Tuy An thể hiện là một cậu bé khá trầm tĩnh và hiền lành, nhưng trong cậu có những suy nghĩ rất phong phú, bên cạnh việc cảm nhận tốt vẻ đẹp thiên nhiên, cậu còn có những cảm nhận, so sánh đặc biệt về cách nuôi ong và lấy mật từ khắp nơi trên thế giới, từ đó rút ra kết luận về sự đặc biệttrong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

Đối với nhân vật Cò, cậu bé này đối với An tuy cùng tuổi nhưng lại có tương đối nhiều điểm khác biệt. Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng núi rừng U Minh. Hoàn toàn có thể khẳng định được như vậy là bởi cậu bé có những hiểu biết về rừng, về cách phân biệt nhiều loài ong, chim khác nhau.

Khác với An mệt mỏi phải dừng lại nghỉ, thì Cò đội trên đầu cái thủng to tướng đựng nhiều đồ đạc và thức ăn, cặp chân như giò nai, lội suốt ngày trong rừng cũng không biết mệt. Mọi hành động đều cho thấy Cò là một cậu bé tinh nghịch, giàu năng lượng, lúc nghỉ ngơi, Cò bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng uống ừng ực; hay thúc vào lưng An, trỏ lên trời và đố con ong mật ở đâu, rồi lại tự giảng giải cho An cách nhìn thấy bầy ong, đoán trước được chúng sẽ xuất hiện.

Khi thấy An chịu thua câu đố, Cò đắc ý, vênh mặt tự tin về những hiểu biết của mình. Cò giảng giải cho An cách để tìm thấy ong mật: “Cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia” “nhìn một chỗ trống ấy” “nó tới liền bây giờ”.

Qua đoạn trích, bên cạnh con người và núi rừng phương Nam để lại cho em ấn tượng vô cùng đặc biệt. Thiên nhiên núi rừng tràn đầy nhựa sống, hùng vĩ, hoang sơ. Con người chăm chỉ lao động và có nhiều kinh nghiệm với nghề… thì hai bạn nhỏ An và Cò cũng để lại nhiều ấn tượng đặc biệt. Cũng nhờ hai cậu bé, người đọc như được khám phá đất rừng phương Nam qua hai vị hướng dẫn viên đặc biệt.

Mẫu Phân Tích Đất Rừng Phương Nam Chọn Lọc – Mẫu 3

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời của cậu bé tên An khi bị thất lạc bố mẹ. Bối cảnh chính của tiểu thuyết chính là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, thời điểm mà thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

Trong chương trình phổ thông, em được học đoạn trích “Đi lấy mật”, cũng chính là tên chương 9, kể lại một lần An theo tia nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Bằng việc đọc hiểu đoạn trích này, em không chỉ cảm nhận được cảnh sắc đất rừng phương Nam đặc sắc, mà còn cảm nhận được những nét đặc biệt trong tính cách, hình dáng, cử chỉ của hai nhân vật An và Cò.

Văn bản Đi lấy mật kể về câu chuyện 3 cha con Cò An đi vào rừng lấy mật, qua đó tác giả bật mí cho chúng ta về cách làm tổ cho loài ong mật. Trong đoạn trích có 4 nhân vật gồm tía nuôi, má nuôi An, An và Cò, với mối quan hệ hết sức đặc biệt: Cò là con đẻ của tía má, An là con nuôi của tía má. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị.

An là một cậu bé thông minh với những hiểu biết, cảm nhận vô cùng tinh tế. Qua cái nhìn của nhân vật An, khung cảnh thiên nhiên của rừng U Minh được hiện lên tràn đầy nhựa sống, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài vật, loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên như trời, ánh sáng, đầu hoa tràm, sông ngòi…khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Điều đó cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An vô cùng tinh tế và sâu sắc.

Cũng từ quan sát của An, tía nuôi hiện lên là một người cha chu đáo, tận tình, qua tâm đến con từ những chi tiết nhỏ. Ông thậm chí nghe tiếng thở của An để nhận ra con đang mệt, ra hiệu cho các con dừng lại nghỉ ngơi, ăn uống, trên đường đi thì phát quang những bụi gai để mở đường cho các con theo sau.

Đáp lại tình cảm của tía, má nuôi, An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, lễ độ, cậu bé lắng nghe và lễ phép với cha mẹ. Từ đó, An cũng học được rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ cả tía và má. Má nuôi An có dặn dò và chỉ An cách nhận biết được bầy ong, lấy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật.

Khác với sự hiền lành của An, Cò lại là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở núi rừng U Minh. Cũng vì là người dân bản địa, Cò vô cùng nhanh nhẹn, lanh lợi, hoạt bát. Lợi thế này cũng giúp cho Cò “lên mặt” với cậu bạn cùng nhà An ít nhiều lần.

Cùng đi vào rừng lấy mật, nhưng Cò giàu năng lượng và mạnh mẽ hơn An khá nhiều, cậu bé đội cái thủng to tướng đựng nhiều đồ đạc và thức ăn, cặp chân như giò nai, lội suốt ngày trong rừng cũng không biết mệt.

Khi dừng lại nghỉ, Cò bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng uống ừng ực, lúc thì thúc vào lưng An, trỏ lên trời và đố con ong mật ở đâu, giảng giải cho An cách nhìn thấy bầy ong, đoán trước được chúng sẽ xuất hiện… Tất cả những miêu tả của tác giả đều giúp người đọc hình dung ra một cậu bé thuộc về U Minh, sinh ra tại đất rừng phương Nam nên cậu biết rõ nơi đây như lòng mình vậy.

Từ câu chuyện của mẹ, cậu bé An bộc lộ những hiểu biết của mình về cách lấy mật, nuôi ong ở khắp nơi trên thế giới.

Nếu người La Mã xưa nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, người Mễ Tây Cơ xây tổ ong bằn đất nung, treo lên cành cây, người Ai Cập làm tổ ong bằng sành, hình ống dài, xếp lên nhau trên bãi cỏ, ở châu Phi người ta đục ruỗng thân cây, vít kín hai đầu, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu, Xứ Tây Âu bện tổ ong bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau…thì người U Minh có cách “thuần hóa” ong rừng vô cùng khác biệt: Tính toán, gác kèo để ong rừng tự bay về làm tổ, quá trình gác kèo cũng cần kỹ lưỡng, cẩn thận từng chi tiết.

Cách lấy mật này đòi hỏi kinh nghiệm, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề, từng thất bại. Tất cả những chi tiết từ câu chuyện của mẹ đã cho ta thấy An là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, thích quan sát và yêu thiên nhiên.

Cả hai cậu bé An và Cò đều có nhiều nét đặc biệt, thú vị trong ngoại hình, cử chỉ, tích cách. Dẫu vậy, khi đồng hành cùng An và Cò trong hành trình “đi lấy mật”, người đọc như được tham quan, trải nghiệm đất rừng U Minh đẹp diệu kì với hai vị “hướng dẫn viên” đặc biệt.

Mẫu Phân Tích Đất Rừng Phương Nam Tiêu Biểu – Mẫu 4

Cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương nam của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời của một cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là các tỉnh Tây Nam, Việt Nam vào năm 1945.

Trong chuyến lưu lạc của mình, cậu bé An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người, trong đó phải kể đến tía, má nuôi và Cò. Trong đoạn trích từ chương 9, “Đi lấy mật” là hành trình vào rừng lấy mật, “ăn ong” của ba cha con, hai nhân vật An và Cò đã đưa người đọc tới những trải nghiệm thú vị nơi đất rừng U Minh.

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh.

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chính là nhân vật An, cậu bé xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực. Cũng nhờ đó, khung cảnh thiên nhiên của rừng U Minh được hiện lên tràn đầy nhựa sống, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài vật, loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên như trời, ánh sáng, đầu hoa tràm, sông ngòi…khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.

Tác phẩm đã tái hiện một vẻ đẹp trù phú, sống động vô cùng của núi rừng, là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài… Điều đó cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An vô cùng tinh tế và sâu sắc.

Trong mắt An, tía nuôi của mình hiện lên là một người cha luôn yêu thương và quan tâm con cái, không cần quay lại, chỉ cần nghe “tôi” thở thôi cũng cảm nhận được cậu đang mệt và cần được nghỉ ngơi. Tía đi trước hai anh em, Bên hông lủng lẳng chiếc túi […], lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, tay cầm chà gạc.

Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường đứt ra một bên để lấy lối đi. Trong lúc chỉ An về phía cây có con ong mật, tía nuôi đang âm thầm truyền dạy cho con những kinh nghiệm quý báu trong công việc.

Bên cạnh người tía nuôi ấm áp, An cũng có những suy nghĩ, quan sát về người bạn đồng hành của mình – Cò. Cò là một cậu bé sinh ra và thuộc về vùng đất U Minh này, nên cậu bé vô cùng lanh lợi, nhanh nhẹn, lém lỉnh.

An miêu tả “thằng Cò” đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách. Tuy đội thúng to, nhưng cặp chân của “nó” như bộ giò nai, đên mức “lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!” Dường như Cò không hề mệt mỏi, cậu bé đã quá quen với địa hình nơi này, cũng đã đi rừng cùng cha rất nhiều lần, Cò giàu năng lượng và yêu công việc này cùng tía.

Cò là cậu bé tự tin, lém lỉnh. Cậu bé rất thích thú khi thể hiện sự hiểu biết vượt trội của mình với một người mới đi rừng như An. Việc này thể hiện ở chi tiết Cò liên tục đặt ra những câu đố, những lần cậu bé vênh mặt khi An chịu thua, tỏ ra bình thản khi An reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp mắt…

Tưởng chừng sự tự tin này khiến Cò trở thành một cậu bé tự đắc, nhưng ngược lại, Cò hiện lên là một nhân vật nhanh nhẹn và có nét đáng yêu riêng. Cậu bé giảng giải cho An cách để tìm thấy ong mật: “Cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia” “nhìn một chỗ trống ấy” “nó tới liền bây giờ”. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.

Nếu An là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi và khám phá, thường có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc…thì Cò lại là một cậu bé lanh lợi, thạo việc, giàu năng lượng và ấm áp. Cả hai nhân vật này đều mang lại cho người đọc những cảm giác dễ chịu, thú vị khi đồng hành cùng đoạn trích “Đi lấy mật”, học hỏi thêm những kinh nghiệm đặc biệt trong lao động của người dân nơi đây.

Mẫu Phân Tích Đất Rừng Phương Nam Ngắn Hay – Mẫu 5

Đất rừng phương Nam là một tiểu thuyết có bối cảnh là thời kỳ Nam Bộ bị thực dân và bọn cường hào cai trị, bóc lột. Tác phẩm là góc nhìn của nhân vật cậu bé An, về những cuộc lưu lạc qua những miền đất rừng phương Nam trù phú trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong những chuyến đi ấy, cậu bé đã được gặp gỡ rất nhiều người, có tốt có xấu. Cuối cùng, An trưởng thành và tham gia vào quân đội xung phong ra tiền tuyến.

Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm ca ngợi sự trù phú của thiên nhiên rừng già của đất Nam, cũng là tình cảm của tác giả với những con người hiền lành, chất phác nơi đây. Qua đó, Bùi Văn Hồng cũng cho người đọc thấy được một Đoàn Giỏi với nét văn phong phú, sự nhạy cảm và tinh tế của một nhà văn. 

Đầu tiên, khung cảnh thiên nhiên được Bùi Văn Hồng ấn tượng bởi những hình ảnh: “Ba ba to bằng cái nìa”, “Kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản”“Cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi”. Những phép nhân hoá nhưng lại vô cùng chân thật được tác giả đánh giá cao. Sau những bất ngờ thú vị này, Đoàn Giỏi lại vẽ một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Đó là vẻ đẹp của rừng U Minh dưới ánh mặt trời rực rỡ, là sự hoành tráng của con nước dòng sông Năm Căn. Đây đều là những đặc trưng nổi bật của thiên nhiên, địa hình của người dân phương Nam. Bùi Văn Hồng tỉ mỉ “đào” ra những cái mà Đoàn Giỏi muốn cất giấu. Những nét tinh tế của Đoàn Giỏi được tác giả cảm nhận, một bức tranh phác thảo được tô màu và gửi tới người đọc. Chúng ta lại càng cảm nhận được những nét đẹp và hùng vĩ của thiên nhiên, đát rừng phương Nam.

Hầu như tất cả nhân vật đều có những nét chung như nghèo khổ, phải làm thuê và bị bọn địa chủ bóc lột. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy được rằng, trong họ đều có sự dũng cảm, gan dạ và một tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, họ nung nấu ý chí sục sôi, lòng căm thù bọn thực dân và phong kiến sâu sắc. Đây chính là những con người đại diện, đặc trưng cho con người phương Nam phóng khoáng và gan dạ.

Đây là một tác phẩm đặc trưng, cũng vô cùng xuất sắc. Không chỉ làm rõ nét chân dung của người dân Nam Bộ, Đoàn Giỏi còn cho người đọc thấy được một bức tranh xinh đẹp của sông nùi phương Nam.

Không nên bỏ lỡ văn bản 🔻 Đi San Mặt Đất 🔻 Sơ Đồ Tư Duy, Mẫu Phân Tích Hay 

Viết một bình luận