Đi Trong Hương Tràm: Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích Bài Thơ

Đi Trong Hương Tràm ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Cập Nhật Dàn Ý, Bố Cục, Giáo Án, Sơ Đồ Tư Duy, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Nội Dung Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm

Trước khi khám phá nội dung phân tích tác phẩm, hãy cùng Thohay.vn đọc Nội Dung Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm bên dưới nhé.

Đi trong hương tràm
Tác giả: Hoài Vũ

Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp nơi mây hương toả bay!

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…

Tham khảo tác phẩm 🌿 Cảm Xúc Mùa Thu [Đỗ Phủ] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Về Nhà Thơ Hoài Vũ

Khám phá thêm những thông tin chính Về Nhà Thơ Hoài Vũ.

  • Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng (sinh năm 1935) là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, dịch giả
  • Ông sinh ngày 25-8-1935 tại Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam).
  • Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ông lần lượt giữ cương vị: ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh), Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng.
  • Thơ:
    • Vàm Cỏ Đông
    • Anh ở đầu sông em cuối sông (1989)
    • Đi trong hương tràm
    • Hoàng hôn lặng lẽ
    • Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như bài hát: Vàm Cỏ Đông, Chia tay hoàng hôn…
  • Văn xuôi
    • Tiếng sáo trúc
    • Rừng dừa xào xạc (1977)
    • Quê chồng (1978)
    • Bông sứ trắng (1980)
    • Bên sông Vàm Cỏ (1980)
    • Vườn ổi (1982)

Về Tác Phẩm Đi Trong Hương Tràm

Về Tác Phẩm Đi Trong Hương Tràm, bài thơ của tác giả Hoài Vũ sáng tác theo thể thơ tự do. Tác phẩm Đi trong hương tràm in trong “Tuyển tập thơ Việt Nam”.

Văn bản miêu tả bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương. Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước và tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà.

Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🌸 Lính Đảo Hát Tình Ca Trên Đảo 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm như sau.

Đi trong hương tràm là bài thơ cũng là tên tập thơ nổi tiếng của nhà thơ Hoài Vũ sáng tác trong chiến tranh chống Mỹ ở “miền hạ” sông Vàm Cỏ tỉnh Long An và Tháp Mười.

Nhà thơ Hoài Vũ kể, trong giai đoạn chiến tranh ác liệt với nhiều lần vượt sông Vàm Cỏ, đi trong rừng tràm Long An, Tháp Mười…, ông cũng như bao cán bộ được các chiến sĩ giao liên, du kích và nhân dân hết lòng giúp đỡ: Dầm mình kéo xuồng qua sông, bắc cầu kê ván trên vai để anh em bước đi, trải nhựa trên đường… và có bao hy sinh trên sông Vàm Cỏ xanh trong, trên cánh đồng bao la, bên rặng tràm mênh mông.

Riêng nhà thơ đã được một nữ du kích cứu chữa, che chở suốt một thời gian tới khi bình phục… Sau này khi trở lại rừng tràm, nhà thơ nghe tin nữ du kích đó đã hy sinh và cả cánh rừng tràm xanh tốt xưa cũng bị phá trụi, chỉ còn những hàng cây mới lên đang nhú mầm xanh. Nhà thơ vô cùng xúc động, ông như ngỡ vẫn nhìn thấy những rặng tràm bao la và ánh mắt người con gái lấp lánh trong nắng gió.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm

Bật mí cho bạn đọc Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm.

Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ đều thổn thức, về những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông.

=> Nhan đề “Đi trong hương tràm” đã khẳng định “anh” mãi thuỷ chung và dõi theo “em” dù ở bất cứ nơi đâu.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích ⚡ Tỏ Lòng [Thuật Hoài] ⚡ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích 

Giá Trị Tác Phẩm Đi Trong Hương Tràm

Sau đây là những Giá Trị Tác Phẩm Đi Trong Hương Tràm.

Giá trị nội dung

  • Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương
  • Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước
  • Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà

Giá trị nghệ thuật

  • Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả
  • Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha

Bố Cục Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm

Bố Cục Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm bao gồm 4 phần chính:

  • Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên
  • Khổ 2: Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
  • Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
  • Khổ 4: Hương tràm trong tâm trí con người

Cập nhật cho bạn đọc 💚 Lời Má Năm Xưa 💚 Sơ đồ tư duy, phân tích hay nhất

Dàn Ý Đi Trong Hương Tràm

Tiếp theo là Dàn Ý Đi Trong Hương Tràm đầy đủ.

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hoài Vũ

– Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Đi trong hương tràm

II. Thân bài

1. Khung cảnh thiên nhiên

– Khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng

+ Gió mây

+ Hoa tràm e ấp – vòm lá

→  Khung cảnh nên thơ trữ tình

– Nhân hóa “mây trời tỏa bay” 

→ Ước mơ khát vọng của con người sông nước

2. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau

– Không gian , thời gian

+ Xa cách bao lâu

+ Gió mây đổi hướng thay màu

+ Trái tim em không trao a nữa

– Tình cảm: hương tràm – ta bên nhau

 → Hương tràm kết nối, nâng đỡ tâm hồn, cảm xúc của những người yêu nhau

3. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm

– Thiên nhiên mang đậm hương vị Đồng bằng sông Cửu Long

+ Gió thổi

+ Trời cao

+ Cánh đồng rộng

– Tâm trạng con người

– Nỗi nhớ thương hương tràm còn mà người không còn

→ Biện pháp liệt kê nhấn mạnh vào nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình

4. Hương tràm trong tâm trí con người

– Điệp từ: “Anh vẫn” 3 lần

– Liệt kê: Bóng tràm, lá tràm, hương tràm

→ Hương tràm đã ăn sâu vào tâm trí của con người nơi đây, dù có cách xa thì “em” cùng hương tràm vẫn mãi luôn gắn bó và trở thành nỗi nhớ trong “anh”

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật

– Kết luận của về hình tượng hương tràm

Chia sẻ thêm cho bạn đọc 🍀Đăm Săn Đi Chinh Phục Nữ Thần Mặt Trời🍀  Sơ Đồ Tư Duy, Các Mẫu Phân Tích

Soạn Bài Đi Trong Hương Tràm

Xem thêm gợi ý Soạn Bài Đi Trong Hương Tràm.

👉Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý không gian, thời gian, hình ảnh hoa tràm

Trả lời:

– Không gian: Trong gió, trong mây, trong vòm lá, khắp trời mây Vàm Cỏ Tây

– Thời gian: sáng nay

– Hình ảnh hoa tràm: e ấp

→ Hoa là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du. Lá là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống; nhưng không thể vĩnh cửu. Một tình yêu đẹp, phơi phới thanh xuân, nhưng cũng thật mong manh. Dường như nỗi đau mất mát khiến cho cả gió, mây, hoa, lá… cũng ngơ ngác, thẫn thờ. 

👉Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?

Trả lời:

– Biện pháp tu từ: 

+ Điệp từ: “dù” nhắc lại 3 lần

+ Điệp từ “thổi” nhấn mạnh 2 lần

+ Biện pháp đối: “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”/ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”: hai vế đăng đối nhau

👉Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cách diễn đạt của khổ thơ này có gì giống và khác với khổ 2?

Trả lời:

– Cách diễn đạt ở khổ thơ cuối có nét tương đồng với khổ 2:

+ Lặp lại câu “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”

+ “Em” và “anh” vẫn xa cách, có thể không gặp lại nhau nữa

+ Tác giả nhắc đi nhắc lại về sự cách biệt, như một lời nhớ thương da diết.

– Tuy nhiên, ở khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình lại khẳng định, như một câu trả lời cho những cách trở được liệt kê ở khổ thơ thứ hai: Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu bởi:

Anh vẫn có… Anh vẫn thấy… Anh vẫn nghe… trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao… Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào.

→ Điệp khúc khẳng định “Anh vẫn…” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-dương… Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ… 

Nhất định đừng bỏ qua bài 🌷 Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê 🌷 phân tích đầy đủ nhất

Giáo Án Đi Trong Hương Tràm

Cập nhật thêm nội dung Giáo Án Đi Trong Hương Tràm.

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Học sinh nhận biết được một số yếu tố (nhân vật trữ tình, hình ảnh, từ ngữ, cảm hứng chủ đạo, chủ đề…) trong thơ tự do.

– Học sinh phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình (thể tự do) viết về đề tài quê hương, đất nước.

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.

Năng lực riêng biệt

– Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) một tác phẩm thơ và viết được văn bản nghị luận về tác phẩm thơ.

– Năng lực phân tích giá trị của một số biện pháp tu từ đã học

  1. Phẩm chất:

     – Học sinh biết yêu quý, tự hào, có trách nhiệm với quê hương đất nước, trân trọng, biết ơn các thế hệ đi trước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học trước đó huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS.
  3. Nội dung: HS nghe bài hát và chia sẻ cảm xúc liên quan đến kiến thức, vốn sống của HS có liên quan bài học.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS cảm nhận về bài hát.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS: nghe bài hát Đi trong hương tràm của nhạc sĩ Thuận Yến và chia sẻ cảm xúc của mình về những loài cây gắn bó với con người ở mỗi vùng đất.

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV nêu yêu cầu, nhớ lại kiến thức và trả lời.

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản thân.

👉Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

     – GV dẫn dắt vào bài: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm Đi trong hương tràm của tác giả Hoài Vũ.

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Đọc và tìm hiểu chung

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu về tác giả, tác phẩm.
  2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu hình thức và nội dung của văn bản; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài học.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS thuyết trình phần chuẩn bị ở nhà: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Hoài Vũ và tác phẩm Đi trong hương tràm.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
 
 
 
 
 
 
 
 
NV2: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS đọc văn bản.
– GV yêu cầu HS đọc to, rõ ràng, lưu loát.
– GV đặt câu hỏi:
+ Xác định thể thơ, PTBĐ của bài thơ.
+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Vì sao em xác định như vậy
– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Hoài Vũ tên khai sinh là Nguyễn Đình Vọng sinh năm 1935
– Quê: Quảng Ngãi
– Con người: ấm áp, thân thiện, hiền hòa, dễ mến, gắn bó với Sài Gòn trên 40 năm. Là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng được phổ nhạc: Vàm Cỏ Đông, Đi trong hương tràm, Miền Hạ, Hoàng hôn lặng lẽ…
– Sáng tác: 6 tập thơ, 5 tập truyện, 6 tập truyện dịch từ tác phẩm văn học Trung Quốc.
– Phong cách thơ: dịu dàng, sâu lắng, lãng mạn, chân thật.

2. Văn bản

– Xuất xứ: In trong Tuyển tập thơ Việt Nam (giai đoạn chống Mỹ cứu nước), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999)
– Hoàn cảnh sáng tác: Theo lời kể của tác giả: Năm 1968, khi theo đại quân vào Sài Gòn, không may bị sốt rét, đành phải nằm lại Trạm giao liên Đồng Tháp Mười. Tại đây, tôi đã gặp 5-6 nữ giao liên. Tôi đặc biệt có cảm tình với một cô tên là Lan. Đến năm 1971, khi quay lại thì cả rừng tràm đã bị bom đạn tàn phá xác xơ và hay tin Lan đã hi sinh. Một đêm, cảm xúc đau xót và mất mát ùa ra, tôi viết ngay được bài thơ “Đi trong hương tràm”.

3. Đọc văn bản

– Thể thơ: thơ tự do
– PTBĐ: biểu cảm
– Nhân vật trữ tình: chàng trai, người xưng “anh” về tình yêu rất đỗi thủy chung, sâu nặng dành cho “em”
– Cảm xúc tâm trạng ấy luôn gắn bó với hình ảnh của lá tràm, hương tràm, loài cây thân thuộc, gắn bó với thiên nhiên và con người đồng bằng sông Cửu Long.

Sơ Đồ Tư Duy Đi Trong Hương Tràm

Chia sẻ cho bạn đọc các Sơ Đồ Tư Duy Đi Trong Hương Tràm.

Sơ Đồ Tư Duy Đi Trong Hương Tràm Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Đi Trong Hương Tràm Chi Tiết

Chia sẻ cho bạn đọc ✨ Gặp Ka Díp Và Xi La ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

2 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm Hay Nhất

Đừng bỏ lỡ 2 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm Hay Nhất sau đây.

Phân Tích Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm Ấn Tượng – Mẫu 1

 Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian…

Tất cả đều trang nghiêm và lặng lẽ như một khúc tưởng niệm. Hình như người còn sống đang cố gắng huy động hết khả năng cảm nhận của các giác quan để dựng lại chân dung của người đã khuất từ trong tất cả những cái vô hình và hữu hình ở thế giới xung quanh:

Em gửi gì trong gió trong mây
Để sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay

Người đang sống lắng nghe trong gió, dõi nhìn theo mây để trò chuyện với người đã khuất về những điều mà chỉ có hai người mới có thể chia sẻ cho nhau, đó là những điều riêng tư thầm kín đã được hình tượng hóa thành hoa tràm e ấp trong vòm lá! Hoa là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du. Lá là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống; nhưng không thể vĩnh cửu.

Một tình yêu đẹp, phơi phới thanh xuân, nhưng cũng thật mong manh, nó đột nhiên bị chia lìa thật phũ phàng! Dường như nỗi đau mất mát khiến cho cả gió, mây, hoa, lá… cũng ngơ ngác, thẫn thờ. Nhưng có lẽ chính trong nỗi đau tận cùng ấy, vẻ đẹp của một tình yêu chung thủy đã thăng hoa thành một giá trị tinh thần bất tử:

Mà khắp trời mây hương tỏa bay!

Hình như toàn bộ không gian, thời gian giờ đây đều thấm đẫm nỗi xót thương, nhung nhớ, thổn thức… để tạo nên một sự giao hoà âm dương thiêng liêng và bí ẩn.

Một loạt các mệnh đề phủ định được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

Cái thoảng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng biết bao! Thiên nhiên hay tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, chòng chành, hụt hẫng? Có lẽ cả hai! Triệu triệu năm qua, thiên nhiên vẫn vậy, cứ tưởng gió mây vô tình nhưng hoá ra lại thật hữu tình, nhân hậu.

Vào cái khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ. Và triệu triệu năm qua tình yêu vẫn vậy, tình yêu luôn là tác nhân giúp cho con người vượt qua những phút yếu đuối ngã lòng.

Vì sao vậy? Vì ở đây, tình yêu dang dở bởi một lí do cao cả. Cô gái đột ngột ra đi và do đó không thể tiếp tục chờ đợi chàng trai được nữa:

Dù trái tim em không trao anh nữa

Trái tim em đã thuộc về anh nhưng lại không thể trao cho anh! Có lẽ trong tình yêu lứa đôi, sẽ chẳng có nỗi đau nào lớn hơn thế! Cho đến phút cuối cùng, cô gái vẫn chưa được gặp lại người yêu để nói với người yêu những lời nồng nàn say đắm nhất. Cô mang theo mối tình của mình vào cõi vĩnh hằng.

Và tất nhiên chàng trai có thể hình dung ra những gì mà cô gái sẽ nói, thế cho nên chàng trai mới lắng nghe trong gió trong mây những lời thì thầm chưa và sẽ không bao giờ còn có cơ hội để nói ra được nữa của người yêu. Bằng cái linh giác tuyệt vời của những kẻ đang yêu, chàng trai như muốn kêu lên:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

Tình yêu đã thăng hoa thành hương tràm hay hương tràm là dư vị của một mối tình dang dở? Chỉ biết rằng hương tràm là cái sẽ còn mãi tới muôn đời! Nó từng đi qua cuộc đời của những kẻ dám xả thân cho một tình yêu không vụ lợi để cuối cùng nó mãi mãi là chứng nhân cho một tình yêu cao đẹp. Vì thế:

Gió Tháp Mười đã thổi/ thổi rất sâu
Có nỗi thương đau/ có niềm hi vọng

Hai câu thơ được ngắt nhịp khác nhau (5/3 và 4/4) dường như để tô đậm một nỗi đau không gì bù đắp nổi: những cơn gió nối tiếp nhau hú dài như xoáy vào trái tim trống vắng cô đơn, nó quất thẳng vào một vết thương tâm hồn không bao giờ thành sẹo; nhưng trong nỗi đau ấy dường như lại tiềm tàng một sức mạnh kì diệu, nó giúp cho con người không bị gục ngã trong tuyệt vọng bởi chính cái hào quang của một tình yêu cao thượng.

Tình yêu lớn thường có sức mạnh cải tạo, nâng đỡ, khích lệ và cổ vũ con người hãy sống xứng đáng với người yêu của mình.

Dù biết rằng khi phải đối mặt với sự thật, nhất là sự thật về những tổn thất, mất mát là rất khó khăn:

Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?

Bầu trời và cánh đồng là những sự vật lớn trong thiên nhiên, tồn tại vĩnh cửu, có thể quan sát được. Nhưng bầu trời và cánh đồng thì quá cao và quá rộng, nó khiến cho con người có mặc cảm bé nhỏ, lạc loài, bơ vơ. Hương tràm thì vô hình, không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận bằng linh giác của tình yêu. Hương tràm cũng tồn tại vĩnh cửu như bầu trời và cánh đồng.

Như vậy, tất cả vẫn đang hiện hữu, chỉ trừ em! Và mất em, tức là anh đã mất tất cả! Chợt nhớ một câu thơ trong bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao: “Núi vẫn đôi mà anh mất em”! Sự mất mát trong tình yêu lứa đôi ở bài thơ Đi trong hương tràm và bài thơ Núi Đôi sao giống nhau đến thế?

Nó trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi trong trái tim của người đang sống. Ám ảnh trước nghịch lí còn (những sự vật vô tri) – mất (những sinh thể gắn bó máu thịt)! Và ám ảnh vì nỗi cô đơn thăm thẳm…

Nhưng chàng trai đã gắng gỏi vượt lên để tôn vinh tình yêu:

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao

Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu bởi: Anh vẫn có… Anh vẫn thấy… Anh vẫn nghe… trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao… Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào?!

Bài thơ kết thúc bằng một điệp khúc khẳng định Anh vẫn… giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-dương… Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ… Phải chăng đó mới chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống?!

Phân Tích Bài Thơ Đi Trong Hương Tràm Chọn Lọc – Mẫu 2

Hoài Vũ đã khéo léo gửi cái ánh mắt ấy vào trong lá tràm. Để rồi bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Cái xứ Tháp Mười này cũng trở thành xứ tràm – xứ em!

Anh vẫn thấy bóng em giữa bóng tràm bát ngát Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”

Em là bóng tràm. Em là mắt lá tràm. Em là hương tràm. Và vì thế cho nên rất dễ hiểu vì sao trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng gió tràm, cũng mây tràm, cũng hương tràm, lá tràm… Và vì thế cho nên “Đi trong hương tràm” chính là đi trong tình em! Bốn khổ thơ, cuối mỗi khổ đều quấn quyện hương tràm, tưởng như cả bài thơ ngập trong cái hương tràm xôn xao kia.

Khổ thứ nhất: “Mà khắp trời mây hương tỏa bay”, khổ thứ hai: “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”, khổ thứ ba: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu?”, khổ thơ thứ tư: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái hương tràm. Và mỗi khổ cũng là một sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình “anh”. Tất cả đắm say trong hương tràm, trong “tình em”. Ngay từ khổ thứ nhất đã say đắm:

Hoa tràm e ấp trong vòm lá Mà khắp trời mây hương tỏa bay”Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Tuy nhiên, cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của “anh”.

Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bóng tràm thực tại. Khổ hai, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”.

Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

Mà sự đắm say càng sâu thì nỗi đau càng giằng xé, càng quặn thắt. Cái thực tại phũ phàng “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu” như muốn phá tan tất cả những hư ảo mơ màng của không – gian – tràm trước đó. Nhưng có lẽ vì anh chung tình quá nên cái không – gian – tràm ấy không dễ gì mà phá vỡ được. Và đến khổ cuối thì cái cảm xúc: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao” đã trở thành siêu liên tưởng!

“Gió Tháp Mười đã thổi thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng

Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”…

Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng…

Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ.

Cầm trên tay bài thơ “ Đi trong hương tràm” của Hoài Vũ và đã được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc mà lòng tôi cứ bâng khuâng trong giai điệu da diết, mặn mà nhưng khắc khoải đến nao lòng:  

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu.
Dù gió mây kia đổi hương thay màu.
Dù trái tim em không trao anh nữa.
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau.  

Không thể giữ lòng mình khi ngoài kia gió đông vẫn vi vút thổi mà nàng xuân đã nhón bước nhẹ nhàng, e ấp đậu trên hoa đào hoa mai đang đơm nụ, tôi miên man trải lòng mình với  “ Đi trong hương tràm”, với hương tình yêu mãi xanh, thuỷ chung và thánh thiện…

Chưa một lần được tới Tháp Mười, chưa được thấy rặng tràm xanh mát, chưa được ngắm hoa tràm e ấp, chưa được biết hương tràm ra sao nhưng bài thơ của Hoài Vũ cứ xôn xao mãi trong lòng. Có phải vì hương, hoa, lá tràm gắn liền với tình yêu rất đỗi thuỷ chung và thánh thiện của người trai Nam Bộ! 

“Gió Tháp Mười đã thổi thổi rất sâu 
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng 
Bầu trời thì cao cánh đồng thì rộng 
Hương tràm bên anh mà em đi đâu” 

Hương tràm bên anh mà em đi đâu như một nét dao cứa vào lòng nhân vật trữ tình, nó cứ xoáy sâu, khoan vào nỗi nhớ da diết, tình yêu đằm sâu của người trai Nam Bộ. Người trai ấy đang đứng giữa Tháp Mười mênh mông. Bầu trời cao, cánh đồng rộng và hun hút gió thổi… trong lòng.

Cơn gió Tháp Mười thổi đi đâu? Nếu lên trời thì rất cao, nếu trên cánh đồng thì rất dài, rất rộng. Rất sâu, ấy là gió đã thổi vào tâm trạng, vào cõi lòng của con người. Hai chữ “Thổi” đặt cạnh nhau trong câu thơ gây một ấn tượng đặc biệt. Hình như gió cũng phải nghỉ lấy hơi, phải tiếp sức với nhau mới đi tới được “Tháp Mười” tâm trạng!

Thiên nhiên cao rộng, trống trải đến rợn ngợp. Còn con người thì đang có bão ở trong lòng. Anh có gì tựa vào để đứng vững và liệu anh có đứng vững được không? Anh chỉ có hương tràm mà thôi, hương tràm và kỷ niệm về một người con gái giờ cũng thoảng như hương: “Dù trái tim em không trao anh nữa Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”.

Nhưng sự “Bên nhau” ấy mong manh quá không che khuất được nỗi cô đơn: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu” Tưởng như nỗi thương đau có thể làm cho con người sụp xuống. Nhưng không, hương tràm mong manh, nhưng hương tràm là một thứ bùa ngải nhiệm màu:

“Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hương thay màu”

Khoảng cách không gian không có ý nghĩa gì, khoảng cách thời gian cũng không là gì. Ngay cả thiên nhiên với quy luật “Vĩnh hằng” có đổi thay đi nữa thì cũng không hề ảnh hưởng. Chưa hết, ngay cả trái tim không thể trao nhau như thoáng hương tràm đủ bắc cầu qua không gian, thời gian, “Qua mặt” thiên nhiên, qua cả sự trao gửi tình thương để đến niềm yêu vĩnh cửu.

Điệp một lúc những bốn chữ “Dù” và sau đó là bao nhiêu điều kiện để khẳng định tình yêu vẫn là mãi mãi. Đó phải chăng là một sự thách thức, một sự bất chấp. Liệu có phải là thái độ “Khùng khùng” một tâm trạng “Cùng ca” hay không? Không, chỉ cần đọc tiếp khổ thơ sau, ta sẽ hiểu: 

Bóng em ….. giữa bóng tràm
Mắt em …… trên lá tràm
Tình em ……. trong hương tràm

Vậy là em và kỷ niệm xưa gắn liền với rừng tràm đã hoá thân vào cây tràm, đã biến thành một loài cây mãi mãi xanh tươi, mãi mãi sinh sôi nảy nở. Tình yêu ấy là bất tử. Nhạc sỹ Thuận Yến, người phổ nhạc cho bài thơ cho biết: Hoài Vũ viết bài thơ tặng anh Tư có người yêu là cô giao liên đã hy sinh. Như thế, “Em đi đâu” tức là em đã hy sinh mình và hoá thân vào đất Mẹ.

“Trái tim em không trao anh nữa” là em sẽ không thể trao chứ không phải đổi dạ thay lòng. Biết thêm chi tiết này là ta càng thêm quý mến sự chung tình của người con trai Nam Bộ và xúc cảm biết bao trước những người con đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Nhạc sĩ Thuận Yến đã phổ bài thơ Đi trong hương tràm với một cung thứ khác lạ, bằng những nốt luyến láy mang âm hưởng những điệu hò dân gian Nam bộ, giai điệu khiến người nghe như mường tượng ra một không gian bát ngát hương tràm.

Đi trong hương tràm qua giọng hát của NSND Thu Hiền rất được người nghe yêu thích Có lẽ Hoài Vũ đã không viết quá cụ thể, quá riêng biệt về đôi trai gái như vậy lại hay. Bài thơ vì thế mà có được sự đồng thanh đồng điệu. Còn biết bao nhiêu mối tình gắn bó với hương tràm, hương sen, hương lúa, hương chanh, hương bưởi… những hương hoa ở mọi miền quê đất Việt.

Không phải là cái chết, mà vì một lí do nào đó, họ không trao được trái tim cho nhau. Nhưng họ vẫn giữ ở trong lòng  thoáng hương xưa ấy. Thoáng hương mong manh nhưng đủ để cho con người có thể sống Người hơn.

Viết một bình luận