Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê [Nội Dung + Giá Trị + Phân Tích]

Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê ❤️️ Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích ✅ Xem Ngay Về Tác Giả, Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Nội Dung Văn Bản Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Trước khi tìm hiểu nội dung, giá trị và phân tích tác phẩm, mời bạn đọc xem hết Nội Dung Văn Bản Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê bên dưới để hiểu rõ nhé.

(VOV5) – Nhà dài là ngôi nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Êđê. Là nơi ở chung có khi là của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất nên có huyền thoại rằng nhà dài như tiếng chiêng ngân (vì đứng ở đầu nhà dài đánh chiêng thì cuối nhà chỉ còn nghe rất nhỏ, ra khỏi nhà là không còn nghe thấy tiếng chiêng nữa).

Nhà dài của người Ê đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà dài thường được lợp bằng cỏ tranh. Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống vào bên trong. Người Ê đê thường làm nhà theo hướng Bắc- Nam. Nhìn từ xa ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền.  Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian. Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cho biết:Nhà dài, dài đến bao nhiêu thì tùy thuộc vào chủ nhà dài ấy có thịnh vượng hay không. Trước đây, có những nhà rất là dài. Đến thế hệ thứ 3, con của các cô con gái trong nhà, tức là cháu của bà chủ nhà ấy lấy chồng thì tiếp tục nối dài ra như thế, thậm chí chắt của bà chủ nhà lấy chồng thì cũng nối dài ra như thế. Theo như tài liệu của người Pháp mô tả lại mà tôi có thì người ta nói trong thời Pháp, có ngôi nhà như ngôi nhà của ông hơn Ama Ha dài hơn 200 m

Không gian nhà chạy theo chiều dọc gồm hai phần rõ rệt. Từ cửa chính đi vào là một phần rộng, chiếm 1/3 gọi là Gah, phần còn lại gọi là Ôk. Gah là nơi tiếp khách, có bếp cho khách và là nơi sinh hoạt chung của gia đình, là nơi cúng thần, là chỗ ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt nhiều đồ vật quý. Gah và Ôk được ngăn bởi vi cột Kmeh Kpăng có khắc hình, trong đó cột phía đông là cột chủ, bên cạnh kê một bộ phản để người đứng đầu gia đình ngồi khi hội họp, trong khi đó cột phía Tây là cột trống nơi có đặt chiếc trống cái trên ghế Kpan cao 0,50m, dài từ 10 – 20m để nhạc công ngồi đánh chiêng, trống, cồng. Gầm ghế thường là nơi để cồng chiêng. Sát vách phía sau hàng cột phía đông là nơi để hàng ché. Bên cạnh bếp khách còn có bếp nấu ăn khi có lễ nghi. Chị Đàm Thị Hợp, cán bộ Phòng Bảo tàng ngoài trời, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giới thiệu về ngôi nhà dài điển hình của người Ê đê tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Đây là một ngôi nhà giàu có, giàu có ngay ở trong những hiện vật để trong phòng khách, nơi người ta gọi là Gah. Đây là phòng khách, nơi tổ chức những lễ hội tuy ở trong phạm vi gia đình nhưng nó vẫn có tính chất cộng đồng nên khi tổ chức những lễ hội do gia đình thôi nhưng người ta mời rất đông mọi người ở xung quanh. Ví dụ dân làng đến để tham gia cùng do vậy phòng khách này là nơi thường mang tính chất cộng đồng của người Ê đê. Người ta bày rất nhiều đồ dùng ở đây, ví dụ như ché rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng… là những tài sản rất có giá trị với người Ê đê. Nếu số lượng những đồ vật này càng nhiều thì có thể hiểu rằng đây là một gia đình rất giàu có.

Trong mỗi ngôi nhà dài, người Ê đê chạm khắc rất nhiều hình con vật như voi, cua, cá… Sự giàu có của chủ nhà được thể hiện trên những hoa văn đó. Chị Đàm Thị Hợp cho biết thêm:Ví dụ hoa văn hình con voi phải những gia đình nào sở hữu những con voi thật thì mới có quyền chạm khắc hoa văn hình con voi ở trên đấy. Một số hoa văn khác như là hoa văn con kỳ đà, con rồng, cua, rùa… là những con vật xuất hiện trong tín ngưỡng của người Ê đê. Người ta khắc những con kỳ đà trên xà ngang với mong muốn sẽ mang đến cho gia đình nhà mình những điều may mắn và ngăn chặn, mang đi những rủi ro. Đặc biệt là con rồng có vây hình con cá, râu, sừng nhô lên. Theo các chuyên gia, đây là hoa văn nguyên thủy của người Êđê  không trộn lẫn với các dân tộc khác.

Cầu thang là một điểm nhấn của nhà dài người Ê-đê gắn với hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ. Chị Đàm Thị Hợp khẳng định: Thường nhà người Ê đê có 2 cầu thang, cầu thang phía trước và cầu thang phía sau. Cầu thang phía trước thường hướng về phía Bắc và được gọi là cầu thang chính. Đối với những gia đình giàu có ngày xưa, cầu thang chính bao giờ cũng có 2  cầu thang để lên xuống, cầu thang đực và cầu thang cái. Trên cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết, còn cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ là một cây gỗ sau đó chạm khắc những bậc để lên xuống.

Nhà dài không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc của người Ê đê. Khi người con gái lấy chồng, căn nhà được nối dài để làm nơi ở cho đôi vợ chồng mới. Rồi đến đời cháu gái, ngôi nhà lại tiếp tục nối. Cứ như thế, nhà cứ dài ra, mãi che chở cho cuộc sống của nhiều thế hệ… Trong không gian ấy, đêm đêm cả đại gia đình quây quần sum họp bên bếp lửa. Ðàn bà con gái dệt vải, thêu thùa; đàn ông sửa lại cái cày, cái cuốc; người già thì kể sử thi, đọc truyện thơ cho con trẻ. Cũng trong không gian ấy, các lễ nghi, tập tục của người Ê đê được thể hiện trọn vẹn như hồn cốt đại ngàn của dân tộc này.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm ✨ Gặp Ka Díp Và Xi La ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Tóm Tắt Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Xem thêm bản Tóm Tắt Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê.

Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê đã giúp độc giả hình dung khá rõ ràng, chi tiết về những đặc điểm từ ngoài vào trong như nguyên liệu, đặc điểm bên trong của ngôi nhà và đặc biệt là hình ảnh chiếc cầu thang. Tất cả những đặc điểm đó đều mang đậm ý nghĩa văn hóa thiêng sâu sắc, đại diện cho chế độ mẫu quyền của người dân Ê-đê.

Về Tác Giả Văn Bản Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Sau đây là những nét chính Về Tác Giả Văn Bản Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê.

  • Tác giả của văn bản đó là Lan Anh – Nhà báo của đài truyền hình VOV
  • Phong cách nghệ thuật: Chân thực, giàu sức thuyết phục
  • Tác phẩm chính: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê,…

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm🌱Chiến Thắng Mtao Mxây🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Phẩm Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Về Tác Phẩm Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê, tác phẩm này thuộc thể loại văn bản thông tin. Văn bản trình bày những đặc điểm về hình thức và ý nghĩa của những ngôi “nhà dài” nét đặc trưng trong truyền thống văn hóa của người Êđê

Ngôi nhà truyền thống của người Êđê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà dài thường được lợp bằng cỏ tranh.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Hoàn Cảnh Sáng Tác Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê như sau:

  • Trích trong bài báo “Nhà truyền thống của người Ê-đê: nhà dài như tiếng chuông ngân” của tờ báo VOV5, ngày 23-12-2013
  • Ngôi nhà được nói đến trong văn bản là “ngôi nhà truyền thống” vì có từ rất lâu đời, chứa đựng những giá trị văn hóa, tín ngưỡng của người dân Êđê.

Khám phá thêm ❤️️ Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật 

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Tiếp tục cùng khám phá Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê nhé.

Nhan đề này giúp người đọc hình dung được đối tượng chính được nói đến đó chính là ngôi nhà của người dân tộc Êđê.

Ngôi nhà được nói đến trong văn bản được gọi là “ngôi nhà truyền thống của người Êđê” bởi ngôi nhà này về cấu trúc, cách xây dựng, nguyên liệu hầu như vẫn được lưu giữ từ thời xa xưa. Những sự thay đổi trong kiến trúc theo từng thời đại không đáng kể, chủ yếu vẫn giữ được những nét đặc trưng của người Ê-đê.

Không chỉ vậy, ngôi nhà còn là không gian diễn ra, lưu giữ những hoạt động, nếp sống văn hóa sinh hoạt từ lâu đời của người dân Ê-đê.

Bố Cục Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Bố Cục Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê bao gồm 3 phần chính:

  • Phần 1 (từ đầu … ông Ama Ha): Bên ngoài ngôi nhà của người Ê-đê
  • Phần 2 (Trong ngôi nhà …lên xuống): Bên trong ngôi nhà của người Ê-đê
  • Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa ngôi nhà của người Ê-đê

Tham khảo tác phẩm 🔻 Đi San Mặt Đất 🔻 Sơ Đồ Tư Duy, Mẫu Phân Tích Hay 

Đọc Hiểu Tác Phẩm Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Đừng bỏ lỡ nội dung Đọc Hiểu Tác Phẩm Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê bên dưới.

1. Bên ngoài ngôi nhà của người Ê-đê

– Nhà dài của người Ê-đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa, gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp có tranh

– Có hình dáng cái thuyền

– Độ dài ước tính bằng số lượng dầm ngang(đê), tương ứng với một đôi cột.

– Đến thời kì của cô con gái trong nhà lấy chồng, ngôi nhà sẽ tự nhiên dài ra.

=> Ngôi nhà có thiết kế đặc biệt với những nguyên liệu dễ tìm. Ngôi nhà có hình dáng dài, và sẽ càng dài khi người con gái trong nhà đi lấy chồng thể hiện văn hóa mẫu hệ của người Ê-đê

2. Bên trong và cầu thang ngôi nhà của người Ê-đê

– Chạm khắc nhiều con vật như voi, cua, cá lên xà nhà. Mỗi hoa văn đều có ý nghĩa riêng

– Cầu thang gắn với hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ. Gọi là cầu thang đực và cầu thang cái

– Cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết

– Cầu thang đực không chạm khắc nhiều, thường chỉ là một cây gỗ sau đó chạm khắc những bậc để lên xuống

=> Bên trong ngôi nhà và cầu thang nhà có hoa văn và hình thù đặc biệt thể hoeenj tín ngưỡng, niềm tin của người Ê- đê

3. Ý nghĩa ngôi nhà của người Ê-đê

– Nơi gắn kết của bao thế hệ gia đình hết đời này đến đời khác

– Không gian quây quần cho đại gia đình

– Trong không gian ấy, văn hóa, tập tục của người Ê-đê được thể hiện trọn vẹn

Chia sẻ cho bạn đọc 🌸 Prô Mê Tê Và Loài Người 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Giá Trị Văn Bản Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Những Giá Trị Văn Bản Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê bao gồm:

Giá trị nội dung

  • Văn bản giúp người đọc hình dung được ngôi nhà của người dân tộc Êđê với những hình ảnh chân thực, sinh động, cho người đọc những cảm nhận chính xác nhất về ngôi nhà
  • Thể hiện được nét truyền thống về văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Êđê qua những hình ảnh được chạm khắc trên ngôi nhà
  • Cho thấy ngôi nhà dài là nơi gắn liền với nhiều thói quen và nếp sống sinh hoạt của người Êđê khi diễn ra nhiều hoạt động ở đây như lễ nghi, họp hành, sum vầy bên bếp lửa rồi những công việc của cuộc sống hàng ngày.
  • Cho thấy tình cảm trân trọng và gắn bó của người viết đối với những di sản văn hóa của dân tộc

Giá trị nghệ thuật

  • Miêu tả chi tiết, giúp người đọc hình dung chân thực và có những tri thức cụ thể về nhà dài Êđê
  • Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
  • Văn phong phù hợp với nội dung văn bản, kết hợp hài hòa giữa phương thức thuyết minh, miêu tả và tự sự

Soạn Bài Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Chia sẻ bạn đọc gợi ý Soạn Bài Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê.

👉Câu 1: Từ hình minh họa, bạn hãy chỉ ra những chi tiết mà văn bản đề cập ( nhà dài, cầu thang, hoa văn chạm khắc..)

Trả lời:

  1. Nhà dài
  • Nhà dài của người Ê-đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa, gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp có tranh
  • Có hình dáng cái thuyền
  • Độ dài ước tính bằng số lượng dầm ngang(đê), tương ứng với một đôi cột…

   2. Cầu thang

  • Gắn với hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ. Gọi là cầu thang đực và cầu thang cái
  • Cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết
  • Cầu thang đực không chạm khắc nhiều, thường chỉ là một cây gỗ sau đó chạm khắc những bậc để lên xuống

    3. Hoa văn chạm khắc

  • Chạm khắc nhiều hình con vật như voi, cua, cá,.. lên xà nhà
  • Thể hiện sự giàu có của chủ nhà

👉Câu 2: Ngôi nhà và sinh hoạt của người Ê-đê được miêu tả trong văn bản trên gợi nhớ những chi tiết nào trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây?

Trả lời: 

Những chi tiết nào trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây được gợi nhớ đến là:

  • Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp. Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.
  • “Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang,..”

👉Câu 3: Vì sao ngôi nhà nói đến trong văn bản được gọi là ” ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê”?

Trả lời: 

Vì ngôi nhà là nơi gắn kết bao thế hệ dòng họ của người Ê-đê, từ đời ông bà, bố mẹ đến đời con, đời cháu. Căn nhà kéo dài mãi, che chở cho cuộc sống của bao thế hệ. Không chỉ thế, ngôi nhà còn là nơi thể hiện các lễ nghi, tập tục của người Ê-đê, thể hiện trọn vẹn hồn cốt đại ngàn của dân tộc này.

Nhất định đừng bỏ qua bài ✨ Thần Trụ Trời ✨ Nội Dung Truyện Thần Thoại, Giá Trị, Phân Tích

Giáo Án Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Nhất định đừng bỏ qua nội dung Giáo Án Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê.

I. MỤC TIÊU

1.Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài,… và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của VB; phân tích, đánh gái được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

2. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc.

Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3.Phẩm chất:

– Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về chủ đề ngôi nhà truyền thống.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về chủ đề ngôi nhà thế giới.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Em biết đến những loại nhà truyền thống nào của Việt Nam? Hãy kể tên những loại nhà truyền thống đó.

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

👉Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

– GV dẫn vào bài học mới: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại nhà truyền thống, đó là Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.

III. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thông tin cơ bản về văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu nguồn dẫn của VB Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe yêu cầu của GV, đọc thông tin trong SGK để chuẩn bị trả lời trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Tìm hiểu chung

– VB Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê được dẫn theo Lan Anh, Nhà truyền thống của người Ê-đê: Nhà dài như tiếng chiêng ngân, Báo VOV5, ngày 23-12-2013

Sơ Đồ Tư Duy Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê

Tham khảo thêm các Sơ Đồ Tư Duy Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê.

Sơ Đồ Tư Duy Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê Chi Tiết

Xem thêm về phân tích 💚 Dưới Bóng Hoàng Lan 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

2 Mẫu Phân Tích Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê Hay Nhất

Cuối cùng là 2 Mẫu Phân Tích Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê Hay Nhất.

Mẫu Phân Tích Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê Ấn Tượng – Mẫu 1

Vì ngôi nhà là nơi gắn kết bao thế hệ dòng họ của người Ê đê. Từ đời ông bà, bố mẹ đến đời con, đời cháu. Căn nhà kéo dài mãi, che chở cho cuộc sống của bao thế hệ. Không những thế, ngôi nhà còn là nơi thể hiện các lễ nghi, tập tục của người Ê đê, thể hiện trọn vẹn cái hồn cốt đại ngàn của dân tộc này.

Nhà dài chính là không gian sống, sinh hoạt và các hoạt động văn hóa diễn ra. Như trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, không gian ngôi nhà cũng là nơi hoạt động ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn cùng bà con diễn ra.

Với sự thay đổi về nhận thức xã hội, nên cấu trúc đại gia đình nhiều thế hệ sinh sống dưới cùng một mái nhà bị phá vỡ, thay vào đó là những gia đình nhỏ chỉ còn từ 2 đến 3 thế hệ sinh sống, bởi thế những ngôi nhà dài của người Êđê không phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hiện nay, nên ngôi nhà đơn giản, dễ xây dựng và thuận tiện trong sử dụng được phổ biến hơn.

Trong khi phần lớn giới trẻ của đồng bào dân tộc Êđê bây giờ hướng đến những chiếc ti vi màn hình phẳng, đầu đĩa từ, dàn karaoke, bộ bàn ghế salon, giường, tủ hiện đại… do vậy chiếc ghế Kpan hầu như nằm lặng lẽ và phủ đầy bụi, nhiều đồ vật có giá trị văn hóa nằm lăn lóc trên sàn nhà lát gạch hoa – anh Y Phích Niê cho biết thêm.

Bên cạnh đó, còn có những vấn đề nhiều nhà nghiên cứu tỏ ra lo lắng nữa đó là, nếu nhà sàn dài truyền thống sẽ mất đi thì các phong tục tập quán, nghi lễ của đồng bào Êđê như vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp, văn hóa cồng chiêng, uống rượu cần, kể Khan, hát Aray và nhiều sinh hoạt truyền thống tốt đẹp khác nữa của cộng đồng cũng sẽ dần mất đi.

Từ thực trạng cho thấy, để những giá trị về văn hóa nhà sàn dài truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê trong sự phát triển của xã hội hiện đại là việc làm cấp thiết. Do vậy, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần đề ra những giải pháp đồng bộ thiết thực và khả thi. Trong đó, cần chú trọng đến việc xây dựng các việc làm ngắn, dài hạn về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Êđê nói riêng và các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung.

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, các cơ quan hữu quan cần khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư phục dựng nguyên bản nhà sàn dài truyền thống để phục vụ du khách; đưa văn hóa dân tộc Êđê trở lại phục vụ cộng đồng để nâng cao ý thức tự giác của đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa bản địa.

Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công tác bảo tồn, bảo tàng; nâng cao chính sách đãi ngộ đối với những người quản lý, khai thác di sản và đối với các nghệ nhân. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ người bản địa có ý thức, tự hào, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình./.

Mẫu Phân Tích Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê Hay Nhất – Mẫu 2

Bài văn thuyết minh về ngôi nhà dài của người Ê-đê với đầy đủ những đặc điểm của một ngôi nhà cho đại gia đình và những nét đặc trưng của gia đình mẫu hệ của người Ê-đe. Từ đó mở rộng liên hệ với ngôi nhà dài được miêu tả trong sử thi Đăm Săn.

Ngôi nhà được nói đến trong văn bản trên được gọi là “ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê bởi ngôi nhà này về cấu trúc, cách xây dựng, nguyên liệu hầu như vẫn được lưu giữ từ thời xa xưa, những sự thay đổi trong kiến trúc theo từng thời đại không đáng kể, chủ yếu vẫn giữ được những nét đặc trưng của người Ê-đê.

Không chỉ vậy, ngôi nhà còn là không gian diễn ra, lưu giữ những hoạt động, nếp sống văn hóa sinh hoạt từ lâu đời của người dân Ê-đê.

Khi người con gái lấy chồng, căn nhà được nối dài để làm nơi ở cho đôi vợ chồng mới. Rồi đến đời cháu gái, ngôi nhà lại tiếp tục được nối. Cứ như thế, nhà dài ra, mãi che chở cho cuộc sống của nhiều thế hệ người Ê đê nơi đại ngàn Tây Nguyên.

Nhà dài của người Ê đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà dài thường được lợp bằng cỏ tranh. Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống vào bên trong.

Người Ê đê thường làm nhà theo hướng Bắc- Nam. Nhìn từ xa ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian.

Nhà dài Ê đê do một phụ nữ làm chủ, phản ánh sự tồn tại của chế độ mẫu hệ. Trung bình mỗi nhà dài có từ 3 – 9 cặp vợ chồng sinh sống. Xưa kia, mỗi nhà có chiều dài trên 100 mét, đồng bào thường ví “dài như tiếng chiêng ngân”, nhưng ngày nay chiều dài của ngôi nhà chỉ phổ biến từ 25 – 30 mét. Nơi đây không chỉ là nơi ở mà còn là không gian gắn kết bao thế hệ dòng tộc của người Ê đê.

Viết một bình luận