Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật [Nội Dung Truyện + Giá Trị + Phân Tích]

Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật ❤️️ Nội Dung Truyện, Giá Trị, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Nội Dung Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” là thần thoại Việt Nam rất đặc sắc lý giải về các đặc điểm của những loài động vật. Nội Dung Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật như sau:

Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật. Những lúc sơ khởi, một phần vì thiếu nguyên liệu, một phần cũng vì vội vàng muốn có một thế giới ngày trong một sớm một chiều cho nên có một số động vật có thể cấu tạo chưa được đầy đủ: có con thiếu cánh, có con thiếu chân,…

Vì thế sau đó, có một hôm Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa được đầy đủ. Tin ấy bạn bố ra, mọi giống vật đều tranh nhau tìm đến nơi ở của Thiên thần để xin những thứ mà mình cần thiết. Thiên thần có lo làm tròn nhiệm vụ trong những ngày lưu lại ở hạ giới. Mọi giống vật khi ra về đều lấy làm thoả mãn.

Khi phân phát mọi nguyên liệu cho các giống vật vừa hết thì có con vịt và con chó cùng đến một lần xin cho mình mỗi con một cắng thiếu vì chó chỉ mới có ba căng mà vịt thì mới có một. Thấy họ đến, Thiên thần từ chối với lí do các nguyên liệu đều đã hết nhẫn.

Nhưng sau thấy hai con vật nài nỉ dữ quá, Thiên thần thương tình bèn tạm bẻ chân ghế chấp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó. Thiên thần đặn vịt và chè vằng:

– Khi nào ngủ chớ để căng này xuống đất sợ nó dây phải bùn nước lâu ngày mục đi chăng. Vậy cần phải giơ lên cho nó khô ráo.

Vịt và chó đều nhất nhất vâng lời. Vì thế mà sau này hai giống vật ấy lúc nào ngủ đều có một cẳng giơ lên trên không.

Sau khi vịt và chó ra về, cả ba Thiên thần soạn sửa lên trời thì bỗng lại có mấy loại chim khác cùng đến một lúc như chiền chiện!, đó nách” và ốc cau,…

Bọn chúng vì lúc mới được sáng tạo, Ngọc Hoàng làm vội nên con nào cũng thiếu cả hai chân. Thấy Thiên thần khoát tay từ chối, bọn chúng lấy cớ là vì nghe tin quá chậm lại vì không có chân nên không đi được nhanh mà cố vật nài Thiên thần giúp cho mình. Một trong số ba Thiên thần thấy chúng khẩn cầu mãi mới bẻ một nắm chân hương, gắn cho chúng mỗi con một đôi làm chân. Khi thấy chân mình quá yếu ớt, bọn chim kia kêu lên:

– Chết nỗi. Chân như thế này thì đậu thế nào cho vững được.

Thiên thần trả lời:

– Hãy chịu khó giữ gìn một chút là được. Bao giờ muốn dùng nó thì hãy đặt nhóm chân xuống đất xem có vững không đã rồi hãy đậu. Sau này nếu có gây chúng ta lại sẽ thay thứ khác.

Vì thế mà từ đó dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

Xem thêm về phân tích 🔻 Đi San Mặt Đất 🔻 Sơ Đồ Tư Duy, Mẫu Phân Tích Hay 

Tóm Tắt Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Cùng Thohay.vn xem thêm bản Tóm Tắt Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật.

Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc tu bổ muôn loài. Những loài vật nào chưa đầy đủ có thể đến tìm thiên thần để xin tu sửa, bổ sung cánh, chân,… Các loài vật đều tranh nhau xin những bộ phận mình còn thiếu. Chó và Vịt vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, thiên thần bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này và dặn lúc ngủ phải co chân lên.

Từ đó Chó và Vịt đều co chân lúc ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng đến xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này có thói quen chới với ba lần trước khi đậu.

Về Tác Giả Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Về Tác Giả Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật, tác phẩm này là thần thoại Việt Nam được sưu tầm và in trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”.

  • Tác giả dân gian theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌸 Prô Mê Tê Và Loài Người 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Về Tác Phẩm Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Về Tác Phẩm Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật, văn bản này lí giải một cách hài hước về đặc điểm của các loài vật trong tự nhiên thông qua tình huống đi tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng.

Đây là truyện thần thoại nên sẽ mang nhiều yếu tố và cách lí giải chứa nhiều sự tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, khi đọc không nên đưa ra sự đánh giá hay cái nhìn chủ quan mang tính hiện đại của mình đối với một thể loại văn học thời xưa.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Bật mí cho bạn đọc Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật.

“Cuộc tu bổ lại các giống vật” là văn bản in trong Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 (trang 77-78).

Văn bản tập trung nói về quá trình hoàn thiện, tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng, giải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích ✨ Thần Trụ Trời ✨ Nội Dung Truyện Thần Thoại, Giá Trị, Phân Tích

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật như sau:

Nhan đề “Cuộc tu bổ lại các giống vật” nói lên nội dung câu chuyện đó là kể lại quá trình tu bổ, sửa chữa lại những khiếm khuyết của các loài vật của các vị thiên thần. Qua đó nhằm lí giải các hiện tượng trong cuộc sống.

Bố Cục Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Bố Cục Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật gồm 2 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “lấy làm thỏa mãn”: Ngọc Hoàng sai các Thiên thần xuống tu bổ cho các loài vật bị khiếm khuyết
  • Phần 2: Còn lại: Các vị thần sửa chữa lại khiếm khuyết cho vịt, cáo và chim.

Tham khảo tác phẩm 💚 Dưới Bóng Hoàng Lan 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Đọc Hiểu Tác Phẩm Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Đừng bỏ qua nội dung Đọc Hiểu Tác Phẩm Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật.

1. Xác định chủ đề của truyện kể:

– Truyện kể về quá trình tạo ra các loài vật và quá trình tu bổ các loài vật của Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần.

2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:

– Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần:

  • Thời gian: thuở sơ khai, khi chưa có con người.
  • Không gian: Không có không gian cụ thể, lúc đó chưa có thế giới.
  • Nhân vật: Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần.
  • Cách thức tu bổ lại các giống vật: ba vị Thiên thần đã cố gắng bù đắp những bộ phận còn thiếu cho các con vật bằng mọi cách có thể.

3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:

– Cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người.

– Sử dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo.

– Sáng tạo trong cách xây dựng nhân vật: xây dựng nhân vật là các vị thần nhưng cũng có nét tính cách tương đồng giống con người.

Giá Trị Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Sau đây là những Giá Trị Truyện Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật.

Giá trị nội dung

Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật lí giải một cách hài hước về đặc điểm của các loài vật trong tự nhiên; thông qua tình huống đi tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng.

Giá trị nghệ thuật

  • Văn bản thể hiện được những đặc trưng của thể loại thần thoại như thời gian, không gian, cốt truyện
  • Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với dân gian
  • Từ ngữ được sử dụng giản dị, mộc mạc, dễ hiểu
  • Giọng điệu tươi vui, hóm hỉnh, hài hước.

Cùng cập nhật tác phẩm HOT 🌿 Tản Viên Từ Phán Sự Lục 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Soạn Bài Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Xem ngay gợi ý Soạn Bài Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật.

  • Câu 1 trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  Bạn hãy đọc văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật” và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):
Những đặc điểm chínhNhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)
Nhân vật 
Không gian 
Thơi gian 
Cốt truyện 
Nhận xét chung 

 Trả lời:

Những đặc điểm chínhNhận xét ( kèm bằng chứng nếu có)
Nhân vật– Ngọc Hoàng dù là những người đứng đầu và có quyền năng nhưng làm việc khá hấp tấp và không cẩn thận. Cụ thể hơn là họ đã làm nhiều loại động vật như vịt, chó, chiền chiện đều thiếu mất bộ phận cần thiết- Ba vị Thiên thần thì làm việc rất có trách nhiệm. Họ cố gắng lấy cả chân ghế, chân hương để giúp đỡ những con vật bị thiếu bộ phận.=> Vị thần có sức mạnh và sức mạnh vô thường.
Không gian–  Không gian ở đây không được miêu tả nhiều. Chỉ có cảnh các thiên thần xuống núi để giúp đỡ vạn vật và các thiên thần bay về trời- Không có địa điểm cụ thể, rõ ràng.
Thời gian– Bối cảnh thời gian được lấy lúc sơ khởi, trước khi Ngọc hoàng tạo ra vạn vật
Cốt truyện–  Cốt truyện khá thú vị khi lồng việc nói về nguồn gốc của các loài vật vào việc Ngọc Hoàng hấp tấp tạo nên vạn vật ,có con vật bị thiếu bộ phận
Nhận xét chung Đây là một câu truyện thần thoại sáng tạo, thú vị xen lẫn hài hước nói về sự ra đời của vạn vật
  • Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  

Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” có gì giống và khác với truyện “Prô-mê-tê và loài người”?

Trả lời:

Điểm giống nhau: 

– Đều là truyện thần thoại.

– Nội dung về nguồn gốc của vạn vật.

– Cốt truyện khá tương đồng. Ví dụ như: Ngọc Hoàng và Ê-pi-mê-tê đều hấp tấp, mắc lỗi khi  tạo ra vạn vật. Các thiên thần và Prô-mê-tê đề là người đi giúp đỡ , sửa lại

Điểm khác nhau: 

–  Cuộc tu bổ lại các giống vật là thần thoại Việt Nam. Prô-mê-tê và loài người là thần thoại Hy Lạp

– Ngôn ngữ của truyện thần thoại Việt Nam dễ hiểu và đơn giản hơn thần thoại Hy Lạp.

  • Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?

Trả lời:

– Cần có trí tưởng tượng và hình dung về mọi vật.

– Đọc thần thoại cùng là một cách tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử thông qua cái nhìn của tác giả dân gian.

Tham khảo thêm tác phẩm 💌 Nắng Đã Hanh Rồi 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giáo Án Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Chia sẻ bạn đọc nội dung Giáo Án Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật.

I. KHỞI ĐỘNG

Em biết những thần thoại nào giải thích nguồn gốc các loài vật? Hãy chia sẻ cho cả lớp cùng nghe.

II. ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI – CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT

(Thần thoại Việt Nam)

III. NỘI DUNG BÀI HỌC

  • Tìm hiểu chung

Đọc thông tin trong SGK, nêu nguồn dẫn của văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật.

Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật được dẫn theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003, tr.77 – 78.

  • Tìm hiểu chi tiết
  • Những đặc điểm chính

HS làm việc theo cặp: Đọc văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

  • So sánh với truyện Prô-mê-tê và loài người

HS thảo luận theo bàn: Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật có gì giống và khác với truyện Prô-mê-tê và loài người?

IV. Tổng kết

  1. Nghệ thuật

Mang những đặc điểm của thần thoại: chủ đề, nhân vật, không gian, thời gian, cốt truyện.

  1. Nội dung

Lý giải về nguồn gốc và tập tính của muôn loài.

V. LUYỆN TẬP

Câu 1: Vì sao Ngọc Hoàng phái các vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi?   

  1. Vì các vị Thiên thần đã làm việc tắc trách khiến cho một số động vật có cấu tạo chưa đầy đủ.
  2. Vì một số động vật trong quá trình sinh sống đã bị gãy mất chân.
  3. Vì một số động vật có con thiếu cánh, có con thiếu chân.
  4. Vì lúc sơ khởi, một phần do thiếu nguyên liệu, một phần vì vội vàng muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều nên có một số động vật có thể cấu tạo chưa được đầy đủ.

Câu 2: Khi đã phân phát hết nguyên liệu cho các giống vật, có những con vật nào đến xin Thiên thần những chiếc chân?

  1. Con vịt và con chó
  2. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau
  3. Con vịt, con chó, chiền chiện, đỏ nách và ốc cau
  4. Con vịt, con chó, chim sẻ, đỏ nách và ốc cau

Câu 3: Các dòng dõi loài chim giữ thói quen chơi với mấy lần để thử đặt chân trước khi đậu?

  1. Một lần
  2. Hai lần
  3. Ba lần
  4. Bốn lần

Câu 4: Vịt và chó, mỗi con đến xin các Thiên thần mấy chân?

  1. Một chân
  2. Hai chân
  3. Ba chân
  4. Bốn chân

Sơ Đồ Tư Duy Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật

Đừng bỏ lỡ Sơ Đồ Tư Duy Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật bên dưới.

Sơ Đồ Tư Duy Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật Đầy Đủ

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 🌸 Thơ Duyên [Xuân Diệu] 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

3 Mẫu Phân Tích Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật Hay Nhất

Tham khảo ngay 3 Mẫu Phân Tích Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật Hay Nhất.

Mẫu Phân Tích Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật Chọn Lọc – Mẫu 1

Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một điểm tương đồng nào đó.

Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê trong “Prô-mê-tê và loài người” của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với “Cuộc tu bổ các giống vật” của thần thoại Việt Nam. Các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của Ngọc Hoàng. Truyện “Cuộc tu bổ các giống vật” được sưu tầm và in trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình thức nghệ thuật độc đáo.

Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật.

Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai. Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn “có một thế giới ngay” Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay.

Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu.

Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật.

Con người thời cổ đã phát hiện ra những điều lí thú gắn với đặc điểm cơ thể mỗi loài nên mong muốn có một đáp án chính xác. Vì thế, bằng trí tưởng tượng của mình, họ sáng tạo nên câu chuyện gắn liền với chân sau của chó, chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu của các loài chim. Như vậy, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần gũi hơn với con người khi xoay quanh các sự vật gắn liền đời sống hàng ngày.

Truyện “Cuộc tu bổ các giống vật” không chỉ là sự lý giải của con người về sự hình thành của các con vật mà truyện còn là bài học về sự hấp tấp vội, vội vàng và sự thích nghi với cuộc sống. Ngọc Hoàng vì vội vàng muốn tạo ra thế giới cho nên khi nặn ra các loài vật thì lại có những loài thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể.

Cho nên, trong cuộc sống chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ càng, lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể trước khi hành động để tránh gặp phải những sai lầm không đáng có. Bên cạnh đó, việc làm của ba vị Thiên thần còn giúp chúng ta học được sự bao dung và vị tha cùng tấm lòng nhân hậu khi vịt, chó và chim đến muộn nhưng ba vị thần vẫn cố gắng hết mực để giúp đỡ chúng để chúng có một cuộc sống tốt hơn.

Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sự thành công của truyện “Cuộc tu bổ các giống vật” đó chính là ở cách xây dựng cốt truyện và vận dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo vào trong truyện. Truyện có cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người Việt Nam bởi nội dung xoay quanh các con vật thường thấy trong cuộc sống như vịt, chó,…

Truyện đã lý giải các đặc tính, tập quán của các con vật này một cách thú vị và hấp dẫn qua các yếu tố kì ảo. Yếu tố hư cấu kì ảo cùng ngôn ngữ giản dị được thể hiện ở việc ba vị Thiên thần dùng chân ghế để chắp cho vịt và chó, chân hương để gắn cho chim khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đây là cách lý giải đầy hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc.

Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật cũng tạo nên đặc sắc cho truyện và đóng góp thành công trong việc làm nổi bật chủ đề. Ngọc Hoàng – vị thần có sức mạnh siêu nhiên khi có thể tạo ra muôn loài nhưng lại có nét tính cách tương đồng với con người. Vì tính nóng vội khi “muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều” nên các loài vật mà Ngọc Hoàng nặn ra đã bị thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể.

Truyện “Cuộc tu bổ các giống vật” mang đậm dấu ấn của truyện dân gian cùng với những yếu tố hư cấu, kì ảo, ngôn từ giản dị đã giải thích về các đặc điểm, tập tính của các con vật quen thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ và trí tưởng tượng phong phú của dân gian xưa.

Mẫu Phân Tích Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật Đặc Sắc – Mẫu 2

Tất cả mọi sinh thể trên đời này từ khi sinh ra đã không hề được toàn thiện và hoàn mĩ , tất cả đều phải trải qua quá trình thích nghi với những điều kiện xung quanh để dần đạt đươc hình thái thích hợp nhất.

Từ loài người, cho đến các loài vật, kể từ lúc xuất hiện trên mặt đất họ chưa thể có những đặc điểm về bề ngoài và lối tư duy hiện đại như vậy, con người thuở ban sơ chỉ là loài vượn cổ, các loài vật cũng như vậy, nó mang hình thái chưa được hoàn thiện của tổ tiên chúng, đó là theo cách hiểu của khoa học hiện đại.

Vậy thì từ xa xưa, con người, loài có nền văn mình sớm nhất, họ cũng có những nhu cầu về vấn đề tìm hiểu chuyển biến của các loại sinh vật, của chính họ, những người Việt cổ đại quan niệm như thế nào về chuyện này ?

Người Việt cổ đại sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại li kì để giải thích cho nguồn gốc của các hiện tượng xung quanh mình, họ tin những gì có mặt trên đời này, cách thức hoạt động của nó ra sao đều dựa vào một tay của các vị thần tiên ở trên trời làm nên.

Những câu chuyện về các vị thần ấy được lưu giữ bằng cách truyền miệng trong nhiều tác phẩm thần thoại kì ảo, nhưng nó vẫn có những điểm đáng suy nghĩ bởi có liên quan thực tế đến biểu hiện của các hiện tượng trong cuộc sống thực. Thần thoại liên quan đến những điều thật trong đời sống, chính vì vậy chiếm được lòng tin của người xưa, họ tin vào thần thánh, dần dần trở thành tín ngưỡng trong lòng.

Thần thoại “Cuộc tu bổ các giống vật” là một trong những truyện kể về quá trình hoàn thiện của các loại sinh vật trong quá trình thích nghi với điều kiện sống. Không chỉ đem lại những kiến thức thú vị mà nó còn giải thích những hiện tượng mà những thứ khác khó lòng mang được màu sắc ấy.

Chuyện Thần thoại về “Cuộc tu bổ các giống vật” đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hay và hấp dẫn về những thói quen tập tính của các loaì vật bắt nguồn từ đâu. Những yếu tố siêu thực được gây dựng trong tác phẩm đã góp phần làm cho những ý nghĩa nhân văn bộc lộ ra một cách dễ hiểu, đó là sự công bằng trong cuộc sống.

Người xưa không chỉ sáng tạo ra các tác phẩm thần thoại chỉ để ca ngợi các vị thần và giải thích các hiện tượng, mà qua đó còn thể hiện chức năng giáo dục của văn học nghệ thuật. Dù ở trong bất kì khoảng thời gian nào, đã được gọi là văn học nghệ thuật thì những sản phẩm ấy không chỉ hay về nội dung hình thức mà còn phải có những ý nghĩa sâu xa. Đó chính là điều cốt lõi để thể loại này được tồn tại và ngày càng đến gần với cuộc sống hiện đại hơn.

Mẫu Phân Tích Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật Tiêu Biểu- Mẫu 3

Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người thì đã nặn ra vạn vật. Nhưng lúc sơ khởi, một phần vì thiếu nguyên liệu, một phần vì vội vàng nên một số động vật có cấu tạo chưa đầy đủ: có con thiếu cánh, có con thiếu chân,…

Vì vậy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để thực hiện việc tu bổ, bù đắp cho những con vật mà cơ thể còn khiếm khuyết. Nghe tin, các con vật tìm đến nơi để xin những thứ mình cần, dần dần mọi nguyên liệu cũng vừa hết.

Lúc này, con vịt và con chó đều thiếu một cẳng nên đến xin nhưng vì đã hết nguyên liệu nên Thiên thần từ chối. Sau một hồi chó và vịt nài nỉ, ngài quyết định tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó và dặn rằng khi ngủ chớ để cẳng xuống đất. Từ đó, hai giống vật này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không.

Tiếp đến, mấy loại chim khác cũng đến cùng lúc như chiền chiện, đỏ nách,… Do hồi đó, Ngọc Hoàng làm vội nên tất cả đều thiếu hai chân. Cuối cùng, một trong ba vị Thiên thần bẻ một nắm chân hương, gắn cho mỗi con một đôi làm chân cùng lời dặn chịu khó giữ gìn, khi nào muốn dùng hãy nhớm chân xuống đất xem vững không rồi hãy đậu. Từ đó, các loài chim vẫn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

Như vậy, cuộc tu bổ lại các giống vật đã giải thích được quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.

Trong tiềm thức của người xưa, Ngọc Hoàng là vị vua tối cao của đất trời, có sức mạnh và khả năng phi thường (nặn ra vạn vật). Người xưa muốn gửi đến chúng ta những thông tin về nguồn gốc của các giống vật, cũng như quá trình hoàn thiện của các giống vật. Cùng với đó là sự kính ngưỡng, đề cao Ngọc Hoàng thượng đế.

Viết một bình luận