Thần Trụ Trời: Nội Dung Truyện Thần Thoại + Giá Trị + Phân Tích

Thần Trụ Trời ❤️️ Nội Dung Truyện Thần Thoại, Giá Trị, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa Nhan Đề, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Nội Dung Truyện Thần Thoại Thần Trụ Trời

Trong khó tàng văn học dân gian Việt Nam tồn tại một thể loại đặc biệt đó là thần thoại. Tiêu biểu cho thể loại này, không thể không nhắc tới truyện Thần Trụ Trời. Đừng bỏ lỡ Nội Dung Truyện Thần Thoại Thần Trụ Trời sau đây.

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn[1], tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đát mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp[2], chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn[4]) vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng[4], bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển,…

Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trời…

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 💚 Dưới Bóng Hoàng Lan 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Tóm Tắt Truyện Thần Trụ Trời

Sau đây là bản Tóm Tắt Truyện Thần Trụ Trời.

Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,…

Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.

Về Tác Phẩm Thần Trụ Trời

Về Tác Phẩm Thần Trụ Trời, đây là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,…

Truyện Thần Trụ Trời nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm truyện thần thoại suy vi, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi những tình tiết kỳ ảo.

Văn bản tóm tắt quá trình tạo ra thêm nhiều nhiều cái gì đó để cuộc sống trở nên đông vui hơn của hai anh em Prô – mê – tê và Ê -pi -mê- tê. Ê -pi -mê- tê đã tạo ra rất nhiều các loài vật với những đặc ân, duy sót lại con người trần trụi không có bất kì đặc ân nào. Prô – mê – tê đã sửa lại sai sót của em làm cho con người trở nên hoàn thiện, văn minh hơn.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌿 Tản Viên Từ Phán Sự Lục 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Thần Trụ Trời

Cùng Thohay.vn tìm hiểu Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Thần Trụ Trời nhé.

Với nhan đề này, người đọc dễ dàng nhận biết được nhân vật chính của câu chuyện đó chính là “Thần trụ trời”. “Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truуền miệng của người Việt được ѕản ѕinh từ thời tối cổ còn tồn tại đến ngàу naу ᴠà được nhà khảo cứu ᴠăn hóa dân gian Nguуễn Đổng Chi ѕưu tầm, kể lại bằng bản ᴠăn trong “Lược khảo ᴠề thần thoại Việt Nam”.

Như ᴠậу “Thần Trụ Trời” là một truуện thuộc thể loại thần thoại của người Việt, có thể đứng độc lập hoặc хếp trong hệ thống thần thoại của các dân tộc anh em khác cùng ѕống chung trên dải đất Việt Nam.

Bố Cục Thần Trụ Trời

Bố Cục Thần Trụ Trời bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Làm thế nào bây giờ”: Quá trình tạo ra thế giới muôn loài và con người của Ê -pi -mê- tê
  • Phần 2: Tiếp theo đến “trao cho loài người”: Prô – mê – tê hoàn thiện lại con người và trao cho con người lửa.
  • Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa.

Tham khảo tác phẩm 💌 Nắng Đã Hanh Rồi 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Thần Trụ Trời

Đừng bỏ qua nội dung Đọc Hiểu Tác Phẩm Thần Trụ Trời.

1. Không gian thời gian

a. Không gian:

– Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo

– Trời như một tấm màn rộng mênh mông

– Mây xanh mù mịt

– Trời đất phân đôi

– Đất phăng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp

– Trời đã cao và khô

– Mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.

b. Thời gian:

– Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người.

– Từ đó, trời đất phân đôi

– Vì thế cho nên mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.

– Ngày nay thành biển rộng

-Cột trụ bây giờ không còn nữa

– Sau này người ta thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Yên Phụ, vùng Hải Hưng

– Dân gian còn câu hát lan truyền tới ngày nay

2. Sự xuất hiện giữa trời và đất

– Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Thần có dáng người khổng lồ và đôi chân có thể bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

– Trong đám hỗn độn đó, thần tự mình đào đất, đăp đá thành một cột trụ, đẩy vòm trời lên mãy phía mây xanh mù mịt.

→Từ đó trời đất phân đôi, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời

Xem thêm phân tích 🌸 Thơ Duyên [Xuân Diệu] 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Giá Trị Truyện Thần Thoại Thần Trụ Trời

Tiếp theo là những Giá Trị Truyện Thần Thoại Thần Trụ Trời.

Giá trị nội dung

  • Văn bản lý giải cái nhìn của con người cổ đại về hiện tượng thế giới được hình thành, được sắp đặt trật tự như bây giờ
  • Thể hiện sự tôn kính và thiêng liêng của con người đối với văn hóa tâm linh, niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất

Giá trị nghệ thuật

  • Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại
  • Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình
  • Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với thể loại thần thoại
  • Ngôn từ thuần Việt, dễ hiểu

Soạn Bài Thần Trụ Trời

Xem thêm gợi ý Soạn Bài Thần Trụ Trời.

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ trời?

Trả lời:

– Các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm:

+ Từ trong bóng tối bỗng đứng dậy

+ Dùng đầu đội trời, tay đào đất

+ Đắp cột chống trời, đẩy trời lên cao mãi

+ Khi trời đã cao vừa ý, thần phá cột đá và ném ra khắp nơi.

– Sự kiện liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ trời: Đắp cột chống trời, đẩy trời lên cao mãi

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Trả lời:

– Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:

+ Một vị thần khổng lồ xuất hiện, thần cao không thể tả xiết.

+ Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

+ Thần tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. 

+ Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

+ Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ là, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

+ Công việc, Thần làm rất lạ lùng: đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sông biển cả. Đấy là những công việc quy mô vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cỏi thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (Trời tròn, đất vuông) của người xưa.

→ Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường. Hình tượng thần và việc làm của Thần, từ việc xây cột khổng lồ chống trời lên cao tít tới việc phá cột, ném tung đất đá thành núi đồi, đào đất thành sông biển… theo quan niệm của người nhân dân ta trước đây.

Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Truyện Thần Trụ trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,…?

Trả lời:

– Truyện giải thích sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả theo quan niệm của người nguyên thuỷ. Người nguyên thuỷ hiểu, nghĩ về các hiện tượng tự nhiên bằng những hiểu biết thô sơ, chất phác và trí tưởng tượng phong phú, ngây thơ của minh. Họ cho rằng trời đất, thế gian là do các Thần tạo nên.

Cách giải thích ấy tất nhiên là không đúng vì trình độ hiểu biết của con người vào buổi ấu thơ của nhân loại còn rất thấp kém nhưng cũng chứng tỏ tính tích cực, luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới quanh mình của con người. Hơn nữa, bên cạnh những nhận thức sai lầm, chúng cũng gặp ở đây những chân lý (vạn vật tự tạo và luôn vận động) mà người nguyên thuỷ đã nhận thức thô sơ. Đó là ý nghĩa thứ nhất.

Ý nghĩa thứ hai cao đẹp hơn. Đó là sự ca ngợi con người và lao động sáng tạo vĩ đại của họ. Thần Trụ Trời cũng như bao vị thần khác, tuy là thần, có vóc dáng khổng lồ, làm các việc phi thường sáng tạo ra Trời đất, sóng cũng chỉ là hình bóng của con người. Ở các truyện thần thoại khác, thần có khi nửa người nửa thú nhưng trong Thần Trụ Trời, các thần đã mang dáng dấp con người. Con người đã tạo ra thần theo khuôn mẫu của mình.

Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

Trả lời:

HS tự hình dung, vẽ hoặc miêu tả về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của mình, một số hình ảnh minh họa:

Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có ông thần nào khác nữa? Tên ông thần ấy là gì?

Trả lời:

– Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em, còn có những ông thần khác như: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện), thần Biển cả, thần Lửa, thần Mặt trời…

Cập nhật thêm tác phẩm 🌿 Bạch Đằng Hải Khẩu 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Giáo Án Thần Trụ Trời

Mời bạn tham khảo nội dung Giáo Án Thần Trụ Trời.

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

– Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Thần trụ trời; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

2. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc.

Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thần trụ trời;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thần trụ trời;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

– Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thần Trụ Trời.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ những truyện thần thoại đã biết.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những truyện thần thoại đã biết.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Em biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ cho cả lớp cùng nghe về những truyện thần thoại ấy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, suy nghĩ về những truyện thần thoại mà bản thân mình biết, chuẩn bị kể trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi HS.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta vừa được các bạn chia sẻ về những truyện thần thoại. Tiết học hôm nay, cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu một truyện thần thoại của dân tộc ta, đó là Thần Trụ Trời.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Tạo lập thế giới. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Tạo lập thế giới.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Tạo lập thế giới.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 1 (Tạo lập thế giới) trước lớp.
– GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 1. Tạo lập thế giới là gì?.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, qua việc đọc các truyện thần thoại, em sẽ hiểu người xưa nhận thức như thế nào về quá trình tạo lập thế giới.
Giới thiệu bài học

– Chủ đề Tạo lập thế giới bao gồm các văn bản thần thoại, cho thấy nhận thức của người xưa về quá trình tạo lập thế giới.
– Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề.

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời

Tham khảo thêm các Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời.

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Chi Tiết

Đừng vội bỏ lỡ phân tích 💚 Dục Thúy Sơn [Nguyễn Trãi] 💚 Sơ đồ tư duy, phân tích hay nhất

5 Mẫu Phân Tích Thần Trụ Trời Hay Nhất

Cuối cùng là 5 Mẫu Phân Tích Thần Trụ Trời Hay Nhất.

Mẫu Phân Tích Thần Trụ Trời Tiêu Biểu – Mẫu 1

Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

“Thần Trụ trời” kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo” và thời gian chưa được xác định rõ ràng “Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người”. Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ “Chân thần dài không thể tả xiết”.

Mỗi bước chân của thần “có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”. Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng.

Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,… Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện “Thần Trụ trời” cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện.

Là truyện thần thoại, cốt truyện “Thần Trụ trời” được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên.

Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước “khổng lồ” với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

“Thần Trụ trời” với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

Mẫu Phân Tích Thần Trụ Trời Đặc Sắc – Mẫu 2

Từ xưa, khi chưa có sự phát triển của khoa học, để giải thích cho những hiện tượng tự nhiên, người ta thường xây dựng những câu chuyện có yếu tố phóng đại, những câu chuyện đó được gọi là thần thoại. Để giải thích cho sự phân chia của đất trời đó chính là “Thần Trụ Trời’ của tác giả Nguyễn Đổng Chí sưu tầm.

“Thần Trụ Trời” đưa người đọc ngược về quá khứ, trở về thời tiền sử, khi Trái Đất chưa có sự xuất hiện của con người. Mở đầu câu chuyện, tác giả phác hoạ một bức tranh chỉ với hai màu xám và đen. Sự mịt mù ấy khiến chúng ta không thể xác định rõ được thời gian, lúc đó địa cầu chỉ là một khoảng không gian tăm tối.

Thần Trụ Trời xuất hiện với thân hình khổng lồ, chân dài không tả xiết. Việc Thần Trụ Trời xuất hiện là mầm sống đầu tiên, chi tiết thần lặng im càng khẳng định sự cô độc. Với sức mạnh phi thường của mình, “thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên”, người đập đá, đắp đất một mình tạo lên cây cột khổng lồ chống trời, cây cột ấy có sức mạnh nâng bầu trời tách khỏi mặt đất.

Khi ấy, bầu trời ở xa thăm thẳm, mặt đất bằng phẳng, điểm giao nhau là chân trời, sau đó thần phá cột đá, tạo lên những vùng trũng, những dải đồi cao, đến đây, những hình ảnh quen thuộc đó giúp chúng ta dễ hình dung hơn về khung cảnh.

Hình ảnh thần trụ trời xuất hiện là con người duy nhất trong không gian rộng lớn thật vĩ đại. Vị thần ấy cũng có những cảm giác cô đơn như con người. Nhưng chính cảm xúc ấy càng tôn lên sức mạnh bất tận, làm chủ thiên nhiên.

Truyện sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, được kết hợp nhuần nhuyễn với nội dung. Bức tranh trong câu truyện không hề xa vời, những màu sắc trong câu truyện rất đơn giản. Chính trí tưởng tượng phong phí, những yếu tố kì ảo được xây dựng chân thực, bên cạnh đó chúng ta cò thấy một số hình ảnh tương phản. Hình ảnh con người giữa không gian rộng lớn, nhỏ bé trước tự nhiên, nhưng sức mạnh của con người đã làm chủ được thiên nhiên.

Truyện Thần trụ Trời sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, đặc trưng của thể loại truyện thần thoại. Qua đó người đọc cảm thấy những nét kì vĩ và bí ẩn thuở sơ khai.

Mẫu Phân Tích Thần Trụ Trời Chọn Lọc – Mẫu 3

“Cây có gốc mới nở cành xanh lá
Nước có nguồn mới bể cả sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình”

Thần trụ trời là một cây truyện dân gian truyền miệng của người Việt cổ. Tác phẩm được nhà khảo cứu văn hoá dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Qua truyện thần thoại, người Việt Cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như tại sao có trời, có đất…

Qua những câu chuyện thần thoại giải thích về nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên, chúng ta cảm nhận được cái hồn nhiên và ước mơ của những người xưa mong muốn giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.

Họ đã sáng tạo ra những vị thần để giải thích các hiện tượng xung quanh. Hình ảnh Thần Trụ trời đã hiện ra với những tính chất phi thường, truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

Hành động đầu tiên khi thần trụ trời xuất hiện là “vươn vai, đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống…”. Hành động đó rất giống với các vị thần ở các quốc gia khác. Ở Trung Quốc, có Ông Bàn Cổ cũng có hành động như vậy, nhưng thay vì xây cột chống trời như Thần Trụ Trời, ông Bàn Cổ đã đạp quả trứng tách làm đôi chia nửa trên là trời, nửa dưới là đất.

Chúng ta có thể thấy, từ cái ban đầu vốn có ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng sáng tạo đóng góp cho nền văn học đa dạng hơn. Chính nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có sức sống trường tồn với thời gian.

Truyện Thần Trụ Trời vừa cho chúng ta biết được sự hình thành của trời, đất, sông, núi…cũng cho chúng ta thấy được sự sáng tạo của người Việt Cổ. Bên cạnh những yếu tố hoang đường, chúng ta cảm nhận được công sức khai hoang, xây dựng đất nước của người xưa.

Mẫu Phân Tích Thần Trụ Trời Nổi Bật – Mẫu 4

Từ thời nguyên thuỷ để thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt, lao động đã đòi hỏi con người phải có sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên xung quanh. Lúc ấy trình độ phát triển của con người chưa đủ nhận thức đúng được những hiện tượng ấy. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, họ đã sáng tạo ra những câu truyện giải thích sự xuất hiện của các hiện tượng ấy. Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được lưu truyền từ xa xưa nhằm giải thích sự ra đời của biển cả, sông núi…

Nhân vật trong truyện là một vị thần mang tên Thần trụ Trời. Thời xưa, nhân dân gọi Thần là Ông, mỗi vị thần được gắn với những hiện tượng cụ thể như Ông đếm cát, ông tát bể…

Thần trong các câu truyện được nhân dân hình dung như là một con người có thật, có sức mạnh phi thường, có thể cảm hoá thiên nhiên. Những chi tiết miêu tả Thần trụ Trời đều lột tả những vòng hào quang với những tính chất phi thường của nhân vật thần thoại.

Thời gian thần trụ trời xuất hiện đó là khoảng thời gian không xác đinh, ngày xưa, xưa lắm, thuở chưa có trời, có đất, muôn vật, con người. Với không gian xung quanh tăm tối, hỗn độn. Thời gian không gian ấy càng làm cho thế giới tiền sử càng trở lên kì bí huyền ảo.

Hình ảnh thần trụ trời xuất hiện với kích thước khổng lồ, sự đồ sộ của thiên nhiên cũng không sánh được “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia”. Việc miêu tả một loạt các chi tiết dị thường ấy diễn ta sự ngưỡng mộ, cảm phục, họ tin rằng con người muốn chinh phục được thiên nhiên thì vóc dáng cũng phải khổng lồ.

Công việc của thần làm là đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời tạo núi sông biển cả. Đó là những công việc khai thiên, lập địa của người xưa. Thần xuất hiện như một người lao động miệt mài với những công việc quen thuộc của con người, sự cần cù lao động đó đã tạo lên những kì tích tuyệt vời.

 Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường, nhưng truyện đã giải thích sự hình thành trời đất núi sông. Họ cho rằng những hiện tượng đó là do thần linh tạo lập lên. Bên cạnh đó câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp cần cù lao động.

Cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hất dẫn, cuốn hút người đọc. Đồng thời phản ánh mong muốn chinh phục thiên nhiên, khám phá thế giới của người xưa.

Mẫu Phân Tích Thần Trụ Trời Ấn Tượng – Mẫu 5

Thần thoại chính là một thể loại truyện được sử dụng nhiều để kể về nguồn gốc của vạn vật. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, chúng ta được biết đến một truyện có nghệ thuật đặc sắc trong mảnh thần thoại. Đó chính là “Thần Trụ Trời” của tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Câu chuyện dẫn dắt người đọc đến một thế giới rộng lớn, một trái đất ban sơ bằng phẳng vắng bóng người.

Nội dung “Thần Trụ Trời” vẽ ra một bức tranh hùng vĩ. Trong bức tranh đó có sức mạnh của vị Thần, dời non lấp biển. Người tạo ra lằn ranh phân chia bầu trời và mặt đất. Người dùng đất đá lởm chởm xây núi, đồi. Sức mạnh ấy làm sao con người có thể làm được? Vậy là, câu chuyện đã giải thích được nguồn gốc tạo nên một trái đất từ thuở hoang sơ được như ngày nay chính là “Thần Mặt Trời”.

Mở đầu câu chuyện, tác giả phác họa một bức tranh chỉ có 2 màu xám đen. Sự mịt mù, hỗn loạn ấy làm người đọc không xác định được thời gian. Lúc bấy giờ, trái đất chưa có sự sống, chỉ là một không gian mênh mông tăm tối. Chính trong thời điểm ấy, Thần Trụ trời xuất hiện, đem đến hơi thở con người.

Người được miêu tả là một người có thân hình khổng lồ, chân dài không tả xiết. Chi tiết thần lặng im, cô độc khiến cho người đọc cảm thấy lặng lòng. Nhưng sau đó, như bộc phát sức mạnh, “thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên”. Với sự phi thường đó, người đập đá, đắp đất một mình mà tạo nên một cây cột khổng lồ.

Cây cột ấy như có sức mạnh nâng bầu trời, tách bầu trời khỏi mặt đất. Từ ấy, bầu trời ở xa thăm thẳm, mặt đất bằng phẳng, điểm giáp nhau là chân trời. Sau đó, thần lại phá cột đá, tạo nên những vùng trũng, những dải đồi cao. Đến đây, những hình ảnh này đã trở nên quen thuộc hơn với người đọc, giúp người đọc dễ hình dung hơn.

Hình ảnh Thần Trụ Trời trong câu chuyện cũng vô cùng vĩ đại. Là con người duy nhất trong không gian rộng lớn trống trải, vị thần ấy cũng có cảm xúc của con người. Dường như người cũng cảm giác được thứ gọi là cô đơn.

Hình ảnh “thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên” và “Lủi thủi một mình” cho thấy sự trống rỗng cùng cực. Nhưng chính những hình ảnh đó tôn lên sức mạnh vô cùng bất tận, làm chủ được cả tự nhiên. Trời đất với con người vốn là một thứ xa vời, vậy mà thần xây trụ trời, xé đôi ranh giới trời đất.

Truyện “Thần Trụ Trời” sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Nội dung và nghệ thuật truyện được kết hợp với nhau rất nhuần nhuyễn. Nội dung truyện nói về sự hình thành trời đất, nghệ thuật được sử dụng như tương phản đã làm rõ nét thêm về nội dung.

Bức tranh câu chuyện này vẽ lên không hề cao xa, sặc sỡ. Nó vô cùng đơn giản, sử dụng những gam màu tối và hình ảnh quen thuộc. Nhờ trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những yếu tố kì ảo được xây dựng vô cùng chân thực. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được ham muốn khám phá, tìm hiểu của người xưa. Một số biện pháp nghệ thuật còn có thể kể đến nữa là tương phản.

Hình ảnh con người nhỏ bé giữa không gian rộng lớn, làm con người trở nên nhỏ bé trước tự nhiên. Sự cô độc cũng được phóng địa triệt để, hình ảnh thần tuy quyền năng nhưng lại luôn đơn độc một mình. Ở đây, tác giả còn dùng cả thủ pháp phóng đại, biến con người trở nên to lớn, rạch trời vá đất. Tuy nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể thấy được dã tâm làm chủ thiên nhiên của con người đã có từ thuở sơ khai.

Truyện Thần Trụ Trời sử dụng nhiều nét đặc sắc để làm nổi bật lên thể loại truyền thuyết. Qua đó, người đọc cảm nhận được nét kì vĩ và bí ẩn của những ngày sơ khai. Những hình ảnh quen thuộc như núi đồi cũng được làm rõ nguồn gốc tạo thành. Đây chính là một đặc điểm của thể loại truyền thuyết khiến người đọc vô cùng yêu thích.

Viết một bình luận