Truyện Nữ Thần Lúa: Nội Dung Câu Chuyện + Tóm Tắt + Ý Nghĩa

Truyện Nữ Thần Lúa ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Tóm Tắt, Ý Nghĩa ✅ Câu Chuyện Bên Dưới Giải Thích Phong Tục Cúng Nữ Thần Lúa Ở Một Số Nơi Hiện Nay.

Nội Dung Truyện Nữ Thần Lúa

Cùng Thohay.vn xem ngay câu chuyện cổ tích nữ thần lúa bên dưới nhé.

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

– Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

– Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về.

Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông.

Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.

Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở.

Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.

Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh… đều có rước bông lúa như vậy).

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Cậu Bé Thông Minh ❤️️ Nội Dung Truyện Cổ Tích, Ý Nghĩa, Hình Ảnh

Ý Nghĩa Câu Chuyện Nữ Thần Lúa

Từ câu chuyện “Nữ thần lúa”, bạn thấy rằng trong cuộc sống ngày nay mỗi con người chúng ta phải chủ động làm lụng để kiếm cái ăn cái mặc chứ không ngồi trông chờ, chờ đợi vào 1 thế lực nào đó sẽ giúp đỡ chúng ta.

Những Mẫu Tóm Tắt Truyện Nữ Thần Lúa

Những Mẫu Tóm Tắt Truyện Nữ Thần Lúa.

Nữ thần Lúa là con gái Ngọc hoàng, nàng là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính tình hay hờn dỗi. Sau những trận lũ lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con để cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian để nuôi sống con người.

Khi giáng trần, nàng đã làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mấy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần phải gặt và không phải phơi gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Trong một lần dẫn các bông lúa vào sân, Nữ thần Lúa bị một cô gái phang chổi vào đầu, nên nàng giận dỗi. Từ đó, nhất định không cho lúa bò về, và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, người trần gian phải tự làm hết tất cả, và sự hờn dỗi lên đến đỉnh điểm là Nữ thần cấm bông lúa nảy nở.

Từ đó sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa.

Giáo Án Kể Chuyện Nữ Thần Lúa

Giáo Án Kể Chuyện Nữ Thần Lúa.

I. MỤC TIÊU:

1,Phát triển kỹ năng:

– Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn và đơn giản, có yếu tố miêu tả; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
– Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài; hoàn thiện dựa vào những từ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe – viết một đoạn văn
– Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.
– Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài 
– Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: Nữ Thần Lúa

2, Phát triển năng lực và phẩm chất

– Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
– Phát triển ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. CHUẨN BỊ:

1. Kiến thức ngữ văn:

– Nắm được đặc điểm văn bản thông tin và nội dung của bài 
– Nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản và cách giải thích nghĩa của những từ này.

2. Kiến thức đời sống:

– Phát triển năng lực chung về khả năng làm việc nhóm.
– Cảm nhận được vẻ đẹp ý nghĩa của tác phẩm

3. Phương tiện dạy học:

– Tranh minh hoạ trong SHS được phóng to
–  Sách giáo khoa  
– GV: Bài văn và nội dung câu hỏi.
– HS: vở luyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. ÔN VÀ KHỞI ĐỘNG:

1.Ôn bài cũ

– GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
– GV nhận xét, đánh giá.

2. Khởi động:

–   GV yêu cầu HS QS thảo luận nhóm
–   Em thấy trong tranh nói về những gì?
–   GV chốt chuyển sau đó dẫn vào bài học mới.  Ghi tên bài học.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

Hoạt động 1: Đọc:

1. GV đọc mẫu toàn bài.

+  HD đọc từ khó trong bài 
+  GV hướng dẫn HS đọc câu dài trong bài

3. Luyện đọc đoạn:

–  GV chia đoạn: của tác phẩm ra nhiều đoạn
–    Luyện đọc đoạn lần 1:

+   GV giải nghĩa từ:

–    Luyện đọc đoạn lần 2:

+  GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm đôi trong 2 phút.
+  Đọc toàn bài
+  GV nhận xét

C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:

– GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các nội dung đã ôn.
– Nhận xét, kết thúc tiết học

* Động viên HS
–  HS nhắc lại và nêu.
–  HS lắng nghe.
–  HS quan sát và trao đổi.
–  Cho 2, 3 HS trả lời:
–  HS nhận xét.
–  HS lắng nghe.
–  HS đọc đề
–  HS theo dõi.
–  HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
–  HS đọc đồng thanh các từ khó
–  HS đọc nối tiếp câu lần 2.
–  Cho 2 HS đọc câu dài theo cô hướng dẫn.
–  HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
–  HS luyện đọc nhóm.
–  HS thi đọc đoạn theo nhóm
–  HS nhận xét
– Cho 1,2 HS đọc toàn bài.
–   Cả lớp đọc đồng thanh
–  HS nêu lại.
–  HS lắng nghe.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Mưu Chú Sẻ Lớp 1 ❤️️Nội Dung Truyện, Giáo Án, Soạn Bài Tập

1 bình luận về “Truyện Nữ Thần Lúa: Nội Dung Câu Chuyện + Tóm Tắt + Ý Nghĩa”

Viết một bình luận