Chúa Tể Rừng Xanh Lớp 1: Nội Dung, Đọc Hiểu, Giáo Án, Soạn Bài Tập. Thohay.vn Chia Sẽ Các Bạn Nhỏ Đầy Đủ Nội Dung Giải Bài Tập Chúa Tể Rừng Xanh Dưới Đây Nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Bài Chúa Tể Rừng Xanh Lớp 1 Tập 2
“Chúa Tể Rừng Xanh” là một bài học trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 tập 2, thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Bài học này giúp học sinh làm quen với các loài động vật trong rừng và hiểu về vai trò của chúng trong hệ sinh thái.
Nội dung chính của bài học:
Bài học kể về loài hổ, được mệnh danh là “chúa tể rừng xanh” vì sức mạnh và sự oai phong của nó. Hổ là loài động vật săn mồi, có khả năng chạy nhanh và nhảy xa. Bài học giúp học sinh nhận biết các đặc điểm nổi bật của hổ, như bộ lông vằn, móng vuốt sắc nhọn và tiếng gầm vang dội.
Ngoài ra, bài học còn khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm về các loài động vật khác trong rừng, như voi, khỉ, và chim. Qua đó, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về sự đa dạng sinh học và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Bài học này không chỉ cung cấp kiến thức về động vật mà còn giáo dục học sinh về tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
Nội Dung Bài Đọc Chúa Tể Rừng Xanh Lớp 1
Hổ là loài thú dữ ăn thịt, sống trong rừng. Lông hổ thường có màu vàng, pha những vằn đen. Răng sắc nhọn, mắt nhìn rõ mọi vật trong đêm tối. Bốn chân chắc khỏe và có vuốt sắc. Đuôi dài và cứng như roi sắt. Hổ di chuyển nhanh, có thể nhảy xa và săn mồi rất giỏi. Hổ rất khỏe và hung dữ.
Hầu hết các con vật sống trong rừng đều sợ hổ. Vì vậy, hổ được xem là chúa tể rừng xanh.
Xem thêm: Giải Thưởng Tình Bạn (Nội Dung Bài Đọc, Giáo Án, Soạn Bài Tập)
Hình Ảnh Bài Chúa Tể Rừng Xanh Lớp 1
Soạn Bài Tập Chúa Tể Rừng Xanh Lớp 1
Soạn Bài Tập Chúa Tể Rừng Xanh Lớp 1.
Câu 1 trang 110 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Giải câu đố:
Lông vằn lông vện mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi,
Thỏ nai gặp phải hỡi ôi,
Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng?
(Là con gì?)
Hướng dẫn trả lời:
Lông vằn lông vện mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi,
Thỏ nai gặp phải hỡi ôi,
Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng?
(Là CON HỔ)
Câu 2 trang 110 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Đọc:
Chúa tể rừng xanh
Hổ là loài thú dữ ăn thịt, sống trong rừng. Lông hổ thường có màu vàng, pha những vằn đen. Răng sắc nhọn, mắt nhìn rõ mọi vật trong đêm tối. Bốn chân chắc khỏe và có vuốt sắc. Đuôi dài và cứng như roi sắt. Hổ di chuyển nhanh, có thể nhảy xa và săn mồi rất giỏi. Hổ rất khỏe và hung dữ.
Hầu hết các con vật sống trong rừng đều sợ hổ. Vì vậy, hổ được xem là chúa tế rừng xanh.
(Theo Từ điển tranh về các con vật)
– Từ ngữ: chúa tể, vuốt
chúa tể: vua, người cai quản một vương quốc, ở trong bài con hổ là người đứng đầu khu rừng
vuốt: phần móng sắc, nhọn và cong ở bàn chân hổ
Câu 3 trang 111 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi:
a. Hổ ăn gì và sống ở đâu?
b. Đuôi hổ như thế nào?
c. Hổ có những khả năng gì đặc biệt.
Hướng dẫn trả lời:
a. Hổ ăn thịt và sống trong rừng.
b. Đuôi hổ dài và cứng như roi sắt.
c. Hổ di chuyển nhanh, có thể nhảy xa và săn mồi rất giỏi.
Câu 4 trang 111 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3:
- Hổ ăn (…) và sống (…)
- Đuôi hổ (…)
Hướng dẫn trả lời:
Câu 5 trang 112 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết vào vở:
a. Gấu, khỉ, hổ, báo đều sống (…)
b. Trong (…), hổ vẫn có thể nhìn rõ mọi vật.
Hướng dẫn trả lời:
a. Gấu, khỉ, hổ, báo đều sống trong rừng
b. Trong đêm tối, hổ vẫn có thể nhìn rõ mọi vật.
Câu 6 trang 112 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh:
Hướng dẫn trả lời:
- Con hổ sống ở trong rừng, còn con chó sống ở trong nhà.
Câu 7 trang 112 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Nghe viết:
Hổ là loài thú ăn thịt. Bốn chân chắc khỏe và có vuốt sắc. Đuôi dài và cứng như roi sắt. Hổ rất khỏe và hung dữ.
Hướng dẫn trả lời:
Hổ là loài thú ăn thịt. Bốn chân chắc khỏe và có vuốt sắc. Đuôi dài và cứng như roi sắt. Hổ rất khỏe và hung dữ.
Câu 8 trang 113 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Chúa tể rừng xanh từ ngữ có tiếng chứa vần ăt, ăc, oai, oay
Hướng dẫn trả lời:
ăt | ăc | oai | oay | |
Trong bài đọc | sắt, mắt | sắc, chắc | loài | x |
Ngoài bài đọc | mặt, bắt, cắt, dắt, vặt, nhặt… | mắc, lắc, nhắc, mặc, sặc, giặc… | khoai, loại, thoại, xoài… | xoáy, loay hoay… |
Câu 9 trang 113 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Trong bảng dưới đây thông tin nào phù hợp với hổ, thông tin nào phù hợp với mèo?
Hướng dẫn trả lời:
Hướng dẫn trả lời:
Thông tin phù hợp với hổ | Thông tin phù hợp với mèo |
1. Sống trong rừng 3. To lớn 6. Thường săn bắt hươu nai 8. Không giỏi leo trèo 9. Hung dữ | 2. Sống trong nhà 4. Nhỏ bé 5. Thường bắt chuột 7. Leo trèo giỏi 10. Dễ thương, dễ gần |
Giáo Án Chúa Tể Rừng Xanh Lớp 1
Giáo Án Chúa Tể Rừng Xanh Lớp 1.
I. Mục tiêu
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
– Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Kiến thức ngữ văn
– GV nắm được đặc điểm của VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Chúa tể rừng xanh.
– GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (chúa tể, vuốt) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống
– GV nắm được những kiến thức thực tế vê’ loài hổ. Hổ là loài thú lớn thuộc họ mèo, thường sống ở rừng sâu, bụi rậm, rừng thưa xen lẫn với đồi cỏ tranh. Ban ngày ngủ trong hang đá hay bụi rậm, ban đêm đi săn mồi. Thức ăn là các loài muông thú, trừ voi và trâu rừng. Hổ là loài thú quý hiếm cẩn bảo vệ (theo Từ điển tranh về các con vật của Lê Quang Long).
– GV cũng suy nghĩ thêm về vấn đề: Vì sao hổ rất hung dữ nhưng vẫn cần được bảo vệ?
3. Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. Có thể sưu tẩm thêm những tranh hay clip về loài hổ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động.
– Ôn: Bài cũ: Bẩy sắc cầu vồng
+ GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: . Cầu vồng thường xuất hiện khi nào?
+ Câu 2: Cầu vồng có mấy màu? Đó là màu nào?
– GV cùng cả lớp nhận xét.
– Khởi động:
+ Có thể lựa chọn một trong 2 phương án.
- Phương án 1: GV chiếu câu đố lên màn hình (chưa cho HS mở SHS), gọi HS đọc nối tiếp, sau đó yêu cầu HS giải đố. (Cách làm này sẽ giữ “bí mật” được đáp án vì trong SHS đã có sẵn tranh con hổ.)
- Phương án 2: HS mở SHS, đọc thẩm câu đố, GV gọi một vài HS đọc nối tiếp, cả lớp giải đố.
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Chúa tể
rừng xanh.
+ Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ để suy đoán một phần nội dung của văn bản. Chú ý khai thác nghĩa của nhan đề Chúa tể rừng xanh.
2. Đọc.
– GV đọc mẫu toàn VB.
– Lưu ý nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sức mạnh của hổ. Âm hưởng chung của toàn bài là mạnh mẽ, thể hiện được uy lực của loài chúa sơn lâm.
– GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới khó :
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài: uôt, uôi, uyên, ương…….
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.
– Đọc câu:
+ GV yêu cầu HS đọc từng câu nối tiếp lần 1.
+ GV hướng dẫn HS đọc những cầu dài.: Hổ là loài thú dữ ăn thịt,/ sống trong rừng./ Lông hổ thường có màu vàng,/pha những vằn đen.
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2.
– Đọc đoạn:
+ GV chia VB thành các đoạn :
Đoạn 1: từ đầu đến khoẻ và hung dữ, đoạn 2: phần còn lại.
+ Đọc nối tiếp đoạn
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài :
- chúa tể: vua, người cai quản một vương quốc.
- vuốt: móng nhọn, sắc và cong.
+ GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm.
– Đọc toàn VB:
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời cấu hỏi.
– 1 HS đọc lại khổ thơ 1 bài thơ Bẩy sắc cầu vồng. Sau đó trả lời câu hỏi 1.
+ Cầu vồng thường xuất hiện sau cơn mưa.
+ Cầu vồng có bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
HS nhắc nối tiếp đầu bài và đồng thanh cả lớp.
+ HS phát âm có từ ngữ khó.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: vuốt, đuôi, di chuyển, thường
+ HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 – 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
Đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
+ HS đọc câu dài và đánh dấu ngắt nghỉ theo HD của GV.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 2.
Đọc đoạn
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
+ Lắng nghe.
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ 1-2 HS đọc thành tiếng toàn VB.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3. Trả lời câu hỏi
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi .
a. Hổ ăn gì và sống ở đâu?
b. Đuôi hổ như thế nào?
c. Hổ có những khả năng gì đặc biệt?)
– GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời
– Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3.
– GV nêu lại câu hỏi: Hổ ăn gì và sống ở đâu? Đuôi hổ như thế nào?
– GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở
+ Trong câu: “Hổ ăn thịt và sống trong rừng; Đuôi hổ dài và cứng như roi sắt.”
có chữ nào cần viết hoa ?
– GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
+ GV viết mẫu chữ hoa V ( Viết mẫu cả hai kiểu chữ hoa và chữ in hoa)
+ HS nhận xét và đổi vở kiểm tra bài viết của bạn.
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
– HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
a. Hổ ăn thịt và sống trong rừng.
b. Hổ có thể nhảy rất xa, di chuyển nhanh và săn môi rất giỏi.
c. Hổ được xem là chúa tể rừng xanh vì các loài vật trong rừng đều sợ hổ
– Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Hs đọc yêu của bài, 3 HS đọc.
– HS nhắc lại câu trả lời ở câu hỏi a và b: Hổ ăn thịt và sống trong rừng; Đuôi hổ dài và cứng như roi sắt.
+ HS nêu: Chữ H và Đ cần viết hoa.
Chữ H và chữ Đ viết hoa vì nó chữ đầu câu.
+ HS theo dõi.
+ Kiểm tra bài bạn.
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
– GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh.
– GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.
– GV giới thiệu tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh.
– GV có thể đặt câu hỏi để gợi ý.
+ Tranh vẽ gì?
+ Điểm khác nhau giữa hổ và chó?
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
– GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
– GV và HS nhận xét. HS đọc yêu cầu bài
– HS làm việc theo cặp cùng thảo luận chọn từ ngữ cần điền vào câu. Sau đó đại diện một số nhóm lên trình bày:
a, Gấu, khỉ, hổ, báo đểu sống trong rừng.
b, Trong đêm tối, hổ vẫn có thể nhìn rõ mọi vật.
– Cá nhân học sinh viết câu vào vở chính tả.
HS đọc yêu cầu bài
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
– Tranh vẽ hổ và chó;
– Hổ sống trong rừng, còn chó sống trong nhà.
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết.
– GV đọc to cả đoạn văn. (Hổ là loài thú ăn thịt. Bốn chân chắc khoẻ và có vuốt sắc. Đuôi dài và cứng như roi sắt. Hổ rất khoẻ và hung dữ.)
– GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả: loài, được.
– GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
– Đọc và viết chính tả:
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ :
“Hổ là loài thú ăn thịt. Bốn chân/ chắc khoẻ/ và có vuốt sắc. /Đuôi dài/ và cứng như roi sắt./ Hổ rất khoẻ/ và hung dữ.”
– Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần.
– GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lẩn toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
8. Tim trong hoặc ngoài bài đọc Chúa tể rừng xanh từ ngữ có tiếng chứa vần ât, ác, oai, oay.
– GV nêu nhiệm vụ và lưu HS từ ngữ cần t́m có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.
– GV viết những từ ngữ này lên bảng.
9. Thông tin nào phù hợp với hổ, thông tin nào phù hợp với mèo?
– GV gọi một vài HS đọc to các từ ngữ trong bảng.
– GV đưa ra câu hỏi theo cặp: Hổ và mèo, con vật nào sống trong rừng, con vật nào sống trong nhà?
– Gọi một vài HS trả lời. Làm lần lượt với các cặp tiếp theo.
– GV và HS thống nhất câu trả lời.
– GV yêu cầu HS làm vào vở.
10. Củng cố.
– GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
– GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học.
– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
– Lắng nghe GV đọc mẫu đoạn văn, 2 HS đọc to thành tiếng đoạn văn cho cả lớp nghe.
*Nghe GV HD và viết bảng con các từ dễ sai chính tả.
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
– HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ăt, ăc, oai, oay.
– HS nêu những từ ngữ tìm được.
– Một số (2 – 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đổng thanh một số lần.
HS đọc yêu cầu bài
– HS làm việc nhóm: quan sát tranh, trao đổi để tìm các thông tin phù hợp với hổ và mèo.
– Hổ sống trong rừng.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Tôi Là Học Sinh Lớp 1 ❤️️Nội Dung Bài Đọc, Giáo Án, Soạn Bài Tập