Đẽo Cày Giữa Đường: Nội Dung Truyện + Ý Nghĩa + Giá Trị

Đẽo Cày Giữa Đường ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Giá Trị ✅ Tham Khảo Tóm Tắt Truyện, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Gợi Ý Soạn Bài, Giáo Án.

Nội Dung Truyện Đẽo Cày Giữa Đường

Đẽo cày giữa đường là truyện ngụ ngôn ý nghĩa cho bé, răn dạy chúng ta không nên vội cả tin nghe theo lời người khác, mà cần phải có chính kiến của mình. Thohay.vn xin chia sẻ nội dung truyện Đẽo cày giữa đường đầy đủ.

Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.

Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:

– Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.

Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:

– Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….

Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói:

– Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.

Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo.

Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”

Xem thêm về phân tích 🌻Chuyện Cơm Hến🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật

Tóm Tắt Truyện Ngụ Ngôn Đẽo Cày Giữa Đường

Xem thêm bản tóm tắt truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn.

Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Nhưng ai bảo làm gì bác cũng làm theo, và những chiếc cày của bác mỗi chiếc một hình thù và chẳng ai mua cày của bác cả.

Về Tác Giả Nguyễn Văn Ngọc

Tham khảo một số thông tin về tác giả Nguyễn Văn Ngọc nhé.

  • Nguyễn Văn Ngọc (hiệu là Ôn Như) sinh ngày 1 tháng 3 năm 1890, mất ngày 26 tháng 4 năm 1942, là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam.
  • Từ nhỏ ông đã được học cả Hán học và Tân học.
  • Năm 17 tuổi ông tốt nghiệp trường Thông ngôn, có lòng say mê đặc biệt đối với văn hóa, văn chương phương Đông, nhất là văn hóa, văn chương dân tộc.
  • Lặng lẽ sống và lặng lẽ làm việc, trong một thời gian ngắn, Nguyễn Văn Ngọc liên tiếp cho ra đời những pho sách chuyên khảo giá trị.
    • Bộ sách Cổ học tinh hoa (1926, biên soạn cùng Trần Lê Nhân) trình bày những kiến thức vừa cụ thể vừa có chiều sâu văn hóa và Hán học. Đây là bộ sách được nhiều thế hệ người đọc Việt Nam quý trọng.
    • Bộ sách ngụ ngôn Đông Tây, 2 quyển, gồm chủ yếu là thơ lục bát và thơ song thất lục bát, do Nguyễn Văn Ngọc phóng tác dựa trên những ý tưởng của ngụ ngôn dân gian Đông- Tây, và cũng có những bài do ông sáng tác.
  • Một công trình lớn của Nguyễn Văn Ngọc là Truyện cổ nước Nam, sưu tầm và phóng tác theo những truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn dân gian và truyện cười dân gian.

Chia sẻ cho bạn đọc 💌 Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Xuất Xứ Truyện Đẽo Cày Giữa Đường

Ngay sau đây là xuất xứ truyện Đẽo cày giữa đường.

  • Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958, tr. 101-102
  • Bộ sách Truyện cổ nước Nam của Nguyễn Văn Ngọc gồm 4 quyển, trong đó 2 quyển kể về Người ta, là những truyện có các nhân vật chính là con người; Và 2 quyển kể về chim muông, nhân vật chính là các loài chim, thú.
  • Truyện cổ nước Nam được nhà văn kể theo cốt truyện mà ông sưu tầm được với quan điểm nhân văn trong sáng, được mọi tầng lớp độc giả yêu thích.

Ý Nghĩa Truyện Đẽo Cày Giữa Đường

Ý nghĩa truyện Đẽo cày giữa đường như sau:

  • Hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì
  • Khi làm một việc, trước sự góp ý của người khác, ta cần phải tiếp thu một cách có chọn lọc và phải có chính kiến của bản thân mình.

Xem bài viết đầy đủ ⚡ Thu Sang [Đỗ Trọng Khơi] ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Bố Cục Truyện Đẽo Cày Giữa Đường

Bố cục truyện Đẽo cày giữa đường được chia thành 2 đoạn chính:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ mà lãi”: Anh thợ mộc đẽo cày theo sự chỉ đạo góp ý của mọi người mà không có chính kiến của mình.
  • Đoạn 2: Còn lại: Kết cục đáng buồn anh chẳng bán được chiếc cày nào.

Đọc Hiểu Câu Chuyện Đẽo Cày Giữa Đường

Xem thêm nội dung đọc hiểu câu chuyện Đẽo cày giữa đường.

1. Hành động của anh thợ mộc sau mỗi lần được mọi người góp ý

– Câu chuyện kể về anh chàng làm nghề thợ mộc, dốc hết vốn trong nhà làm nghề đẽo cày.

– Người qua kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày

+ Ông cụ vào xem và góp ý “Phải đẽo cho cao, cho to” à Anh ta bèn đẽo to

+ Bác nông dân đi qua vào xem góp ý “Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn” à Anh ta bèn đèo nhỏ, đẽo thấp

+ Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cây cũng bán hết, tha hồ mà lãi à Anh ta đem hết số gỗ còn lại ra đẽo cày để cho voi cày

→ Anh chàng này là người không có chính kiến, không kiên định, ai bảo gì cũng làm theo

2. Hậu quả mà anh phải nhận lấy

– Ngày qua tháng lại không ai mua cày voi của anh ta cả, thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, vốn liếng đi đời nhà ma.

3. Bài học rút ra

– Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình

– Đứng trước một quyết định của bản thân , chúng ta không nên giao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm 🍀 Con Chim Chiền Chiện [Huy Cận] 🍀 Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Giá Trị Tác Phẩm Đẽo Cày Giữa Đường

Đừng vội bỏ lỡ các giá trị tác phẩm Đẽo cày giữa đường.

Giá trị nội dung

  • Phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến
  • Cần phân biệt: Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

Giá trị nghệ thuật

  • Ngôn ngữ giản dị, gần gũi
  • Lối kể chuyện hấp dẫn, thú vị
  • Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.
  • Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

Soạn Bài Đẽo Cày Giữa Đường

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Đẽo cày giữa đường.

👉Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Truyện kể về một anh chàng thợ mộc mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Mọi người đều đến xem anh đẽo và góp ý. Trước sự góp ý của mọi người anh đều làm theo.

👉Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Mỗi lần được góp ý anh đều làm theo lời người ta góp ý mà không xem xét, suy nghĩ.

👉Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Bởi vì anh không có chính kiến của bản thân, nghe theo lời người khác mà đẽo cày vừa to quá, vừa nhỏ quá nên không ai mua cả. Kết quả là không bán được mà lại còn đẽo hỏng hết nên chẳng thu được tiền. 

👉Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Bài học rút ra từ câu chuyện: không nên vội vàng tin vào lời khuyên của người khác mà cần phải có chính kiến của riêng mình.

– Thành ngữ Đẽo cày giữa đường chỉ sự ngu ngốc nghe lời người khác, không có chính kiến của bản thân và cuối cùng không thu được kết quẩ gì cả.

👉Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Trong một giờ kiểm tra nọ, hai bạn ngồi cạnh nhau. Bạn thứ nhất vì học kém hơn bạn thứ hai nên đã hỏi bạn mình một vài câu trắc nghiệm để so đáp án. Mỗi lần so đáp án, bạn thứ hai đều bảo “Không, đáp án đó sai rồi, nó phải là…”. Cứ thế, bạn thứ nhất cứ sửa lại đáp án theo bạn thứ hai bảo và cuối cùng bạn đó bị điểm thấp bởi hơn nửa đáp án bạn đó hỏi đều không đúng.

Đón đọc thêm về 🔻 Lời Của Cây 🔻 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giáo Án Đẽo Cày Giữa Đường

Cuối cùng là giáo án Đẽo cày giữa đường đầy đủ.

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

– HS nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
– Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện: Cần phải tự tin, có chính kiến khi làm bất cứ việc gì.
– Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ, tự học: chủ động, tích cực chuẩn bị bài theo yêu cầu. Biết tìm nguồn tư liệu liên quan đến nội dung bài học để mở rộng kiến thức.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phản hồi, tích cực lắng nghe, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

b. Năng lực riêng biệt:

– Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
– Nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường và những ngụ ngôn khác.
– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
– Kể lại được câu chuyện ngụ ngôn: đúng cốt truyện, có cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn.
– Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian để rèn luyện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với cách giải quyết vấn đề của nhân vật.

3. Phẩm chất:

– Trách nhiệm học hỏi cái tốt; phê phán cái xấu, cái không phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án, SGK
– Máy chiếu, máy tính.
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
– Tranh ảnh minh hoạ cho các truyện ngụ ngôn
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Giáo án Đẽo cày giữa đường)

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.
b. Nội dung: HS thảo luận ghi vào giấy A4 những tên truyện ngụ ngôn.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS…

d. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

     – GV yêu cầu HS: Xung phong kể một cầu chuyện ngắn hoặc sự việc để lại bài học sâu sắc về cuộc sống, yêu cẩu HS nói rõ bài học đã rút ra được; có thể mời HS khác rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện bạn kể.

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ đến những câu thơ, hình ảnh hoa sen.

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS chia sẻ về câu chuyện mình biết.

👉Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời đúng.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được cách đọc văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm Đẽo cày giữa đường
  3. Sản phẩm học tập: HS đọc và nắm được đặc điểm văn bản Đẽo cày giữa đường
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS đọc nhanh.

+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

+ Thể hiện rõ lời thoại của các nhân vật (nhấn mạnh vào những từ ngữ trong lời các nhân vật và từ ngữ thể hiện thái độ và hành động của nhân vật chính).

– Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).

+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.

+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.

– Cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS sắp xếp theo đúng trình tự diễn ra trong truyện rồi kể tóm tắt.

– GV yêu cầu HS xác định:
Thể loại
Ngôi kể
Nhân vật chính
Bố cục       

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

+ P1 (đoạn 1): Bối cảnh của người thợ mộc
+ P2 (đoạn 2): Công việc đẽo cày của anh thợ mộc
+ P3 (đoạn 3): Kết quả của việc đẽo cày

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung

1. Đọc, tóm tắt văn bản
1. Đọc – tóm tắt

– Cách đọc

– Tóm tắt:

Truyện kể về một người thợ mộc bỏ hết vốn liếng mua gỗ về đề đẽo cày bán. Khi anh thực hiện công việc có nhiều người góp ý. Mỗi lần nghe người khác góp ý, anh ta lại sửa cái cày của mình.

Cuối cùng anh làm những cái cày rất to phải sức voi mới kéo được. Kết cục anh chẳng bán được cái cày nào, vốn liếng cũng hết sạch.      

2. Đặc điểm văn bản

– Thể loại: truyện ngụ ngôn

– Nhân vật chính: người thợ mộc

– Ngôi kể: ngôi thứ ba

– Bố cục: 3 phần

+ P1 (đoạn 1): Bối cảnh của người thợ mộc
+ P2 (đoạn 2): Công việc đẽo cày của anh thợ mộc
+ P3 (đoạn 3): Kết quả của việc đẽo cày 

Tìm hiểu thêm phân tích ✨ Con Mối Và Con Kiến ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Viết một bình luận