Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt [Nội Dung + Giá Trị + Phân Tích]

Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt ❤️️ Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích ✅ Cập Nhật Tóm Tắt, Giáo Án, Sơ Đồ Tư Duy, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Nội Dung Tuỳ Bút Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt trích trong tùy bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng. Sau đây là nội dung tùy bút Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt đầy đủ.

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng, đầu của mùa Xuân, người tại càng  trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trắng đừng thương gió; ai cắm được trai thương gái, ai cắm được mẹ yêu con, ai cắm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Ơi ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa Xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chổi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đổi mùa giao tiên nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sống hỗ rung động trong cuộc đôi thay thường xuyên của cuộc đời? Mả người thiểu phụ nữ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hy vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngẫm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?

Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mắt ai như trăng mới in ngần và tôi cùng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu , gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tinh của cô gái đẹp như mộng.

Người yêu cảnh, vào những lúc đất trời mang mang như vậy, khoác một cái ảo lông, […] mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thủ giang hở êm ái như nhung vả không nên uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó — có lẽ là sự sống! 

Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muôn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sông ở trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí tỉ giơ tay vậy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường xả không còn lầy lội nữa mà cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.

Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thầy nắng ấm trở vẻ thi lại bỏ ra để nhảy nhót kiếm ăn, ảnh cũng sống lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, vẻ đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

Nhang trầm, đèn nền, và nhất là bảo không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên

kính dưới nhường, trước những bản thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên lảm cho lòng anh ấm lạ âm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thi cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mền. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng tải lại lại nức một mùi hương man mác

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồ, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giản hoa ly, vải con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hỏng hỏng rung động như cảnh con ve mới lột.

Đây là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở vẻ bữa cơm giản dị có cả om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc đểnhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

[..] Đêm xanh biêng biếc, tuy cỏ mưa đây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng cánh sến bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tỉnh tử nên thơ mặc dầu vẫn phải đắp chăn bông, nhưng ban ngày không cần phải mặc áo ấm như hồi cuối Chạp.

[…] Cuối tháng Giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu.

Đón đọc thêm về ⚡ Thu Sang [Đỗ Trọng Khơi] ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Tóm Tắt Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Xem ngay bản tóm tắt Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt ngắn gọn.

Bài thơ là bức tranh miêu tả cảnh sắc của mùa xuân. Người con xa xứ đang hoài niệm về cái tết cổ truyền những nét đẹp truyền thống của cái tết miền Bắc. Qua đó, tác giả bày tỏ nỗi niềm cảm xúc của mình với mùa xuân. Cuối bài, hiện ra một bức tranh của thiên nhiên vào tháng giếng thật đẹp.

Về Tác Giả Vũ Bằng

Chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin về tác giả Vũ Bằng.

  • Vũ Bằng (03/06/1913-07/04/1984), tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, sinh tại Hà Nội
  • Quê quán: làng Lương Ngọc, huyện Bình Ginag, tỉnh Hải Dương
  • Gia đình: cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội) nên không bị thiếu thốn.
  • Phong cách nghệ thuật: văn của ông tràn đầy cảm xúc , biểu hiện sự tinh tế .Tùy bút chứa đựng nét trữ tình, nét thơ, hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú
  • Tác phẩm chính: Miếng ngon Hà Nội( 1960), Miếng lạ miền Nam(1969), …

Tìm hiểu thêm phân tích 🍀 Con Chim Chiền Chiện [Huy Cận] 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Phẩm Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Về tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, văn bản Trích tác phẩm Thương nhớ mười hai (1972) được viết khi tác giả Vũ Bằng đang ở miền Nam. Văn bản Tháng giêng. Văn bản có phương thức biểu đạt là miêu tả, kết hợp biểu cảm.

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt như sau:

  • Trích Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972), là bài đầu tiên của tập tùy bút
  • Thương nhớ mười hai được viết trong thời gian Vũ Bằng sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc. Niềm thương nhớ quê hương, gia đình da diết được thể hiện qua sự hồi tưởng về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, cuộc sống hằng ngày mang vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của Hà Nội. Thương nhớ mười hai có 13 bài tùy bút, gồm 12 bài viết về các tháng trong năm và 1 bài về Tết.

Chia sẻ cho bạn đọc 🔻 Lời Của Cây 🔻 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Mời bạn tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

Bài tùy bút có nhan đề Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt. Những cụm từ trăng non, rét ngọt, soi chiếu nội dung của đoạn trích, cho thấy tác giả miêu tả tháng Giêng của miền Bắc với những yếu tố đặc trưng của thời tiết, không gian.

Từ nhan đề này, nhà văn đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết và lòng mong mỏi sớm ngày được trở về quê khi đất nước đã hòa bình, thống nhất hai miền.

Bố Cục Văn Bản Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Bố cục văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt được chia làm 3 phần chính như sau:

  • Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa
  • Phần 2 (tiếp theo đến “mở hội liên hoan”): Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.
  • Phần 3 (còn lại): Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng

Tìm hiểu thêm phân tích ✨ Con Mối Và Con Kiến ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Đọc Hiểu Tác Phẩm Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Chia sẻ cho bạn đọc nội dung đọc hiểu tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

1. Bức tranh mùa xuân

– Sư trăn trở của người con xa xứ, cùng nỗi nhớ mùa xuân Hà Nội da diết

+Tự nhiên thế: ai cũng chuộng mùa xuân

– Kết cấu sóng đôi

đừng, đừng thương, ai bảo được , ai cấm được 

non-nước, bươm-hoa, trăng-gió, trai-gái

– Khẳng định tình cảm lưu sâu nặng tác giả với mùa xuân

–  Bức tranh sắc xuân, cảnh xuân tình xuân đan xen

– Tác giả gợi nhớ không gian mùa xuân miền Bắc

+ Đặc trưng về khí hậu

– Tình yêu và sự gắn bó da diết của tác giả với Hà Nội

+ Sử dụng từ láy

– Xuân của đất trời , lòng người hòa quyện vào nhau

– Bức tranh mùa xuân có cả thanh và sắc

Mưa riêu riêu, gió lành lạnh , tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình, áo lông

 Tác giả rạo rực, nôn nao trước vẻ đẹp của mùa xuân

Tức điên lên, ngồi yên không chịu được , căng lên như lộc,mầm non của cây cối

 Tình yêu mùa xuân mãnh liệt, nồng cháy, cuồng nhiệt

→→ Bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống

2. Cảnh đẹp mùa xuân sau rằm tháng giêng

– Tác giả miêu tả tỉ mỉ về sự đổi thay của đất trời

Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong,những làn sáng hồng hồng rung động như con ve mới lột

– Lòng người bình yên trở lại

Người ta trở về bữa cơm giản dị, các trò vui kết thúc

– Khung cảnh đêm trăng tháng giêng tuyệt đẹp

Đêm xanh biêng biếc, mưa dây,thấy rõ từng cánh sếu bay , trời lung linh như ngọc, trăng mọc đỉnh đầu

→→ Cảnh sắc, đất trời tháng giêng tuyệt đẹp , làm say đắm lòng người

Giá Trị Tác Phẩm Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Đừng bỏ lỡ những giá trị tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

Giá trị nội dung

  • Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khi hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân.
  • Đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn.

Giá trị nghệ thuật

  • Lối viết trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở…
  • Ngôn từ tinh tế, đầy cảm hứng
  • Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ

Tham khảo thêm phân tích 🌟 Bài Thơ Đường Núi 🌟 Khám Phá Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Soạn Bài Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

👉Câu 1. Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình.

Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội:

– Đầu tháng Giêng: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”

– Sau rằm tháng Giêng:

  • Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
  • Cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác
  • Trời đã hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay thế cho mưa phùn không còn làm cho nền trời đùng đục như pha lê mờ
  • Những vệt xanh tươi hiện ở chân trời
  • Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhụy ho
  • Trên nền trời trong xanh có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

– Không gian gia đình: “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.

👉Câu 2. Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?

– Về thiên nhiên: rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn; như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh; đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác.

– Về con người: nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối; tim người ta cũng dương như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá; anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự; Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà cũng lại thấy yêu thương nữa.

👉Câu 3. Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến.

Tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến một cách trực tiếp “Tôi yêu…”. Vẻ đẹp của mùa xuân hiện lên vô cùng chân thực, sinh động và tinh tế.

👉Câu 4. Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào?

Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân”: Tình cảm con người dành cho mùa xuân một cách tự nhiên, sau đó lấy chính trải nghiệm của bản thân để chứng minh cho lời khẳng định.

👉Câu 5. Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu . Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết?

Cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu đã cho thấy tình yêu mến sâu sắc, sự gắn bó tha thiết của tác giả với mùa xuân của quê hương.

👉Câu 6. Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình. Theo em, đặc điểm của lời văn đó tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc.

– Câu văn: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

– Tác dụng: Lời văn như vậy giúp người đọc cảm nhận sâu sắc, rõ ràng hơn về tình cảm, suy nghĩ của tác giả.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm 🌿 Gò Me [Hoàng Tố Nguyên] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Giáo Án Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Tham khảo nội dung giáo án Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

TIẾT…: VĂN BẢN 1. THÁNG GIÊNG, MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT

(Vũ Bằng)

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS nhận biết được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ cùa tuỳ bút. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình. Bài tuỳ bút thế hiện dòng cảm xúc của một người con xa quê hồi nhớ về mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cái tôi tác già được thế hiện thông qua các yếu tố như hoàn cảnh sáng tác, những rung động tâm hồn, cách cảm, cách nhìn về khung cảnh mùa xuân. Lời văn của bài tuỳ bút giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ biểu cảm.

– HS nhận biết được chủ đề, thông điệp của VB: Bài tuỳ bút biểu lộ tình yêu, sự gắn bó tha thiết với quê hương, gia đình cùa tác giả. Qua những rung động tinh tế cùa một tâm hồn nhạy cảm, sức sống con người và hương sắc đất trời Hà Nội – miền Bắc vào tháng Giêng hiện lên như một sự khởi đầu cho dòng hồi tưởng (với mỗi tháng là một khung cảnh, một câu chuyện), “sống lại” với quá khứ đầy thương nhớ.

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

– Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về tác giả Vũ Bằng.

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu các nhóm chia sẻ:

  1. 1. Hãy hát một bài hát hoặc đọc thuộc một bài thơ về chủ đề mùa xuân.
  2. Em thích nhất điều gì ở mùa xuân quê em?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập                       

– HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

👉Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

Mỗi vùng min có thể được ví như một mảnh ghép làm nên bửc tranh thế giới muôn màu. Mi mảnh ghép ấy có những vẻ đẹp riêng. Cho dù đó là nơi gần gũi hay xa lạ, hãy đón nhận nó bằng trái tim ấm áp và nụ cười thân thiện, bởi đó là cuộc sống đa dạng, phong phú mà con người tạo ra trên ngôi nhà chung – Trái Đất. Trong bài học này. những trang tuỳ bút, tn văn (kết hợp với một văn bản thông tin) sẽ mang đến cho em những cảm nhn thú vị v sc màu cuôc sống trên quê hương xứ sở và trên thế giới rộng lớn, bao la.

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá Tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Màu sắc trăm miền và thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các đặc điểm về người kể chuyện.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài tri thức ngữ văn bài 5.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài 5.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Giới thiệu bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Màu sắc trăm miền.

+ GV đặt thêm câu hỏi: Nếu nghe cách nói của người địa phương khác không giống cách nói của mình, em có chê cười không? Khi đến một vùng miền khác, em có hứng thú với những điều mới lạ không?

+ Giới thiệu về thể loại văn học được giới thiệu trong bài.

– GV nhắc lại một số văn bản đã học ở Ngữ văn 6 như Cây tre Việt Nam, Cô Tô, Hang É, Nghìn năm tháp Khương Mỹ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm hiểu nội dung bài 5.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc trước ở nhà phần Tri thức ngữ văn và trả lời câu hỏi:

+ Tùy bút là gì? Tản văn là gì?

+ Em đã bao giờ viết một văn bản tường trình chưa? Theo em, loại tình huống nào trong đời sống đòi hỏi người ta phải viết VB tường trình? Theo em, loại tình huống nào trong đời sống đòi hỏi người ta phải viết VB tường trình?

– GV gợi ý: Khi nhận xét nét độc đáo của bài thơ, cần chú ý đến từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ và nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua cấu trúc hình tượng và ngôn từ của VB.

– GV đặt tiếp câu hỏi:

+ Dựa vào SHS, hãy trình bày định nghĩa về các yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ, hình ảnh trong thơ, nhịp thơ, ngữ cảnh…

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm hiểu nội dung bài 5.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
I. Tri thức ngữ văn

1. Giới thiệu bài học

– Chủ đề bài 5: Những vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau, đặc biệt là màu sắc văn hóa. 

– Thể loại: tùy bút, tản văn                     

2. Tri thức ngữ văn– Tuỳ bút:

+ Là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình.

+ Tuỳ bút thiên về tính trữ tình; có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận.

+ Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định.

+ Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh.

+ Ngôn từ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

– Tản văn:

+  là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá vé đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến cùa mình.

+ Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự két hợp tự sự. trữ tinh, nghị luận, miêu tả. khảo cứu”’…

+ Ngôn từ cùa tản vân gần gũi đời thường, như lời chuyên trò, bàn luận, tâm sự.

– Văn bản tưởng trìnhLà một loại văn bản thông tin được tổ chức theo thể thức riêng, có nội dung trình bày về một vụ việc đang cần được xem xét. làm rõ và giải quyết.

– Người viết tường trình là người có liên quan đến vụ việc, có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực theo phạm vi quan sát, nhận thức của mình cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyên giải quyết vụ việc đó.

Sơ Đồ Tư Duy Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt

Thohay.vn tổng hợp cho bạn đọc các sơ đồ tư duy Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

Sơ đồ tư duy Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt đầy đủ
Sơ đồ tư duy Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt đầy đủ
Sơ đồ tư duy Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt đầy đủ

Chia sẻ cho bạn đọc 🌷 Người Thầy Đầu Tiên 🌷 phân tích đầy đủ nhất

5 Mẫu Phân Tích Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt Hay Nhất

Cuối cùng là 5 mẫu phân tích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt hay nhất.

Phân Tích Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt Ấn Tượng – Mẫu 1

Khi đọc “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” của Vũ Bằng, tôi đã cảm nhận được những nét đẹp của mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng.

Không chỉ vậy, qua bài viết này, tác giả đã diễn tả những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời. Mở đầu, nhà văn đã đưa ra một lời khẳng định: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” để cho thấy rằng tình yêu dành cho mùa xuân dường như đã trở thanh một lẽ dĩ nhiên.

Đến đoạn tiếp theo, sắc xuân, cảnh xuân và tình xuân được diễn tả đan xen, hoà quyện cùng nhau. Cùng với đó, tác giả cũng khéo léo bộc lộ cảm xúc yêu mến, say mê trước vẻ đẹp của mùa xuân.

Cuối cùng, bức tranh thiên nhiên mùa xuân sau rằm tháng giêng hiện lên vô cùng sinh động, đẹp đẽ. Bài viết cũng đã giúp tôi thấy được sự gắn bó, yêu quý Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng.

Phân Tích Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt Đặc Sắc – Mẫu 2

“Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt” của Vũ Bằng đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Mở đầu bài viết, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên với nét đẹp riêng biệt.

Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

Tác giả đã khéo léo bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân không chỉ một cách trực tiếp: “tôi yêu…” mà còn qua những hình ảnh so sánh độc đáo: “thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống ”.

Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng.

Ông đã phát hiện ra những chuyển biến dù là nhỏ nhất của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm. Và mùa xuân ấy sẽ mãi lắng đọng mãi, ngân nga trong lòng người.

Phân Tích Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt Tiêu Biểu – Mẫu 3

Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khí hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân.

Đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn.

Mở đầu văn bản, nhà văn khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùabằng câu văn chắc nịch: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Viết một câu văn có 9 chữ mà ngắt thành hai vế như thế với cây bút tài hoa Vũ Bằng là cả một sự trăn trở, cái trăn trở của con người sinh ra từ Hà Nội, gắn bó với Hà Nội từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành, nhớ nhung Hà Nội trong khắc khoải.

Sang đoạn 2 của văn bản, sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen trong nhau, hoà quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết. Biết bao nhiêu tính từ, bao nhiêu từ so sánh, từ miêu tả, từ biểu cảm được tác giả sử dụng khéo léo trong đoạn 2 này, thể hiện một tình yêu nồng nhiệt với mùa xuân.

Điệp ngữ mùa xuân nhắc lại 3 lần với 3 phạm vi khác nhau: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội. Để khẳng định mùa xuân của tôi, nhà văn đi từ không gian rộng, mơ hồ – mùa xuân Bắc Việt đến hẹp, cụ thể – mùa xuân Hà Nội.

Cả không gian thương nhớ đó đã thu gọn trong trái tim của nhà văn, những câu văn tùy bút như có thơ, có nhạc, có cả tâm tình thương nhớ.

Chỉ có người Hà Nội mới cảm nhận được khí hậu, thời tiết mang đặc trưng riêng của Hà Nội: mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh… Riêu riêu, lạnh lạnh là những từ láy tính từ miêu tả cảm giác, cảm nhận của tác giả. Miêu tả rõ nét và tinh tế như thế mới thấy tác giả gắn bó, yêu quý Hà Nội đến nhường nào. Có yêu quý, thương nhớ thì dù xa cách vẫn cảm nhận chi li từng thời khắc của trời xuân như thế.

Phân Tích Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt Nổi Bật – Mẫu 4

Qua ngòi bút của Vũ Bằng mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khí hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân.

Đất trời mùa xuân biến chuyển theo hướng mát mẻ, tươi tắn, lung linh, rạng ngời, có sắc màu, có âm thanh, có con người, có cảnh vật…

Bức tranh mùa xuân được miêu tả vừa tinh tế, vừa nhẹ nhàng, vừa đằm thắm, vừa lắng sâu. Người viết không chỉ cảm xuân, hiểu xuân mà còn nhớ xuân.

Vũ Bằng đã đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn

Phân Tích Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt Chọn Lọc – Mẫu 5

Tác phẩm được viết khi tác giả đang xa cách quê hương đất Bắc, những lời tâm sự về nỗi nhớ quê hương càng trở nên da diết hơn bao giờ hết trong tâm trí tác giả.

Bằng tình cảm tha thiết cũng như nỗi nhớ nhung da diết về quê hương, tác giả đã vẽ lại bức tranh mùa xuân miền Bắc thật đẹp và bình yên. Xuân đất Bắc hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểu của vùng miền, đó là tiết trời se se, cảnh vật, không khí trong lành, những cơn mưa xuân riêu riêu, hơn thế nữa là những phong tục tập quán của con người trong những ngày Xuân.

Tình yêu quê hương đến mức coi quê hương là một phần trong cơ thể sống đã nuôi dưỡng mình, tác giả say xưa, đắm mình trong những khoảnh khắc khi nhắc về quê, và những giây phút quây quần bên gia đình mỗi độ xuân về.

Đặc biệt, tác giả cũng bộc lộ tình cảm thương mến, yêu da diết nhất mùa xuân ở thời điểm sau rằm tháng giêng, mọi thứ mang một vẻ riêng của nó, của tiết trời, của những cơn mưa chuyển mình, dần dần mọi thứ nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

Đã có không biết bao nhiêu lần, tác giả đã bày tỏ những tình cảm của mình qua những câu văn thật nồng nàn và tha thiết: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.

Viết một bình luận