Người Thầy Đầu Tiên [Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích]

Người Thầy Đầu Tiên ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Lưu Lại Các Sơ Đồ Tư Duy, Gợi Ý Soạn Bài, Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh.

Về Tác Phẩm Người Thầy Đầu Tiên

Về tác phẩm Người thầy đầu tiên, Người thầy đầu tiên thuộc thể loại truyện vừa. Văn bản Người thầy đầu tiên có phương thức biểu đạt là tự sự, được kể theo ngôi thứ nhất.

Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Kyrgyzstan vào giữa những năm 20 thế kỉ trước. Thời đó, trình độ phát triển ở đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng.

Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Người Thầy Đầu Tiên

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Người thầy đầu tiên như sau:

  • Người thầy đầu tiên là truyện vừa, sáng tác năm 1962, lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng Quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-đơ-xtan (Kyrgyzstan) vào những năm đầu thế kỉ XX.
  • Nhân vật chính là An-tu-nai (Altyna), một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,… Thầy Đuy-sen (Dyuishen) đã kiên trì dạy An-tu-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tu-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành.

Có thể bạn sẽ quan tâm 🌱 Bầy Chim Chìa Vôi 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Nội Dung Truyện Người Thầy Đầu Tiên

Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov. Văn bản Người thầy đầu tiên đã được giới thiệu đến các em học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 1 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Cùng Thohay.vn đọc hết nội dung truyện Người thầy đầu tiên bên dưới.

Mùa thu năm ngoái tôi nhận được một bức điện từ làng tôi gửi đến. Bà con trong làng mời tôi vẽ dự buổi khánh thành ngôi trưởng mới do nông trường xây dựng. Tôi lập tức quyết định về làng, vì làm sao tôi có thể ngồi nhà trong một ngày vui của quê hương như thế được. Tôi còn vẻ trước vài ngày nữa là khác. Tôi định bụng vẻ sẽ dạo quanh, ngắm cảnh vả vẽ ít bức kí hoạ. Trong số những người được mời về dự hoá ra có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va (Sulaimanova). Tôi nghe nói bảo vẻ đây một hai hôm rồi đi thẳng lên Mát-xcơ-va (Moskva)

[…] Thế là bả An-tu-nai Xu-lai-ma-nô-va ra đi. Tôi trở lại thành phố và mấy hôm sau bỗng nhận được thư của bà. Bà cho biết là sẽ ở lại Mát-xcơ-va lâu hơn dự định và viết:

“Tuy có rất nhiều công việc quan trọng và khẩn cấp, tôi cũng đã quyết định gác hết lại và viết lá thư này cho anh… Nếu anh thấy điều tôi viết đây đáng được chú ý thì tôi khẩn khoản xin anh ng] xem làm thế nào cho mọi người cũng biết câu chuyện tôi sẽ kể. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bả con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cản biết câu chuyện này.” [….]

Tôi đã mang nặng trong lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bả An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

[….] Có lần, những túi đựng đầy ki – giắc nhặt ở chân núi mé bên làng trở về chúng tôi vòng vào trường xem thử thầy giáo đang làm gì ở đây.

[…] Lúc chúng tôi đặt các bao ki-giắc xuống đất để nghỉ một lát, Ðuy-sen từ trong cửa bước ra, người bê bết đất. Trông thấy chúng tôi, anh ngân người ra một lát, nhưng rồi lại núm cười niềm nở, lấy tay quệt mồ hôi trên mặt

– Đi đâu về thể các em gái?

Chúng tôi ngồi cạnh những bao ki-giắc then thò nhìn nhau, Đuy-sen hiểu rằng chúng tôi im lặng vì bến lến nên nháy mắt động viên:

– Những cải bao kia to hơn cả người các em đấy. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thủ có thể nói là đã xong đến nơi rồi. Thầy vừa đắp lò sưởi ở góc nhà vả bắc cả ống khói trên mái, các em thử nhìn xem! Giờ chỉ còn phải trữ sẵn củi để sưởi trong mùa đông nữa thôi nhưng không sao, chung quanh thiêu gi củi khô. Dưới nên nhà ta sẽ trải rơm thật nhiều, thể là có thể bắt đầu học được rồi. Thẻ bảo, các em thích học không, các em sẽ đi học chứ?

Tôi lớn hơn các bạn gái khác nên đánh bạo trả lời

– Nếu thím em cho đi thì em sẽ đi

– Sao thím em lại không cho, thế nào cũng cho chứ. Vậy tên em là gì?

– An-tư-nai – Tôi vừa đáp vừa lấy tay che chỗ gấu váy thủng hở một mảng đầu gối

– An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không? – Ðuy-sen mỉm cười hiền từ khiến tôi thấy lòng ấm hẳn lại

– Thế em con ai?

Tôi lặng thinh tôi vốn không thích có ai thương hại tôi:

– Chị ấy mồ côi ạ, chị ấy ở với chú thím. – Mấy đứa bạn tôi đỡ lời.

– Thế này nhé – Đuy-sen lại mỉm cười nói với tôi – An-tơ-nai ạ, em sẽ dẫn các em khác đi học được chứ?

– Thưa chú được ạ

– Các em cứ gọi thầy là thầy. Các em có muốn xem trường không? Vào đây, đừng ngại gì cả

– Không, chúng em phải về nhà đây. – Chúng tôi rụt rè nói.

– Thôi được, các em chạy về nhà đi. Khi nào đến học các em sẽ xem sau vậy. Giờ chưa tối, thầy đi lấy rạ khô lần nữa đã.

Cầm lấy chiếc liêm và sợi dây, Ðuy-sen bước ra đông. Chúng tôi cũng đứng dậy cống những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng, [… ]

Tiết trời đã sắp sang đông

Trước những trận mưa tuyết đầu mùa, mỗi khi đi học, chúng tôi phải lội qua một con suôi lòng đá chảy róc rách dưới chân đôi. Nhưng về sau không thể nào lội qua được nữa, vì nước băng lạnh buốt cóng cả chân. Khô nhất là những em nhỏ, thậm chỉ chúng phải phát khỏe lên. Những lúc ấy, thấy Ðuy-sen đã bè Lưng thì cõng, tay thì bẻ và cứ như thể thay lần lượt đưa hết các em sang, quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy-sen.

Giờ đây nhớ lại cảnh xưa, tôi thấy khó lòng mà tin được rằng tất cả những điều đó là có thật. Những lúc bảy giờ, không biết vì ngu dốt hay vì nông nổi, người ta đã cười thầy Đuy-sen, nhất là bọn nhà giàu thường trú qua mùa đông ở trên núi và chỉ xuống làng khi cần xay thóc. Đã nhiều lần gặp chúng tôi ở chỗ lội qua suối, bọn họ, đầu đội mũ lông cáo màu đỏ, mình mặc những chiếc áo lông cừu quý, nghễu nghện trên lưng những con ngựa hung dữ no căng, giương mắt nhìn thầy Đuy-sen rồi bỏ đi. Một tên trong bọn cười nắc lên và huých tay tên đi bên cạnh nói:

– Đứa thì cõng, đứa thì bề, trông đã hay chưa!

[…] Rồi họ quất cho ngựa chạy làm nước và bùn bắn tung toé lên chúng tôi, cười phá lên rồi đi khuất.

Sao lúc đó tôi muốn đuổi theo những con người ngu xuẩn ấy thế, muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ: “Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm.”

Nhưng liệu có ai chịu nghe lời một con bé thơ dại như tôi?

Và tôi chỉ còn biết nuốt những giọt lệ căm uất đang trảo lên, nóng hỏi. Còn thầy Đuy-sen thì đường như không để ý đến những lời lăng mạ đó, coi như không nghe thấy gì hết. Thường là thầy nghĩ ra một câu chuyện vui não đỏ khiến lũ chúng tỏi phá lên cười, quên mắt mọi sự.

Thầy Đuy-sen có cố gắng bao nhiêu cũng chưa kiểm đủ gỗ để bắc một chiếc cầu nhỏ qua suối. Có lần ở trường vẻ, sau khi đã đưa hết các em nhỏ sang, tôi cùng với thầy Đuy-sen dừng lại bên bờ suối. Chúng tôi quyết định lấy đá và những tảng đất cổ đắp thành các u nhỏ trên lòng suối để bước qua cho khỏi bị ướt chân.

Hôm chúng tôi xếp đá qua dòng nước, tuyết đã phủ đầy trên mặt đất và nước buốt đến chết cóng đi được. Tôi không tưởng được thầy Đuy-sen làm thế nào chịu nổi – vì thầy đi chân không, làm không ngơi tay. Tôi chật vật đặt chân xuống suối, tưởng chửng như dòng suối rải đây than hồng – nóng bỏng. Bỗng dưng đến giữa suối tôi bị chuột rút ở chân, người co rúm lại Tôi không thể kêu lên một tiếng, cũng không thể đứng thẳng lên được nữa vả từ từ ngã xuống nước. Thầy Đuy-sen lẳng tảng đá đi, nhảy ngày lại bên tôi, đỡ tôi lên tay, rồi bể tôi chạy lên bờ vả lót chiếc áo choàng đặt tôi ngồi vào đấy. Thảy hết xoa hai chân đã tìm bằm, cứng đờ như gỗ của tôi, lại bóp chặt đôi tay lạnh cóng của tôi trong lòng bàn tay mình, rồi đưa lên miệng hà hơi ám cho tôi.

Thầy Đuy-sen khẽ nói:

– An-tư-nai, em ngồi đây cho âm, đừng xuống nữa. Một mình thầy làm cũng đủ.

Cuối cùng khi những chỗ đặt chân xếp đã xong. Ðuy-sen vừa xỏ chân vào ủng, vừa nhìn nét mặt ỉu xìu, tái mét của tôi và mỉm cười hỏi

~ Thê này, cô em giúp việc, đã đỡ rét chưa? Khoác cái áo choảng lên, thẻ… thẻ! =

‘Thây yên lặng một lát rồi hỏi:

– An-tư-nai, lần ấy có phải em trút lại ki-giắc ở trường không?

– Vâng ạ. – Tôi đáp

Thầy hơi nhếch mép mỉm cười, như thể tự nhủ: Mình đoán đúng mà!”

Tôi còn nhớ lúc ấy máu dồn lên má tôi nóng ran: như vậy nghĩa là thây đã biết và chưa quên một điều tưởng như nhỏ mọn ấy. Tôi sung sướng quá, lịm cả người đi và Đuy-sen cũng hiểu niềm hân hoan của tôi

– Dòng suối trong trẻo của thầy – thầy âu yếm nhìn tôi nói – em thông minh lắm Ôi, ước gì thấy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào.

Đuy-sen bước nhanh lên bờ.

Và giờ đây tôi mường tượng thấy thầy đang đứng trước mặt tôi, như lúc bây giờ thầy đã đứng giữa dòng suối đá đang réo lên cảm âm, hai tay đề sau gáy và đôi mắt sáng long lanh đăm đắm nhìn theo những đám mây trắng xa tít đang bị gió thỏi cuồn qua các ngọn núi.

Thầy nghĩ gì khi ấy? Có thể thầy đang mơ tưởng cho tôi ra một thành phố lớn học thật chăng? Còn tôi lúc bấy giờ cuộn tròn trong chiếc áo choàng của thầy Đuy-sen. Tôi thầm nghĩ: “Ước gì thấy là anh ruột của tôi! Ước gì tôi được bà cô thầy, nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thây những lời đẹp để nhât! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!”

Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vi tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những tóc mơ của thì tương lai chúng tôi. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những. điều ấy. Còn cỏ cải gì khác bắt chúng tôi ngày nào cũng đi xa, leo đồi lội suối, bạt hơi vì gió rét, chân ngập trong những côn tuyết như vậy được nữa? Chúng tôi tự nguyên đến trường. không ai phải xua chúng tôi đền cả. Không ai có thể buộc chúng tôi phải chịu cóng trong căn nhà kho lạnh lẽo. Tuy ngôi trong nhà, mà mỗi khi thở ra là hơi giá bám trắng xóa cả mặt mũi, tay chân, quần áo. Chúng tôi chỉ dám thay phiên nhau đứng sưởi cạnh lò, còn tất cả đảnh ngồi tại chỗ nghe thầy Đuy-sen giảng bài.

[..] Tôi mở tung các cửa sổ. Một luồng gió mát lùa vào phòng. Trong ánh lê minh xanh nhạt đang sáng dần tôi nhìn kỹ những bản nghiên cứu phác thảo của bức tranh tôi vừa khởi công. Những bức vẽ ấy đã nhiều lẫn vẽ đi vẽ lại từ đầu. Nhưng bây giờ mà nói vẻ toàn bộ bức tranh thì hãy còn sớm. Tôi vẫn chưa tìm ra cái chính… Tôi đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ suy nghĩ, suy nghĩ mãi. Và lần nào cũng đều như thế. Lần nào tôi cũng lại thấy rõ ràng bức tranh của tôi chỉ mới là một ý đồ.

Tuy vậy tôi vẫn muốn nói với các bạn vẻ tác phẩm đở đang của tôi. Tôi muốn hỏi ý kiến các bạn. Chắc các bạn cũng đã đoán ra rằng bức tranh của tôi đành cho Người thầy đầu tiên của làng chúng tôi. […] Tôi không thể không vẽ bức tranh nảy, nhưng sao tôi thấy băn khoăn, lo lắng quá! Có khi tôi tưởng chừng rồi sẽ chẳng ra gì hết. Và những lúc ấy tôi lại nghĩ: Tại sao số phận lại trớ trêu đặt cây bút vẽ vào tay tôi làm gì? Thật là một cuộc sống khổ ái! Lại cỏ khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi đời sống tôi cũng sẵn sàng. Và những khi ấy tôi nghĩ: Hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, đa rắm năng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kỳ ảo.

Hay là vẽ bức tranh để là “Người thầy đầu tiên”. Đó có thể là lúc Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đây, trên những con ngựa no nê hung đữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông.

Nếu không, thì hãy về người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vắng lại, sẽ vang đội mãi trong lòng mỗi người.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Trở Gió [Nguyễn Ngọc Tư] 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Tóm Tắt Truyện Ngắn Người Thầy Đầu Tiên

Chia sẻ cho bạn đọc bản tóm tắt truyện ngắn Người thầy đầu tiên.

Tác phẩm “Người thầy đầu tiên” là lời kể của người họa sĩ An-tư-nai về một người thầy đáng quý của họ và của cả ngôi làng. Thầy Đuy-sen là một người thầy tuyệt với, với tâm lòng đồng cảm, yêu thương và bao bọc những hoàn cảnh khó khăn nhất là những học sinh của mình.

Thầy ân cần chăm sóc học sinh của mình, không quản ngại thời tiết lạnh giá để cõng các em nhỏ qua suối. Thầy đưa cái chữ đến mọi người làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan, thầy mong cho cô bé An-tư-nai có được điều kiện học tập tốt nhất để phát triển ước mơ của mình.

Về Nhà Văn Aitmatov

Tiếp theo là những thông tin chính về nhà văn Aimatov.

  • Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-gơ-rư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
  • Ông bắt đầu hoạt động sáng tác văn học từ năm 1952, khi ông còn là sinh viên.
  • Đề tài chủ yếu trong tác phẩm của ông: cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan…
  • Một số tác phẩm như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng…

Xem ngay phân tích tác phẩm 🌼 Đi Lấy Mật 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Người Thầy Đầu Tiên

Cùng tìm hiểu cụ thể về ý nghĩa nhan đề tác phẩm Người thầy đầu tiên.

Nhan đề “Người thầy đầu tiên” nói lên nhân vật chính của tác phẩm đó là một người thầy. Người thầy đầu tiên chính là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đó là thầy Đuy-sen – người thầy quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai.

Bố Cục Văn Bản Người Thầy Đầu Tiên

Bố cục văn bản Người thầy đầu tiên bao gồm 4 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “kể hết chuyện này”: Lời kể của người họa sĩ về bức thư của An-tư-nai.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “bước về làng”: Lần gặp mặt đầu tiên của thầy Đuy-sen và An-tư-nai.
  • Phần 3: Tiếp theo đến “thầy Đuy-sen giảng bài”: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.
  • Phần 4: Còn lại: Những trăn trở trong lòng người họa sĩ khi nghĩ về thầy Đuy-sen và An-tư-nai.

Xem thêm bài viết đầy đủ ✨ Gặp Lá Cơm Nếp [Thanh Thảo] ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Đọc Hiểu Tác Phẩm Người Thầy Đầu Tiên

Có thể bạn sẽ cần nội dung đọc hiểu tác phẩm Người thầy đầu tiên.

1. Lời kể của người họa sĩ về bức thư của An-tư-nai

– Người kể chuyện: người họa sĩ

– Quan hệ với An-tư-nai: đồng hương

– Hoàn cảnh: cùng được mời về dự buổi khánh thành ngôi trường mới, người họa sĩ nhận được thư của An-tư-nai, nhờ kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen.

– Câu chuyện mà An-tư-nai muốn kể “xứng đáng được chú ý”, mọi người đều cần biết câu chuyện này

– Lá thư gây ấn tượng mạnh với người họa sĩ, nhất định phải kể lại câu chuyện

→ Gây cho người đọc sự tò mò, thắc mắc về câu chuyện sắp kể.

2. Lần gặp mặt đầu tiên của thầy Đuy-sen và An-tư-nai.

– Thay đổi người kể chuyện: người họa sĩ → An-tư-nai

– Thay đổi thời gian: hiện tại → quá khứ, khi An-tư-nai còn là một cô bé chưa được đi học.

– Hoàn cảnh gặp mặt thầy Đuy-sen: An-tư-nai trở về từ chân núi với cái túi đựng đầy 

Giá Trị Văn Bản Người Thầy Đầu Tiên

Ngay sau đây là những giá trị văn bản Người thầy đầu tiên.

Giá trị nội dung

  • Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.
  • Người thầy đầu tiên đã thành công khắc học nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

Giá trị nghệ thuật

  • Ngòi bút đậm chất hội họa
  • Sự chuyển đổi nhân vật người kể chuyện linh hoạt, độc đáo
  • Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật gần gũi, khắc họa tính cách nhân vật

Khám phá thêm 💚 Ngàn Sao Làm Việc [Võ Quảng] 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Soạn Bài Người Thầy Đầu Tiên

Tham khảo gợi ý soạn bài Người thầy đầu tiên sau đây.

👉Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích là:

PhầnNgười kểNgôi kể
1Anh họa sĩThứ nhất
2An-tư-naiThứ nhất
3An-tư-naiThứ nhất
4Anh họa sĩThứ nhất

👉Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ: hai người cùng một làng, cùng được mời về dự khánh thành ngôi trường mới.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Hoàn cảnh sống của An-tư-nai qua cuộc trò chuyện giữa thầy và các bạn nhỏ là mồ côi cha mẹ, sống cùng chú thím, cuộc sống khó khăn, phải đi kiếm phân bò, phân ngựa khô về để làm chất đốt.

👉Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật: An-tư-nai.

b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc hoạ nhân vật thầy Đuy-sen là:

+ Thầy bế các em qua suối: lưng thì cõng, tay thì bế.

+ Thầy đi chân không, làm không ngơi tay. 

+ Khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. 

+ Thày xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi ấm.

c. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: 

 Thầy Đuy-sen là một người thầy chu đáo, tận tâm và thương yêu học trò.

👉Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Tình cảm của An-tư-nai dành cho thầy Đuy-sen:

+ An-tư-nai ước thầy là anh ruột, được bá cổ thầy, thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất.

+ Yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai của học trò

– Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi từ cô bé nghèo mồ côi trở thành bà viện sĩ Mát-xcơ-va.

👉Câu 6 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Ở phần (4), nhân vật người hoạ sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy

Đuy-sen là:

+ Hai cây phong của An-tư-nai và Đuy-sen

+ Một đứa bé đi chân không, da rám nắng

+ Người thầy đầu tiên, bế trẻ con qua suối, cạnh đấy những con ngựa no nê hung dữ

+ Người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh

+ Một bức tranh giống tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại.

– Em ủng hộ ý tưởng: “Người thầy đầu tiên”, đó là lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối, cạnh đấy những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông… Em ủng hộ ý tưởng này là bởi hình ảnh có sự đối lập giữa những con người ngu xuẩn, hung dữ với hình ảnh người thầy đang chăm lo cho học trò. Sự đối lập đó càng làm tăng thêm giá trị, vai trò của người thầy.

👉Câu 7 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

– Cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích:  đầu tiên là họa sĩ kể chuyện, tiếp đến là An-tư-nai và kết thúc là họa sĩ kể chuyện. Người họa sĩ kể chuyện khiến cho câu chuyện được kể sẽ khách quan hơn bằng con mắt của người ngoài cuộc, và khi An-tư-nai kể người đọc sẽ tin tưởng vào nội dung câu chuyện và người đọc cũng thấy được cảm xúc chân thật của những người trong câu chuyện.

Chia sẻ cho bạn đọc 🔻 Ông Giuốc – Đanh Mặc Lễ Phục 🔻 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Giáo Án Người Thầy Đầu Tiên

Ngay sau đây là nội dung giáo án Người thầy đầu tiên.

TIẾT…: VĂN BẢN 2. NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN

(Tri-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp)

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS nhận biết được sự thay đổi người kể chuyện trong đoạn trích và bước đấu cảm nhận được tác dụng của sự thay đổi đó; biết khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thấy Đuy-sen qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, qua lời kể và cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai, của nhân vật người hoạ sĩ.

– HS cảm nhận được tình yêu thương của thầy Đuy-sen dành cho học trò và lòng biết ơn của An-tư-nai đối với người thầy đầu tiên. Từ đó, biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp mà mình được đón nhận.

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Người thầy đầu tiên.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Người thầy đầu tiên.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

– Bồi đắp cho HS những tình yêu thương co người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về nhà văn.

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Người thầy đầu tiên.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một vùng đất từng đến thăm.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về một trải nghiệm của bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức hoạt động chia sẻ: Trong những năm tháng đi học, em có yêu quý người cô, người thầy nào với một tình cảm đặc biệt không? Hãy kể một kỉ niệm của em với người cô (thầy) đó.

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi 2-3 HS chia sẻ

👉Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mạnh dạn chia sẻ trải nghiệm của mình.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nếu cha mẹ cho chúng ta hình hài, nuôi dưỡng và nâng niu từ thuở lọt lòng thì thầy cô là người truyền lửa, cho chúng ta những bài học hay, những hiểu biết để lớn khôn và trưởng thành hơn. Người thầy đầu tiên là câu chuyện đầy xúc động về thầy Đuy-sen. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu văn bản này.

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Người thầy đầu tiên.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Người thầy đầu tiên.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả Đoàn Giỏi và thông tin tác phẩm Người thầy đầu tiên.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập– HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.- Gv bổ sung kiến thức, giới thiệu về tác giả:

– Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-tơ-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.

– Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-tơ-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt văn bản.- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc bài.- GV yêu cầu HS: xác định thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục của văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc văn bản, chú ý các yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

GV tóm tắt: Truyện kể về nhân vật chính là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn…

Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành.

An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le.

Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Tên: Tri-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp

– Năm sinh – năm mất: 1928-2008- Quốc gia: Cư-rơ-gư-dơ-xtan.

– Phong cách nghệ thuật: viết về cuộc sống khắc nghiệt mà cũng rất giàu chất thơ ở quê hương ông. Lối viết cô đọng, hàm súc, có nhiều cách tân độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện.

– Tác phẩm tiêu biểu: Gia-mi-lia-a (1977), Người thầy đầu tiên (1962), Con tàu trắng (1970)…

2. Tác phẩm

– Sáng tác năm 1962

– Bối cảnh: truyện lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX                    

3. Đọc văn bản

– Thể loại: truyện

– Phương thức biểu đạt: tự sự

– Bố cục:

– Phần 1 (từ “Mùa thu năm ngoái” … “kể hết chuyện này”): Người họa sĩ nói về lí do kể bưc thư của An-tư-nai.

– Phần 2 (tiếp theo đến “nghe thầy Đuy-sen giảng bài”): Những kí ức của An-tư-nai về thầy Đuy-sen.

– Phần 3 (còn lại): Người họa sĩ suy nghĩ về bức tranh sẽ vẽ. 

Sơ Đồ Tư Duy Người Thầy Đầu Tiên

Tổng hợp cho các bạn thêm những sơ đồ tư duy Người thầy đầu tiên.

Sơ Đồ Tư Duy Người Thầy Đầu Tiên Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Người Thầy Đầu Tiên Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Người Thầy Đầu Tiên Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Người Thầy Đầu Tiên Đầy Đủ

Đừng vội bỏ lỡ phân tích 🌻Đi Bộ Ngao Du🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật

5 Mẫu Phân Tích Người Thầy Đầu Tiên Hay Nhất

Đừng bỏ lỡ 5 mẫu phân tích Người thầy đầu tiên hay nhất sau đây.

Phân Tích Người Thầy Đầu Tiên Chọn Lọc – Mẫu 1

Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc.

Thầy Đuy-sen quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai khiến người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.

Người thầy đầu tiênca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Người thầy Đuy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tư-nai, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ.

Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc An-tư-nai bé bỏng, tội nghiệp hiện lên trên trang văn trong sáng, nhẹ nhàng của Ai-ma-tốp đã để lại bao rung động bồi hồi trong lòng ta một thời cắp sách. Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Thầy Đuy-sen trẻ và nhiệt huyết, thầy yêu nghề, thật sự mong muốn những điều tốt đẹp đến với những đứa trẻ nghèo lạc hậu.

Ngay từ lần gặp đầu tiên, thầy Đuy-sen đã mỉm cười, niềm nở, mời các em vào xem trường. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học.

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bêbết đất”. Thầy khoe trường và khơi dậy mong muốn đến trường của các em nhỏ.

Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, ngày ngày, thầy Đuy-sen còn bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự.

Chi tiết này thể hiện thầy là người có học thức, có sự nhẫn nại. Không chỉ không quan tâm, đôi co với những kẻ thiếu hiểu biết, thầy Đuy-sen còn không muốn học trò của mình bị ảnh hưởng bởi những câu nói của họ, tâm trạng không bị xấu đi.

Để việc qua suối bớt nguy hiểm, thầy và An-tư-nai còn cố gắng tìm gỗ làm cầu cho học sinh qua suối, thầy đi chân không, làm không ngơi tay. Nhưng khi thấy An-tư-nai ngã, thầy Đuy-sen lập tức quan tâm, quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó, xoa bóp và ân cần giúp cô bé ấm lên.

Đuy-sen gửi gắm mong muốn An-tư-nai có thể lên thành phố lớn theo học, bởi thầy nhìn thấy tiềm năng và sự thông minh của cô học trò nhỏ.

Thầy giáo Đuy-sen đã hiện lên qua kí ức của cô học trò nhỏ toàn vẹn như thế đó. Thầy có trái tim vĩ đại giàu tình yêu thương và đức hi sinh cao cả. Chính thầy đã thắp lên tương lai cho các em nhỏ đến trường, trong đó có cả An-tư-nai.

Phân Tích Người Thầy Đầu Tiên Ấn Tượng – Mẫu 2

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng.

Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông…, thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.

Phân Tích Người Thầy Đầu Tiên Tiêu Biểu – Mẫu 3

Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những kỉ niệm về quê hương thân yêu, nơi chôn rau cắt rốn của mình, mỗi khi nhớ về đầu tiên ta sẽ nhớ những gì thân thuộc nhất như: gốc đa nơi chơi trốn tìm, hay những buổi trưa nắng nô đùa dưới những bóng râm,… có rất nhiều nơi để nhớ. Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về người thầy đầu tiên của mình, thầy Đuy-sen tận tụy, thân thương cùng nhiều kỉ niệm đẹp những thời niên thiếu.

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen thông qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Với An-tư-nai, cô nhớ mãi về câu nói đầu tiên của thầy: “Các em cứ gọi ta là thầy, các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả…?”

Thầy giáo Đuy-sen là một người thầy giáo tuyệt vời và vĩ đại. Chân dung của thầy hiện lên sáng ngời qua lời kể của người học trò nhỏ An-tư-nai đã khắc sâu vào tâm trí của người đọc.

Thầy Đuy-sen là một người giáo viên, nhưng những lần xuất hiện của thầy đều thật mộc mạc và giản dị, thậm chí là tuềnh toàng. Lần đầu tiên gặp mặt, thầy xuất hiện từ trong trường với cơ thể bê bết đất, mồ hôi đầy mặt và nụ cười niềm nở trên môi. Nụ cười ấy của thầy đã giúp cho những đứa trẻ nhỏ bớt ngại ngùng và lo âu. Nhưng sự vĩ đại của thầy, thì thể hiện rõ nhất ở những điều mà thầy đã làm cơ.

Thầy tự mình đắp lò sưởi và bắc ống khói, rồi trải rơm dưới nền nhà cho lớp học. Trong tiết trời lạnh lẽo với những trận tuyết đầu mùa, thầy đã bé, cõng các em nhỏ lội qua dòng suối để đến trường.

Thầy lấy đá và những tảng đất để cố đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối cho các bạn nhỏ đi qua cho khỏi bị ướt chân. Dù thầy đi chân không trên dòng nước buốt đến chết cóng đi được nhưng vẫn làm không hề ngơi tay, để các em nhỏ sớm ngày đến lớp.

Không chỉ giàu tình yêu thương và hi sinh cho các học trò của mình. Thầy Đuy-sen còn có một trái tim tinh tế, khi nhiều lần xử lí tình huống khéo léo vô cùng.

Như lúc nhỡ lời hỏi về bố mẹ của An-tư-nai, vừa biết cô bé là trẻ mồ côi, đã lập tức đổi chủ đề và nhờ cô một việc khác. Hay khi thầy dẫn học sinh qua suối và bị bọn nhà giàu cười nhạo. Để các bạn nhỏ không phải buồn, thầy đã nghĩ ra một chuyện vui nào đó khiến cả lũ phá lên cười, quên mất mọi sự.

Phân Tích Người Thầy Đầu Tiên Nổi Bật – Mẫu 4

Ai đã từng một lần “rụt rè núp dưới nón mẹ trong lần đầu tiên đi đến trường với lòng tưng bừng rộn rã giữa một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh? Tuổi bé thơ đã đi qua mấy năm rồi, nhưng đâu dễ quên?

Và những ai đó lần đầu tiên được đi học “Bình dân học vụ” sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, hạnh phúc biết bao được “sáng mắt sáng lòng!” Có thể nói, phần đông trong chúng ta, ai cũng lưu giữ trong tâm hồn mình hình ảnh tuyệt đẹp về một người thầy mà không bao giờ có thể phai mờ được.

“Các em cứ gọi ta là thầy, các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả…?”

Đó là tiếng nói của thầy Đuy-sen, một Đoàn viên Thanh niên Cộng sản, với trái tim yêu thương mênh mông, với nhiệt tình say mê đã đem ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga đến với tuổi thơ miền núi hẻo lánh xa xôi.

Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc An-tư-nai bé bỏng, tội nghiệp hiện lên trên trang văn trong sáng, nhẹ nhàng của Ai-ma-tốp đã để lại bao rung động bồi hồi trong lòng ta một thời cắp sách.

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng.

Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu.

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bêbết đất”.

Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”

Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông…, thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Phân Tích Người Thầy Đầu Tiên Đặc Sắc – Mẫu 5

Trước khi thầy đi lấy rạ khô, lúc tiễn các em nhỏ ra về, thầy nhẹ nhàng uốn nắn, thầy mời mọc ân cần. Các em nhỏ ra về mà cảm thấy yêu mến thầy, gắn bó với thầy và ngôi trường nhỏ của làng quê thân yêu. Hơn 30 năm sau, An-tư-nai đã thành đạt mà tâm hồn cô vẫn còn nghe tiếng nói nhỏ nhẹ của Đuy-sen: “Các em cứ gọi ta là thầy. Các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả?”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học.

Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

An-tư-nai – cô học trò bé nhỏ đáng thương và đáng yêu vô cùng. Mồ côi mẹ, ở với chú thím, cô phải làm quần quật suốt ngày. Ăn mặc tồi tàn, rách rưới “gấu váy thủng hở một mảng đầu gối”. Điều đau khổ, bất hạnh nhất trong cuộc đời ấu thơ của em là thiếu tình thương. Mỗi bát cơm phải đổi nhiều nước mắt, luôn luôn bị người thím độc ác, tàn nhẫn đánh chửi.

Chỉ một bao “ki-giắc” (phân gia súc khô) mà em bị mụ ta “đánh vào đầu”. Mụ đay nghiến, chửi rửa: “Quân không cha không mẹ! Chó sói có bao giờ lại thành chó nhà được!… Muốn xem trường thì rồi tao sẽ cho xem, mày cứ còn bén mảng đến gần đấy là tao đánh què cẳng đi. Tao sẽ làm cho mày nhớ đời cái trường ấy…”

Nếu thầy Đuy-sen đã khơi dầy trong lòng An-tư-nai tình yêu thương, lòng khao khát học tập thì mụ thím tồi tệ làm em đau khổ, tan nát cả lòng, chìm đắm trong lo âu, ngồi thui thủi một mình trong xó bếp “lặng lẽ khóc vụng”, Em “không khóc vì những đòn thím đánh” vì em đã quen rồi, mà em chỉ khóc vì “hiểu rằng thím tôi không đời nào chịu cho tôi đi học”. Qua đó ta càng thấy rõ: bị thất học là nỗi đau khổ, bất hạnh lớn nhất của tuổi thơ!

Ra khỏi trường, An-tư-nai vòng quay lại một mình, em đổ bao ki-giắc của mình vào kho đựng chất đốt. Trời đã chiều, em vội vã quay lại “cắm đầu chạy men theo các khe rãnh, các hẻm đá ở chân núi nhặt ki giắc”. Mấy chục năm sau khi trở thành viện sĩ, An-tư-nai “vẫn không hiểu hôm ấy cái gìxui khiến tôi dám làm một việc như thế”.

Từng nếm trải nhiều đau khổ tủi nhục, bị mắng chửi, bị tạt tai, mọi ước nguyện mọi ý muốn của tuổi xuân “bị chôn vùi”, nên cô bé An-tư-nai “muốn làm một việc gì để cám ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấy”.

Với tâm hồn trong sáng của tuổi thơ, An-tư-nai vừa nhặt ki-giắc vừa thấy trái tim mình “sung sướng đập rộn rã”. Mặt trời đã gác núi, mặt trời như chia vui, như đồng cảm san sẻ với em: “Và mặt trời cũng biết rõ vì đâu tôi sung sướng đến thế!” Cô bé cảm thấy tự hào vì “đã làm được một việc nhỏ hữu ích”.

Con người nhỏ bé An-tư-nai như đã có một bước nhảy vọt về mặt tính cách. Từ chỗ em muốn đền ơn con người xa lạ đã săn sóc, quý mến mình đến chỗ tự giác thấy mình phải làm được một việc nhỏ hữu ích.

Ai-ma-tốp đã lấy hình tượng “mặt trời” để miêu tả những rung động, những biến thái trong tâm hồn cô gái nhỏ bé người dân tộc Kir-ghi-di. Hình tượng “mặt trời” ở đây còn mang ý nghĩa như một biểu tượng nhằm ca ngợi ánh sáng Cách mạng tháng Mười đã chiếu rọi toả sáng vùng núi rừng lạc hậu Cư-gơ-rư-xtan, đem đến sự thức tỉnh vàđổi đời trong lòng nhân dân các dân tộc mà An-tư-nai là một điển hình cảm động.

Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất. Mặt trời được nhân hoá, mặt trời là biểu tượng. Chất thơ, chất trữ tình không chỉ ở ngôn ngữ mà nó còn thấm sâu vào hồn người! Thiên nhiên như đang chia sẻ niềm vui với con người:

“Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy hình như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới, chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè. Mặt trời dọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc”.

Tình thương của người thầy, mái trường vẫy gọi ánh sáng cách mạng đã lay tỉnh mọi cuộc đời, từ bóng tối vươn ra ánh sáng. Như con chim sổ lồng cất tiếng hót, An-tư-nai cũng vậy, cô vừa chạy vừa reo với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn cả các bạn khác đến”.

nội dung bài thơ gò me về nhà thơ Hoàng Tố Nguyên về tác phẩm gò me hoàn cảnh sáng tác bài thơ gò me Ý nghĩa nhan đề bài thơ gò me giá trị tác phẩm gò me bố cục bài thơ gò me dàn ý gò me sơ đồ tư duy gò me soạn bài gò me giáo án gò me 5 mẫu phân tích bài thơ gò me hay nhất

nội dung bài thơ đường núi về nhà thơ nguyễn đình thi về tác phẩm đường núi hoàn cảnh sáng tác bài thơ đường núi Ý nghĩa nhan đề bài thơ đường núi giá trị tác phẩm đường núi bố cục bài thơ đường núi dàn ý đường núi sơ đồ tư duy đường núi soạn bài đường núi giáo án đường núi 5 mẫu phân tích bài thơ đường núi hay nhất

nội dung bài thơ Con mối và con kiến về tác giả nam hương về tác phẩm Con mối và con kiến hoàn cảnh sáng tác bài thơ Con mối và con kiến Ý nghĩa nhan đề bài thơ Con mối và con kiến giá trị tác phẩm Con mối và con kiến bố cục bài thơ Con mối và con kiến dàn ý Con mối và con kiến sơ đồ tư duy Con mối và con kiến soạn bài Con mối và con kiến Con mối và con kiến giáo án Con mối và con kiến

Viết một bình luận