Chuyện Cơm Hến: Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích

Chuyện Cơm Hến ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Tổng Hợp Sơ Đồ Tư Duy, Tham Khảo Đọc Hiểu, Giáo Án, Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh.

Nội Dung Tuỳ Bút Chuyện Cơm Hến

Trước khi khám phá những giá trị, phân tích tác phẩm Chuyện cơm hến, Thohay.vn mời bạn xem ngay nội dung tùy bút Chuyện cơm hến bên dưới.

Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, không chê vị nào; lại còn tỏ ra thích thú với hai vị mà thiên hạ đều sợ, là cay và đắng. [… | Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh; nấu canh phải đuông nội nước sôi xuống đề thả mướp vào mới đảm bảo là đẳng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đẳng một cách tuyệt vời! Có hôm tàu đừng ở ga Lăng Cô, thầy nắm tràm bán rẻ như cho không tôi bèn hí hửng mua luôn một rô làm quả cho chú bạn tôi ở Đà Nẵng, gọi là đặc sản xứ Huế. Cháo nấm tràm nấu ra ngon đến thế, nhưng chỉ có đám ụp vừa húp vừa khen, còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng không chịu nổi. Hoá ra chỉ cách nhau cái đèo Hải Vân thôi mả cách ăn uống của người Huế lạ đời đến thế!

Nhưng lạ nhất là thói ăn cay đến nỗi chính tôi cũng không hiểu sao mình lại ăn cay “tài” đến vậy. Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ đề điền tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, cảng nói cảng “sướng miệng” cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc,…[… ] Có thẻ nói rằng người Huế bắt đầu thực đơn hằng ngày bằng một tô bún bò “cay để sợ”, tiếp theo là một ngày cây “túi mắt túi mũi” để kết thúc với tiếng rao ”Ai ăn chè?” Một chén ngọt lịm trước khi ngủ.

Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến, Những món ăn Huế như bún bò, cháo lỏng,…. bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mắt đi bản chất cay của nó) chỉ món cơm hến nảy lả không nơi não có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vải ba quản Huê có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đầu phải là hên. Vậy thì cơm hến là gì?

Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hên nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp!” kẹp rau mưng”, và món cơm nguội với những con hẻm nhỏ lăn tăn làm sốt một người chế biển món ăn, gọi là cơm hẻn. Sau nảy ở Huế người ta còn bảy thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lỗi cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong Iập trường ăn uống của mình. Tôi nghĩ rằng trong vẫn để khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hoá hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cần giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đỗ cải tiền đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đô giả”!

Xin tiếp tục chuyện cơm hến. Hến ở Huế ngon nhất là hến còn, do đỏ cái còn nỗi chiêm vị trí ‘*Tả Thanh Long’ ràt mực quan trọng trong Dịch lý“ của kiến trúc kinh thảnh, đâu chỉ gọi nôm na là Con Hến. Đáy sông quanh cồn có một lớp bùn sâu, là môi xinh màu mỡ của loài hến. Điều lạ là con hên, dù không có tay chân. nhưng khi thời tiết thay đổi làm đòng nước chảy mạnh có thể lặn sâu xuống đáy bùn để khỏi bị nước cuốn đi. Dân cỏn làm nghề xúc hến mỗi năm đều có lễ củng hẻn vào tháng Bảy, trên những con đò cờ xí rộn ràng, tiếng trống vang lừng, người ta luộc hến xong đem ra sông đãi trong những chiếc rỏ lớn, tách vỏ, lấy riêng mặt hên!9 đêm đong chén bán cho những người làm cơm hến.

Mặt hến này là vị chủ của cơm hến xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô vả thịt heo thái chỉ. Món thứ ba trong cơm hến là rau sống. Chỉ một túm thôi, những rau sống này làm băng thân chuỗi hoặc bắp chuối xắt mỏng như sợi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khoẻ và rau thơm thái nhỏ, giá chân (trụng”) sơ qua nước sôi, có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi thơm riêng.

Nước luộc hến được rút ra từ chiến nội cung bốc khói nghi ngút, bằng chiếc gáo làm bằng sọ dừa xinh xắn, cho vào một cái tô đã gom đủ cơm nguội, hến xào, rau sống vả được giao thêm đủ vị đủ màu. Nước hến cỏ giã thêm gừng màu trắng đùng đục. Vâng, mê nhất cải màu đùng đục ấy, ăn cơm hến mà chê nước đục là… dại!

Bộ đồ màu của cơm hến là nhiêu khê nhất thiên hạ. Đây là bản liệt kê các món gia vị mà tôi từng quan sát được ở một ảnh cơm hến, chắc có thể coi là “lý tưởng” như sau:

1. Ớt tương

2. Ớt màu, ớt đâm nước mắm

3. Ruốc sống

4. Bánh tráng nướng bóp vụn

5. Muối rang

6. Hạt đâu phụng” rang mỡ, giã hơi thô thô

7. Mẻ rang

8. Da heo rang giòn

9. Mỡ và tóp mỡ.

10. Vị tỉnh.

Tất cả được đựng trong những, thấu 9, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lây ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.

Hương vị bát ngất suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người ‘’nấu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi đẻ cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm thê mà cứ xì xụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon”; đi xa nhớ lại thèm đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Hue đẻ ăn cho được một tô cơm hên lấy làm hả hệ, thể đây, chao ôi là Huế!

Tôi nhớ lần ấy, chiều mưa râm ri cỡ tháng Mười một, tôi ngồi ăn cơm hến ở nhà Bửu Ý ở đường Hàng Me. Tôi vừa đi Tây vẻ, suốt hai tuần ở cung Đại hội các nhà văn, bữa ăn nào cũng toàn thịt, bơ, phó mắt,… đến nỗi tôi thất kinh, nhiễu ngày chỉ mang một mớ trải cây vẽ phòng ăn trừ bữa. Nhiễu tuần lễ không cỏ một hạt cơm ở trong bụng, nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng. Đây là lần đầu tiên tôi ăn một tô cơm hến “bằng tất cả tâm hồn”. Thấy chị bán hảng phải cho quá nhiều thứ trong một bát cơm nhỏ, công phu thế mà chỉ bản có năm trăm đồng bạc, tôi lẫy làm ái ngại hỏi chị:

– Lời lãi bao nhiêu mà chị phải kĩ đến thế. Chỉ cần ba bốn thứ, vừa vừa thôi, có đỡ mất công không?

Chỉ nhìn tôi với đôi mắt giận dỗi khác lạ:

– Nói như cậu thi… còn chỉ là Huế!

Chị gánh hàng đi, dáng gầy mỏng manh, chiếc áo dài đen cũ kĩ, chiếc nón cời và tiếng rao lanh lảnh. Hồi nãy tôi đã đếm và biết gánh cơm trên vai chị có tất cả mười bốn vị. Bây giờ tôi mới  phát hiện thêm vị thứ mười lăm, lả lửa. Vâng, một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người.

Xem bài viết đầy đủ 💌 Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Tóm Tắt Chuyện Cơm Hến

Tiếp theo là bản tóm tắt Chuyện cơm hến ngắn gọn.

Văn bản Chuyện cơm hến miêu tả là môn món ăn bình dân vì nó được làm từ những nguyên liệu bình dân, phù hợp với nhiều con người, đó là cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn. Thế nhưng, món ăn này lại cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: ăn cay.

Không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn, tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn này và phong cách Huế.

Về Tác Giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cùng xem thêm một vài thông tin về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế.
  • Quê gốc của ông ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
  • Ông học tại Huế đến hết bậc Trung học, sau đó theo học tại các trường Đại học Sư phạm Sài Gòn (tốt nghiệp năm 1960), Trường Đại học Huế (tốt nghiệp năm 1964).
  • Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát ly lên chiến khu và tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ thông qua hoạt động văn học nghệ thuật.
  • Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình – Trị – Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết bút ký.
  • Các sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ với tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
  • Một số tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Hoa trái quanh tôi (1995)…

Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm ⚡ Thu Sang [Đỗ Trọng Khơi] ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Phẩm Chuyện Cơm Hến

Về tác phẩm Chuyện cơm hến, đây là bài tản văn không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Chuyện Cơm Hến

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Chuyện cơm hến như sau:

  • Trích Huế – Di tích và con người
  • Tác giả giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.

Đón đọc thêm về 🍀 Con Chim Chiền Chiện [Huy Cận] 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Chuyện Cơm Hến

Tìm hiểu cụ thể về ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chuyện cơm hến.

Nhan đề “Chuyện cơm hến” giúp người đọc dễ hình dung đến món ăn sẽ được đề cập trong tác phẩm. Đồng thời góp phần nói lên cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực nơi mình sinh ra và lớn lên của tác giả. Tuy cơm hến chỉ là một món ăn đơn giản bình thường, bình dân nhưng nó lại chứa đựng những nét văn hóa tinh thần riêng của xứ Huế.

Bố Cục Văn Bản Chuyện Cơm Hến

Bố cục văn bản Chuyện cơm hến bao gồm 3 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu ….trước khi ngủ : khẩu vị của người Huế
  • Phần 2: Tiếp theo…bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít : giới thiệu cơm hến
  • Phần 3: Còn lại : ký ức của tác giả về món cơm hến

Tìm hiểu thêm phân tích 🔻 Lời Của Cây 🔻 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Chuyện Cơm Hến

Cập nhật cho các bạn nội dung đọc hiểu tác phẩm Chuyện cơm hến.

1. Khẩu vị của người Huế

– Người Huế có khẩu vị rất dễ

+ Chua , cay , ngọt , đắng không chê vị nào

– Đặc biệt ăn đắng giỏi khiến người xứ khác phải sợ

+ Thích dùng mướp đắng khi còn xanh

Dân Huế vừa húp vừa khen,còn bạn nhậu Quảng né hết vì đăng không chịu được

– Người Huế thích ăn cay

+ Cay dễ sợ

+ Cay tối mắt tối mũi

+ Cay toát mồ hôi

+ Cay chảy nước mắt

→→ Khẩu vị của người Huế rất đặc biệt, khác biệt với các vùng miền

2. Đặc sản Cơm Hến

– Món ăn dân dã nhưng hương vị khó đâu mà có được

Hà Nôi, Sài Gòn có cả cơm hến, tôi đã xem nhưng đều là nghêu xắt nhỏ, không phải hến

– Loại cơm này rất đặc biệt từ cơm nguội

– Bày tỏ quan niệm đời chẳng có gì bỏ đi

– Cơm hến bao gồm cơm nguội và hến xắt nhỏ

+ bún tàu, măng khô, thịt heo thái chỉ

– Tác giả bất bình khi thấy cơm hến bị ‘ cướp bảng quyền”

– Tác giả phải là người sành ăn và yêu thích món ăn mới tả chi tiết về món ăn

– Tác giả có một kỉ niệm đặc biệt về món ăn dân dã này

+ Một tô cơm hến bằng tất cả tâm hồn

+ Nhiều thứ trong một bát cơm nhỏ

+ Mấy trăm đồng bạc

+ Nói như cậu …còn chi là Huế

→→ Cơm hến không đơn thuần chỉ là một món ăn, mà chứa đựng cả tình người, sự yêu nghề của người dân xứ Huế

Giá Trị Tác Phẩm Chuyện Cơm Hến

Ngay sau đây là những giá trị tác phẩm Chuyện cơm hến.

Giá trị nôi dung

  • Tác phẩm giới thiệu về món ăn dân dã, nhưng là đặc sản của xứ Huế mà ít có nơi nào có được hương vị đó
  • Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn

Giá trị nghệ thuật

  • Biện pháp liệt kê
  • Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
  • Ngôn ngữ bình dị, đậm chất địa phương
  • Lối viết lôi cuốn, hấp dẫn
  • Cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực

Chia sẻ cho bạn đọc ✨ Con Mối Và Con Kiến ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Soạn Bài Chuyện Cơm Hến

Xem ngay gợi ý soạn bài Chuyện cơm hến.

👉Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân:

+ Nguyên liệu cơm hến bình dân: hến, bún tàu, rau sống

 + Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phụng, …

👉Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:

+ Ăn cơm hến phải nguội vì: trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi

+ Tính bảo thủ để bảo toàn di sản: món ăn đặc sản

👉Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn

– Tác giả còn bàn tới những điều xung quanh món cơm hến:

+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản

+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

👉Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì:

+ Mọi ý đồ cải tiến như cải tiến di tích văn hóa đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

👉Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa:

+ Tác giả thắc mắc khi thấy chị làm cơm hến rất tỉ mẩn, công phu mà chỉ bán có “năm trăm đồng bạc”, tác giả kêu chị làm kĩ như vậy làm gì cho mất công

+ Chị bán hàng giận dỗi: “Nói như cậu thì … còn chi là Huế”

→ Đây chính là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa, dù bán suất cơm hến lời lãi không nhiều nhưng họ không bỏ qua bước nào, vẫn cẩn thận, tỉ mẩn làm đủ các bước cho món ăn đặc sản này.

👉Câu 6 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Những từ ngữ:

+ Tôi xin giới thiệu 

+ Vậy thì cơm hến là gì?

+ Tôi nghĩ rằng

+ Xin tiếp tục chuyện cơm hến

👉Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Em cảm thấy tác giả là một người yêu quê hương, thấu hiểu sâu sắc về món ăn đặc sản của quê hương mình. Chính vì thế ông viết tản văn “Chuyện cơm hến” không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc

Tìm hiểu thêm phân tích 🌟 Bài Thơ Đường Núi 🌟 Khám Phá Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giáo Án Chuyện Cơm Hến

Nhất định đừng bỏ qua nội dung giáo án Chuyện cơm hến.

TIẾT…: VĂN BẢN 2. CHUYỆN CƠM HẾN

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

–  HS nhận biết được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của VB: Tính trữ tình thể hiện ở tình yêu của tác giả đối với món ăn dân dã của quê hương, lòng tự hào về truyền thống văn hoá của quê hương.

Cái tôi tác giả thể hiện ở những dấu ấn riêng của bản thân nhà văn: quê quán, bạn bè, công việc; những trải nghiệm trục tiếp của nhà văn khi ăn cơm hến; những cách tiếp cận, cách đánh giá, nhận định riêng, độc đáo của nhà văn. Ngôn ngữ của bài tản văn là lời tâm sự, chuyện trò, mang đậm sắc thái vùng miền.

–  HS nhận biết được chủ đề, thông điệp của VB: Bài tản văn chọn một món ăn bình dân của Huế như là điểm tựa để bàn vể văn hoá và việc giữ gìn bản sắc văn hoá trong cộng đồng cư dân. Đây là nét đẹp riêng của văn hoá Huế, của người Huế. Với người Huế, việc chế biến một món ăn cổ truyền được nâng lên thành một nghệ thuật. Điều đó thể hiện văn hoá sống và thái độ trân trọng văn hoá truyến thống của con người vùng đất cố đô.

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cơm hến.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện cơm hến.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

– Trân trọng những giá trị vă hóa truyền thống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về nhà văn.

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chuyện cơm hến.
  3. Nội dung: GV cho HS xem một video về món ăn và nêu cảm nhận về món ăn đó, chia sẻ về đặc sản địa phương mình.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về đặc sản địa phương mình.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS xem video: Cách nấu BÚN BÒ HUẾ ngon tuyệt đỉnh chuẩn vị Huế nhìn thôi đã thèm | Perfect VN Spicy Beef Noodle – YouTube

– GV yêu cầu: Hãy quan sát video và em có nhận xét gì về cách chế biến món ăn ấy. Quê hương em có món ăn đặc nào không? Hãy chia sẻ cho các bạn cùng biết

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi 2-3 HS chia sẻ

👉Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mạnh dạn chia sẻ trải nghiệm của mình.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:  Đất nước ta với nhiều vùng miền, ở mỗi nơi không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn là sự đa dạng, phong phú về văn hóa, ẩm thực, từ đó tạo nên nét riêng cho con người bản địa.

Đến với xứ Huế, vùng đất mộng và thơ, ta không chỉ chìm đắm trong hương sắc thiên nhiên mà còn bị cuốn hút bởi ẩm thực đặc trưng nơi đây, Bài học hôm nay sẽ cùng các em tìm hiểu một đặc sản mang nét riêng của Huế là cơm Hến qua ngòi bút tinh tế và độc đáo của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: HS đọc văn bản và nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Chuyện cơm hến.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Chuyện cơm hến.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả và thông tin tác phẩm Chuyện cơm hến.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc bài, lưu ý cách đọc: ngữ điệu phù hợp với lối chuyện trò, đàm đạo của tản văn.

– GV lưu ý HS khi đọc cần nhìn các chỉ dẫn bên phải văn bản.

– HS tìm hiểu những từ khó: lạt, duống, nấm tràm, hến, ruốc, đậu phụng

Nấm tràm
Hến
Con ruốc

– GV yêu cầu HS xác định tthể loại, phương thức biểu đạt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

Gv giới thiệu thêm:

1. Nấm tràm: Khi những cơn mưa đầu mùa ghé ngang cũng là lúc những nụ nấm căng tròn, béo núc ních đua nhau nhú lên, tạo thành một thảm thực vật nâu tím đằm thắm dọc các bìa rừng của dãy Trường Sơn xứ Huế. Nấm tràm mọc rất nhanh, nhanh đến độ chỉ cần hôm nay trời bất chợt đổ mưa thì hôm sau ở các khu chợ như Tây Lộc, Đông Ba Huế… đâu đâu cũng thấy người ta bán nấm.

2. Hến: là động vật thuộc ngành thân mềm. Sống trên mặt bùn ở đáy sông hồ. Những tháng 9, tháng 10 âm lịch là mùa hến nhiều nhất, ngon nhất vì mấy tháng trời nước ngập đầy sông, đầy đồng đâu ai khai thác nên sinh sôi đầy những khúc sông.

3. Ruốc: là loài giáp xác, họ tôm, sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn. Với người Huế, mắm ruốc là món phụ liệu nấu ăn, món nước chấm quá đỗi quen thuộc và không thể thiếu trong ẩm thực thường ngày.

– GV giới thiệu thêm về thể loại:

–  Tản văn thường có lối viết tản mạn, tạt ngang tạt dọc (giống như đang nói chuyện phiếm), vì vậy thường khó chia bố cục bài. Đối với thể loại này, tuỳ từng tác phẩm cụ thế, nên chú ý hình ảnh, hình tượng, hiện tượng, vấn đề…  được coi là điếm tựa cho những bàn luận.

Ở bài tản văn Chuyện cơm hến, món cơm hến trong cuộc sống đời thường của người Huế là hiện tượng xuyên suốt tác phẩm. Từ cái “trụ” đó, nhà văn liên tưởng đến nhiều chuyện khác, qua đó bộc lộ những ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc cá nhân của mình. Do vậy, GV cần gợi ý cho HS nhận ra hiện tượng chính mà VB nói tới, kết nối các chi tiết trong tác phẩm vào mạch chung, đổng thời phát hiện chủ ý của tác giả, có thể đưa ra những ý kiến riêng của mình để đối thoại với ý kiến của tác già.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt văn bản.

– GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc bài.

– GV yêu cầu HS: xác định thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục của văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc văn bản, chú ý các yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

GV giới thiệu thêm: Hoàng Phủ Ngọc Tường có nét đặc sắc trong sáng tác là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý…

Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
I. Tìm hiểu chung

1. Đọc văn bản

– Thể loại: tản văn

– Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.                                                                                       

2. Tác giả

– Tên: Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Năm sinh: 1937

– Quê quán: Quảng Trị

– Đề tài: cảm hứng ngợi ca vẻ dẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế.                                    

– Phong cách nghệ thuật: có cách tiếp cận độc đáo, tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút tài hoa, cái tôi giàu trách nhiệm với xã hội.

– Tác phẩm tiêu biểu: Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1984), Huế – Di tích và con người (1970)…

3. Tác phẩm

– Trích Huế – Di tích và con người

Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cơm Hến

Tặng bạn đọc các sơ đồ tư duy Chuyện cơm hến.

Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cơm Hến Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cơm Hến Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cơm Hến Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cơm Hến Chi Tiết

Tham khảo thêm phân tích 🌿 Gò Me [Hoàng Tố Nguyên] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

2 Mẫu Phân Tích Chuyện Cơm Hến Hay Nhất

Chia sẻ cho bạn đọc 2 mẫu phân tích Chuyện cơm hến hay nhất.

Phân Tích Chuyện Cơm Hến Chọn Lọc – Mẫu 1

Mỗi một vùng miền lại có một phong cách ẩm thực khác nhau hoặc tương đồng với nhau. Ở những miền nóng, con người thường ưa chuộng những món ăn có tính mát, tính hàn. Ngược lại, ở những vùng lạnh, người ta thường chế biến ra các món ăn có vị cay, vị nồng với tác dung giữ nhiệt cho cơ thể. Điều đó được thể hiện rõ nét ở hai miền Nam – Bắc của nước ta.

Ở Miền Bắc, với khí hậu lạnh vào mùa đông nên người miền Bắc thường ăn cay hơn, đồ ăn cũng thường được chế biến và ăn ngay lúc nóng để đảm bảo hương vị giống như các mốn lẩu, phở. Tuy nhiên, ở miền Nam, với khí hậu nóng hơn, người dân lại ưa chuộng các món canh và các món cũng được chế biến với vị ngọt nhiều hơn.

Món cơm hến cho thấy phong cách ăn uống của người Huế mặc dù rất dân dã nhưng cũng rất cầu kì, kỹ tính. Cả người làm ra món cơm hến và người ăn món cơm hến đều rất coi trọng, chú trọng đến vị đặc trưng của món ăn.

Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” là cái tôi yêu quê hương. Tác giả quá đỗi tự hào và quý mến những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của quê hương mình. Đồng thời, đó cũng là cái tôi bày tỏ quan điểm về cải tiến, phá cách món ăn quê hương. Ông mong muốn những món ăn này vẫn giữ nguyên được hương vị và giá trị của mình.

Phân Tích Chuyện Cơm Hến Nổi Bật – Mẫu 2

Món cơm hến cho thấy đặc trưng trong ăn uống của người Huế: ăn cay – “cay dễ sợ”, “cay chảy nước mắt”. Có nhiều người vẫn chưa thấy thỏa thích với độ cay ban đầu của cơm hến mà cần gọi thêm một trái ớt tươi,…

Món cơm hến cho thấy phong cách ăn uống của người Huế mặc dù rất dân dã nhưng cũng rất cầu kì, kỹ tính. Cả người làm ra món cơm hến và người ăn món cơm hến đều rất coi trọng, chú trọng đến vị đặc trưng của món ăn.

Mặt khác, món cơm hến là kết quả của một nghệ thuật chế biến tỉ mỉ, cầu kì rất đặc trưng của người Huế. Qua món cơm hến, ta thấy người Huế đã nâng một món ăn bình dân lên thành nghệ thuật ẩm thực.

Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi rất mạnh mẽ, cứng cỏi. Cái tôi mạnh mẽ này được thể hiện khi không chấp nhận những món ăn cải tiến và ví nó như đi cướp bằng sáng chế của vùng khác, nơi khác. Cái tôi của tác giả cũng gắn với niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình.

Viết một bình luận