Bài Thơ Mẹ Của Đỗ Trung Lai [Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Bài Thơ Mẹ [Đỗ Trung Lai] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh, Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm

Nội Dung Bài Thơ Mẹ

Bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai nói lên cảm xúc của người con trước sự ngày càng già đi của mẹ mình qua việc đối chiếu hình ảnh mẹ với cây cau. Sau đây là nội dung bài thơ.

Mẹ
Tác giả: Đỗ Trung Lai

Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng

Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!

Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to!

Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ

Ngẩng hỏi giời vậy
Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.

Chia sẻ thêm tác phẩm ❤️️Một Con Mèo Nằm Ngủ Trên Ngực Tôi ❤️️ Nội Dung, Phân Tích

Về Nhà Thơ Đỗ Trung Lai

Chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về nhà thơ Đỗ Trung Lai:

  • Đỗ Trung Lai (7/4/1950-) tại Hà Tây, nay là Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.
  • Ông tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Nhập ngũ năm 1972
  • Sau dạy học trong quân đội về làm báo Quân đội Nhân dân
  • Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Đêm sông cầu (1990), Anh,em và những người khác (1990), Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy hay là Tha hương (2008)…

Về Tác Phẩm Mẹ

Về tác phẩm Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai, đây là bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ với phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Bài thơ thể hiện nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực.

Sưu tầm mẫu phân tích🌷Gò Me [Hoàng Tố Nguyên] 🌷 Hay nhất

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Mẹ

Bài thơ Mẹ được trích tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003. Tác giả sáng tác bài thơ này để thể hiện sự xót xa của người con với tuổi tác ngày một cao, thân hình ngày một còng của mẹ.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Mẹ

Nhan đề bài thơ Mẹ đã bao hàm hết ý nghĩa của bài thơ. Mẹ là người có công sinh, công dưỡng chúng ta nhưng khi chúng ta ngày một lớn thì mẹ lại một già, thời gian quả thực khắc nghiệt, khiến cho hình ảnh của mẹ ngày càng ốm yếu, già nua, đứa con chỉ biết chấp nhận sự thật chứ không thể nào ngăn cản được thời gian.

Tìm hiểu thêm tác phẩm🌷 Người Thầy Đầu Tiên 🌷 phân tích đầy đủ nhất

Bố Cục Bài Thơ Mẹ

Bố cục bài thơ Mẹ được chia làm hai phần cụ thể:

  • Câu 1 – Câu 14: Hình ảnh người mẹ trong sự đối sánh với hình ảnh cau.
  • Câu 15 – Câu 20: Cảm xúc của người con.

Giá Trị Tác Phẩm Mẹ

Tìm hiểu giá trị tác phẩm Mẹ thông qua hai nội dung chính sau đây.

Giá trị nội dung

  • Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng thể thơ bốn chữ.
  • Lời thơ giản dị, tự nhiên.
  • Hình ảnh thơ gần gũi với người đọc.
  • Biện pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách hiệu quả.

Đừng bỏ qua bài🌼 Đi Lấy Mật 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Dàn Ý Mẹ

Gợi ý cách lập dàn ý khi phân tích hoặc nêu cảm nhận về bài thơ Mẹ

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.

2. Thân bài

a. Hình ảnh người mẹ

– Hình ảnh mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau – một loài cây đã quen thuộc ở làng quê Việt Nam.

– Những hình ảnh về “mẹ” và “cau”:

  • Lưng mẹ “còng” – cau “thẳng”
  • Cau “ngọn xanh rờn” – mẹ “đầu bạc trắng”
  • Cau “ngày càng cao” – mẹ “ngày một thấp”
  • Cau “gần giời” – mẹ “gần đất”

=> Người mẹ ngày một già đi theo năm tháng, thời gian.

b. Tình cảm của người con dành cho mẹ

  • Hình ảnh so sánh “một miếng cau khô/khô gầy như mẹ”: Xót xa, đau đớn khi tuổi tác của mẹ ngày càng lớn, sức khỏe ngày càng yếu đi.
  • “Con nâng trên tay”: Thái độ trân trọng, nâng niu của người con dành cho mẹ.
  • “Không cầm được lệ”: Nỗi xót xa, cay đắng bị dồn nén.
  • Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”: Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng.
  • Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.

=> Niềm thương cảm, nỗi xót xa và sự trân trọng dành cho người mẹ.

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mẹ.

Soạn Bài Mẹ

Hướng dẫn các em học sinh cách soạn bài thơ Mẹ, chuẩn bị cho tiết học thật tốt.

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

👉Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ văn 7, tập 1): Chú ý vần và nhịp của bài thơ.

Đáp án:

  • Vần: vần cách (thẳng-trắng), vần liền (tư-tám, ngày-ngày, gần-gần), vần hỗn hợp (khô-khô)
  • Nhịp thơ: 2/2, 1/3

👉Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

Đáp án:

Các từ “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và khổ 2 có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tác giả sử dụng hình ảnh mẹ song hành với hình ảnh cau nhằm chỉ ra sự bất tương đồng giữa mẹ và cau. Từ đó làm nổi bật lên hình ảnh mẹ ngày càng già.

👉Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16).

Đáp án: Từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16) biểu thị tình cảm của người con thương mẹ, nâng niu trân trọng mẹ, và tình cảm đó dâng trào xúc động khiến người con không ngăn được giọt nước mắt.

👉Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?

Đáp án: Dòng 18 dùng để bộc lộ cảm xúc thay vì hỏi. Như một sự bất lực đến tột cùng, người con thốt ra những lời tuyệt vọng như không thể chấp nhận sự thật. Bởi ai rồi cũng già đi ta và mẹ ta cũng vậy.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

👉Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ.

Đáp án: Qua bài thơ Mẹ, đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: 

  • Số tiếng: mỗi dòng thơ có 4 tiếng
  • Nhịp ở các dòng thơ: nhịp 1/3 và 2/2
  • Vần của bài thơ: vần hỗn hợp.

👉Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.

Đáp án:

  • Bài thơ Mẹ là lời của người con (tác giả) khi nhìn thấy sự già đi của mẹ, qua đó thể hiện sự xót xa, thương và trân trọng mẹ.
  • Cảm nhận chung của em: sau khi đọc bài thơ Mẹ trong lòng em có sự đan xen nhiều cảm xúc, vừa xót xa khi nghĩ về tuổi tác sức khỏe của mẹ ngày một phai dần, vừa thương mẹ, vừa trân trọng những hành động, tình cảm của người mẹ giành cho con.  

👉Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Đáp án:

  • Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: cau thẳng – mẹ còng, cau xanh – đầu mẹ bạc, cau cao – mẹ thấp, cau gần trời – mẹ gần đất, cau khô- khô gầy như mẹ.
  • Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ đối lập, so sánh và câu hỏi tu từ.
  • Tác dụng của các biện pháp tu từ là hình tượng “mẹ” hiện lên cụ thể sinh động và rõ ràng hơn, người đọc dễ dàng nhận thấy được tình cảm, nỗi lòng của người con và các biện pháp tu từ tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm, lời thơ trau chuốt mượt mà hơn.

👉Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

Đáp án:

  • Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ: “Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ/ Sao mẹ ta già”.
  • Nội dung hai câu thơ cuối: “Không một lời đáp/ Mây bay về xa”. Thương mẹ, yêu mẹ mà hỏi trời xanh “sao mẹ ta già” nhưng lại không có lời đáp mà nhận lại được là sự hững hờ của tự nhiên “mây bay về xa”. Khi trời có gió thì mây trôi đi là lẽ tất yếu, cũng giống như mẹ già đi là lẽ thường tình, con người thì phải trải qua các giai đoạn sinh- lão- bệnh- tử.

👉Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?

Đáp án: Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh “cau khô/ khô gầy như mẹ” bởi vì với hình ảnh so sánh cau khô giống mẹ gầy gợi lại rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ trong em. Hình ảnh người mẹ già có tuổi gầy guộc, nhăn nheo cùng với miếng cau khô nhẹ nhàng mà sao chua xót, đau đớn đến thế. Hình ảnh đó cũng thôi thúc em yêu thương, trân trọng mẹ hơn.

👉Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?

Đáp án:

Quan sát người thân trong gia đình em qua năm tháng, sự thay đổi của họ tạo cho em cảm giác vui buồn lẫn lộn. Vui vì em trai của em ngày càng lớn lên, biết nghĩ và biết giúp đỡ bố mẹ. Buồn vì bố mẹ ngày càng già đi, tóc ngày càng bạc trắng. Nó khiến em có cảm giác xót xa, tiếc nuối bởi bản thân chưa làm được gì nhiều cho bố mẹ, vậy mà bố mẹ đã già đi, yếu đi. Đồng thời, nó khiến em càng biết trân trọng những khoảnh khắc bên cạnh những người thân yêu hơn. Em tự nhủ bản thân phải yêu thương bố mẹ nhiều hơn, nghe lời nhiều hơn và luôn khiến bố mẹ vui lòng.

Khám phá thêm ✨ Gặp Lá Cơm Nếp [Thanh Thảo] ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Giáo Án Mẹ

Nếu các giáo viên cần nguồn tham khảo khi soạn giáo án giảng dạy bài thơ Mẹ thì có thể tham khảo gợi ý sau của Thohay.vn nhé!

IMỤC TIÊU

1.Mức độ yêu cầu cần đạt

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ bốn chữ, năm chữ (số lượng dòng, chữ; vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;…) và những tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua bài thơ.
  • Biết phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mẹ;
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mẹ;
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.

c. Phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết chia sẻ. cảm thông với người khác và những cảnh ngộ éo le trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án.
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
  • Tranh ảnh về nhà thơ Đỗ Trung Lai.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Khởi động
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Mẹ.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS và HS chia sẻ về những bài thơ 4 chữ đã đọc, về tình cảm dành cho mẹ.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những bài thơ 4 chữ đã biết và tình cảm dành cho mẹ.
  5. Tổ chức thực hiện:
  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đặt câu hỏi:
    • Em đã đọc hoặc đã học bài thơ 4 chữ nào? Hãy đọc một đoạn trong bài thơ đó cho cả lớp cùng nghe.
    • Khi nhắc đến mẹ của mình, điều em cảm thấy tự hào nhất về mẹ là gì?
  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
    • HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ vùng đất phương Nam.
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
    • GV mời 3 – 4 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản thân.
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
    • GV nhận xét, khen ngợi HS.
    • Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bersot từng cất lời ca ngợi về mẹ: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Lời ru hay chính tình yêu thương, sự hi sinh của người mẹ là những đại dương sâu thẳm mà cuộc đời con người không thể đo đạc cũng không thể thấu hiểu hết. Đề tài về mẹ luôn là nguồn cảm hứng bất tận với các nghệ sĩ và Đỗ Trung Lai cũng đóng góp vào thơ ca ấy bằng bài thơ Mẹ

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Mẹ.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Mẹ.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả Đỗ Trung Lai và thông tin tác phẩm Mẹ.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS dựa vào phầ chuẩn bị ở nhà, giới thiệu về tác giả Đỗ Trung Lai và bài thơ Mẹ.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 1: Đọc, xác định thể loại,  phương thức biểu đạt
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Lưu ý giọng đọc nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm của người con đối với mẹ.- GV đặt câu hỏi:
+ Bài thơ được viết theo thể loại nào? Em hãy chỉ ra đặc điểm của bài thơ về số tiếng và nhịp các dòng thơ, vần của bài thơ.
+ Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS làm việc theo bàn, HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tên: Đỗ Trung Lai
– Năm sinh: 1950
– Quê quán: Hà Nội
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: tập thơ Đêm sông Cầu (2003)
 3. Đọc văn bản
–  Thể loại: thơ bốn chữ
+ Số tiếng: mỗi dòng thơ 4 tiếng
+ Nhịp thơ linh hoạt 2/2, 1/3+ Gieo vần cách – dễ thuộc, dễ nhớ
– Phương thức biểu đạt: biểu cảm
– Bài thơ viết về mẹ và những tình cảm yêu thương của người con d

Sơ Đồ Tư Duy Mẹ

Dưới đây là các mẫu sơ đồ tư duy về tác giả và tác phẩm Mẹ:

Sơ Đồ Tư Duy Tác Giả Bài Thơ Mẹ
Sơ Đồ Tư Duy Tác Giả Bài Thơ Mẹ
Sơ đồ tư duy bài thơ Mẹ
Sơ đồ tư duy bài thơ Mẹ
Sơ đồ tư duy bài thơ Mẹ Chi Tiết
Sơ đồ tư duy bài thơ Mẹ Chi Tiết

Phân tích tác phẩm 🌻Đi Bộ Ngao Du🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật

5 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Hay Nhất

Gửi tặng bạn đọc 5 mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Mẹ hay nhất sau đây.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Hay – Mẫu 1

Có rất nhiều tác phẩm viết về người mẹ đã gửi gắm được tình yêu thương, sự trân trọng và niềm kính yêu. Và bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một trong số đó.

Trong bài thơ này, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh cây cau – một loài cây đã rất quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam, đặt trong sự đối chiếu với hình ảnh người mẹ:

“Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng

Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!”

Sự đối lập giữa mẹ và câu được thể hiện qua các cụm từ “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – ngọn xanh rờn, Mẹ – đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”. Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh vào sự thay đổi của người mẹ trước thời gian về tuổi tác, ngoại hình.

Đặc biệt, hình ảnh so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” trong khổ thơ tiếp theo càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ.

“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”

“Miếng cau khô” gợi ra khô héo, không một sức sống. Và khi tuổi già kéo đến, hình dáng của mẹ dường như cũng trở nên hao gầy, bởi một cuộc đời hy sinh cho con cái. Từ “nâng” và “cầm” đã thể hiện được tình cảm của người con dành cho mẹ. Càng yêu thương, trân trọng bao nhiêu, con lại cảm thấy xót xa bấy nhiêu. Cảm xúc dồn nén lại tuôn chảy thành những giọt nước mắt.

“Ngẩng hỏi giời vậy
Sao mẹ già ta?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.”

Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.

Như vậy, bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai đã bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Chọn Lọc – Mẫu 2

“Mẹ” của Đỗ Trung Lai là một tác phẩm đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Bài thơ là lời của người con bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi. Cuộc đời của mẹ từng trải qua biết bao nỗi vất vả, nhọc nhằn.

Tác giả đã mượn hình ảnh cây cau để nói về mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và cau: “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng” và “Cau – ngọn xanh rờn, Mẹ – đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất” đã tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt.

Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Điều đó khiến cho “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc để cuối bài nhân vật trữ tình đã tự hỏi: “Ngẩng trời hỏi vậy – Sao mẹ ta già”.

Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.

Bài thơ thật cảm động, bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Tiêu Biểu – Mẫu 3

Bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa.

Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người.

Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng” và “Cau – ngọn xanh rờn, Mẹ – đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”.

Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa.

Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn nén để buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy – Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình.

Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáo – Mây bay về xa”. Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ngắn Hay – Mẫu 4

Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai.

Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi.

Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – ngọn xanh rờn, Mẹ – đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ.

Trước hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ” – đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng đầu hỏi giờ/Sao mẹ ta già?”.

Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.

Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Hay Đặc Sắc – Mẫu 5

Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ khi viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể không nhắc đến bài Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Bài thơ được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003.

Bài thơ Mẹ triển khai qua hai hình tượng sóng đôi: cau và mẹ, nhà thơ chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê. Đã từ bao đời cây cau, quả cau cùng lá trầu trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần người Việt. Hình ảnh quả cau, lá trầu xuất hiện trong mọi nghi lễ quan trọng của vòng đời con người từ khi sinh ra đời, cưới hỏi, lễ Tết đến sinh hoạt hằng ngày.

Miếng trầu là đầu câu chuyện. Xuyên suốt bài thơ, nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khai thác thủ pháp nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ để đem đến cho người đọc những cảm nhận sự gần gũi giữa cau và mẹ: Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau – ngọn xanh rờn/Mẹ – đầu bạc trắng.

Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ mà gợi ra bao cảm nhận về công lao của mẹ, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành.

Nhà thơ Trương Nam Hương khi viết về mẹ cũng có những câu đầy xúc động về tấm lưng còng của mẹ: Thời gian chạy qua tóc mẹ/Một màu trắng đến nôn nao/Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao (Trong lời mẹ hát).

Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp, dân gian có câu: “Gần đất xa trời” nhằm nói lên sự già nua, cái chết đang đến gần. Sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng  nghe bao nuối tiếc khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần: Cau ngày càng cao/Mẹ ngày một thấp/Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất!

Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc. Ngày xưa, khi mẹ chưa già, quả cau bổ làm tư – vừa miếng với mẹ nhưng bây giờ quả cau bổ tám mẹ còn ngại to, ý niệm thời gian hiển hiện trong mỗi khổ của bài thơ, thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ.

Hình ảnh người mẹ được ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ.

Khổ kết với câu hỏi tu từ, người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần. Câu hỏi nhưng không có câu trả lời, chỉ có mây bay về xa như những nỗi niềm rưng rưng, dâng trào cảm xúc: Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/Mây bay về xa.

Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều dụng công nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử.

Tìm hiểu thêm tác phẩm💚 Ngàn Sao Làm Việc [Võ Quảng] 💚Nội dung, nghệ thuật

Viết một bình luận