Thu Sang Của Đỗ Trọng Khơi [Nội Dung Bài Thơ + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Thu Sang [Đỗ Trọng Khơi] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Ý Nghĩa Nhan Đề, Giá Trị Tác Phẩm, Dàn Ý.

Nội Dung Bài Thơ Thu Sang

Bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Cùng đọc nội dung bài thơ Thu Sang bên dưới.

Thu Sang
Tác giả: Đỗ Trọng Khơi

Đã tràn ngàn nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa
Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về
Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn
Vườn chiều rộn lá thu sang
Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi.

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Con Chim Chiền Chiện [Huy Cận] 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Nhà Thơ Đỗ Trọng Khơi

Bên dưới là một vài nét chính về nhà thơ Đỗ Trọng Khơi.

  • Đỗ Trọng Khơi sinh ngày 17/7/1960, tên thật là Đỗ Xuân Khôi
  • Quê quán: Thái Bình
  • Tác giả có các bút danh khác là Văn Thiện Nhân, Thái Cẩm Hà.
  • Năm lên 8 tuổi, đang học lớp 1 thì bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, dính khớp teo cơ và đến lớp 4 thì phải bỏ học vì bệnh nặng.
  • Bệnh nặng, nằm một chỗ nhưng ông quyết không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách
  • Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.
  • Tác phẩm chính: Trước ngôi mộ thời gian (thơ, 1995); Ma ngôn (tập truỵên ngắn, 2002); Con chim thiêng vẫn bay (thơ, 1992); Gọi làng (thơ, 1999); Tháng mười thương mến (thơ, 1994); Cầm thu (thơ, 2002); Bến thời gian (thơ, in chung, 1995);

Về Tác Phẩm Thu Sang

Về tác phẩm Thu Sang, bài thơ này của tác giả Đỗ Trọng Khơi thuộc thể loại thơ lục bát. Bài thơ Thu sang có phương thức biểu đạt là biểu cảm, miêu tả.

Bằng thể thơ lục bát cùng với ngôn từ thiết tha, nhẹ nhàng, bài thơ “Thu sang” là những quan sát tinh tế về sự chuyển biến đất trời khi sang thu với sắc vàng của thu, sắc xanh khi thu sang cùng tiếng chim, tiếng ve báo hiệu mùa thu, khu vườn buổi chiều.

Tìm hiểu thêm phân tích 🔻 Lời Của Cây 🔻 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Thu Sang

Mời bạn đọc khám phá hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thu Sang.

  • Văn bản Thu sang được in trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000, 2001
  • Bài thơ là những cảm xúc, tình cảm yêu mến, trân trọng mà tác giả dành cho thiên nhiên lúc thu về.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Thu Sang

Tìm hiểu thêm về ý nghĩa nhan đề bài thơ Thu Sang nhé.

Nhan đề bài thơ “Thu sang” trước hết giup người đọc cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu. Nhan đề này còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Đỗ Trọng Khơi về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh khắc sang thu.

Qua nhan đề “Thu sang”, người đọc đã phần nào cảm nhận được những rung cảm của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi trước vẻ đẹp tạo hóa, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ.

Tham khảo thêm phân tích ✨ Con Mối Và Con Kiến ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Giá Trị Tác Phẩm Thu Sang

Những giá trị tác phẩm Thu Sang đó là:

Giá trị nội dung

  • Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ.
  • Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ lục bát với ngôn từ thiết tha, nhẹ nhàng
  • Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm
  • Hình ảnh, âm thanh, màu sắc sinh động, đẹp đẽ

Bố Cục Bài Thơ Thu Sang

Bố cục bài thơ Thu Sang được chia làm 4 phần chính:

  • Phần 1: Hai câu thơ đầu: Dấu hiệu thu sang
  • Phần 2: Hai câu tiếp: Sắc vàng của thu
  • Phần 3: Hai câu tiếp: Sắc xanh thu sang
  • Phần 4: Khu vườn chiều lúc sang thu

Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm 🌟 Bài Thơ Đường Núi 🌟 Khám Phá Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Dàn Ý Thu Sang

Chia sẻ cho bạn đọc dàn ý Thu Sang chi tiết.

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Đỗ Trọng Khơi và tác phẩm Thu Sang.

II. Thân bài

1. Những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ:

– Âm thanh:

+ Tiếng chim báo hiệu thu sang: “Tiếng chim đẩy ngày xanh sang mùa”

+ Tiếng ve

  Màu sắc: xanh, vàng:

+ “Vàng như tựa nắng tựa mưa”

+ “Xanh lên đã kiệt sức hè”

+ Mảnh trăng vàng

– Nghệ thuật: Nhân hóa qua từ “đẩy”: “Tiếng chim đẩy ngày xanh sang mùa”

→ Những âm thanh, màu sắc mà tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, đất trời khi thu sang thật đẹp. Chính những âm thanh của tiếng ve, tiếng chim, màu vàng của nắng, của trăng, màu xanh của lá đã khiến cho đất trời khi chuyển sang rất sống động, tươi sáng.

2. Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên

– Tác giả gắn bó với quê hương và yêu quê hương sâu sắc: vì tác giả hiểu, thấu cảm được những thay đổi của thiên nhiên khi thu sang một cách rất tinh tế

– Tác giả yêu mến, trân trọng những thay đổi của đất trời khi chuyển mùa: ông lắng nghe từng tiếng chim, tiếng ve giã từ mùa hạ, cảm nhận  màu vàng của nắng, của trăng, ….

– Nghệ thuật: Thể thơ lục bát được sự dụng uyển chuyển, phù hợp với bài thơ miêu tả cảnh đẹp; ngôn từ tha thiết, hình ảnh, âm thanh đẹp, sinh động, gợi cảm

III. Kết bài

– Kết luận lại về đặc sắc nghệ thuật, nội dung bài thơ

– Nêu lên cảm nhận về tác phẩm

Soạn Bài Thu Sang

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Thu Sang.

👉Câu hỏi 1: Nêu cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận như vậy.

Gợi ý trả lời:

Những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ:

+ Màu sắc: rực rỡ, đầy sức sống: “Vàng như tự nắng tự mưa”, “Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”, “Xanh lên đã kiệt sức hè”, “Trăng vàng rong chơi”.

+ Âm thanh: sống động, vui tươi: “Tiếng chim đầy khoảng ngày xanh sang mùa”, “Hồn ve lìa ngàn”.

=> Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

👉Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ?

Gợi ý trả lời:

+ “Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”.

+ “Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn” + “Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”,…

=> Qua các từ ngữ và hình ảnh kiệt sức hè, rộn lá thu sang, ngậm mảnh trăng vàng, rong chơi,… tác giả thể hiện sự giao cảm với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên như một chủ thể. Tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả thiên nhiên.

👉Câu hỏi 3: Xác định chủ đề của bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Bằng việc miêu tả những chuyển biến của thiên nhiên lúc thu sang, tác giả mang đến cho người đọc hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, sống động đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng đối với sự hiện hữu của thiên nhiên quanh mình.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌿 Gò Me [Hoàng Tố Nguyên] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Giáo Án Thu Sang

Tham khảo nội dung giáo án Thu Sang nhé.

TIẾT…: THU SANG

(Đỗ Trọng Khơi)

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

–  Vận dụng kĩ năng đọc hiểu VB thơ đã học ở bài 1 đề hiểu nội dung bài thơ.

–  Liên hệ, kết nối với VB (Cốm Vòng và Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dè hái) để hiểu hơn về chủ điểm (Quà tặng của thiên nhiên).

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thu sang;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thu sang;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

– Năng lực phân tích, so sánh về nội dung của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về tác giả Đỗ Trọng Khơi.

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở, chia sẻ về mùa thu.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cảm nhận về mùa thu.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ: Em có thích mùa thu không? Thiên nhiên mùa thu để lại trong em ấn tượng gì (về thời tiết, cảnh vật, thiên nhiên, con người).

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ để trả lời.

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

–  GV gọi 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.

👉Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:  Thời gian vẫn xoay vần, bốn mùa luân chuyển, mỗi thời khắc giao mùa luôn để lại trong chúng ta những ấn tượng và cảm xúc riêng trong tâm hồn. Mùa thu sang mang theo những đổi thay của đất trời và nhà thơ Đỗ Trọng Khơi đã kịp ghi lại những âm thanh và cảm xúc về mùa thu. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Thu sang.

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả Đỗ Trọng Khơi và văn bản Thu sang.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS tóm tắt thông tin về tác giả và tác phẩm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc nhóm, thảo luận, tìm những thông tin chính về tác giả, tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1-2 HS trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc bài thơ. Chú ý giọng đọc diễn cảm.

– Gv yêu cầu HS xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc nhóm, thảo luận, tìm những thông tin chính về tác giả, tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1-2 HS trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Đỗ Trọng Khơi (1960) tên thật là Đỗ Xuân Khơi

– Quê quán: làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà (Thái Bình)

– Bệnh nặng, nằm một chỗ nhưng ông quyết không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách


– Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.

2. Tác phẩm

– In trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000. 

3. Đọc văn bản

– Thể loại: thơ lục bát 

– Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nét độc đáo của văn bản Thu sang.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Thu sang.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Thu sang.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu âm thanh và màu sắc mùa thu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS theo dõi bài thơ và trả lời câu hỏi:

+ Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả màu sắc, âm thanh cho thấy thiên nhiên biến đổi theo từng thời khắc trong ngày, theo mùa.

+ Những từ ngữ, hình ảnh đó mang lại cho em cảm nhận như thế nào?

+ Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong bài thơ? Chỉ ra câu thơ sử dụng biện pháp tu từ.– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo bàn để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm:

– Âm thanh: tiếng chim  tín hiệu báo hiệu thu sang.

– Màu sắc:

+ Màu vàng của tia nắng
+ Màu xanh của trời
+ Màu lá vàng rơi
+ Trăng vàng

– Hình ảnh:

+ Tiếng ve đã biến mất
+ Gió heo may – đặc trưng của mùa thu

– Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh

+ Nhân hóa: Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi; Xuân lên đã kiệt sức hè
+ So sánh: Vàng như tự nắng tự mưa  

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cảm xúc của tác giả với bức tranh thu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập– GV yêu cầu HS tiếp tục theo dõi văn bản và trả lời:

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên.
+ Rút ra nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo bàn để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả trước lớp về việc người quản tượng và dân làng đã cư xử với con voi như thế nào.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.   

Nhiệm vụ 3: Tổng kết văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung, nghệ thuật văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV hỏi, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trả lời, các học sinh khác bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Tìm hiểu chi tiết

1. Bức tranh thiên nhiên thu sang

– Âm thanh: tiếng chim  tín hiệu báo hiệu thu sang.

– Bức tranh thu hiện lên với nhiều màu sắc:

+ Màu vàng của tia nắng

+ Màu xanh của trời

+ Màu lá vàng rơi

+ Trăng vàng

– Hình ảnh:

+ Tiếng ve đã biến mất

+ Gió heo may – đặc trưng của mùa thu.

– Nghệ thuật:

+ Nhân hóa, so sánh

+ Điệp từ “tự”Vạn vật trở nên gần gũi, sống động.

Khung cảnh mùa thu sang tươi đẹp, sống động, dịu dàng, mát mẻ.                   

2. Cảm xúc tác giả với bức tranh thu 

– Tác giả có những rung động, cảm nhận tinh tế về âm thanh, sắc màu đặc trưng của mùa thu.

– Tình cảm của tác giả với thiên nhiên được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh: kiệt sức hè, rộn lá thu sang, ngậm mảnh trăng vàng, rong chơi…  

Tác giả thể hiện sự giao cảm với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên như một chủ thể. 

– Cách thể hiện: tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả thiên nhiên. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng đối với sự hiện hữu của thiên nhiên nhiên xung quanh. 

III. Tổng kết

1. Nội dung

– Bằng việc miêu tả những chuyển biến của thiên nhiên lúc thu sang, tác giả mang đến cho người đọc hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, sống động đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng đối với sự hiện hữu của thiên nhiên quanh mình.  

2. Nghệ thuật

– Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

– Hình ảnh thơ đầy màu sắc, tượng thanh phong phú.

Sơ Đồ Tư Duy Thu Sang

Lưu lại ngay các sơ đồ tư duy Thu Sang sau đây.

Sơ Đồ Tư Duy Thu Sang Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Thu Sang Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Thu Sang Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Thu Sang Chi Tiết

Tìm hiểu thêm phân tích 🌷 Người Thầy Đầu Tiên 🌷 phân tích đầy đủ nhất

5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Thu Sang Hay Nhất

Nhất định đừng bỏ qua 5 mẫu phân tích bài thơ Thu sang hay nhất bên dưới.

Phân Tích Bài Thơ Thu Sang Nổi Bật – Mẫu 1

“Nhà thơ viết nằm” Đỗ Trọng Khơi là một thi sĩ độc đáo của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tai ương vì bệnh tật đổ xuống cuộc đời khi anh đang bước vào cấp tiểu học. Từ đó, chiếc giường con là nơi anh trải lòng mình qua những trang thơ, trang văn dạt dào cảm xúc về tình người, tình đời.

Nhiều tác phẩm, giải thưởng được báo chí và bạn đọc yêu mến khen tặng đã động viên Đỗ Trọng Khơi rất nhiều trong cuộc sống. “Thu sang” – một thi phẩm lục bát càng khẳng định thêm điều đó. Bài thơ phác họa một bức tranh thiên nhiên buổi giao mùa khi trời đất sang thu, đồng thời là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ đối với quê hương, đất nước.

Hai câu thơ mở đầu được nhà thơ miêu tả khoảnh khắc giao mùa bằng sự mẫn cảm và tinh tế. Mùa hè đã bước đến biên độ cuối cùng của nó, chỉ còn lại sự mong manh của thanh âm và màu sắc. Cái gì đã đạt đến giới hạn của sự đầy đặn và viên mãn nhất tất nó phải chuyển sang một hình thái khác.

Mùa hè cũng vậy, khi “đã tràn ngàn nỗi mong manh”, một tiếng chim vút lên sẽ “đẩy khoảng trời xanh sang mùa”, báo hiệu bóng dáng mùa thu đang về chiếm ngự: “Đã tràn ngàn nỗi mong manh/ Tiếng chim đẩy khoảng trời xanh sang mùa”.

Đâu chỉ có âm thanh của tiếng chim vang vọng, chính sắc vàng mới làm nên đặc trưng của vẻ đẹp mùa thu. Mùa thu tự thân đã vàng, vậy nên nhìn đâu màu vàng cũng mênh mang trời đất. Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi không miêu tả từng nét vàng cụ thể, ông chỉ cảm nhận qua hai chiều không gian, thời gian một cách khái quát, rộng lớn.

Màu vàng từ nắng mưa, từ sâu trong lòng đất (có lẽ biểu hiện qua hình hài cây lá) và màu vàng từ bầu trời của những mùa thu xưa cũng đang tụ về nhuộm sắc. Tất cả hóa thành vẻ đẹp nên thơ, không chỉ qua cảnh sắc mà sâu lắng hơn, mùa thu đã chiếm trọn lòng người: “Vàng như tự nắng tự mưa/ Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”.

Vàng thu đã chiếm ngự, sắc xanh của mùa hè không sao chống đỡ nổi, đã hom hem và “kiệt sức” mất rồi. Ánh nắng nồng rực rỡ mùa hè giờ cũng tan theo âm thanh của “hồn ve” lìa xa trần thế. Những câu thơ tràn đầy cảm xúc, sâu lắng như nỗi lòng vương vấn của thi nhân: “Xanh lên đã kiệt sức hè/ Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn”.

Hai câu thơ cuối bài miêu tả âm thanh tiếng lá mùa thu vườn chiều xao động. Một âm thanh rất vui tươi, sống động, khác với sự mơ hồ, lặng lẽ, buồn thương của âm thanh mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư trước Cách mạng tháng Tám 1945: “Vườn chiều rộn lá thu sang/ Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”.

Quả vậy, mùa hè đã thực sự nhường bước để hồn thu ngân lên tiếng nói của mình qua lớp lớp lá thu đang xạc xào, rộn rã. Thú vị nhất là hình ảnh câu thơ cuối bài hiện lên thật đẹp và lãng mạn qua cái nhìn tinh tế và mơ mộng của nhà thơ. Gió heo may vốn không có dáng hình, diện mạo, chỉ se se lạnh khi đất trời đón bóng thu sang.

Thế nhưng, qua cảm nhận của Đỗ Trọng Khơi, heo may đang “ngậm” mảnh trăng vàng “rong chơi” giữa bầu trời mênh mang sắc vàng thấm đẫm: Trăng vàng, lá vàng, mưa vàng, nắng vàng và dường như cả trời đất cổ kim cũng ùa về trong sắc vàng rạo rực. Một bức tranh thu vàng rộng lớn, mênh mông choáng ngợp hồn người.

“Thu sang” của Đỗ Trọng Khơi là bức tranh thiên nhiên sống động, đẹp đẽ trong buổi giao mùa – từ hạ sang thu qua cảm xúc và cái nhìn tinh tế của tác giả. Với ngôn ngữ thơ biểu cảm, hình tượng thơ giàu âm thanh và màu sắc, bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước tươi đẹp, rộn ràng. Một nhà thơ “suốt đời nằm để viết” có được tình cảm trong sáng ấy quả là một nghị lực, một niềm lạc quan thật đáng ngưỡng mộ lắm thay!

Phân Tích Bài Thơ Thu Sang Chọn Lọc – Mẫu 2

Một năm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng mang trong mình một vẻ đẹp riêng nhưng có lẽ mùa đẹp nhất, mùa lãng mạn nhất phải kể đến đó chính là mùa thu với một vẻ đẹp nhẹ nhàng mà đầy chất thơ mông. Đặc biết đối với khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu lại là một bức tranh đẹp mà rất nhiều nhà thơ chú ý đến. Đặc biệt phải nhắc tới bài thơ “Thu sang” của tác giả Đỗ Trọng Khơi.

“Đã tràn ngân nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa
Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về
Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng hồng theo lối hồn ve lìa ngàn
Vườn chiều rộn lá thu sang
Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”

Khi mà thời tiết mùa hè chỉ còn lại chút mong manh trên bầu trời, bằng sự cảm nhận tinh tế của mình nhà thơ đã cảm nhận được trên bầu trời ấy là tiếng của lòa chim đẩy ngày sang thu đến càng gần. Không chỉ mỗi tiếng chim mà cả màu sẵn cũng trở nên hết sức hài hòa như báo trước sự ra đi của mùa hè cũng như mùa thu đang đến tràn ngập sức sống.

Trên bầu trời xuất hiện sắc vàng mà như tự trời đất nhuộm vàng sắc trời ấy chứ không phải do mùa hạ đi để lại sắc vàng. Đó là màu vàng tự nắng, tự mưa tự trời xưa nhuộm về hết sự tự nhiên,

Còn lại chút sắc xanh tại bầu trời ấy như đã kiệt sức, báo hiệu rằng mùa hè sắp phải đi để chỗ cho mùa thu đến. Chút nắng hồng còn lại như theo theo tiếng ve biến mất đi để hoàn toàn nhường chỗ lại cho mùa thu đến. Khung cảnh lúc này như một bức tranh tươi sáng, tràn đầy màu sắc tươi sáng vô cùng rộn rã.

Trong bức tranh thiên nhiên ấy, cuối cùng mùa thu cũng đã bước vào. Trong vườn rộn lá báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa thu. Không chỉ vậy còn có sự xuất hiện của gió heo may, làn gió đặc trưng mà chỉ mùa thu mới có và cảnh ánh trăng vàng rong chơi như những ngày rằm tháng 8.

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cùng âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, hình ảnh thơ đầy màu sắc, tượng thanh phong phú.

Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế của tác giả Đỗ Trọng Khơi đối với thiên nhiên. Đó là sự thả hồn vào thiên nhiên, cảm nhận bài thơ một cách hết sức tinh tế để rồi tác giả đã khéo léo vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động, màu sắc tươi tắn và có cả tiếng của chim.

Phân Tích Bài Thơ Thu Sang Ấn Tượng – Mẫu 3

Mùa thu là đề tài quen thuộc trong sáng tác thơ ca. Một trong những bài thơ hay viết về mùa thu là Thu sang của Đỗ Trọng Khơi.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa khoảnh khắc giao mùa thật tinh tế. Mùa hè đã chuẩn bị rời đi, chỉ còn lại âm thanh và màu sắc thật mong manh. Một tiếng chim “đẩy khoảng trời xanh sang mùa”, báo hiệu mùa thu đã về:

“Đã tràn ngập nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”

Nhưng không chỉ có âm thanh, sắc vàng mới làm nên đặc trưng của vẻ đẹp mùa thu. Nhà thơ không miêu tả từng nét vàng cụ thể, mà chỉ cảm nhận qua chiều không gian, thời gian một cách khái quát, rộng lớn.

Màu vàng đến từ nắng, từ mưa. Màu vàng đến tự lòng đất hay tự trời xưa. Tất cả đã hóa thành vẻ đẹp nên thơ, sắc vàng đã chiếm trọn không gian:

“Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”

Mùa hè đã đi qua, cùng với âm thanh của “hồn ve” lìa xa trần thế. Những câu thơ tràn đầy cảm xúc, sâu lắng như nỗi lòng vương vấn của thi nhân:

“Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn”

Hai câu thơ cuối bài thơ miêu tả âm thanh tiếng lá mùa thu vườn chiều xao động. Một âm thanh rất vui tươi, sống động, khác hoàn toàn với sự mơ hồ, lặng lẽ, buồn thương của âm thanh mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư trước Cách mạng tháng Tám 1945:

“Vườn chiều rộn lá thu sang
Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”

Thu đã sang qua lớp lá vàng xào xạc. Hình ảnh cuối bài thật là độc đáo và thú vị. Gió heo may vốn dĩ không có dáng hình, diện mạo, chỉ se se lạnh khi đất trời đón bóng thu sang. Qua cảm nhận của riêng nhà thơ, gió heo may đang “ngậm” mảnh trăng vàng “rong chơi” giữa bầu trời mênh mang sắc vàng thấm đẫm.

Trăng vàng, lá vàng, mưa vàng, nắng vàng và dường như cả trời đất cổ kim cũng ùa về trong sắc vàng rạo rực. Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi đã khéo léo sử dụng những hình ảnh độc đáo, bằng thể thơ lục bát truyền thống cùng với giọng thơ nhẹ nhàng góp phần diễn tả vẻ đẹp lúc thu sang.

Như vậy, bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên trong buổi giao mùa – từ hạ sang thu qua cảm xúc và cái nhìn tinh tế của tác giả.

Phân Tích Bài Thơ Thu Sang Đặc Sắc – Mẫu 4

Khoảnh khắc giao mùa luôn đem đến cho các nhà thơ nhiều cảm xúc. Và bài thơ “Thu sang”, Đỗ Trọng Khơi đã khắc họa tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên lúc thu sang.

“Đã tràn ngập nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”

Khi mà những dấu hiệu của mùa hè chỉ còn lại mong manh. Thì một tiếng chim vang lên cũng đã “đẩy khoảng trời xanh sang mùa”. Thiên nhiên đã bước vào thu với những tín hiệu rõ ràng.

Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp của mùa thu qua sắc vàng. Màu vàng đến từ nắng, từ mưa. Màu vàng đến tự lòng đất hay tự trời xưa. Từ “nhuộm” được sử dụng thật tinh tế, gợi cảm giác dường như toàn bộ sắc thu đã tràn ngập trong không gian

“Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”

Tiếp đến, tác giả gửi gắm tâm tư cùng với sự luyến tiếc mùa hè. Sắc xanh cảu ngày hè cùng với âm thanh của “hồn ve” đã lìa xa.

“Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn”

Đến hai câu thơ cuối cùng, khung cảnh khu vườn trong chiều thu hiện lên đầy độc đáo:

“Vườn chiều rộn lá thu sang
Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”

Khu vườn thu có lá vàng kêu xào xạc. Hình ảnh cuối bài là một nhân hóa độc đáo. Gió heo may vốn không có dáng hình, diện mạo. Nhưng nhà thơ đã viết rằng gió heo may đang “ngậm” mảnh trăng vàng “rong chơi” giữa bầu trời mênh mang sắc vàng thấm đẫm. Một nhân hóa thật khéo léo và thú vị.

Bài thơ “Thu sang” đã khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên trong buổi giao mùa – từ hạ sang thu qua cảm xúc và cái nhìn tinh tế của tác giả.

Phân Tích Bài Thơ Thu Sang Tiêu Biểu – Mẫu 5

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Đỗ Trọng Khơi là một nhà thơ đặc biệt, thất học, mồ côi và bị tật nguyền từ bé nhưng bằng nghị lực, anh vượt lên số phận để sống, để cống hiến và đóng góp cho nền văn học nước nhà.

Những vần thơ của anh luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta. Là nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật…”. Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi đọc sách để tìm đến với chân lý sống, tìm đến những niềm tin, niềm lạc quan và tìm thấy chính mình.

Đặc biệt qua tác phẩm “Thu sang” ta có thể nhìn thấy một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, sống động được thể hiện bằng tình cảm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên của tác giả.

Đã tràn ngàn nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa
Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về
Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn
Vườn chiều rộn lá thu sang
Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi.

Khi mà thời tiết mùa hạ chỉ còn lại chút mong manh trên bầu trời, bằng sự cảm nhận tinh tế của mình Đỗ Trọng Khơi đã cảm nhận được trên bầu trời ấy là tiếng của lòa chim đẩy khoảnh khắc sang thu đến càng gần.

Không chỉ là tiếng chim mà cả màu sắc cũng trở nên hết sức hài hòa như báo trước sự ra đi của mùa hè, mùa thu đang đến tràn ngập sức sống. Trên bầu trời xuất hiện sắc vàng tự trời đất nhuộm lấy chứ không phải do mùa hạ đi để lại sắc vàng. Đó là màu vàng tự nắng, tự mưa tự trời xưa nhuộm về hết sự tự nhiên,

Còn lại chút sắc xanh tại bầu trời ấy như đã kiệt sức, báo hiệu rằng mùa hè sắp phải đi để chỗ cho mùa thu đến. Chút nắng hồng còn lại như theo theo tiếng ve biến mất đi để hoàn toàn nhường chỗ lại cho mùa thu đến. Khung cảnh lúc này như một bức tranh tươi sáng, tràn đầy màu sắc tươi sáng vô cùng rộn rã.

Trong bức tranh thiên nhiên ấy thì cuối cùng mùa thu cũng đã bước vào. Trong vườn rộn lá vàng báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa thu.

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa mảng màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Chúng ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

Bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của mình nhà thơ Đỗ Trọng Khơi đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng phong phú và đặc sắc. Chắc hẳn phải là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên thiết tha thì mới có thể vẽ ra được những dòng thơ chân thực đến vậy.

Viết một bình luận