Con Mối Và Con Kiến ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Tổng Hợp Sơ Đồ Tư Duy, Tìm Hiểu Hoàn Cảnh Sáng Tác, Giá Trị Tác Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Con Mối Và Con Kiến
Sau đây là nội dung bài thơ Con mối và con kiến đầy đủ. Bài thơ ngụ ngôn này mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội.
Con mối và con kiến
Tác giả: Nam Hương
Con mối trong nhà trông ra
Thấy một đàn kiến đang tha cái mồi
Mối gọi bảo: “Kiến ở các chú
Tội tình gì lao khổ lắm thay!
Làm ăn tìm kiếm khắp ngày
Mà sao thân thể vẫn gầy thế kia
Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc
Mà ồ ề béo trục béo tròn
Ở ăn ghế chéo bàn tròn
Nhà cao cửa rộng, tủ hòm thiếu đâu?”
Kiến rằng: “Trên địa cầu muôn loại
Hễ có làm thì mới có ăn
Sinh tồn là cuộc khó khăn
Vì đàn vì tổ nên thân gầy gò
Các anh chẳng vun thu xứ sở
Cứ đục vào chỗ ở mà xơi
Đục cho rỗng hết mọi nơi
Nhà kia đổ xuống đi đời các anh”
Tìm hiểu thêm phân tích 🌟 Bài Thơ Đường Núi 🌟 Khám Phá Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Về Tác Giả Nam Hương
Xem thêm một số thông tin về tác giả Con mối và con kiến bên dưới.
- Nam Hương (1899-1960)
- Quê quán: Hà Nội
- Phong cách sáng tác: ông sáng tác nhiều tác phẩm thuộc thơ ngụ ngôn
- Tác phẩm chính: Giương thế sự(1920), Ngụ ngôn mới (1935), Tập thơ Bài hát trẻ con (1936)
Về Tác Phẩm Con Mối Và Con Kiến
Về tác phẩm Con mối và con kiến, văn bản thuộc thể loại thơ ngụ ngôn. Tác phẩm kể về cuộc đối thoại giữa kiến và mối. Mối lười biếng nhưng có thói huênh hoang kêu ngạo ta đây, chê cười kiến đang miệt mài làm việc.
Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🌿 Gò Me [Hoàng Tố Nguyên] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Con Mối Và Con Kiến
Cùng tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Con mối và con kiến ngay sau đây.
- Trích từ Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn và tuyển chọn
- Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội.
Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Con Mối Và Con Kiến
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Con mối và con kiến như sau:
Nhan đề “Con mối và con kiến” thể hiện câu chuyện của 2 nhân vật chính đó là Mối và Kiến. Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
Tìm hiểu thêm phân tích 🌷 Người Thầy Đầu Tiên 🌷 phân tích đầy đủ nhất
Giá Trị Tác Phẩm Con Mối Và Con Kiến
Tiếp tục là những giá trị tác phẩm Con mối và con kiến.
Giá trị nội dung
- Phê phán tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối
- Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai loai vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
Giá trị nghệ thuật
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng nhân hóa.
- Lời thơ ngắn gọn nhưng thâm thúy.
- Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.
Bố Cục Bài Thơ Con Mối Và Con Kiến
Bố cục bài thơ Con mối và con kiến được chia làm 2 phần chính:
- 2 khổ thơ đầu: Lời của con mối
- 3 khổ thơ sau: Lời của con kiến
Có thể bạn sẽ quan tâm 💚 Trở Gió [Nguyễn Ngọc Tư] 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất
Dàn Ý Con Mối Và Con Kiến
Chia sẻ bạn đọc nội dung dàn ý Con mối và con kiến.
I. Mở bài
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
II. Thân bài
1. Thái độ của mối về lối sống của kiến
– Hoàn cảnh sống: bàn tròn, ghế chéo, nhà cao cửa rộng đầy đủ tiện nghi à sung sướng, no đủ.
– Thái độ: chê bai đàn kiếm làm lụng cả ngày mà chẳng khấm khá lên được, thỏa mãn với hoàn cảnh sống của mình; ích kỷ, không sống vì cộng đồng
– Dự báo tương lai: cuộc đời ngắn hạn, dễ thất bại.
2. Hoàn cảnh sống của con kiến
– Hoàn cảnh sống: khó khăn, cực nhọc.
– Thái độ: không đồng tình trước lời nói của mối, thẳng thắn đưa ra quan điểm cá nhân; vẫn tiếp tục cần mẫn với công việc; luôn cống hiến vì cộng đồng.
3. Bài học và ý nghĩa
– Lối sống thụ động, nhàn hạ, lười biếng sẽ triệt tiêu cuộc sống của chúng ta.
– Hãy luôn cần cù, chăm chỉ để có một cuộc sống tốt hơn.
III. Kết bài
– Chốt lại về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
– Nêu lên cảm nhận về tác phẩm
Soạn Bài Con Mối Và Con Kiến
Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Con mối và con kiến.
👉Câu 6 trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
Trong câu chuyện, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?
Trả lời:
Con mối | Con kiến | |
Lời thoại | Mối gọi bảo: “Kiến ơi các chú Tội tình gì lao khổ lắm thay! Làm ăn tìm kiếm khắp ngày Mà sao thân thể vẫn gầy thế kia Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc Mà ố ề béo trục béo tròn Ở ăn ghế chéo, bàn tròn Nhà cao cửa rộng, tủ hòm thiếu đâu?” | Kiến rằng: “Trên địa cầu muôn loại” Hễ có làm thì mới có ăn Sinh tồn là cuộc khó khăn Vì đàn vì tổ nên thân gầy gò Các anh chẳng vun thu xứ sở Cứ đục vào chỗ ở mà xơi Đục cho rỗng hết mọi nơi Nhà kia đổ xuống đi đời các anh” |
Quan niệm sống bộc lộ qua lời thoại | – Mối có lối sống lười biếng, chỉ thích rong chơi, chơi bời, không chịu làm việc – Mối chỉ biết nghĩ cho hiện tại, không nghĩ cho tương lai, nên tự phá nhà ở của chính mình | – Kiến có lối sống chăm chỉ, chịu khó làm lụng, tích cóp để chăm lo cho cuộc sống – Kiến biết lo nghĩ cho tương laiu, vun vén cho nhà cửa, tổ ấm của mình |
👉Câu 7 trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?
Trả lời:
– Thiện cảm của người kể chuyện dàng cho kiến.
– Bởi vì:
- Dựa vào trong văn bản: tác giả dùng từ mang nghĩa chê bai “béo trục béo tròn” để miêu tả mối, đồng thời còn khắc họa kết cục của chúng qua hình ảnh “đi đời các anh”
- Ở ngoài đời thực: loài mối là loài vật xấu, chuyên phá hoại nhà cửa và đồ vật làm từ gỗ gây ảnh hưởng con người, còn kiến là loài vật chăm chỉ, chịu khó và đoàn kết
👉Câu 8 trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2
Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.
Trả lời:
Đẽo cày giữa đường | Ếch ngồi đáy giếng | Con mối và con kiến |
– Đưa đến bài học: chúng ta phải có chủ kiến riêng, biết lắng nghe, chọn lọc và phân tích những lời khuyên từ bên ngoài, để rút ra lựa chọn cuối cùng hợp lý với hoàn cảnh của bản thân | – Đưa đến bài học: chúng ta không nên tự hài lòng với những gì đã có, mà phải biết nhìn xa hơn, chủ động khám phá, tìm hiểu và chinh phục cái mới | – Đưa đến bài học: chúng ta cần phải biết chăm chỉ làm việc, học tập, cố gắng tích lũy cho tương lai, không nên lười biếng, ham chơi |
→ Điểm giống nhau về nội dung của 3 truyện, là từ các nhân vật được kể, nêu lên những đạo lý, bài học cuộc sống ý nghĩa cho người đọc |
Chia sẻ cho bạn đọc 🌼 Đi Lấy Mật 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Sơ Đồ Tư Duy Con Mối Và Con Kiến
Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Con mối và con kiến.
Giáo Án Con Mối Và Con Kiến
Cuối cùng là nội dung giáo án Con mối và con kiến hay nhất.
I. MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nắm được nội dung bài học và những tri thức cơ bản về văn bản, tiếng Việt phục vụ bài học.
– HS nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề; nhận biết được thông điệp, bài học mà VB muốn gửi đến người đọc.
- Năng lực
Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực đọc hiểu, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
– HS có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Tranh ảnh về nhà văn Nam Hương;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Con kiến và con mối.
- Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS miêu tả nội dung và cảm nhận về bức tranh minh họa.
- Sản phẩm: Miêu tả và cảm nhận của HS về bức tranh minh họa.
- Tổ chức thực hiện:
👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chiếu hình ảnh minh họa trong SGK lên màn hình và yêu cầu HS mô tả và đưa ra cảm nhận về những gì diễn tả trong bức tranh:
👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS nghe GV nêu yêu cầu, quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời
👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những gì mình quan sát và cảm nhận:
Dự kiến sản phẩm: Bức tranh vẽ hai hình ảnh đối lâp giữa con mối đang ngồi ung dung trên bàn ăn, còn những con kiến lại cực khổ kiếm từng miếng ăn.
👉Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, khen ngợi các HS có câu trả lời hay và môt tả thú vị. Từ đó, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những loài động vật nhỏ bé luôn đáng được trân trọng hơn bao giờ hết. Trong thế giới ấy, có những con mối và con kiến hiện lên với hai trạng thái đối lập nhau. Muốn biết tại sao chúng lại trái ngược nhau thì chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu văn bản ngày hôm nay Con mối và con kiến.
IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài thơ, nắm được nghĩa những từ ngữ khó trong bài thơ.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm và các kiến thức liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: HS đọc diễn cảm, nêu được một số nét về tác giả Nam Hương và thông tin tác phẩm.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc văn bản. GV đọc mẫu khổ đầu, một số HS đọc các khổ tiếp theo. – GV lưu ý HS về giọng đọc, tốc độ, âm lượng và biểu cảm khi đọc (nhất là khi đọc đến lời thoại nhân vật). – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc phân vai, một bạn là mối, một bạn là kiến. – GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của những từ ngữ khó được chú thích: nhẫn, ồ ề, ghế chéo, vun thu, xứ sở. – GV nêu câu hỏi: Hãy xác định bố cục, thể loại, phương thức biểu đạt của bài thơ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc diễn cảm văn bản. – HS thực hành đọc phân vai. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi HS đọc diễn cảm bài thơ trước lớp. – GV gọi 1 nhóm đại diện lên đọc phân vai theo lời nhân vật. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc mục giới thiệu về nhà văn Nam Hương, kết hợp với sự tìm hiểu ở nhà để: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng. – GV giới thiệu thêm về nhà văn Nam Hương. + Nam Hương (1899-1960) sinh ra va lớn lên tại Hà Nội. + Là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng chuyên viết nhiều về thể loại truyện ngụ ngôn. + Những sáng tác của ông mang màu sắc trong sáng, hồn nhiên, sinh động với những hình ảnh gần gũi với mọi người, đặc biệt ông có tập thơ Bài ca Trẻ con (1936) sáng tác dành riêng cho thiếu nhi. | I. Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản – Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu … tủ hòm thiếu đâu?: Lời hỏi của con mối. + Phần 2: Còn lại: Lời đáp của con kiến – Thể loại: truyện thơ ngụ ngôn. – Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả. 2. Tác giả – Tên: Nam Hương – Năm sinh – năm mất: 1899 – 1960 – Quê quán: Hà Nội- Thể loại sáng tác: truyện ngụ ngôn, thơ ca. – Phong cách nghệ thuật: trong sáng, giản dị, gần gũi, thể hiện tâm hồn tinh tế và giàu yêu thương. – Tác phẩm tiêu biểu: Gương thế sự (1920), Ngụ ngôn mới (1935), Thơ ngụ ngôn (1937), Bài hát trẻ con (1936),… 3. Tác phẩm – Trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thương biên soạn và tuyển chọn. |
Mời các bạn đón đọc 🌱 Bầy Chim Chìa Vôi 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích