Bài Thơ Đường Núi: Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích

Bài Thơ Đường Núi ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Cập Nhật Dàn Ý, Bố Cục, Giáo Án, Sơ Đồ Tư Duy, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Nội Dung Bài Thơ Đường Núi

Văn bản Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 7. Bên dưới là nội dung bài thơ Đường núi đầy đủ.

Đường núi
Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Chiều nhạt nhạt về nơi nào xa lắm
Ngây ngất sương mây
Lối mòn không dấu chấm
Gió nổi
Đâu đây tiếng suối rì rào
Ôi những vạt ruộng vàng
Chiều nay rung rinh lúa ngả
Dải áo chàm bay múa
Tiếng ai hát trên nương
Bờ tre đang reo ánh lửa
Mái nhà sàn tỏa khói xanh
Hươu gào xa văng vẳng
Một mảnh trăng dốc ngã chập chùng
Bước chân bóng động nghiêng bờ núi

Tìm hiểu thêm phân tích 🌿 Gò Me [Hoàng Tố Nguyên] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Về Nhà Thơ Nguyễn Đình Thi

Nhất định đừng bỏ lỡ một số thông tin về nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

  • Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.
  • Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.
  • Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.
  • Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
  • Những tác phẩm thơ chính: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 – 1955); Nhớ; Lá đỏ….

Về Tác Phẩm Đường Núi

Về tác phẩm Đường núi, bài thơ “Đường núi” của tác giả Nguyễn Đình Thi đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tác phẩm đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên thanh bình cùng với tình yêu thiên nhiên, lòng yêu cuộc sống của tác giả.

Nguyễn Đình Thi không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh đẹp núi non, thôn bản mà còn gửi vào đó tình yêu tha thiết, mang một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Vì thế, phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.

Có thể bạn sẽ quan tâm 🌷 Người Thầy Đầu Tiên 🌷 phân tích đầy đủ nhất

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Đường Núi

Thohay.vn xin chia sẻ cho các bạn hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đường núi.

  • Văn bản “Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi” trích trong Thơ hay có lời bình 100 bài, NXB Thanh niên, 2001, tr.79-81).
  • Sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để tạo nên một bức tranh siêu thực với nhiều mảng không gian khác nhau.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Đường Núi

Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ Đường núi sau đây.

Nhan đề “Đường núi” giúp người đọc phần nào cảm nhận vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình của bức tranh thiên nhiên, sức sống mãnh liệt, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người nơi vùng núi và qua đó cảm nhận được tình yêu tha thiết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đối với đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình.

Chia sẻ cho bạn đọc 💚 Trở Gió [Nguyễn Ngọc Tư] 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Giá Trị Tác Phẩm Đường Núi

Sau đây là những giá trị tác phẩm Đường núi.

Giá trị nội dung

  • Tác phẩm là lời bình của “Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi”

Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng phương pháp biểu đạt nghị luận văn học
  • Dẫn chứng thuyết phục
  • Luận điểm rõ ràng, lý lẽ chặt chẽ

Bố Cục Bài Thơ Đường Núi

Bố cục bài thơ Đường núi được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “reo trong mắt anh”: Khái quát chung về bài thơ Đường núi
  • Phần 2: Tiếp theo đến “bay múa, ca hát.”: Cảm nhận, phân tích về bài thơ Đường núi Của Nguyễn Đình Thi.
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Đánh giá, nhận xét về bài thơ.

Mời các bạn đón đọc 🌼 Đi Lấy Mật 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Dàn Ý Đường Núi

Đừng bỏ qua dàn ý Đường núi chi tiết bên dưới.

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giảvà tác phẩm.

II. Thân bài

1. Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ

– Tác giả cảm nhận được điểm hay, cái đẹp của bài thơ

+ Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng

+Không nói nhưng ta nghe nhịp điệu của bài thơ trong cách nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối

– Thấu hiểu được tâm tình mà nhà thơ muốn nhắn gửi

+ Tình cảm  yêu quê hương , núi rừng say đắm

+ Nếu   Tóm tắt tác phẩm tác phẩmbài thơ chỉ thấy một buổi chiều rừng núi, có lối mòn , có bản nhỏ, có khói bếp,gió nổi trăng lên , áo chàm, tiếng hát, cánh đồng,.. cái chúng ta xúc động là từ trường cảm xúc thu hút sắp xếp các hình ảnh đó với nhau

– Người thơ đặt mình vào tác giả để hiểu được những gì nhà thơ muốn nói

+ Đường vắng một mình mà lòng vui

+ Đi một mình mà lòng như ca hát

2. Nét ấn tượng của bài bình thơ

– Tác giả như muốn nói hết nỗi lòng của Nguyễn Đình Thi

– Ông cố gắng dùng những ngôn từ hay nhất để phân tích bài thơ

+ Cái từ trường cảm xúc thu hút, sắp xếp các hình ảnh

+ Tình cảm say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non mình

+ Ánh nhìn rơi vào đâu cũng thấy rung rinh, xao xuyến, bay múa, ca hát

II. Kết bài

– Chốt lại về đặc sắc nghệ thuật, nội dung bài thơ

– Nêu lên cảm nhận về tác phẩm

Soạn Bài Đường Núi

Có thể bạn sẽ cần đến gợi ý soạn bài Đường núi.

👉Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

Trả lời:

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em thấy bài thơ “Đường núi” là một bài thơ đơn thuần chỉ rả cảnh đường núi lúc chiều tà.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em còn thấy bài thơ không chỉ tả cảnh mà còn có cả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

👉Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Trả lời:

– Bài bình thơ đã gây được ấn tượng đối với em thông qua việc tác giả nhận ra được sự say đắm lòng người trong bài thơ.

– Câu khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ: “ Có chữ nào nói sự say đắm của lòng người đâu. Không nói nhưng ta nghe được trong nhịp điệu của câu thơ, trong cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối.”

👉Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ qua việc cảm nhận tiếng reo vui lặng thầm trong cảnh vật: “Tác giả không reo thành lời, nhưng cảnh sắc reo trong mắt anh.”

– Sự đồng cảm này khiến cho người bình thơ cảm nhận nội dung thơ một cách sâu sắc nhất.

👉Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”?

Trả lời:

Vũ Quần Phương khẳng định như vậy vì nếu không cảm nhận hết được cái tài của Nguyễn Đình Thi, ta chỉ nghĩ đơn thuần rằng bài thơ này là miêu tả về thiên nhiên đường núi, chứ không hề mang một không khí trong tâm hồn tác gỉả.

👉Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Trả lời:

Nếu được phép bổ dung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để có thể hiểu rõ hơn về nội dung của nó.

Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🌱 Bầy Chim Chìa Vôi 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Giáo Án Đường Núi

Tham khảo ngay nội dung giáo án Đường núi.

I. TÌM HIỂU CHI TIẾT

Nêu vấn đề

  • Đọc bài Đường núi và bài viết của Vũ Quần Phương

– Bài thơ là những nét chấm phá nghệ thuật của tác giả, qua đó nói lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết.

  • Tác giả khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Giải quyết vấn đề

Hãy ghi những cảm nhận của em khi đọc xong bài thơ và bài phê bình.

Đặc sắc về nghệ thuật

  • Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh đặc sắc giàu sức gợi tả, gợi cảm.
  • Sáng tạo nên âm điệu: lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ, tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh.
  • Độ dài ngắn của các câu thơ.

Cảm nhận về tình yêu vùng đất

  • Bài thơ là vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình của bức tranh thiên nhiên; sức sống mãnh liệt, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người nơi vùng núi.
  • Những câu văn nói lên tình yêu của người viết:
    • Ấy là tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình.
    • Ấy là nhìn rọi vào đâu cũng thấy rung rinh, xao xuyến, bay múa, ca hát.

Kết thúc vấn đề

  • Tác giả đã khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
  • Cảm nhận của em có gì thay đổi về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài phê bình.
  • Qua văn bản, em thấy người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào?
  • Người bình thơ đã có sự đồng cảm với tác giả bài thơ: người bình thơ cảm nhận, thấu hiểu được những rung động, tình cảm tinh tế, kín đáo của nhà thơ dành cho thiên nhiên, con người nơi đây.
  • Nhà phê bình có sự phát hiện rất tinh tế: âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm chứ không phải âm điệu được tạo nên bởi cách hiệp vần.

->  Qua đó, thể hiện được tài năng, sự tinh tế và tình yêu tha thiết với thiên nhiên, quê hương, đất nước của Vũ Quần Phương.

II. TỔNG KẾT

NỘI DUNG

        Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. 

NGHỆ THUẬT

– Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng.

– Ngôn từ bình dị, gần gũi.

– Lối viết hấp dẫn, thuyết phục.

– Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm.

LUYỆN TẬP

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy, tóm tắt nội dung kiến thức của bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi.

VẬN DỤNG

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên và đặc sắc nghệ thuật trong Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn tập lại văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi.
  • Soạn bài: Viết – Viết bài văn biểu cảm về con người và sự vật.

Sơ Đồ Tư Duy Đường Núi

Cập nhật cho bạn đọc sơ đồ tư duy Đường núi.

Sơ đồ tư duy Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Sơ đồ tư duy Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Sơ đồ tư duy Đường núi của Nguyễn Đình Thi chi tiết
Sơ đồ tư duy Đường núi của Nguyễn Đình Thi chi tiết

Xem ngay phân tích tác phẩm ✨ Gặp Lá Cơm Nếp [Thanh Thảo] ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

3 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đường Núi Hay Nhất

Nhất định đừng bỏ qua 3 mẫu phân tích bài thơ Đường núi hay nhất.

Phân Tích Bài Thơ Đường Núi Đặc Sắc – Mẫu 1

Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nết lẫn máu ấy lại nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết. Có chữ nào nói sự say đắm của lòng người đâu. Không nói nhưng ta nghe được trong nhịp điệu của câu thơ, trong cái nhìn ngất ngây với sương mây, ri rào với tiếng suối. Và đây hãy lắng nghe cả hình ảnh lẫn âm điệu câu thơ. Trong hình ảnh có tiếng reo vui lặng thầm:

Ôi những vạt ruộng vàng
Chiều nay rung rinh húa ngã
Dải áo chàm bay múa
Tiếng ai hát trên nương

Ruộng lúa rung rinh chiều, dài áo trảm bay múa, và tiếng hát vang xa… Tác giả không reo thành lời, nhưng cảnh sắc reo trong mắt anh.

Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vẫn bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tỉnh lặng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ hay 6 chữ không phải đo vẫn điệu thể loại quy định mả do tâm tình tác giả. Thử lưu ý hai cầu 6 xen giữa các câu thơ 5 chữ:

Bờ tre đang reo ánh lửa
Mái nhà sàn toả khói xanh

Đây là hình ảnh làm ấm lòng tác giả nhất. Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những ảnh. lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá. Hai câu thơ kết đài tới 7 âm tiết như một sự ngân nga của tâm trí.

Cảnh trong bài thơ này chỉ được vẽ trong vài nét có tính cách gợi hơn tả. Có khi hai ba cảnh trên các bình diện khác nhau hiện trong một câu thơ. Tốc độ chuyển cảnh rất nhanh Người đọc không thấy mạch liền của cảnh nhưng lại có mạch liền của cảm xúc.

Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ. Nêu tóm tắt bài thơ chỉ thấy một buổi chiều vùng núi, có lỗi mòn, cổ bản nhỏ, khói bếp, gió nổi trống lên, ảo charm, tiếng hát, cánh đồng,…. cái làm chúng ta xúc động lại là cái từ trường cảm xúc thu hút, sắp xếp các hình ảnh đỏ với nhau.

Ấy là tình cảm yêu say đắm động đất núi rừng làng mạc nước non mình. Ấy là ánh nhìn rọi vào đâu cũng thấy rủng rỉnh, xao xuyến, bay múa, ca hát. Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát.

Phân Tích Bài Thơ Đường Núi Chọn Lọc – Mẫu 2

Bài thơ “Đường núi” của tác giả Nguyễn Đình Thi đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tác phẩm đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên thanh bình cùng với tình yêu thiên nhiên, lòng yêu cuộc sống của tác giả.

Luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh ở trong bài thơ Đường núi được thể hiện: buổi chiều vùng núi, có lối mòn, nắng nhạt, nhà sàn, khói bếp, gió nổi, trăng lên, áo chàm, tiếng hát, cánh đồng,…

Nhưng đúng như Vũ Quần Phương khẳng định, cái làm chúng ta xúc động chính là cảm xúc, tình cảm của nhà thơ ẩn chứa sau khung cảnh đó. Phong cảnh bài thơ mạng đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình, là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối,…

Đằng sau mỗi cảnh sắc thiên nhiên ta đều cảm nhận được tiếng reo vui lặng thầm của nhà thơ: Ôi những vạt ruộng vàng/ Chiều nay rung rinh lúa ngả/ Dải áo chàm bay múa/ Tiếng ai hát trên nương…

Khi đọc bài bình thơ của Vũ Quần Phương, chúng ta có thể tiếp cận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn. Không chỉ vậy, mỗi người còn cảm nhận được sự tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để tạo nên một bức tranh siêu thực với nhiều mảng không gian khác nhau.

Phân Tích Bài Thơ Đường Núi Tiêu Biểu – Mẫu 3

Bài thơ ” Đường núi ” của Vũ Quần Phương giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả rất là sâu sắc và đầy đủ về những khía cạnh cho dù nó có là chi tiết nhỏ nhất trong bài thơ.

Những câu cuối của bài thơ này khiến em ấn tượng sâu sắc và nó khắc mãi trong lòng em hơn cả những câu thơ trước: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát.”

Dường như tác giả đã tưởng tượng và đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những âm thanh trong trẻo và dạt dào cảm xúc tình yêu quê hương đất nước mà bài thơ đã gợi ra những hình ảnh và điều đó.

Điều đó cũng cho em thấy nếu muốn cảm nhận được rõ nét một tác phẩm văn chương, ta phải hóa thân vào trong tác phẩm để cảm nhận rõ nét và đầy đủ nhất những cảm xúc văn chương dạt dào của người nghệ sĩ, và thể hiện nó qua tình cảm, cảm xúc của mình như tình yêu sâu thắm, dồi dào mà tác giả dành cho quê hương đất nước để lại một cái nhìn tinh tế.

Viết một bình luận