Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nội Dung Truyện + Ý Nghĩa + Tác Giả + Tóm Tắt

Sơn Tinh Thủy Tinh ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tác Giả, Tóm Tắt ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Đến Bé Mẫu Câu Chuyện Ngắn Viết Về Sơn Tinh Thủy Tinh.

Tác Giả Của Sơn Tinh, Thủy Tinh

Truyện sơn tinh thủy tinh là câu chuyện cổ tích đọc truyền miệng trong gian gian nên không rõ tác giả là ai.

Nội Dung Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Thohay.vn chia sẽ thêm các bé câu chuyện cổ tích Sơn Tinh Thủy Tinh dưới đây

Vào đời Vua Hùng thứ 18, Vua có một người con gái đã đến tuổi cập kê, công chúa có dung nhan xinh đẹp tuyệt trần, lại còn có một làn da trắng trẻo mịn màng, dáng người nàng cũng cao ráo. Tên của nàng công chúa này là Mỵ Nương. Khi thấy con gái của mình đã tới tuổi để gả chồng nên Vua liền cho ban truyền tìm kiếm nhân kiệt ở khắp nhân gian hòng kén được một người phò mã đủ tài đủ đức.

Nghe được tin Vua Hùng ban tin kén rể khắp nơi cho con gái, vua nước Tây Âu liền đem tới rất nhiều những vàng bạc cùng châu báu như là cau vàng, trầu bạc để mà dạm hỏi cưới nàng Mỵ Nương. Thấy vậy Vua Hùng lập tức cho triệu tất cả Lạc Hầu của mình vào cung để mà hội ý. Những Lạc Hầu này tâu rằng:

– Vua nước Tây Âu ấy là một con người rất cường bạo, tuổi cũng khá cao rồi, mà hình dáng cũng rất kì quái, làm sao mà có thể xứng đôi với công chúa của chúng ta được.

Nghe những lời khuyên can của đám Lạc Hầu nên Vua Hùng liền từ chối lời cầu hôn của vua nước Tây Âu kia. Cũng chính từ ngày đó mà mối quan hệ giữa nước Văn Lang cùng Tây Âu xấu đi, nảy sinh hiềm khích khó tháo gỡ.

Bẵng đi một thời gian thì lại có hai chàng trai tới để dạm hỏi cưới nàng công chúa Mỵ Nương. Hai chàng trai này đều vô cùng xuất sắc và tuấn tú. Một người là Sơn Tinh (Chính là thần núi Tản Viên, hay còn gọi là Thánh Tản), người còn lại là Thủy Tinh (Chính là Thần Nước, hay Thần Biển Cả).

Vua Hùng liền cho truyền cả hai chàng trai này vào triều để trổ tài, nếu như ai có tài hơn thì Vua sẽ chấp nhận gả con gái mình, tức công chúa Mỵ Nương cho người đó.

Chàng Sơn Tinh trổ tài trước, chàng có phép chỉ tay tới đâu thì nơi đó lại mọc lên những rừng núi hùng vĩ, chim muông đông đúc từng đàn. Còn chàng Thủy Tinh lại có phép vẫy tay thì nước sẽ ào ào mà dâng lên thật cao, còn có cả thuồng luồng và ba ba hàng đàn kéo nhau nổi lên mặt nước nữa.

Cả hai chàng trai đều vô cùng tài giỏi, có thể gọi là ngang tài cân sức nên Vua Hùng không biết phải chọn ai mới được. Vì vậy để quyết định thắng thua mà Vua đã phải ra thêm thử thách khác, người nào chiến thắng thì sẽ trở thành phò mã. Vua nói rằng:

– Hai ngươi đều rất tài giỏi, ngang tài cân sức với nhau, vì vậy nên ta không thể chọn một trong hai được. Bây giờ sẽ như thế này, ngày mai nếu như một trong hai ngươi, người nào có thể đem được đồ sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ phải có một đôi tới đây sớm hơn thì người đó sẽ được cưới con gái của ta.

Tuy nói rằng không thể chọn ai nhưng tất cả những đồ lễ mà Vua Hùng yêu cầu hai chàng chuẩn bị thì tất cả đều là những sản vật ở trên đất liền. Điều đó có thể cho thấy được Vua Hùng cũng đã ngầm đồng ý gả nàng Mỵ Nương cho Sơn Tinh rồi.

Ngày hôm sau, khi bầu trời bên ngoài chỉ vừa hửng sáng thì Sơn Tinh đã đem được đầy đủ các loại lễ vật theo đúng yêu cầu của Vua Hùng đến cung vua để xin hỏi cưới nàng Mỵ Nương. Bởi vì những đồ lễ vật ấy với một thần núi như chàng thì vô cùng dễ để chuẩn bị.Vua Hùng vô cùng hài lòng với biểu hiện của Sơn Tinh nên đã bằng lòng cho phép Sơn Tinh được cưới con gái Mỵ Nương của mình.

Còn Thủy Tinh bởi vì khó tìm kiếm những món lễ vật hỏi cưới đó nên đến trễ hơn một chút, chàng vô cùng hốt hoảng khi được tin nàng Mỵ Nương đã cùng đi với phu quân của mình là Sơn Tinh. Vì thế nên Thủy Tinh lập tức đuổi theo, đem cả đám binh tướng của mình tới đánh Sơn Tinh thề phải cướp lại nàng Mỵ Nương cho bằng được.

Thủy Tinh cứ thế hô mưa rồi gọi gió làm rung chuyển trời đất, khiến cho nước biển cuồn cuộn dâng lên để đánh Sơn Tinh. Khi nước dâng cao khiến cho lúa ngập, đồng cũng ngập, sau đó thì nhà cửa cũng ngập nốt. Và giông tố cứ mỗi lúc lại càng dữ dội hơn, nước cũng càng ngày càng dâng cao hơn nữa, đám thủy quái thì cứ đông lên nhiều lần, chúng rầm rầm rộ rộ làm theo tất cả những mệnh lệnh của Thủy Tinh.

Tất cả cư dân của nước Văn Lang lúc bấy giờ đều chung sức và chung lòng ra tay để giúp đỡ cho Sơn Tinh. Hơn nữa thần trống đồng thiêng liêng cũng hiện về để giục giã, cổ vũ cho mọi người ra trận mà tiêu diệt đám thủy quái hung bạo kia, đồng thời chống cả lũ lụt dữ dội. Những người nào khỏe mạnh thì đi đào đất để đắp thành đê. Chính vì thế mà ra đời những con đê dùng để chống lụt hiện nay của người Việt ta. Những đoạn đê dựng lên ngày càng cao hơn, chắc hơn, ngăn chia rồi chặn đứng được tất cả sự phá phách khủng khiếp của lũ lụt.

Đối mặt với tình cảnh này, Sơn Tinh không hề có chút nao núng nào cả, chàng liền dùng phép của mình để bốc những quả đồi, rồi dời đi những dãy núi để mà tạo thành bức tường vững chắc ngăn chặn dòng nước lũ của đối thủ. Dòng nước lũ của Thủy Tinh dâng cao bao nhiêu thì những dãy núi của Sơn Tinh lại mọc cao lên bằng ấy. Đội quân của Sơn Tinh bê những hòn đá lớn, nhỏ ném tới tấp vào đám quân của Thủy Tinh ở dưới nước khiến chúng chết vô số kể. Xác cá, xác thuồng luồng, xác ba ba cứ nổi đầy kín cả mặt nước.

Thủy Tinh cứ dâng nước lên một trào, Sơn Tinh lại nâng núi, nâng đất đá cao lên một vì. Khi Thủy Tinh lại dâng nước lên hai đợt thì Sơn Tinh lại tiếp tục mà dựng núi của mình lên hai vì. Vào đợt thứ ba thì Thủy Tinh liền xô nước tới, Sơn Tinh nhanh chóng nâng núi của mình lên đến ba vì. Cũng chính vì trận chiến này mà núi Tản Viên xưa còn được gọi với cái tên Ba Vì.

Cả hai bên đã đánh nhau kéo dài tới mấy tháng ròng. Nhưng sau cùng bởi vì đuối sức nên Thủy Tinh phải cho quân rút trở về. Kể từ ngày đó thì chàng Sơn Tinh và nàng Mỵ Nương cũng được sống bên nhau vui vẻ, hạnh phúc.

Tuy nhiên thì ân oán của Sơn Tinh cùng Thủy Tinh lại càng ngày càng nặng, hận thù cũng càng ngày càng sâu hơn. Mỗi năm vào tầm tháng 7 theo Âm lịch thì Thủy Tinh lại nghĩ tới ân oán khi xưa, lập tức đem dâng nước kéo tới đánh nhau cùng Sơn Tinh. Tuy vậy nhưng mỗi lần như vậy thì Thủy Tinh đều nhận lấy thất bại rồi phải kéo quân ra về.

Thohay.vn Tặng Bạn 🍒 Chú Vịt Tốt Bụng 🍒 Nội Dung Truyện, Hình Ảnh, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Tóm Tắt Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

☛ Tóm Tắt Sơn Tinh Thủy Tinh Ngắn – Mẫu 1

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần ngang tài ngang sức. Một người là Sơn Tinh – chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh – chúa vùng nước thẳm. 

Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”. Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. 

Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

☛ Tóm Tắt Sơn Tinh Thủy Tinh Tiêu Biểu – Mẫu 2

Hùng Vương thứ mười tám có có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương. Vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn, một người là Sơn Tinh – chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh – chúa miền biển. 

Cả hai đều tài giỏi nên vua không biết chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước, rước được Mị Nương về. 

Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Đánh ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thua trận.

☛ Tóm Tắt Sơn Tinh Thủy Tinh Sơ lược – Mẫu 3

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng. Mị Nương càng lớn càng đẹp. 

Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. 

Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ. Cuối cùng, vua yêu cầu cả hai chuẩn sính lễ, ai mang đến trước sẽ được cưới Mị Nương. 

Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. Gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ”. Sáng hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến, lấy được Mị Nương. Còn Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Hai bên giao chiến suốt mấy tháng, cuối cùng Thủy Tinh thua trận.

☛ Bản Tóm Tắt Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 4

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa tình nết hiền dịu. Nhà vua hết mực thương yêu nàng và muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là chúa vùng non cao, người ta gọi chàng là Sơn Tinh. 

Một người là vua vùng nước thẳm, người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Vua Hùng đưa ra điều kiện ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ, lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước được rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. 

Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Tranh Minh Họa + Hình Ảnh Truyền Thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

Vua Hùng và sơn tinh thủy tinh
Vua Hùng và sơn tinh thủy tinh
Sơn tinh thủy tinh
Sơn tinh thủy tinh

Giáo Án Kể Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6

Giáo Án Kể Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức, kĩ năng:


  – Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp đoạn văn câu tư trong truyện
  – Trả lời được các câu hỏi của trong câu chuyện 
  – Hiểu nội dung câu chuyện nói gì hàm ý ra sao 

2.Phát triển năng lực và phẩm chất:

  – Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học:
     + phát triển vốn từ chỉ người,
     + chỉ vật;
     + kỹ năng đặt câu.
  – Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  – GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học
– GV treo tranh lên bảng.
  – GV giới thiệu bài rồi ghi tên bài lên bảng.
  – HS mở SGK chuẩn bị học bài.
  – HS: Vở bài tập

III Tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

* Ổn định: Cho trẻ hát bài: Đừng đi, đằng kia có mưa
Trò chuyện với trẻ:

+ Trong cơn mưa thường xảy ra hiện tượng gì?
Cô cho trẻ quan sát slide hiện tượng mưa to sấm chớp ầm ầm

+ Mưa nhiều gây hiện tượng gì?
 Để giải thích cho hiện tượng mưa to, gây lũ lụt trên người xưa có một câu truyện truyền thuyết rất hay cô mời chúng mình cùng nghe.

*Nội dung trọng tâm:

– Cô kể lần 1:
– Kể lần 2:

Đàm thoại, trích dẫn, giảng từ khó

+Các con có biết đây là câu chuyện gì không?
+Trong truyện có những nhân vật nào?
+Vua Hùng muốn chọn chàng rể như thế nào?
– Giảng từ khó: Vừa là người đứng đầu cao nhất của một nước từ thời xa xưa. Rùng rợn: là cảnh tượng sợ hãi.

+Trong lúc nhà vua thất vọng thì ai đến cầu hôn Mị Nương?
+ Sơn Tinh có tài gì?
+ Thủy Tinh có tài gì?
+ Hai người đều giỏi nhà vua đã phán điều gì?
+ Ai là người đến trước? Sơn Tinh mang những lễ vật gì?
+ Thủy Tinh đến sau có lấy được Mị Nương không?
+ Chuyện gì xảy ra khi Thủy Tinh không lấy được Mị Nương?
+ Câu chuyện giải thích hiện tượng tự nhiên gì? Vào dịp nào trong năm?
+ Trong câu chuyện này con thích nhân vật nào nhất? vì sao?

Giáo dục trẻ phải luôn biết khiêm tốn, bình tĩnh và dũng cảm như chàng Sơn Tinh.
Giáo dục trẻ biết ích lợi của các nguồn nước và tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, và giáo dục trẻ không lên chơi và nghịch dưới nước
Cho trẻ đọc thơ: Mưa rơi
Dạy trẻ kể lại chuyện: Cho trẻ kể nối tiếp câu chuyện

Đóng kịch:

– Cho trẻ chọn vai nhân vai nhân vật mình yêu thích
– Cô làm người dẫn chuyện, cho trẻ đóng kịch
– Đổi vai cho trẻ đóng

*Kết thúc:

Cô hỏi trẻ: các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? Cho trẻ hát và vận động bài: Cho tôi đi làm mưa với

Thohay.vn Chia Sẽ 😎 Ăn Khế Trả Vàng 😎 Nội Dung Truyện Cổ Tích, Ý Nghĩa, Giáo Án

Viết một bình luận