Truyện Ngụ Ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng, Nội Dung, Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Phân Tích, Soạn Bài, Giáo Án Chi Tiết. Chia Sẻ Bạn Đọc Về Tóm Tắt, Bố Cục, Đọc Hiểu, Giá Trị Tác Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng trong văn học dân gian Việt Nam. Câu chuyện kể về một con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, nơi mà nó tự cho mình là chúa tể vì không biết gì về thế giới bên ngoài. Mỗi khi ếch kêu, âm thanh vang vọng trong giếng khiến các loài vật nhỏ bé xung quanh phải sợ hãi và tôn sùng nó.
Một ngày nọ, mưa lớn làm nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ra ngoài. Khi ra khỏi giếng, ếch vẫn giữ thói quen cũ, nghênh ngang đi lại mà không để ý đến xung quanh. Cuối cùng, nó bị một con trâu đi qua giẫm chết vì không nhìn thấy.
Câu chuyện mang lại 2 bài học quý giá:
- Phê phán sự kiêu ngạo và hiểu biết hạn hẹp: Ếch tự cho mình là trung tâm của vũ trụ vì chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của thế giới.
- Khuyến khích mở rộng tầm nhìn và học hỏi: Chúng ta cần phải luôn học hỏi và mở rộng kiến thức để không bị hạn chế bởi những hiểu biết cũ kỹ và phiến diện
Nội Dung Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng
Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ của chú ếch, truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. Cùng Thohay.vn đọc nội dung truyện Ếch ngồi đáy giếng sau đây.
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ộp ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Khám phá thêm bài 🔻 Đẽo Cày Giữa Đường 🔻 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Tóm Tắt Truyện Ngụ Ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng
Tiếp theo là bản tóm tắt truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng ngắn gọn.
Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi. Nó đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết.
Về Tác Giả Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng
Tìm hiểu một số thông tin về tác giả truyện Ếch ngồi đáy giếng.
- Trang Từ (khoảng năm 369 – 286 trước Công nguyên) là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc.
- Ông cũng là một nhà văn tài hoa xuất chúng. Sách của Người viết ra, chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác, cũng được tuyệt đại đa số trí thức ưa chuộng.
- Cuốn sách Trang Tử (tên gọi khác: Nam Hoa kinh) của ông vừa chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác, và đậm chất văn chương với nhiều mẩu chuyện sinh động, mang tính ngụ ngôn sâu sắc.
Đón đọc thêm về 🌻Chuyện Cơm Hến🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật
Xuất Xứ Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng
Xuất xứ truyện Ếch ngồi đáy giếng cụ thể như sau:
- Truyện Ếch ngồi đáy giếng được trích trong thiên Thu thuỷ (thiên thứ 17) của sách Trang Tử.
- Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngụ ngôn, phê phán thói chủ quan, kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, hạn hẹp nhưng lại luôn tự cho bản thân mình là tài giỏi, coi thường những người xung quanh.
Ý Nghĩa Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng
Có thể bạn sẽ cần đến ý nghĩa truyện Ếch ngồi đáy giếng.
Qua câu chuyện về chú ếch thiếu hiểu biết về cuộc sống nhưng luôn dương dương tự đắc, ông cha ta gửi gắm nhiều bài học quan trọng về cách ứng xử cũng như cách nhìn nhận, đánh giá mọi việc trong cuộc sống.
Truyện đưa ra lời khuyên bổ ích cho mọi người, nếu muốn giỏi, muốn tiến bộ thì không thể ngồi mãi mới đáy giếng bé nhỏ mà phải vươn ra ngoài thế giới, không ngừng tích lũy tri thức, trau dồi năng lực của bản thân. Mỗi người phải ý thức được giới hạn, điểm yếu của mình và đưa ra những phương pháp vượt qua những giới hạn đó.
Xem thêm về phân tích 💌 Tháng Giêng, Mơ Về Trăng Non Rét Ngọt 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Bố Cục Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng
Bố cục truyện Ếch ngồi đáy giếng được chia làm 2 phần chính:
- Phần 1: Từ đầu đến “một vị chúa tể”. Ếch khi còn ở trong giếng.
- Phần 2: Còn lại. Ếch khi ra ngoài giếng.
Đọc Hiểu Câu Chuyện Ếch Ngồi Đáy Giếng
Mời bạn xem thêm nội dung đọc hiểu câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng.
1. Ếch khi ở trong giếng
Hoàn cảnh:
+ Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.
+ Hàng ngày, Ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” khiến các con vật kia rất sợ.
→ Không gian chật hẹp. Cuộc sống đơn giản, trì trệ.
→ Ếch tự thấy mình oai như một vị chúa tể; bầu trời chỉ bằng cái vung. Ếch hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo.
→ Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
2. Ếch khi ra khỏi giếng
Không gian mở rộng
+ Ếch có thể “đi lại khắp nơi”.
+ Nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
→ Ếch bị một con trâu giẫm bẹp.
→ Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.
3. Bài học và ý nghĩa
Bài học rút ra:
+ Dù hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.
Ý nghĩa:
+ Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹn mà lại huênh hoang.
Chia sẻ cho bạn đọc ⚡ Thu Sang [Đỗ Trọng Khơi] ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Giá Trị Tác Phẩm Ếch Ngồi Đáy Giếng
Ngay sau đây là những giá trị tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng.
Giá trị nội dung
- Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng phê phán những kẻ thiếu hiểu biết lại huênh hoang, tự đắc.
- Bài học cho chúng ta phải biết cố gắng trau dồi hiểu biết, khiêm tốn, không được chủ quan kiêu ngạo.
Giá trị nghệ thuật
- Truyện kể hết sức ngắn gọn, cô đọng, súc tích dường như không có bất cứ một chi tiết thừa nào trong tác phẩm.
- Tình tiết và mạch truyện logic, chặt chẽ.
- Bên cạnh đó nhân vật ngụ ngôn được nhân hóa cùng với tình huống truyện phù hợp với chủ đề truyện đã tạo nên thành công cho văn bản.
Soạn Bài Ếch Ngồi Đáy Giếng
Chia sẻ bạn đọc gợi ý soạn bài Ếch ngồi đáy giếng.
👉Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ếch tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung và nó oai như chúa tể vì nó sống ở đáy giếng lâu ngày, nhìn bên ngoài bằng cái miệng giếng bé nhỏ. Khi kêu, giếng nhỏ vang âm, các con vật bé nhỏ xung quanh sợ hãi.
👉Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Con ếch bị trâu giẫm bẹp vì quá huênh hoang, kiêu ngạo, kém hiểu biết, không biết thế giới xung quanh rộng lớn.
👉Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bài học:
– Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết.
– Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.
– Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.
– Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn. Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.
→ Ý nghĩa: Phê phán kẻ kiêu ngạo, huênh hoang. Khuyên bảo, nhắc nhở con người luôn cần mở rộng hiểu biết với thế giới.
Xem bài viết đầy đủ 🍀 Con Chim Chiền Chiện [Huy Cận] 🍀 Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích
Giáo Án Ếch Ngồi Đáy Giếng
Đừng bỏ lỡ nội dung giáo án Ếch ngồi đáy giếng sau đây nhé.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
– Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
– Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
– Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
2. Kĩ năng
– Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
– Kể lại được truyện.
3. Thái độ
– Tự xác định và có thái độ đúng tìm hiểu nhân vật ngụ ngôn.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra
Kể tóm tắt một truyện cổ tích đã học mà em thích nhất? Nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới
Bên cạnh các thể loại truyền thuyết ,cổ tích đẫ học ,trong ko tàng truyện dân gian còn có thể loại truyện ngụ ngôn…Đó là truyện “ Ếch ngồi đáy giếng”.Vậy truyện này ntn chúng ta cùng nhau tìm hiểu …
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích – GV đọc mẫu – Gọi HS đọc – Đọc chú thích* – Em hiểu thế nào truyện ngụ ngôn? – So sánh truyện cổ tích với truyện ngụ ngôn? – Giải nghĩa từ: chúa tể, nhâng nháo? | I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: Đọc rõ ràng, chú ý lời kể. 2. Chú thích a. Truyện ngụ ngôn: – Là truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi. – Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo truyện con người. – Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. b. Từ khó : – Giải nghĩa từ (SGK) |
Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản. – Truyên thuộc kiểu văn bản nào? – Truyên có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? – Câu văn nào vừa giới thiệu nhân vật, vừa giới thiệu không gian ếch sống? – Giếng là một không gian như thế nào? – Khi ở trong giếng, cuộc sống của ếch như thế nào? – Em có nhận xét gì về cuộc sống đó? – Trong cuộc sống ấy, ếch ta tự cảm thấy mình như thế nào? – Điều đó cho em thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch? – Kể về ếch với những nét tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng NT gì? – Em thấy cách kể về cuộc sống của ếch trong giếng gợi cho ta liên ttưởng tới một môi trường sống như thế nào? – Với môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta có thái độ như thế nào? – Nêu sự việc tiếp theo của câu chuyện? – Ếch ta ra khỏi giếng bằng cách nào?( Tích hợp : Liên hệ về sự thay đổi môi trường) – Cái cách ra ngoài ấy thuộc về ý muốn chủ quan hay khách quan? – Không gian ngoài giếng có gì khác với không gian trong giếng? – Ếch có thích nghi được với sự thay đổi đó không? – Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều đó? – Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với ếch? – Theo em, vì sao ếch lại bị giẫm bẹp? * GV: Cứ tưởng mình oai như trong giếng, coi thường mọi thứ xung quanh; do sống lâu trong môi trường chật hẹp, không có kiến thức về thế giới rộng lớn. – Mượn sự việc này, dân gian muốn khuyên con người điều gì? – Theo em, truyện ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán điều gì?, khuyên răn điều gì? | II.Đọc hiểu văn bản : 1 .Kiểu văn bản: Tự sự: 2. Bố cục : 2 phần – Phần 1 : Từ đầu → vị chú tể : Ếch khi ở trong giếng – Phần 2 : Còn lại : Ếch khi ra khỏi giếng. 3- Phân tícha. Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng – Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. – Không gian: nhỏ bé, chật hẹp, không thay đổi. – Cuộc sống: xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc nhỏ… Hằng ngày…khiếp sợ.→ Cuộc sống chật hẹp, trì trệ, đơn giản. – Trong cuộc sống ấy, ếch ta oai như một vị chúa tể, coi bầu trời chỉ bằng cái vung. → Hiểu biết nông cạn lại huyênh hoang → Nghệ thuật nhân hoá- Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất mình. b. Ếch ra khỏi giếng – Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài. – Không gian mở rộng với bầu trời khiến ếch ta có thể đi lại khắp nơi. – Ếch nhâng nháo nhìn bầu trời, chả thèm để ý xung quanh. – Kết cục: Bị một con trâu di qua giẫm bẹp.→ Nhân dân ta muốn khuyên con người: không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại. * Ý nghĩa – Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang. – Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.( Thùng rỗng kêu to, rốt hay khoe chữ). |
Hoạt động 3: Tổng kết – Nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện? – Nội dung truyện? HS đọc ghi nhớ sgk | III- Tổng kết 1. Nghệ thuật Ngắn gọn, mượn chuyện loài vật để nói điều khuyên răn bổ ích đối với con người. 2. Nội dung – “Ếch ngồi đáy giếng”, “coi trời bằng vung”. * Ghi nhớ (sgk) |
Hoạt động 4: Luyện tập – Tìm hai câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa? | IV. Luyện tập – Ếch cứ tưởng … chúa tể. – Chả thèm … bẹp dí. ( GV liên hệ hành vi ứng xử trong cuộc sống) |
4. Củng cố, luyện tập
– Học bài, kể lại truyện.
– Em thấy những câu thành ngữ nào gần gũi với truyện này?
5. Hướng dẫn học ở nhà
– Soạn bài : Thầy bói xem voi.
Ngoài phân tích truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, xem thêm tác phẩm 🔻 Lời Của Cây 🔻 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích
Hình Ảnh Ếch Ngồi Đáy Giếng
Tổng hợp cho bạn đọc những hình ảnh Ếch ngồi đáy giếng.
4 Mẫu Phân Tích Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng Hay Nhất
Mỗi bài văn mẫu bên dưới đều phân tích truyện từ một khía cạnh riêng biệt, giúp người đọc có cái nhìn đa chiều về truyện ngụ ngôn này và áp dụng những bài học vào cuộc sống của mình. Chúc bạn có những phút giây suy ngẫm bổ ích!
Phân tích truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” mang một thông điệp sâu sắc về tầm nhìn và thái độ sống. Trong truyện, ếch sống ở đáy giếng và luôn cho rằng không gì lớn hơn cái giếng của mình. Khi được một con cò đưa ra ngoài, ếch mới nhận ra rằng thế giới rộng lớn hơn nhiều so với cái giếng nhỏ bé nơi nó sống.
Phân tích nhân vật ếch, chúng ta thấy rằng ếch có một tầm nhìn hạn hẹp, chỉ giới hạn trong không gian nhỏ của giếng nước. Ếch tự hào và kiêu ngạo về cái giếng của mình, không biết rằng có một thế giới bên ngoài rộng lớn và phong phú. Khi ếch được đưa ra khỏi giếng, nó không thể tin vào những gì mình thấy và vẫn giữ thái độ kiêu căng, không chịu học hỏi hay thay đổi quan điểm.
Bài học từ truyện này là không nên tự mãn và hài lòng với những gì mình biết. Chúng ta cần phải có tầm nhìn xa hơn và luôn sẵn lòng học hỏi từ thế giới xung quanh. Điều này giúp chúng ta tránh được thái độ “ếch ngồi đáy giếng”, tức là chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của thực tế và cho rằng mình đã biết hết mọi thứ.
Truyện cũng phê phán những người có kiến thức hạn hẹp nhưng lại tự cao tự đại, không chịu mở lòng mình để tiếp thu những điều mới mẻ và lớn lao hơn. Đây là một lời nhắc nhở về việc luôn giữ tinh thần khiêm tốn và không ngừng học hỏi, không chỉ trong kiến thức mà còn trong cách sống và nhìn nhận thế giới.
Phân tích truyện ếch ngồi đáy giếng ngắn gọn
Trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, nhân vật chính là con ếch đã được sử dụng để phản ánh một thái độ sống hạn hẹp và thiển cận. Ếch sống trong một cái giếng nhỏ và luôn cho rằng không có gì lớn hơn cái giếng của mình.
Điều này tượng trưng cho những con người tự hạn chế bản thân trong một không gian quen thuộc, không dám mở lòng mình để tiếp nhận những điều mới mẻ và rộng lớn hơn. Khi được cò đưa ra ngoài, ếch mới nhận ra rằng thế giới bên ngoài rộng lớn và phong phú hơn nhiều so với cái giếng của mình.
Bài học từ nhân vật ếch là chúng ta không nên tự mãn và hài lòng với những gì mình biết, mà nên có tầm nhìn xa hơn và luôn sẵn lòng học hỏi từ thế giới xung quanh.
Cảm nghĩ về truyện ếch ngồi đáy giếng
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” mang đến một thông điệp mạnh mẽ về việc mở rộng tầm nhìn và không ngừng học hỏi.
Thông qua hình ảnh con ếch tự tin và kiêu ngạo với cái giếng nhỏ của mình, truyện muốn nhấn mạnh rằng sự tự mãn có thể khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội để phát triển và tiếp thu kiến thức mới.
Truyện khuyến khích chúng ta phải luôn giữ tinh thần khiêm tốn và không ngừng học hỏi, không chỉ trong kiến thức mà còn trong cách sống và nhìn nhận thế giới.
Phân tích đánh giá truyện ếch ngồi đáy giếng
Trong cuộc sống hiện đại, truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” vẫn giữ nguyên giá trị của mình. Nó như một lời cảnh tỉnh cho những ai chỉ chăm chăm vào thế giới ảo của mình mà quên mất rằng thực tế xung quanh luôn đa dạng và phức tạp.
Truyện thúc giục chúng ta phải liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng để không bị tụt hậu so với xã hội. Đồng thời, nó cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc có một cái nhìn toàn diện và không bị giới hạn bởi những rào cản tự đặt ra.