Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát [Nội Dung + Giá Trị + Cảm Nhận]

Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát ❤️️ Nội Dung, Giá Trị, Cảm Nhận ✅  Chia Sẻ Bạn Đọc Về Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh, Bố Cục, Đọc Hiểu.

Nội Dung Tác Phẩm Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát của tác giả Y Phương cho thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Cùng đọc nội dung tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát.

Nhiều người nói với tôi, đã đi khắp trên đất nước ta, không đâu có giống mác lịch hạt dẻ ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh. Cái đó thì … vưỡn. Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì. Vậy là vì sao?

Hạt dẻ Trùng Khánh nếu mang đi nơi khác trồng, sẽ cho mùi vị hoàn toàn khác lạ. Màu sắc cũng dại hơn. To nhỏ cũng khác. Nghĩa là nó phụ thuộc vào thổ nhưỡng và người trồng. Đất nào thì vật ấy. Đất nào thì người ấy.

Hạt dẻ Trùng Khánh thông thường mang hình tròn đều. Nhưng thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó, dị dạng. Hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Vào cữ cuối tháng Tám âm lịch, hạt dẻ bắt đầu chín. Khi chín, vỏ của nó lên màu hỗn hợp, giữa nâu với tía.

Bọn trẻ nhà tôi bảo: Đó là biến thể sẫm của màu đỏ, chưa bị bão hòa. Khi hạt dẻ còn tươi, thịt của nó rắn chắc, giòn tan, vị ngọt thanh và có màu vàng hoàng yến. Ngày nay, thứ quả đặc sản có một không hai ấy không chỉ thấy bày bán ở phố huyện Co Xàu. Thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh tràn lan ra khắp cả nước. Thậm chí, sang Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) cũng có hạt dẻ Trùng Khánh bày bán.

Tất nhiên đó là hạt dẻ do họ trồng nhưng mượn danh Trùng Khánh. Người bên đó làm hàng nhái rất giỏi. Nhưng nhìn kỹ thì biết. Hạt dẻ to, tròn, mỏng vỏ, bóng bẩy và rốn không hề có lông tơ. Khi luộc chín, không có mùi thơm. Nhưng thịt nó rất ngọt. Ngọt như trộn với đường.

Điều dễ nhận biết nhất là hạt dẻ nhái có bán quanh năm. Mùa nào cũng có. Hạt dẻ ấy mang đi bao xa, đi bao lâu cũng không bao giờ sợ bị thâm thối. Còn hạt dẻ Trùng Khánh xịn, vỏ cứng, dày và có nhiều lông măng. Nếu đem luộc, hấp hoặc mang vào lò nướng chín, bạn sẽ thấy có hương thơm tự nhiên. Ngọt bùi tự nhiên. Chỉ cần ngậm một lúc, tự nó mềm ra như bột bánh khảo. Nó từ từ chín một lần nữa trong miệng.

Hãy nhớ một điều, hạt dẻ Trùng Khánh chỉ xuất hiện vào mùa thu. Mùa đẹp nhất trong năm. Cứ vào giữa thu là hạt dẻ xù lông rụng rốn. Lượm về phải chế biến ngay, đừng để lâu. Nếu để lâu, hạt dẻ bị thâm thối, bốc mùi người không đứng gần được. Vì hạt dẻ chứa hàm lượng đạm rất cao. Đạm càng cao, khi bị hư càng nặng mùi.

Tôi được biết đã có khá nhiều đàn ông, sắp bước vào tuổi xưa nay hiếm, thường bị trục trặc về khoản sinh hoạt vợ chồng. Họ lấy kinh nghiệm từ người làng tôi. Các vị hầm hạt dẻ với tắc kè núi, hoặc chim sẻ đồng. Ăn tháng đôi lần, tình trạng vui vẻ cải thiện một cách rõ rệt. Bảy tám mươi, mà các cụ còn chúm môi huýt sáo. Nếu là đàn bà, hãy tích cực ăn hạt dẻ ninh với chân giò, hoặc với thịt gà thiến. Bạn sẽ có một làn da trắng mịn. Và đặc biệt tốt cho người nuôi con nhỏ, đang thời kỳ bú sữa mẹ. Ăn hạt dẻ liền một tuần, hai quả hồng đào cứ vống ngược lên như lần đầu biết bói.

Nếu không nhầm và chẳng hề thiên vị, cốm trộn hạt dẻ là một phát minh mới của người anh rể tôi. Hạt dẻ luộc chín, mang vào cối giã mịn. Cốm vừa làm xong hãy còn ấm nóng. Mang hai thứ ấy trộn lẫn với nhau. Để một lúc, chờ cho cốm ngấm hương hạt dẻ. Nhón mấy hạt thả vào miệng, chiêu thêm ngụm nước trà gừng. Bạn sẽ thấy cốm có thêm vị cay vừa phải.

Cốm cộng hạt dẻ đang đảo qua đảo lại trên lưỡi bạn. Đảo tới đâu thơm đến đó. Nếu đổ cốm trộn hạt dẻ vào khuôn ép, mấy tiếng sau sẽ cho một thứ bánh dẻo mềm như kẹo gôm. Ăn đến no mà chẳng sợ bị đầy bụng. Không lâu sau, người làng tôi học lỏm được cách làm này. Họ đã nhanh chóng phổ biến rộng rãi cho cả mường cả tổng.

Cốm trộn hạt dẻ trở thành món ăn đặc sản, sang trọng. Khi trong nhà có khách, ông chủ bày cốm hạt dẻ mời trà. Còn con rể thì dâng cốm hạt dẻ lễ bố mẹ vợ nhân ngày tết thưởng trăng. Học trò mang cốm hạt dẻ biếu thầy cô. Tóm lại, cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân.

Bạn hãy đến Trùng Khánh vào những ngày trời trong mây cao. Khói đốt đồng đâm thẳng lên trời như cây sào. Không gian tứ bề yên ắng tĩnh mịch. Bạn sẽ được nghe hạt dẻ hát. Những cánh rừng dẻ râm ran đang vào vụ. Ban ngày thì dẻ lao xao, rì rào, tí tách rơi theo nhịp.

Hạt dẻ rơi rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên. Lũ gà rừng đang đi hôi của, bỗng chúng gật đầu bảo nhau dừng lại. Một chân đứng làm trụ, còn một chân khều hạt. Chúng lấy mỏ mổ tọoc tọoc liên tiếp lên thân hạt dẻ. Một phát trúng, mười một phát trượt. Bởi vỏ hạt dẻ vừa dày vừa cứng. Chúng ngửa cổ gáy a rối nó!

Làm sự sống trên đời sao mà khó thế. Mổ mãi mổ mãi mà không được hạt nào. Còn lá rừng thì bật lên tiếng cười hu hú ha há về sự ngây thơ, ngốc nghếch của giống vật hai chân đi như người. Đêm đến, lũ chồn hương đi rình trăng. Chúng trèo lên cây định hái, nhưng dẻ có gai. Nên chúng rụt tay lại và chỉ hít lấy hít để hương dẻ cho đỡ thèm.

Theo thiển nghĩ của tôi, các quan chức ngành văn hóa du lịch địa phương, nên xem xét vùng rừng dẻ Trùng Khánh. Để biến nó trở thành một điểm tham quan thú vị. Rừng dẻ sẽ nằm trong tổng thể khu du lịch. Bắt đầu từ thác Bản Giốc, lên động Ngườm Ngao, qua Làng Tày Khuổi Ki. Sau đó tản ra rừng hạt dẻ. Đó là điểm du lịch mang màu sắc hương vị của tình yêu.

Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kỳ lãng mạn. Bạn trẻ đi với bạn trẻ. Bạn già đi với bạn già. Dưới bầu trời xanh, là tán rừng dẻ xanh. Dưới tán rừng dẻ xanh là mặt đất nhẵn và sạch làu làu. Người ngồi lên nhau, chẳng cần tháo dép. Chân gác lên chân. Mông kê lên đùi. Mắt nhìn thẳng vào mắt. Tai áp thẳng vào ngực mà nghe tim đập.

Lá thu dẻ thì mặc kệ lá dẻ vàng. Rừng dẻ khe khẽ hát như rang bởi đây đang là mùa lá nỏ. Ta ngồi đây để có được phút lặng yên. Hít vào thật sâu. Thở ra thật êm. Cặp mắt nhắm nghiền. Nỗi khát khao chờ nhau yêu nhau bao lâu nay em ơi. Này anh chị kia cứ thả lỏng cho hương rừng dẻ tự nhiên bò trên da thịt. Anh chị cứ ôm chặt lấy nhau mà hòa tan mỏi mệt. Ta yêu nhau trong rừng để tự thưởng cho đời mình. Cuộc sống này thật là đáng sống.

Và tôi cũng xin mách bạn một điều, chớ có dại mà bước sâu vào khoảng sáng. Bởi nơi đó là cái rốn của rừng. Vì thỏa mãn trí tò mò, đã có khá nhiều đôi bị hồn hoa dẻ rủ rê. Vào đến giữa rừng thì tình yêu bị rối trí. Đi mãi. Đi miết theo hồn hoa mà không nhớ lối về. Khi nhận ra thì chiều lừ lừ sụp xuống. Nắng chiều quê tôi sánh vàng như mật bủa lấy rừng vàng. Đấy là thời khắc ve ran như thác réo. Còn lá rừng thiêm thiếp ngủ. Lần lượt người lên gót giầy ra cửa rừng.

Ở rừng dẻ dù ngày không nắng, bạn cũng thấy bóng mình dài ra trên đất. Bóng trườn đi như vắt. Bóng bắc qua sườn đồi. Bóng vắt đến khe nước trong. Đi ngược theo khe nước trong, bạn nghĩ rằng mình đã tới nơi trăng mọc. Trăng mọc từ một túp lều rơm ở đó có một mẹ già. Mẹ đang ngồi nướng hạt dẻ. Nướng hạt nào chín tới, mẹ liền bóc cho thỏ và chồn hương ăn. Thỏ với chồn hương ăn bao nhiêu cho đủ. Mẹ cười. Mẹ bảo, tao nướng nỗi buồn đấy chứ. Nỗi buồn nẫu quá rồi, mà sao tao chưa thấy chết. Mẹ chết làm sao được, trên đầu mẹ có cả một rừng dẻ đang độ ngọt bùi…

Người quê tôi người sống lâu. Thường cứ phải ngoài tám mươi, thậm chí chín mươi. Người sống lâu, một phần nhờ vào môi trường sinh thái của rừng cây dẻ. Nhìn vẻ ngoài thì cây khô khốc. Vỏ nứt toác. Nhưng thịt cây vàng tươi, săn chắc. Chặt xuống một năm ròng, mà lá vẫn mọc. Ai nói qua tai, đấy là sự tương quan môi sinh tới con người.

Ở những vùng núi cao, không khí trong lành. Sống một đời người hồn nhiên như cây cỏ. Người miền núi sống không tính toán bon chen, không thù hận ai, không si mê tiền bạc chức tước. Lòng người như lòng suối, cứ trong veo xanh ngắt hết đời. Đó là một cuộc sống sạch, một đời sống đẹp. Người quê tôi hiền hòa như mây nước. Người quanh năm cấy cày mà thơm ngát như cỏ hoa. Cứ nhìn thấy mặt nhau là cười sung sướng.

Lý do hạt dẻ Trùng Khánh ngọt thơm bởi tay người trồng và bón chăm.

Có thể bạn sẽ quan tâm tác phẩm 🌼 Em Bé Thông Minh 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Tóm Tắt Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Chia sẻ cho bạn đọc bản tóm tắt Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát.

Hạt dẻ bắt đầu chín vào cữ cuối tháng Tám âm lịch. Khi chín vỏ hạt dẻ lên màu hỗn hợp nâu, tía. Khi hạt dẻ còn tươi, thịt của nó rắn chắc, giòn tan. Thông thường, hạt dẻ Trùng Khánh tròn đều, thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó. Hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có vào mùa thu.

Tác giả cảm thấy khu rừng hạt dẻ thật tuyệt vời và muốn nó được trở thành điểm tham quan. Hạt dẻ Trùng Khánh ngọt thơm bởi bàn tay người trồng, chăm bón – những con người sống hồn nhiên, không tính toán.

Về Tác Giả Y Phương

Cùng xem một số thông tin về tác giả Y Phương.

  • Y Phương(1948- 2022)
  • Quê quán: Cao Bằng
  • Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng.
  • Phong cách nghệ thuật: tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phong khoáng in đậm bản sắc quê hương ông
  • Tác phẩm chính: Người núi Hoa(1982), Tết tháng giêng(1986), Đàn Then(1996)….

Khám phá thêm🌱 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Phẩm Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Về tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát, tác phẩm này thuộc thể loại tản văn. Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Tác Phẩm Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Khám phá xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát.

  • Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát được trích trong Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm
  • Tác phẩm “Mùa thu Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” là tình cảm say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên không chỉ của tác giả mà còn của cả tất cả những con người vùng cao nói chung.

Khám phá thêm 🌼 Ông Một [Vũ Hùng] 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Ý Nghĩa Nhan Đề Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Sau đây là ý nghĩa nhan đề Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát.

Với nhan đề “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát”, tác giả bày tỏ tình cảm trân trọng, yêu mến với hạt dẻ Trùng Khánh. Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một, không ở đâu bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh ngọt thơm bởi bàn tay người trồng, chăm bón – những người sống chân chất, hồn nhiên, không tính toán, bon chen.

Bố Cục Văn Bản Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Bố cục văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát gồm 3 phần như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “cũng có hạt dẻ Trùng Khánh bày bán”: Giới thiệu về hạt dẻ Trùng Khánh
  • Phần 2: Tiếp đến “rừng dẻ đang độ ngọt bùi”: Tình cảm yêu mến của tác giả dành cho hạt dẻ Trùng Khánh và khu rừng hạt dẻ.
  • Phần 3: Còn lại: Hạt dẻ Trùng Khánh được trồng bởi bàn tay của những con người miền núi sống hồn nhiên, chân chất.

Xem bài viết đầy đủ 🌱 Con Hổ Có Nghĩa 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Nhất định đừng bỏ qua nội dung đọc hiểu tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát bên dưới.

1. Hạt dẻ và rừng hạt dẻ Trùng Khánh

a. Đặc điểm của hạt dẻ Trùng Khánh:

  • Giống hạt dẻ Trùng Khánh là “số một La Mã”, không ở đâu bằng.
  • Thông thường, hạt dẻ Trùng Khánh “tròn đều”, thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó.
  • Hạt dẻ bắt đầu chín vào “cữ cuối tháng Tám âm lịch”.
  • Khi chín vỏ hạt dẻ lên “màu hỗn hợp” nâu, tía.
  • Khi hạt dẻ còn tươi, thịt của nó “rắn chắc”, “giòn tan”.
  • Phân biệt: “Hạt dẻ nhái” thì bán quanh năm còn hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có vào mùa thu.
  • Hạt dẻ nhái mang đi bao xa cũng không thối
  • Hạt dẻ Trùng Khánh sịn, vỏ cứng, dày, nhiều lông măng
  • Cốm trộn hạt dẻ trở thành món ăn đặc sản ở Trùng Khánh.

b. Khu rừng hạt dẻ Trùng Khánh:

Tác giả bày tỏ ý muốn:

  • Các quan chức ngành văn hóa du lịch địa phương nên xem xét để biến rừng hạt dẻ thành địa điểm tham quan.
  • Tác giả cảm thấy “tuyệt vời” khi đi lang thang trong khu rừng hạt dẻ

→ Tác giả phải là người yêu quê hương tha thiết, trân trọng món quà bình dị của quê hương mình: hạt dẻ Trùng Khánh

2. Hạt dẻ Trùng Khánh thơm ngon được trồng bởi bàn tay của những người miền núi

Người Trùng Khánh “sống lâu” một phần nhờ vào môi trường sinh thái của rừng dẻ, ở những vùng núi cao có
“không khí trong lành”

Người miền núi ở đây sống “hồn nhiên”, “không tính toán”, “không bon chen” , “không thù hận”, “không si
mê tiền bạc”, …

Và hạt dẻ Trùng Khánh thơm ngon được trồng bởi bàn tay của những con người chân chất, hồn nhiên ấy.

→ Tình cảm trân trọng mà tác giả dành cho những người trồng nên hạt dẻ Trùng Khánh.

Giá Trị Tác Phẩm Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Những giá trị tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát bao gồm:

Giá trị nội dung

  • Tác giả bày tỏ tình cảm trân trọng, yêu mến với hạt dẻ Trùng Khánh. Giống hạt dẻ của Trùng Khánh là số một, không nơi đâu bằng.
  • Hạt dẻ của Trùng Khánh ngọt thơm bởi bàn tay người trồng, chăm bón – đó là những con người sống hồn nhiên, chân chất, không tính toán, bon chen.

Giá trị nghệ thuật

  • Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về hạt dẻ Trùng Khánh
  • Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình

Có thể bạn sẽ quan tâm 💚 Ếch Ngồi Đáy Giếng 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Soạn Bài Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Tham khảo gợi ý soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát.

👉Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương. 

Trả lời: 

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương. 

– Nhiều người nói với tôi, đã đi khắp trên đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh. Cái đó thì…vưỡn. 

– Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhỉ. 

– Thật tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn. – Rừng dẻ khe khẽ hát như rang… Ta ngồi đây để có được phút lặng yên. 

👉Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả Y Phương?

Trả lời: 

Đọc văn bản, em cảm nhận được cái tôi của tác giả Y Phương nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng sâu sắc. Những cảm nhận của tác giả rất chính xác, giàu cảm xúc. 

👉Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chủ đề của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu mà em xác định như vậy ?

Trả lời: 

Chủ để của văn bản trên là quà tặng thiên nhiên, dựa vào nội dung của văn bản viết về hạt dẻ một món ăn đặc trưng vô cùng đặc biệt của Trùng Khánh. 

👉Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy chỉ ra một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản trên. 

Trả lời: 

Các đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản là: 

– Mang tính trữ tình cao vì những bài tản văn đều là những cảm nhận của tác giả, mượn lời nói ngôn từ để giãi bàu tâm tư, tình cảm, cảm xúc nên bao giờ tản văn cũng giàu chất trữ tình, cái tôi của tác giả. 

– Mang hướng phóng túng, tự do bởi tản văn luôn lấy cảm nhận, giãi bày của tác giả làm trung tâm. 

– Mang ngôn ngữ bóng bẩy, súc tích. Ngôn ngữ ở đây luôn được chú trọng, trong sáng, tươi mới và tự nhiên. Không cần quá chú trọng tình tiết, đời sống nhân vật hay tình cảm phải dạt dào, mãnh liệt như thơ mà nó là những gì tác giả thấy, nghe, cảm nhận nên cảm xúc, ngôn từ ở đây tươi tắn, trong sáng, tự nhiên. 

👉Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản trên. 

Trả lời: 

Văn bản mang nhiều cảm xúc của tác giả về một món ăn đặc sản của Trùng Khánh, một món ăn đặc trưng mang theo những kỉ niệm cùng cảm xúc của tác giả. Sau khi đọc xong văn bản, em không những có thêm kiến thức về món ăn nổi tiếng này mà còn trân trọng tình cảm của tác giả với những tạo vật thiên nhiên ban tặng. 

Đón đọc thêm về 🌻Chuyện Cơm Hến🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật

Giáo Án Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Ngay sau đây là nội dung giáo án Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát.

TIẾT…: VĂN BẢN 2. MÙA THU VỀ TRÙNG KHÁNH NGHE HẠT DẺ HÁT

___Y Phương ___

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tàn văn.

– Nhận biết được chủ đề của VB.

– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về tác giả Y Phương, hạt dẻ;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một đặc sản của vùng đất em đã biết.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ: Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất.

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ đến những câu thơ, hình ảnh hoa sen.

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS chia sẻ về cảm nhận, hiểu biết của mình.

👉Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời đúng.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi vùng đất là một đặc sản, một món quà tinh túy mà trời đất ban tặng, hợp với đất, với nước với con người nơi đó.

Nhắc đến Trùng Khánh – Cao Bằng là nhớ đến một đặc sản của mùa đông với hạt dẻ ấm nồng, thơm đượm ánh lửa hồng như tình cảm của người vùng cao gửi gắm đến muôn nơi. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương để hiểu hơn về sản vật của mảnh đất Cao Bằng.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trình bày theo nhóm:

+ Nhóm 1: Nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.

+ Nhóm 2: Trình bày phần tìm hiểu về địa danh Trùng Khánh.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước.

– Quê quán: Trùng Khánh – Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày.

– Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng.- Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng

2. Tác phẩm

– Trích Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm.

– Trùng Khánh: là một huyện nằm ở tỉnh Cao Bằng, nổi tiếng với sản vật hạt dẻ, được trồng ở nhiều xã.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nét độc đáo của văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV gọi 2-3 HS đọc văn bản và cả lớp theo dõi nội dung. Chú ý các cột theo dõi bên phải.

– GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ khó: chiêu, mường, quý nhân, hôi của, nỏ, vắt…

– GV yêu cầu HS:

+ Xác định thể loại văn bản. Em hãy nhắc lại khái niệm đặc điểm thể loại văn bản đã học trong phần tìm hiểu Tri thức ngữ văn.

+ Bố cục văn bản.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc đoạn văn từ đầu đến “ đãi quý nhân” và trả lời câu hỏi:

+ Tác giả đã khẳng định điều gì trong phần đầu đoạn văn?

+ Hạt dẻ Trùng Khánh được tác giả giới thiệu thông qua những đặc điểm nào? Tìm những hình ảnh, chi tiết cụ thể.

+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ quê hương.            

+ Tác giả đã giới thiệu cách thưởng thức hạt dẻ nào? Cách thưởng thức ấy có gì đặc biệt?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm:

– Tác giả giới thiệu hạt dẻ Trùng Khánh về màu sắc, hình dáng, thời gian thu hoạch. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

– GV bổ sung: Tác giả Y Phương đã viết về sản vật của quê hương, đó là hạt dẻ Trùng Khánh. Những câu văn miêu tả về hình dáng, màu sắc, mùi vị của hạt dẻ kết hợp biểu cảm cảm xúc “Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì” đã thể hiện lòng tự hào, yêu mến với thức quà của quê hương.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:

+ Em hãy tìm những chi tiết  miêu tả âm thanh, màu sắc của rừng dẻ. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tu từ gì?

+ Em có hình dung thế nào về cảnh được tả trong đoạn văn “Hạt dẻ rơi rơi….vừa dày vừa cứng”  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu ý nghĩa của mối tương giao giữa thiên nhiên với con người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc phần cuối và trả lời: 

Đoạn văn “Ở những vùng núi cao…cười sung sướng” gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm phát biểu, yêu cầu các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 5: Tổng kết bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi gợi ý để HS tổng kết về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS ghi lại câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Đọc văn bản

– Thể loại: tản văn

– Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “…cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân”): giới thiệu về vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh.

+ Phần 2 (tiếp đến “…trên đầu mẹ có cả một rừng dẻ đang độ ngọt bùi…”): Ca ngợi vẻ đẹp và giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ.

+ Phần 3 (còn lại): Ý nghĩa của mối tương giao giữa con người với tự nhiên.      

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh. 

– Tác giả khẳng định: Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì.

– Tác giả lí giải cho vị trí số một của hạt dẻ Trùng Khánh là vì: Nếu mang hạt dẻ đó đi trồng nơi khác sẽ cho mùi vị hoàn toàn khác lạ.

– Tác giả đã giới thiệu về hạt dẻ qua các đặc điểm:

+ Hình dáng: tròn đều, hạt nhỏ nhất bằng ngón chân cái.

+ Màu sắc: Khi chín, vỏ lên màu hỗn hợp, giữa nâu và tía. Khi còn tươi, thịt của nó rắn chắc, giòn tan, vị ngọt thanh và có màu vàng hoàng yến.

+ Vỏ: có vỏ cứng, dày và có nhiều lông măng.

+ Cách ăn: đem luộc, hấp hoặc nướng chín sẽ có hương thơm và vị ngọt bùi tự nhiên.

+ Thời gian thu hoạch: mùa thu – tháng 8 âm lịch.

– Cốm trộn hạt dẻ trở thành một món ăn đặc sản, sang trọng, một thứ vật quý để khoản đãi quý nhân. Tác giả giới thiệu một cách say mê, tự hào về sản vật quê hương.                   

2. Vẻ đẹp và giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ 

– Âm thanh: dẻ lao xao, rì rào, tí tách rơi theo nhịp, rừng dẻ khe khẽ hát như rang.

– Màu sắc: Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu Không gian thơ mộng, nơi con người hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp, lắng nghe được thanh âm, khúc hát của rừng dẻ.

– Nghệ thuật nhân hóa khiến cho cây cối, động vật trong rừng trở nên sống động, gần gũi với con người.

– Tác giả kiến nghị: phát triển du lịch, rừng dẻ là địa điểm Vẻ đẹp say đắm lòng người của rừng dẻ và tình cảm say mê, tự hào của tác giả với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên.     

3. Ý nghĩa của mối tương giao giữa thiên nhiên với con người  

– Con người và thiên nhiên gắn bó, gần gũi, giao hòa, tâm hồn con người cũng hồn hậu như cỏ cây.            

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Ngôn ngữ giàu cảm xúc.

– Lối viết hấp dẫn, thú vị.

– Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng.

2. Nội dung

– Tác giả Y Phương đã thể hiện sự say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng rẻ. Văn bản cũng thể hiện Cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ của nhà văn chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời.

Sơ Đồ Tư Duy Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát

Lưu lại các sơ đồ tư duy Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát bên dưới.

Sơ đồ tư duy Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát đầy đủ
Sơ đồ tư duy Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát đầy đủ
Sơ đồ tư duy Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát chi tiết
Sơ đồ tư duy Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát chi tiết

5 Mẫu Cảm Nhận Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát Hay Nhất

Chia sẻ cho bạn đọc 5 mẫu cảm nhận Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt hẻ hát hay nhất.

Cảm Nhận Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát Đặc Sắc – Mẫu 1

Tình yêu quê hương là một đề tài khá thú vị và giàu tình cảm, được rất nhiều nhà thơ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thể hiện. Tác giả Y Phương cùng dùng ngòi bút tài hoa của mình, khắc họa cho người đọc xem một loại đặc sản quê hương, cũng từ đây thể hiện tình yêu với dân tộc tha thiết.

Đó là loại hạt dẻ Trùng Khánh, một đặc sản của Trùng Khánh quê ông. Tình yêu này được khắc họa rõ ràng trong tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, từ yêu quê hương đến thương con người.

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát là một tản văn mang đậm màu sắc dân tộc. Mùa thu là mùa hạt dẻ Trùng Khánh chín, được hái hoặc nhặt để rang lên. Về trong nhan đề là hoạt động trở về quê của tác giả, chứng tỏ khi này ông không có ở quê hương, cũng có thể đang ở một nơi rất xa quê nhà. Tác giả sử dụng phép nhân hóa, biến hạt dẻ trở nên đặc biệt và thành một thức quà tuyệt vời của những người vùng cao.

Từ những hình ảnh tả về đặc điểm của hạt dẻ, ta dễ dàng nhận ra được dù ở xa, ông vẫn lưu giữ tình yêu cho quê nhà Trùng Khánh. Nhưng điều hôm nay, tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu đó chính là tình yêu mãnh liệt của Y Phương dành cho những người cùng quê.

Tác giả không trực tiếp thổ lộ tình cảm của mình, ông dùng hình ảnh hạt dẻ và công việc trồng hạt dẻ để thể hiện. Người Trùng Khánh có tuổi thọ dài, một phần nhờ vào môi trường sinh thái ở những vùng núi cao và rừng hạt dẻ. Họ sống rất “hồn nhiên”, “không tính toán” và cũng chẳng “bon chen” ,…

Rất nhiều những tính cách đặc biệt được thể hiện. Nhờ đó, hạt dẻ cũng thơm ngon đến lạ. Đối với nhà thơ Y Phương, hạt dẻ Trùng Khánh không chỉ là một món quà từ thiên nhiên, mà nó còn thể hiện tính cách và con người dân tộc.

Trong bài tản văn trên, không chỉ đơn giản là một bài thể hiện tình yêu và sự nhớ nhung với thức quà quê nhà, Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát còn là một bản tự tình. Đó là quê hương nơi ông sinh ra, với những con người chân chất, thật thà cùng bàn tay tạo nên những điều kỳ diệu.

Cảm Nhận Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát Nổi Bật – Mẫu 2

Trong nền văn học Việt Nam, Y Phương là một tác giả có tài, cũng là một tác giả có phong cách riêng rất đặc biệt. Giọng thơ của ông vừa có những nét đậm đà bản sắc dân tộc, vừa du nhập những nét đẹp và tiến bộ của văn hoá nước ngoài. Tiêu biểu trong số đó chính là tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.

Hạt dẻ Trùng Khánh không phải xuất xứ tại Trùng Khánh, Trung Quốc mà nó là một loại hạt đặc trưng và chỉ được bán tại huyện Co Xàu. Đối với tác giả, không nơi đâu có được vị ngon của quê nhà, không nơi đâu nếm ra được hương vị thơm ngon của loại hạt này.

Đây là thứ mà nhà thơ luôn tự hào và nhớ đến, là thứ gửi gắm tình yêu và nỗi nhớ nhà. Hạt dẻ Trùng Khánh cũng rất nổi tiếng trong nước, thậm chí còn được yêu thích tại những tỉnh giáp Việt Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây.

Trong tác phẩm, Y Phương miêu tả rõ cho người đọc những đặc điểm riêng của loại hạt này và những hiểu biết của ông về nó. Hạt dẻ có hình tròn đều nhau, có khi sẽ có một vài hạt méo, vỏ ngoài của nó căng bóng màu nâu sẫm. Khi hạt còn tươi, thịt của nó “rắn chắc” và “giòn tan”.

Chính vì những sự đặc biệt đó, hạt dẻ Trùng Khánh thường bị làm nhái rất nhiều trên thị trường và khiến nhiều người có cái nhìn không tốt. Để phân biệt, tác giả cũng nói rõ hạt dẻ Trùng Khánh chính tông chỉ bán vào mùa thu, nhiều lông măng, vỏ cứng và dày.

Một đặc điểm nữa được tác giả nói tới chính là khu rừng hạt dẻ tại Trùng Khánh. Đây là một địa điểm tham quan của địa phương, được các quan chức xem xét để biến thành một địa điểm tham quan nổi tiếng.

Khi nhắc về khu rừng này, tác giả thể hiện rõ sự thích thú của mình, cảm thấy tuyệt vời khi đi lang thang tại đây. Từ đó, chúng ta càng thấy được lòng yêu quê hương được thể hiện từ tình yêu dành cho hạt dẻ hay khu rừng hạt dẻ được nhắc tới.

Sau khi đọc tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, thứ khiến em ấn tượng nhất có lẽ chính là hình ảnh những túi hạt dẻ no tròn và khu rừng bát ngát, xinh đẹp. Đây là sự tự hào về quê hương mà Y Phương đã khéo léo thể hiện cho người đọc thấy được.

Cảm Nhận Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát Tiêu Biểu – Mẫu 3

Văn bản mang nhiều cảm xúc của tác giả về một món ăn đặc sản của Trùng Khánh, một món ăn đặc trưng mang theo những kỉ niệm cùng cảm xúc của tác giả. Sau khi đọc xong văn bản, em không những có thêm kiến thức về món ăn nổi tiếng này mà còn trân trọng tình cảm của tác giả với những tạo vật thiên nhiên ban tặng.

Sau khi đọc văn bản trên em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Có lẽ đây là một vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng.

Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó cũng được thể hiện qua văn bản trên. Đó chính là niềm tự hào, vui sướng, hạnh phúc khi đặc sản quê mình được coi là thứ đặc sản có một không hai

Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương em thấy được niềm tự hào của mỗi con người khi giới thiệu về đặc sản của quê hương mình. Qua đó, ta cũng thấy được nét văn hóa độc đáo, phong phú về ẩm thực.

Cảm Nhận Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát Ấn Tượng – Mẫu 4

Nhà thơ Y Phương đã từng nói, muốn sống đàng hoàng như một con người, phải bám vào văn hóa, phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa, phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa, không viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa…

Ông luôn tự hào là một người con của dân tộc Tày và ý thức sâu sắc về những giá trị văn hóa Tày. Đặc biệt qua tác phẩm “ Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” ta càng thấy rõ niềm tự hào, tình yêu quê hương mãnh liệt của Y Phương.

Cũng bời vì hạt dẻ Trùng Khánh là thứ đặc sản thơm ngon, quý giá mà ngày nay đã có rất nhiều hạt dẻ Trùng Khánh nhái xuất hiện, điều này làm cho tác giả phải lên tiếng để chỉ ra sự khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh thật và hạt dẻ Trùng Khánh giả.

Hạt dẻ Trùng Khánh nhái là thứ quà có thể mạng đi quanh năm, chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không sợ hỏng còn hạt dẻ Trùng Khánh thật là thức quà của thiên nhiên ban tặng chỉ có ào duy nhất mùa thu trong năm, hạt dẻ Trùng Khánh khi lấy về phải chế biến ngay nếu không để thì hạt sẽ hỏng ngay.

Hạt dẻ Trùng Khánh là một đặc sản mà chỉ mùa thu tại Trùng Khánh mới có thì rừng dẻ còn là một bức tranh vô cùng đẹp, ngoài cho hạt dẻ ra nơi đây còn là một điểm tham quan du lịch vô cùng tuyệt vời. Đến mùa thu hạt dẻ rơi như mưa màu nâu, đó là bản nhạc mùa thu tại quê hương tác giả báo hiệu mùa dẻ đã tới.

Hạt dẻ vào mùa không chỉ là thức đặc sản với con người mà đối với cả các loại động vật như gà rừng, chồn hương,.. cũng không thể bỏ qua hương vị ngọt bùi của nó. Rừng dẻ còn như một điểm tham quan thú vị khi vào mùa thu. Thật tuyệt vời khi trong khung cảnh rừng dẻ thật lãng mạn mọi người đi với nhau dưới bầu trời xanh.

Thật sự phải vô cùng tỉ mẩn và có tình yêu sâu sắc với món ăn này, thì Y Phương mới có thể phân biệt tỏ tường đến thế. Đó cũng chính là chi tiết thể hiện rõ tình yêu và sự trân trọng của nhà văn dành cho các món sản vật đặc trưng của mỗi vùng miền.

Cảm Nhận Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát Chọn Lọc – Mẫu 5

Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ có bản sắc, một giọng điệu đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam nói chung và trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức.

Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng, thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, phong cách mới. Ông luôn tự hào là một người con của dân tộc Tày và ý thức sâu sắc về những giá trị văn hóa Tày. Đặc biệt qua tác phẩm “ Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” ta càng thấy rõ niềm tự hào, tình yêu quê hương mãnh liệt của Y Phương.

Đối với Y Phương thì hạt dẻ Trùng Khánh, thứ hạt dẻ quê nhà là thức quà mà thiên nhiên ban tặng cho Trùng Khánh có một không hai, không nơi đâu có thể so bì với hạt dẻ Trùng Khánh và không nơi đâu có thể trồng ra thứ hạt có hương vị như vậy.

Hạt dẻ Trùng Khánh thật chỉ thấy bày bán ở huyện Co Xàu. Thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh có tiếng khắp cả nước, thậm chí sang cả Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc.

Cốm trộn hạt dẻ cũng là một thức quà đặc sản sang trọng. Hạt dẻ luộc chín mang vào cối giã mịn trộn với cốm vừa làm xong còn ốm nóng, mang hai thứ ấy trộn lại để cốm ngấm vị hạt dẻ ta sẽ thu được một thứ ánh dẻo mềm như kẹo gôm, ăn đến no mà không sợ bị đầy bụng.

Với Y Phương nói riêng hay là đối với tất cả con người vùng cao nói chung đều có một sự giao hảo với thiên nhiên. Nhờ vào môi trường sinh thái của rừng cây dẻ mà người tại Trùng Khánh thường sống lâu. Tại nơi vùng núi cao, không khí trong lành sống một đời người hồn nhiên như cây cảnh.

Tác phẩm “Mùa thu Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” là tình cảm say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên không chỉ của tác giả mà còn của cả tất cả những con người vùng cao nói chung.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🔻 Đẽo Cày Giữa Đường 🔻 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Viết một bình luận