Thơ Nguyễn Đức Mậu ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅Tìm Hiểu Về Phong Cách Sáng Tác, Sự Nghiệp, Tiểu Sử Cuộc Đời.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Đức Mậu
Khái quát các nét chính về tiểu sử cuộc đời tác giả Nguyễn Đức Mậu, mời bạn đọc cùng theo dõi.
- Nguyễn Đức Mậu sinh ngày 14/ 1/ 1948. Quê gốc tại xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông là một nhà thơ, nhà văn quân đội.
- Ông nhập ngũ năm 1966, chiến đấu trong đội hình sư đoàn 312 ở chiến trường Lào.
- Sau chiến tranh ông làm biên tập viên, rồi đi học trường viết văn Nguyễn Du, khóa I, sau đó làm trưởng ban tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, phó chủ tịch hội đồng Thơ – Hội nhà văn Việt Nam.
- Ông có các bút danh khác nhau như: Nguyễn Đức Mậu, Hương Hải Hưng, Hà Nam Ninh.
- Hiện ông sống Ở Hà Nội. Là Trưởng ban thơ tạp chí Văn nghệ quân đội, ủy viên Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.
- Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1976)
Giới thiệu cho bạn 🌿Thơ Vũ Quần Phương 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm, Cuộc Đời, Sự Nghiệp
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Đức Mậu
Dưới đây là những thông tin cụ thể về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
- Nguyễn Đức Mậu thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời chống Mỹ. Với những sáng tác mang đậm dấu ấn riêng về chiến tranh với người lính và những kỷ niệm về quê hương một thời đánh giặc.
- Nguyễn Đức Mậu đã xác định được vị trí của mình trong lĩnh vực thơ ca, từ một người lính làm thơ trở thành một nhà thơ mặc áo người lính.
- Bên cạnh tấm lòng biết ơn đồng đội. Nguyễn Đức Mậu còn khắc họa hình ảnh chờ đợi, biểu tượng tấm lòng vàng đá của người phụ nữ Việt Nam.
- Ngoài thơ, Nguyễn Đức Mậu còn viết tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ thiếu nhi, lời bình phim.
Giải thưởng:
- Giải C cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ Quân đội năm 1981
- Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1972-1973
- Giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Vì mầm non XHCN” của Ủy ban thiếu niên nhi đồng TW năm 1980
- 03 giải bộ Quốc phòng (1989, 1994, 2004)
- 03 giải hội nhà văn (1994, 1996, 1999)
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001
- Giải thưởng văn học Asean năm 2001
- Giải thưởng văn học nghệ thuật của UB toàn quốc liên hiệp VHNT Việt Nam năm 2004
- Bằng khen của hội đồng giải thưởng văn học sông Mê Kông năm 2012
- Bằng khen của Tổng cục chính trị trong cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân năm 2009
Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Đức Mậu
Chia sẻ cho bạn đọc một số ý chính về phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
- Viết về chiến tranh, thơ của Nguyễn Đức Mậu có những câu thơ như thực như hư, đầy ám ảnh.
- Thơ của ông là ký ức về người lính, về đồng đội, về sự chờ đợi của người phụ nữ ở hậu phương trong những tháng năm trận mạc.
- Giọng thơ của Nguyễn Đức Mậu chân chất, mộc mạc ở tình cảm mà tài hoa, thi sĩ ở cách biểu đạt.
- Khi viết thơ về đồng đội, ông thường dùng những từ ngữ chỉ sự biết ơn, trân trọng và thương nhớ
Tuyển tập 🔰Thơ Vương Trọng 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Đức Mậu
Xem ngay tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu sau đây nhé!
Thơ Và Trường Ca
*Trường ca Sư đoàn (1980)
+Chương một: Khúc tâm tình
- Khúc tâm tình
+Chương hai: Trận chiến miền Tây
- Quân tình nguyện
- Cơn đói
- Lục bát đường rừng
- Những đỉnh núi
+Chương ba: Quảng Trị năm 1972
- Dọc miền gió cát
- Sông Thạch Hãn
- Những điểm cao
- Phòng ngự mùa mưa
- Áo lính sư đoàn
+Chương bốn: Cánh rừng vào thành phố
- Ngày 30 tháng 4
- Hành quân thần tốc
- Trận cuối cùng
- Diễu binh
+Chương năm: Đất nước và người lính
- Đất nước và người lính
*Tuyển tập thơ
- ADN
- Bạn tốt
- Bão và sau bão
- Bay
- Bảy vầng trăng khuyết
- Bầy chim lá màu vàng
- Bi kịch con mèo
- Bức tường câm
- Cái cây bên cửa sổ
- Cảm xúc mùa cày
- Cánh diều
- Cánh ong vàng
- Cánh rừng nhiều đom đóm bay
- Câu
- Câu hát cũ
- Câu thơ tìm ở hồ sâu
- Cây chò nghìn tuổi…
- Cây đại trước hiên nhà
- Cây gạo đứng bên cầu thị xã
- Cháy trong mưa
- Chân dung I
- Chị tôi
- Chiếc mũ sắt ở viện bảo tàng
- Chiếc vỏ sò dạt vào bờ cát
- Chiều sương
- Chợ
- Chợ tình
- Chú chim sâu bé nhỏ
- Chú Khách
- Chú Tư
- Chùa Keo
- Chùa và quán
- Chuyến bay ngày giáp tết
- Chuyến tàu đêm giao thừa
- Con tàu
- Cô tôi
- Diễu hành qua hoàng cung
- Dọc miền quan họ
- Du thuyền trên sông Chao Phraya
- Đám tang người lái đò
- Đàn bò trên đảo Song Tử Tây
- Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn
- Đang cháy?
- Đất Thuận Vi
- Đề tựa thơ mình
- Đêm chờ xem World Cup
- Đêm Khâu Vai
- Đêm thành cổ năm 1972
- Đêm trăng New York
- Đi trên đường Trường Sơn lá đổ
- Đò chiều
- Đom đóm
- Độc thoại đêm ba mươi tết
- Đôi mắt
- Đủng đỉnh
- Đường sang Vĩ Dạ
- Ga Thường Tín
- Gạch vỡ cổ thành
- Gửi bạn
- Gửi người đón tết một mình
- Gửi sư đoàn cũ
- Hà Nội mùa đông năm 1972
- Hà Nội, chiều nay…
- Hành trình của bầy ong
- Hoa hồng ở Điện Biên
- Hoa lau đường 9
- Khảo cổ
- Khẩu súng thần công và bày chim sẻ
- Khoảnh khắc
- Không đề
- Không gian hẹp
- Khúc bi tráng ở ngã ba Đồng Lộc
- Khúc cảm
- Khúc hát cội nguồn
- Khúc hát người đi rừng
- Khúc ngày xa
- Khúc rừng
- Khúc tưởng niệm
- Kỷ niệm hoa đào
- Lặng nhìn
- Lần cuối với Thu Bồn
- Lên Cao Bằng
- Liêu xiêu dáng mẹ
- Loa kèn
- Lời hoa
- Ma-nơ-canh
- Mảnh vỡ
- Mẫu Sơn
- Mẹ
- Miền Trung
- Mộ chiến sĩ vô danh
- Mỗi năm, vào dịp Tết
- Một chút Nguyễn Bính
- Một cộng một bằng không…
- Một thành phố miền Xi bê ri
- Một vị tướng về hưu
- Mùa măng
- Mùa thu
- Mùa xuân xứ Lạng
- Năm 2000
- Nấm mộ và cây trầm
- Nậm Rốm sông chiều
- Ngày bun hột nậm
- Ngày con ra đời
- Ngày xưa
- Nghe
- Nghìn năm tuổi đá
- Ngôi nhà cũ Xuân Diệu ở
- Ngôi nhà trong phố cổ
- Ngợi ca hạt lúa
- Ngựa đá
- Người bán chổi
- Người hát rong
- Người hoạ sĩ vẽ tranh ở nhà tù Tulsleng
- Người ngồi trước mộ mình
- Người xa lạ
- Nhà bạn bên cầu Chương Dương
- Nhạc rừng
- Nhạt chiều
- Nhặt
- Nhân vật
- Nhật ký sau cơn sốt
- Nhìn con sên trên tường
- Nhìn trời…
- Nhớ anh Duy Khán
- Nhớ Đoàn Văn Cừ
- Những câu tục ngữ ruộng đồng
- Những đoạn ghi chép
- Những ngày đi biển
- Nỗi buồn
- Ông lão nghệ nhân
- Ở công viên Boston
- Ở ga tàu điện ngầm
- Ở trên vòm cây ấy
- Phố Hàng Mã
- Quanh quanh hồ Thuyền Quang
- Rêu và cây
- Rượu cần
- Sao anh vẫn đi hoài con đường cũ…
- Sáu trăm năm: Nguyễn Trãi
- Suối mát
- Tam Đảo ngày mưa
- Tam khúc mùa xuân
- Tạp bút
- Thành phố bốn mùa hoa
- Thảo cầm viên
- Tháp Chàm
- Thể nghiệm
- Thi khúc sông Lô
- Thơ rời
- Thời gian
- Thu xanh4
- Thư những ngày xa
- Thức với hoa quỳnh
- Tiếng nấc dòng sông
- Tiếng trẻ khóc nơi bản Lào lửa cháy
- Tiếng vọng
- Tìm mộ Thâm Tâm
- Tình lặng
- Tờ lịch đầu tiên, tờ lịch cuối cùng
- Trắng
- Trăng Hàn Mặc Tử
- Trắng và trắng…
- Trên đỉnh Sa Pa
- Trên đường phố cũ
- Trên mái nhà tổ quốc
- Trình diễn thơ
- Trước dòng chữ lặng im
- Tuổi thơ, nhìn lại…
- Tuyết đỏ
- Từ hạ vào thu
- Từ nhà sang cơ quan
- Tự sự ngày mưa
- U Minh rừng tháng hai
- Uống rượu ở Mèo Vạc
- Vẽ
- Về phương Nam
- Với một nhà thơ Mỹ
- Với thiên nhiên trong xanh
- Xin cây
- Hoa đỏ nguồn sông
- Áo trận
- Thơ người ra trận
- Con đường nhiều tơ nhện giăng
- Cây xanh đất lửa
- Thơ trong lòng cuộc chiến
- Mưa trong rừng cháy
- Mở bàn tay gặp núi
- Ghi ở chiến trường
- Đất
- Xa cách
*Thơ lục bát (2007)
- Cha tôi
- Chợ quê
- Chuyện nhỏ trong rừng
- Khúc tình yêu
- Ở vùng rừng nước mặn
- Lối cũ
- Hoa bìm
Văn Xuôi
- Con đường rừng không quên (truyện ngắn, 1984)
- Ở phía rừng Lào (truyện vừa, 1984)
- Tướng và lính (tiểu thuyết, 1990)
- Chí Phèo mất tích (tiểu thuyết, 1993)
- Con suối nhiều tơ nhện giăng (tập truyện ngắn, 2001)
- Niềm say mê ban đầu (tiểu luận, phê bình, 2010)
Khám phá thêm các tác phẩm 🔰Thơ Thanh Thảo 🔰 Tìm hiểu chi tiết
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Nguyễn Đức Mậu
Đừng nên bỏ qua 15 bài thơ hay nhất của tác giả Nguyễn Đức Mậu sau đây nhé!
Hoa Bìm
Rung rinh bờ giậu hoa bìm
Màu hoa tim tím tôi tìm tuổi thơ
Có con chuồn ớt lơ ngơ
Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai
Có cây hồng trĩu cành sai
Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim
Có con mắt lá lim dim
Cánh diều ai thả nổi chìm trên mây
Bến quê nước đục sông gầy
Có con thuyền giấy chở đầy mộng mơ
Cánh bèo con nhện giăng tơ
Cào cào tránh nắng đậu nhờ tàn sen
Có ri ri tiếng dế mèn
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa
Hoa bìm tim tím đong đưa
Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?
Bão Và Sau Bão
Có con thuyền hút chìm trong biển
Dân chài hứng bão ở mù khơi
Có cây đa bật gốc ngang trời
Như điềm gở hãi hùng: Cơn bão lớn
Đâu mảnh ván thuyền tan trong sóng
Đâu lá tươi non bão nát nhàu?
Tôi như con sóng và cơn gió
Tìm mảnh thuyền tan, chiếc lá đau…
Từ Hạ Vào Thu
Nếu tuổi trẻ là chói chang mùa hạ
Thì anh như trời đất sắp thu rồi
Thu trong mắt trời xanh ấm áp
Thu chớm màu sợi tóc nắng mưa rơi
Anh đã qua những ngọn núi cao, những con sông dài
Năm chiến tranh
Dòng tên khắc trên chuôi dao, vách đá
Ôi tuổi trẻ bạn bè thật nhiều
Chung sống chết căn hầm sụt lở
Tâm hồn anh mang khát khao mùa hạ
Tiếng ve sôi rừng già, hoa phượng cháy trong mưa
Mơ mộng chất đầy hành trang tuổi trẻ
Trải gian nan sức lực vẫn dư thừa
Và bây giờ mùa thu, mùa thu
Dòng sông chảy qua thác ghềnh lắng lại
Nhìn bè bạn anh biết mình thêm tuổi
Trái tim anh đập nhịp mọi vui buồn
Xưa anh yêu màu hoa, giờ yêu thêm trái nặng
Yêu chiếc lá đổi mùa cháy rực trước hoàng hôn
Xưa anh yêu em giờ yêu thêm tiếng trẻ
Chiếc nôi mang hạnh phúc vuông tròn
Ngôi nhà nhỏ mở cửa về bè bạn
Cây anh trồng đo sức lớn thời gian
Ôi mùa thu, mùa thu mênh mang
Anh nhìn lại khoảng đời mình thuở trước
Có phải tháng ngày qua không mất
Đã tan vào máu thịt trong anh
Như vào thu vẫn xanh trời mùa hạ
Anh mang theo, anh gìn giữ cho mình.
Ở Vùng Rừng Nước Mặn
Rừng sát biển, thuỷ triều lên
Cá bơi đớp quả chim quên tụ bày
Khi con nước rút lạ thay
Mắt nhìn gặp ở cành cây cua bò
Ở rừng chân rỗ vỏ hà
Lính đồng bằng có màu da dân chài
Tháng ngày biển mặn hai vai
Nhấm chiếc lá thấy mặn mòi màu xanh
Ở rừng nghe biển vây quanh
Bếp trên bè gỗ bồng bềnh như trôi
Trời mưa củi ướt anh nuôi
Dép cao su rút dần quai nhóm lò
Ở rừng phải biết chèo đò
Biết bơi biết lặn biết mò biết câu
Những khi nước rút rủ nhau
Lưới giăng kiếm cá rừng sâu chuyện thường
Ở rừng khan hiếm nấm hương
Rau không có lá mà thương tay người
Rừng cây chắn sóng vươn trời
Lạ cho thứ quả chín rồi vẫn chua
Ở rừng những đêm gió to
Bong bong sóng vỗ nằm co trên thuyền
Tháng ngày bám giặc triền miên
Ngụp trong đầm ước bùn đen kín người
Mới nghe như chuyện ngược đời
Ở rừng đã mấy năm rồi thành quen
Những đêm tiếng súng nổ rền
Lại thêm tàu giặc chìm bên cửa rừng
Sống thì nước ngập ngang lưng
Chết thì xương thịt lẫn cùng cỏ cây
Bao người lính trẻ về đây
Hồn xanh hoá mảnh mây bay trắng trời…?
Hành Trình Của Bầy Ong
Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…
Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Về Phương Nam
Ta mải mê về phía Cửu Long sông
Một dải phì nhiêu, hoá dáng rồng
Xanh đồng, xanh biển, xanh trời rộng
Đất bạt ngàn sức vóc cha ông
Ta lội bùn sâu, chân sục nước
Rẽ xuồng qua kênh rạch, đồng bưng
Nào dừng lại xóm chài lửa thức
Rượu tràn đêm, cá nướng thơm lừng
Ai hay sông mới qua mùa lũ
Hoa lục bình trôi tím mắt người
Cánh đồng nước rút giờ xanh lại
Trăng quẫy vàng đêm sông cá bơi
Vườn cây thơm thảo thêm mùa mới
Trái chín vì ta trái chín ơi
Ta nhìn no mắt, ôm không xuể
Mùa trái sum suê cả đất trời
Theo câu vọng cổ, ta đi khắp
Những miệt vườn xanh, những ấp làng
Tình người hồn hậu như tình đất
Sông thì hào phóng, gió thênh thang
Cánh Ong Vàng
Bất chợt cánh ong vàng
Lạc vào phòng ta ở
Cái ghế mọt kêu
Cái quạt trần gió
Cánh ong vàng vẩn vơ tìm chi…?
Tìm chi chồng sách mờ bụi phủ
Tìm chi chùm hoa khô thời xưa
Những bày kiến ngôn từ chết trong bản nháp
Hoa khô năm cũ đã qua mùa
Tờ lịch mỗi ngày rơi xác giấy
Bốn bức tường câm không nắng mưa.
Này cánh ong vàng ơi
Giữa khô cằn nhàm cũ
Ta cũng sợ mình biến thành ong thợ
Dòng thơ sáo mòn câu chữ chẳng nên hương
Dường như có tiếng gì vang động
Ở trong ta hay ở phía con đường.
Thôi hãy bay đi cánh ong vàng mỏng mảnh
Giữa phố phường khét lẹt bụi xăng cay
Ô cánh ong vàng
Sao lạc vào đây…?
Bi Kịch Con Mèo
Bầy con nhỏ chủ mang ra chợ bán
Mèo mẹ bỏ nhà đi đâu, tìm đâu…?
Trên mái ngói hay ngoài đồng trống
Tiếng mèo kêu rỗng cả đêm thâu
Suốt mùa đông gọi con thảm thiết
Tiếng mèo kêu cùng gió hú rợn người
Đôi mắt mèo có sao trời vỡ vụn
Bước chân mèo loang đốm lửa ma trơi
Rồi một hôm không gian vắng lặng
Bầy trẻ tìm thấy xác mèo hoang
Ôi tiếng kêu ném vào vô vọng
Giữa vườn hoang còn lại nắm xương tàn.
Bầy Chim Lá Màu Vàng
Đám lá ven đường chấp chới bay lên
Bầy chim lá màu vàng xao xác
Từ trên vòm cây cao một bày chim lá khác
Quay cuồng rơi thành vòng sóng màu vàng
Trong buổi sớm mùa đông gió trút
Bạn có nghe lời chi từ đám lá ven đường?
Bạn có nghe vết rạn thời gian
Ở khuôn mặt người qua, ở bức tường màu xám
Ở nếp nhăn hằn sâu, mái tóc đổi màu
Đôi giày cũ, con thuyền long ván
Đi qua chiến tranh, qua bao mùa lá rụng
Sao sáng nay bạn nhìn thật lâu đám lá ven đường?
Đám lá ven đường đang báo mùa sang
Nhựa đang chuyển nuôi cành, rễ âm thầm bám đất
Một đời cây ân nghĩa như người
Chiéc lá lìa cành rơi về nguồn cội
Nơi phố cũ những cành khô trần trụi
Lại rì rầm búp mới ngỡ ngàng xanh
Bầy chim lá màu vàng chao gió lượn vòng quanh
Như ngôn ngữ của mùa đông trải dày lối ngõ
Tôi gom lá thắp thành đốm lửa
Tôi trải lá vàng trên trang giấy mong manh
Suốt mùa đông tôi nghe vàng lá nói
Vàng cành cao vàng mỗi bước chân mình…
Ở Trên Vòm Cây Ấy
Ở trên vòm cây ấy
Lẫn vào đám lá tổ chim sâu
Không hiểu có từ đâu
Sợi tơ nắng tơ trời óng ả
Tiếng lích chích mơ hồ trong đám lá
Mỏ chim lành thêu dệt những đường khâu
Một vòm xanh soi mặt hồ sâu
Năm trái đất nhiều sóng thần, lũ lụt
Chiếc tổ chim gió giật ngày qua
Dật dờ trên hồ nước
Chợt trên cành xanh lại tổ chim non khác
Sự sống bình yên như thưở ban đầu
Giữa thành phố ồn ào náo nhiệt
Chiếc lá thời gian lặng lẽ chuyển màu
Có chiếc vỏ trứng chim khẽ rơi trên hồ nước
Có vài chú chim non ra ràng ngơ ngác
Ở trên cành cây ấy…Tổ chim sâu
Người Ngồi Trước Mộ Mình
Sau bốn mươi năm báo tử. Ông về
Thấy ảnh mình trên bàn thờ
Thấy ảnh mình trên bia mộ
Có phải ông một thời trai trẻ
Phải ông người trong ảnh ngày xưa?
Bốn mưoi năm
Mẹ cha ông lúc xuôi tay nhắm mắt
Mong nằm cạnh con mình
Mộ ông: chiếc tiểu sành không hài cốt
Ông trở về trước mộ cha, cúi mặt
Trước mộ mẹ khấn thầm
Hình hài vẹo xiêu
Tuổi chiều nắng tắt
Nấm mộ ông đắp bằng nước mắt
Hương khói tỏ mờ mỗi đận thanh minh
Trước bia đá cỏ xanh
Người phế binh dại ngây khuôn mặt
Ông nhẩm nhớ những người đã mất
Một con thuyền trong đêm chiến tranh
Bom rơi đặc trời, máu loang mặt nước
Bao người chết. Chết không tìm thấy xác…
Bao người chết. Chỉ mình ông sống sót
Hơn bốn mươi năm ốm đau, lưu lạc
Người phế binh ngồi trước mộ mình
ADN
Những đứa trẻ cùng giờ sinh, ngày sinh
tháng sinh, năm sinh trong bệnh viện
Đêm chiến tranh. Nhà sập, bom rơi
Có đứa bị trao nhầm cho người mẹ khác
Hai mươi năm, ba mươi năm sau
Khi xét nghiệm ADN, mới biết
Đứa bé lớn lên
Bằng giọt sữa, bát cơm, bằng tình thương máu thịt
Nhưng bà mẹ nhận ra
Đứa con không giống mình
Từ khuôn mặt, dáng người, màu da, mái tóc…
Nhiều đêm, cơn mê khác thường, người mẹ không trọn giấc
Ở phòng bên, tắt đèn
Đứa con ngồi nghe tiếng lá khuya rơi.
Người mẹ mong tìm ra đứa con ruột của mình
Đứa con mong tìm ra người mẹ ruột của mình
Bao tin đồn sai lạc
Người mẹ ruột ở đâu? Đứa con ruột ở đâu?
Tìm hoài không thấy được…
Chiến tranh rồi loạn lạc
Hàng triệu mảnh đời máu thịt chia xa
không bao giờ gặp mặt…
Nhiều sự thật như lưỡi dao nhói buốt
Nhiều sự thật mãi mãi ngủ yên
không lời đáp
Nhiều sự thật cao hơn sự thật:
Trong ngôi nhà bình thường ta gặp
Người không cùng dòng huyết, sống nương nhau…
Nỗi đau hằn lên các ngả địa cầu
Trong thế giới quá nhiều bất trắc
Bao kiếp người chìm nổi bể dâu
ADN làm sao thấu được
Cả người sống và người đã chết
Ở chốn trần gian, dưới đất sâu…?
Nhìn Con Sên Trên Tường
Trên bức tường xám ngắt và mưa
Con sên nhích từng mi li mét
Với con sên bức tường thật dài
Không có đích cuối cùng, không cột mốc
Nơi con đường hoai hoai mùi cỏ ướt
Con sên lẫn vào viên sỏi màu nâu
Khác chi mẩu nhựa đường hay bã kẹo
Trên vòm cao, con sên lẫn vào đám lá
Nếu bị rơi thì trở lại chặng đường đầu
Con sên bò qua, mặt trời, mặt trăng qua cơn mưa
và bóng đêm bí ẩn
Một con đường mờ sáng
Con sên âm thầm chậm chãi nhích ngày đi
Mình vẩn vơ nhìn con sên ngoài cửa sổ
Trang sách mở ra không đọc được điều gì
Thế mà hết một buổi chiều tư lự
Nhìn con sên leo tường từng vệt nhỏ li ti
Mảnh Vỡ
Chiếc chum sành đựng nước mưa trong mát
Hoa cau rụng đầy thơm ngát tuổi thơ tôi
Thương tổ chim treo nhành cao bạt gió
Quả trứng rơi vỡ một khoảng trời
Ngày chị lấy chồng cau cho mùa quả mới
Hàm răng đen nhức giấy điều nhuộm môi
Giây tơ hồng vương vào áo cưới
Từ nay chị đã thành dâu nhà người
Rồi hoa cau trắng sang màu tóc mẹ
Mỗi bước chân già tiếng gậy khua
Chị con bế con bồng năm đôi lần giỗ chạp
Tôi xa quê rơm rạ bao mùa
Rồi hoa cau trắng sang màu tóc chị
Một ngày đông buốt giá mẹ qua đời
Chị dẫn chồng con về đắp mộ
Cây cau già vắng mẹ cũng mồ côi
Rồi cây cau bất ngờ bão đổ
Ngôi nhà mái dột những ngày mưa
Tôi về quê gom từng mảnh vỡ
Ơi chiếc chum sành ngày xưa, ngày xưa…
Câu
Chiếc phao lặng yên, trời đã chiều rồi
Hay hồ rộng mùa này hiếm cá
Hay lũ cá tinh khôn, hay tại mồi câu giả
Cánh chuồn buồn đậu nắng cành cong
Có người ham cá lớn
Lại được bày thong đong
Có người ngồi may rủi
Buồn thời gian giỏ không
Mặt hồ chiều loang tím
Phao hoàng hôn phập phồng…
Có người ngồi câu suốt ngày này sang tháng khác
Câu như là buồn lắm, phải câu thôi
Chẳng cầu rủi may, tìm nơi khuất lấp
Câu mơ hồ tiếng lá rụng, áng mây trôi
Đừng bỏ lỡ các tập 🌸Thơ Võ Quảng 🌸 Tuyển Tập Thơ Thiếu Nhi, Mầm Non