Bài Thơ Áo Đỏ Của Vũ Quần Phương [Ý Nghĩa + Cảm Nhận]

Bài Thơ Áo Đỏ [Vũ Quần Phương] ❤️️ Ý Nghĩa, Cảm Nhận ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Bài Văn Mẫu Phân Tích, Cảm Nhận Tác Phẩm Hay Nhất Để Các Bạn Tham Khảo.

Nội Dung Bài Thơ Áo Đỏ Của Vũ Quần Phương 

Bài thơ: Áo đỏ
Tác giả:  Vũ Quần Phương

Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Đợi Mẹ ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Áo Đỏ

Bài thơ này được viết với tình cảm sâu sắc về tình yêu và sự chia ly giữa hai người yêu nhau trong một bối cảnh đầy lãng mạn.

Tuy nhiên, ý nghĩa của bài thơ Áo Đỏ không chỉ dừng lại ở tình yêu lãng mạn mà còn là sự tưởng nhớ về quá khứ, về tuổi trẻ và những kỷ niệm đẹp của cuộc đời. Bài thơ cũng được xem là một tác phẩm văn học mang tính chất lịch sử, phản ánh cuộc sống và tình cảm của người dân Hà Nội vào những năm 1940-1950.

Những Cảm Nhận Về Bài Thơ Áo Đỏ Hay Nhất

Những bài văn cảm nhận hay nhất của bài thơ áo đỏ

Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Áo Đỏ Hay

Bài thơ tứ tuyệt Áo đỏ của nhà thơ Vũ Quần Phương.

“Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?”

Câu thơ đầu tiên “Áo đỏ em đi giữa phố đông” như một lời giới thiệu nhân vật, một cô gái mặc áo đỏ trong môi trường là “giữa phố đông”. Đề tài của bài thơ được tập trung ngay từ câu đầu tiên là “áo đỏ”. 

Tuy nhiên, mạch chuyển sang câu thơ thứ hai đã được mở rộng thêm sang phía thiên nhiên với “Cây xanh như cũng ánh theo hồng”. Cây xanh ở đây đại diện cho thiên nhiên, và cây vốn dĩ có màu xanh, nhưng rồi khi cô gái mặc áo đỏ đi qua, ta thấy, cái cây ấy, cũng là cái thiên nhiên ấy đã bị chi phối bởi màu áo đỏ ra sao. 

Đến câu thơ thứ ba, ta thấy “tầm ảnh hưởng” của cái màu áo đỏ ấy đã tiếp tục lan rộng từ thiên nhiên tới con người nói chung: “Em đi lửa cháy trong bao mắt”. Ở đây, ta cần lưu ý thêm một chút về bối cảnh ra đời của bài thơ Áo đỏ. Bài thơ này ra đời sau chiến tranh, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhưng tất cả đều còn đang rất ngổn ngang, bề bộn. 

Và trên phố Khâm Thiên, trong một trưa ngày thường, giữa những màu áo xanh cỏ úa của quần áo bộ đội, màu xanh của quần áo người thợ và màu kaki của quần áo cán bộ, bỗng nhiên có một cô áo đỏ xuất hiện, và điều đó không thể không gây chú ý với tất cả mọi người. 

Và và màu đỏ cũng rất gần với màu lửa nên “em đi lửa cháy trong bao mắt” là vì thế. Cho đến cuối cùng, tốc độ câu thơ lại chuyển tiếp tới một nấc nữa là chuyển sang tâm trạng tác giả. Người viết đã dùng ý miêu tả sự chuyển biến cảm xúc với một ấn tượng về cô áo đỏ từ hàng cây (thiên nhiên) đến con người nói chung, và sau cùng là đến tác giả: “Anh đứng thành tro em biết không?” 

Ở đây, có thể thấy, bên cạnh một mạch thơ xuyên suốt, người làm thơ tứ tuyệt còn phải dụng công để tạo nên một cái tứ đặc trưng, cô đọng trong bài thơ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhìn ra cái thứ đó từ cái mạch tăng tiến của độ ảnh hưởng. 

Từ hình ảnh của cô gái mặc áo đỏ đi giữa phố đông, hàng cây thì “ánh theo hồng”, những người khác thì “lửa cháy trong mắt”, còn tác giả, cái tôi trữ tình phải ở một cấp độ cao hơn nữa: “thành tro”. 

Chính các tầng bậc trong cấp độ “ảnh hưởng” của cảm xúc đó đã làm nên sự thú vị của bài thơ. Tuy nhiên, các tầng bậc này cũng phải được xây dựng trên một sự tương hợp về hình ảnh. Phải là áo đỏ thì mới có sự liên hệ với ngọn lửa, tiếp đó mới có “ánh”, mới có “lửa cháy” và sau cùng, mới có “thành tro”.

Xem thêm những bài ❤️ Thơ Về Áo Trắng ❤️ hay nhất

Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Áo Đỏ Đặc Sắc Nhất

Xưa nay, thơ tình của thi sĩ cổ kim đông tây nhiều không kể xiết. Có một thi phẩm hay viết về tình yêu được nhiều người thuộc, yêu quý và nâng niu để rồi những lúc vui buồn ngâm nga, bày giãi nỗi niềm quả là một hạnh phúc. Tôi nghĩ Áo đỏ của Vũ Quần Phương thuộc số ít hạnh phúc ấy, bởi cái tình thơ, cái cảm xúc thơ đã nói hộ được nhiều điều cho những tâm hồn đã yêu, đang yêu và sẽ yêu mai này.

Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?

Xưa nay, thơ tình của thi sĩ cổ kim đông tây nhiều không kể xiết. Có một thi phẩm hay viết về tình yêu được nhiều người thuộc, yêu quý và nâng niu để rồi những lúc vui buồn ngâm nga, bài giải nỗi niềm quả là một hạnh phúc. Tôi nghĩ Áo đỏ của Vũ Quần Phương thuộc số ít hạnh phúc ấy, bởi cái tình thơ, cái cảm xúc thơ đã nói hộ được nhiều điều cho những tâm hồn đã yêu, đang yêu và sẽ yêu mai này.

Xét về phương thức biểu đạt, ba câu thơ đầu của bài Áo đỏ sử dụng chủ yếu là tả và kể xen lẫn nhau. Kể lại một tình huống nhân vật xưng anh bắt gặp hình ảnh người con gái bất ngờ đi qua phố. Màu áo đỏ là trung tâm điểm tạo sự cuốn hút để ánh mắt mọi người nhìn vào, mê đắm và say sưa khiến cho “lửa cháy trong bao mắt”. 

Anh cũng không ngoại lệ. Ngẩn ngơ. Đứng lặng. Những cái “hơn người” của anh không chỉ dừng lại ở phút cháy lòng mà “đứng thành tro” giữa chốn đông người nơi phố xá. Thế đấy, bài thơ độc đáo cốt ở câu cuối bài, chính điều đó làm nổi bật tứ thơ, khiến người đọc giật mình vỡ òa một niềm cảm xúc.

Như trên đã nói, câu thơ mở đầu chỉ hàm ý giới thiệu bằng lối kể chuyện kết hợp với bút pháp miêu tả thuần túy. Người con gái mặc chiếc áo đỏ đi về trên phố đã làm cho biết bao trái tim chàng trai xao xuyến. Nghệ thuật so sánh ở câu thơ thứ hai “Cây xanh như cũng ánh theo hồng” gợi được màu sắc tươi đẹp của chiếc áo đỏ mà người con gái đang mặc.

 Màu sắc ấy có sức lan tỏa mạnh mẽ khiến cho thiên nhiên cây cối bên đường cũng rực rỡ, ánh hồng theo. Thiên nhiên tưởng vô tình mà hóa ra cũng lãng mạn không kém con người, lơ đãng nhìn theo để rồi ánh lên một sắc hồng diễm kiều và mê đắm.

Thiên nhiên “ánh theo hồng”, người đi đường thì “lửa cháy trong bao mắt”. Hình ảnh thơ táo bạo, thoáng đọc có một chút quái đản, kinh dị song lại gợi vẻ đẹp chứ không làm người đọc phát sợ, bởi ai cũng hiểu cái ánh lửa cháy trong bao mắt kia chính là hiệu ứng từ màu áo đỏ của người con gái qua phố dịu dàng. 

Thế đấy, từ lạ lẫm tưởng chừng hốt hoảng đến liêu trai và say đắm lòng người chỉ nằm trong gang tấc. Câu thơ thứ ba không quá xuất thần nhưng đã bắt đầu báo hiệu cho một ý thơ độc đáo xuất hiện, đẩy tứ thơ của toàn bài lên một đỉnh điểm mới để rồi mở nút chan hòa trong một niềm cảm xúc xuyến xao mãnh liệt:

Anh đứng thành tro em biết không?

Câu hỏi tu từ: “Anh đứng thành tro em biết không?” là câu thơ kết bài làm nổi bật cấu tứ của toàn bộ thi phẩm. Chính cái màu đỏ chiếc áo em đang mặc đi giữa phố đông mà liên tưởng đến một trạng thái bất động “đứng thành tro” của anh thì quả thật tài tình. Em làm cho mọi người ngẩn ngơ, “lửa cháy trong bao mắt”, còn riêng anh thật sự đã bị thiêu đốt mất rồi, sau cả cái giây phút lửa cháy nữa kìa. 

Câu hỏi tu từ cuối bài như một nỗi niềm cảm thán, bộc lộ cảm xúc xao lòng đến ngây dại của nhà thơ. “Em biết không?” cũng có nghĩa là em thấu không, em có hiểu cho nỗi lòng của tôi không? Thiết tha và say đắm, chân tình và ngây dại, tất cả như vỡ òa không gì che chắn nổi. Ba câu thơ trên chính là cái nền tảng để cất cánh cho câu thơ cuối bài, trong đó dấu hỏi chấm đã đảm đương một “trách nhiệm” không hề nhỏ.

Bài thơ Áo đỏ của Vũ Quần Phương trở thành một thi phẩm thơ tứ tuyệt xuất sắc phải nói trước hết là nhờ ở khả năng liên tưởng tài tình và độc đáo. Từ màu sắc của chiếc áo đỏ người con gái qua đường giữa phố đông đã khiến tác giả liên tưởng đến vẻ đẹp “ánh theo hồng” của hàng cây ven phố xá. 

Sự lan tỏa ấy dù sao cũng dễ hiểu bởi hiệu ứng của màu sắc giữa vật này với vật kia, giữa người này sang người khác. Nhưng để làm nên cái hồn cốt, cái độc đáo của bài thơ chính là nhờ khả năng liên tưởng ở hai câu thơ cuối bài. Từ “lửa cháy trong bao mắt” đến “anh đứng thành tro” quả thật phải có trái tim rung động xuất thần, một tình yêu “sét đánh” ngất ngây mới thốt lên một cách trìu mến và dễ thương đến thế. 

Nghệ thuật liên tưởng nếu sử dụng đúng lúc, đắc địa sẽ trở thành một thủ pháp nghệ thuật nổi trội hơn hết trong việc biểu đạt cảm xúc mà nhà thơ muốn chuyển tải thông điệp cho người đọc.

Tóm lại, nhìn một cách tổng thể, Áo đỏ trước hết đã mang đến cho người đọc một thú vị bất ngờ nhờ nghệ thuật liên tưởng tài tình để làm cấu trúc chính cho bài thơ. Từ màu áo đỏ của người con gái đi giữa phố đông để rồi khiến cho nhân vật trữ tình xưng anh “đứng thành tro” quả là một liên tưởng thú vị, xuất thần. 

Vậy đó, trong tình yêu, sự mãnh liệt và “cháy” đến hết mình là khát vọng muôn thuở mà con người hướng đến. Hoàn thành một tứ thơ trọn vẹn và gây hứng thú bất ngờ là hai phẩm chất đạt được của tác giả Vũ Quần Phương ở thể thơ “bé như hạt tiêu” này, đặc biệt là qua bài thơ Áo đỏ.

Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Áo Đỏ Giàu Cảm Xúc

Áo đỏ em đi giữa phố đông là một câu thơ đặc sắc trong bài thơ Áo đỏ của nhà thơ Vũ Quần Phương. Ông là một nhà thơ lớn của nước ta với một kho tàng thơ giá trị được người đời ca tụng. Phong cách thơ ông đậm chất trữ tình ngọt ngào sâu lắm cùng những nỗi tâm sự về cuộc đời trở nên gần gũi với bạn đọc

Mời bạn đọc đón xem bài thơ hấp dẫn Áo Đỏ ngay bây giờ!

Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?

Kể từ khi ra đời đến nay, đã hơn bốn mươi năm trôi qua, bài thơ Áo đỏ (1973) của nhà thơ Vũ Quần Phương vẫn chiếm được niềm yêu của nhiều thế hệ thanh niên, nhất là các bạn thanh niên, sinh viên các trường đại học. Thể theo nguyện vọng sinh viên của khoa, tôi đã mời tác giả của bài thơ này về Khoa Ngữ văn Trường Đại học Hải Phòng giao lưu Thơ. Cùng đi hôm ấy có nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Vẫn biết bài thơ Áo đỏ đã được nhiều người thuộc lòng, ghi chép vào sổ tay và cũng đã có rất nhiều trang bình luận, phân tích bài thơ đăng in trên sách báo. Nhưng có lẽ cái “duyên” của bài thơ này dường như vẫn còn dài và nó còn có sức lôi kéo người đọc, người nghe thêm mãi nữa…Đây là niềm hạnh phúc và là phần thưởng cao quý đối với lao động nghệ thuật của một nhà thơ! Với Áo đỏ, nhà thơ Vũ Quần Phương đã có được điều đó.

Vẫn chất giọng trầm nặng của người dân xứ biển Hải Hậu – Nam Định quê hương của ông, (dù ông đã xa quê, sống ở Hà Nội khá lâu rồi!), ông đọc chầm chậm, nhỏ nhẹ bài thơ này. Có lẽ, trở lại với chiều sâu từ trong cảm xúc khi rung cảm để sáng tạo bài thơ và cả từ sự đồng cảm nhận của người nghe nữa, nên ai nấy đều vỡ òa niềm vui sau khi nghe ông đọc hết câu cuối của bài thơ:

” Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không? ”

Bài thơ này được tác giả viết theo thể thơ bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy tiếng, mô phỏng luật trắc, vần bằng, ít nhiều có sắc thái cổ thi, trang trọng, nhưng cũng rất…hiện đại. Tứ tuyệt là thể thơ khó làm. Thơ tứ tuyệt chứa đựng “năng lượng trí tuệ” cao, cấu tứ chặt chẽ và nhất là phải giàu chất hình tượng thơ. 

Do có tính chặt chẽ trong kết cấu, tính hàm xúc của ngôn từ, tính hàm ngôn trong ý tứ của tổng thể toàn bài thơ, “ý tại, ngôn ngoại” như vậy… nên tự nó đã đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đối với người sáng tác. Bài thơ này đã thể hiện sự hài hòa giữa vẻ đẹp của hình thức thơ mang dáng dấp của thơ cổ điển với nội dung thơ mang hơi thở của cuộc sống hiện đại.

Theo nhà thơ Vũ Quần Phương kể, bài thơ Áo đỏ vụt đến trong một lần nhà thơ đang ngồi đợi cắt tóc ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Bấy giờ, sau trận bom rải thảm của B52 Mỹ ném xuống con phố này vào tháng 12 năm 1972, cả phố bị tan hoang đổ nát. Đầu năm 1973, dân phố về sửa lại nhà để ở, mái nhà toàn lợp tạm bằng vật liệu “giấy dầu”, chống ảm đạm lắm! Bỗng từ xa, có một cô gái mặc áo đỏ đạp xe đi qua. Sự xuất hiện “bất ngờ” của cô gái áo đỏ ấy làm nhiều người rất vui và dõi ánh mắt nhìn theo. Cả con phố lúc ấy như “bừng sáng”! Có người đang đạp xe qua còn ngoái lại nhìn cô gái cùng với màu áo đỏ tươi rực rỡ ấy…

Câu mở đầu bài thơ (đối với “tứ tuyệt” thường được gọi là câu khai), dường như chỉ là “tả” sự xuất hiện của cô gái đạp xe trên con phố. Nếu bình thường, không biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ như trên thì có lẽ…cũng chẳng mấy ai để ý gì. Nhưng mới ở vào thời kỳ sau chiến tranh tàn phá, đất nước còn nhiều khó khăn về vật chất, các cô gái “diện” lắm cũng chỉ mặc đến chiếc áo màu lòng tôm hay áo màu xanh thôi. Sự xuất hiện của cô gái mặc áo đỏ trong cái không gian trưa ấy quả là đã đem đến một sự khác lạ!

” Áo đỏ em đi giữa phố đông ”

Thế nên, câu thơ này cho thấy dù đi giữa phố đông nhưng cái màu áo đỏ của em vẫn nổi lên như một tâm điểm, có sức thu hút ánh mắt bao người. Đằng sau câu thơ mở đầu này không dừng ở sự “tả” nữa, mà dường như ẩn trong câu thơ còn có thêm một chút ngạc nhiên đến… ngỡ ngàng của người trong phố. 

Màu áo đỏ không phải ngẫu nhiên xuất hiện ngay ở vị trí mở đầu dòng thơ, mà có lẽ nó đã thể hiện rõ cái hình ảnh đầu tiên tạo nên ấn tượng mạnh nhất đến với cảm nhận của nhà thơ chính là cái màu áo đỏ tươi rực rỡ ấy. Đúng rồi! chiến tranh giờ đây đã đi qua, không khí của hòa bình đã đến. Cuộc sống đã đổi thay. 

Tín hiệu yên bình đã hiện lên trong sắc màu áo đỏ. Sự xuất hiện bất ngờ của cô gái đã đem đến cho con phố này một niềm vui. Mà không chỉ là niềm vui đến với mỗi con người. Thiên nhiên nơi đây cũng bừng lên sắc hồng theo bóng áo đỏ của người con gái ấy! Câu thơ tiếp theo (câu thừa) ý thơ mở rộng ra đến không gian. Cây xanh cũng ánh lên cái sắc hồng từ màu áo đỏ tươi của cô gái, tạo nên một khung cảnh đẹp rực rỡ, sống động:

” Cây xanh như cũng ánh theo hồng ”

Sắc áo đỏ của cô gái ánh lên đã nhuộm hồng cho cây xanh bên đường. Màu đỏ của áo và màu hồng của cây xanh tuy cùng nằm chung một gam màu, nhưng mức độ đậm nhạt thì có khác nhau. Cây xanh chỉ phơn phớt sắc hồng từ màu áo đỏ. 

Tác giả cảm nhận thật chính xác và tinh tế! Thiên nhiên, không gian nơi đây như đang được thay màu áo mới: màu đỏ, màu hồng rực rỡ, ấm áp xua đi cái màu đen ảm đạm, xám lạnh của những mái nhà lợp “giấy dầu” trên con phố tan hoang. Hai dòng thơ với ba tính từ chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng trải đều từ đầu dòng thơ thứ nhất đến đầu dòng thơ thứ hai rồi đến cuối dòng thơ thứ hai, tạo nên một sự hài hòa đến tuyệt vời của sắc màu trong không gian. 

Không rõ nhà thơ có chủ ý “sắp đặt” các sắc màu hài hòa đến như thế không, hay chỉ là một sự ngẫu nhiên của ngôn từ “ùa” vào thơ? Thực ra, trong sáng tạo thơ, khi nhà thơ đã đạt đến độ chín giữa hiện thực và cảm xúc thì tự nó đã làm cho tác giả “quên chữ…quên câu” (tên một tập thơ của tác giả Vũ Quần Phương). 

Người ta đã từng nói đến sự dụng công đến diệu kỳ của thi sĩ Tản Đà trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Thề non nước, khi ông đặt các từ non và nước ở các vị trí đầu dòng thơ, rồi giữa dòng thơ và ở cuối dòng thơ!.

Cái màu áo đỏ như lửa của cô gái ấy có sức lan tỏa đến mãnh liệt làm sao! Từ một ngọn lửa đỏ áo em, giờ đây đã nhân lên thành những ngọn lửa trong ánh mắt của bao người:

” Em đi lửa cháy trong bao mắt ”

Dòng thơ thứ ba, trong cấu trúc của thơ tứ tuyệt là câu chuyển. Ở câu thơ này, ý thơ cũng đã chuyển sang hướng mới, mức độ cao hơn. Màu áo đỏ rực rỡ kia đã tạo nên thành màu lửa, cháy trong ánh mắt nhìn theo của bao người trong phố. Cái màu áo đỏ ấy đã mang đến nơi đây bao nhiêu niềm vui, niềm hy vọng của cuộc sống mới đang dần hồi sinh…

Nhà thơ Vũ Quần Phương bộc lộ, ban đầu ông chỉ muốn mượn màu áo đỏ và hình ảnh cô gái kia để nói về cuộc sống đã đổi thay sau chiến tranh, không có ý định làm một bài thơ tình. Và nếu quả như vậy thì đến đây, có thể nói ý thơ của toàn bài đã làm tròn “nhiệm vụ” của nó. Nhưng, vẫn theo nhà thơ, chẳng biết chữ nghĩa nó dẫn dắt thế nào mà sang câu cuối, nhà thơ đã “thi tình hóa” cái ý ban đầu:

” Anh đứng thành tro, em biết không?”

Câu kết (câu hợp) trong thơ tứ tuyệt có chức năng “đóng” lại tứ thơ, khép lại nội dung toàn bài. Tuy nhiên, với những thi nhân “cao tay”, câu kết thường tạo dư ba, “đóng” mà vẫn “mở”. Đọc dòng kết bài thơ Áo đỏ của Vũ Quần Phương nhiều người cũng có cảm giác đến… ngỡ ngàng, như khi tác giả nhìn thấy màu áo đỏ của cô gái trên đường phố Khâm Thiên! “Ngỡ ngàng” bởi cái hình ảnh đứng thành tro của nhà thơ trước cái màu áo đỏ rực rỡ như lửa đã nhuộm hồng cây xanh, nhuộm đỏ ánh mắt bao người và ánh mắt anh!

Cái “tôi” nghệ sĩ của nhà thơ Vũ Quần Phương thật táo bạo và mãnh liệt và… đa tình! Nhà thơ sững sờ đứng nhìn theo bóng áo đỏ với bao luyến tiếc, để rồi cảm thấy như toàn thân mình tan biến, bùng cháy… đến thành tro. Nhưng ngẫm cho kỹ, câu thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt là vậy mà vẫn có một mức độ tỉnh táo nhất định của người viết. 

Câu hỏi: em biết không? kết thúc bài thơ chính đã cho thấy điều này. Điều thú vị là ở dòng thơ 3 và 4 có một tiểu đối giữa hai dòng: Em đi lửa cháy…/ Anh đứng thành tro… Em đi đến đâu, ánh mắt của “thiên hạ” cháy theo đến đấy. Còn anh, ánh mắt chạm vào em, anh thành bất động, cứ đứng nguyên mà cháy, cháy không thấy lửa mà thành tro tàn thân! Trong một lần trò chuyện với người viết bài này, nhà thơ bộc lộ ý nghĩ của mình như sau: “Cái mẽ ngoài nguyên vẹn thế mà đụng vào thành bụi cả rồi. Ý thơ hài hước, ca ngợi cô gái, nhưng lại kèm cái “nháy mắt” với xung quanh. 

Sắc thái hóm hỉnh ấy nghĩ cũng cần cho tư thế của anh con trai. Anh dùng những lời có cánh nhưng cũng biết cái sự “xa xỉ” của mình. Cô gái có thể nhận ra điều đó mà không giận. Vì ý thơ lại dựa trên một chân lý cao cả là ý thức dám trả giá cho hạnh phúc. Cái sự “tán tỉnh” xưa nay cần có nghiêm, có nghỉ là vậy. Toàn nghiêm coi là thật cả thì thành ra nói xạo. Mà toàn nghỉ thì thành tán dông dài…”.

Nhìn lại tổng thể toàn bài thơ, đến đây ta nhận thấy, bài thơ có cấu trúc logic bên trong và lôgic bên ngoài rất chặt chẽ. Về logic bên trong, màu đỏ dễ gợi liên tưởng đến màu lửa cháy. Hình tượng trong bài thơ Áo đỏ vận động theo cấu trúc logic bên trong này. 

Còn các động từ diễn tả tác động mãnh liệt của màu áo đỏ của cô gái lại phát triển theo một lôgic bên ngoài hợp lý, từ thấp lên cao: màu áo đỏ ấy ban đầu ánh vào cây xanh, rồi tiếp đến cháy trong bao mắt người nhìn theo và cuối cùng là đã làm toàn thân anh biến thành tro bụi! Tương tự, chủ từ tương ứng cũng tác động theo một logic diễn tiến từ xa đến gần. Bắt đầu từ xa là thiên nhiên (cây xanh), rồi đến người ta (bao mắt) và chủ thể gần nhất là anh. Với một bố cục hợp lý và lôgic như thế, bài thơ Áo đỏ có một ý vị riêng.

Không chỉ Áo đỏ mà nhiều bài thơ ngắn của Vũ Quần Phương tiếp nối gần đây cũng vẫn phong cách ấy: thấm đậm chất trí tuệ, có cấu tứ chặt chẽ và tư tưởng nghệ thuật của tác giả đều chủ yếu bộc lộ qua hình tượng thơ

Có một chủ đề “kép” trong bài thơ Áo đỏ này của Vũ Quần Phương. Niềm vui về một sự đổi thay của cuộc sống sau chiến tranh và một tình yêu cháy bỏng! Và tất cả đều cháy lên mãnh liệt trong bài thơ này của tác giả!

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Ca Dao Về Tình Yêu Dang Dở, ❤️️ Tan Vỡ ️ 99+ Thành Ngữ Hay

Viết một bình luận