32+ Bài Thơ Về Cột Cờ Lũng Cú ❤️️ STT, Thuyết Minh Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Những Câu Nói Hay Và Ý Nghĩa Về Cột Cờ Lũng Cú.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Về Cột Cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú Hà Giang – một điểm đến nổi bật của miền Bắc, nơi mà biết bao bạn trẻ muốn khát khao chinh phục này từ lâu đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của đất nước Việt Nam Trước khi tham khảo tuyển tập thơ về cột cờ Lũng Cú, xin mời bạn đọc cùng xem thông tin Giới Thiệu Về Cột Cờ Lũng Cú nhé.
Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
Cột cờ Lũng Cú cách điểm cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường chim bay. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng. Cột cờ cách huyện lỵ Đồng Văn 24 km, cách thành phố Hà Giang 154 km.
Cột cờ Lũng Cú có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010.
Có thể khẳng định rằng: Đỉnh đầu Lũng Cú này đã tồn tại cùng với sự hình thành dải đất thiêng liêng hình chữ S của Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.
Sử sách còn ghi lại, chính tại nơi này, Lý Thường Kiệt đã cho treo một lá cờ khi ông hội quân trấn ải biên thùy và từ đó, nơi đây được người dân coi như cột mốc cao nhất đánh dấu biên cương lãnh thổ. Những người già ở đây còn nói, sau khi treo cờ, Lý Thường Kiệt cho chôn một hòn đá tảng để đánh dấu. Sau này, Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng theo vị trí đó mà đặt trống báo cầm canh.
Năm 1887, khi Thực dân Pháp và triều đình Mãn Thanh tiến hành phân giới cắm mốc đã có ý định cắt phần đất này cho phía Trung Quốc. Nhờ sự đấu tranh bảo vệ kiên cường của nhân dân nên mảnh đất biên cương được giữ vững và hình dáng đất nước vẫn liền một dải chữ S như ngày nay. Năm 1978, Đồn biên phòng Lũng Cú dựng một cột cờ cao trên 10m bằng gỗ sa mộc, treo lá cờ 1,2m2.
Ngoài bài thơ về cột cờ Lũng Cú, Nhất định đừng bỏ qua tuyển tập ❤️️ Thơ Về Hà Giang ❤️️ ý nghĩa nhất
Những Bài Thơ Về Cột Cờ Lũng Cú Hay Nhất
Mời bạn đọc thưởng thức Những Bài Thơ Về Cột Cờ Lũng Cú Hay Nhất.
Ơ kìa Lũng Cú…
Tác Giả: Phạm Ngọc Vĩnh
Mà sao trời đất cứ hoài sương giăng
Chẳng quen vẫn cứ níu chân
Chẳng tình vẫn cứ như thân thiết rồi
Theo nhau đã tận cổng trời
Dẫn nhau đã mãi xa vời đường mây
Lại gần lại áp lại say
Lại vương lại cảm đâu đây khó về
Núi chồng núi xếp đê mê
Dòng sông Quế Nguyệt ước thề cao nguyên
Một lần sao có thể quên
Ơ kìa Lũng Cú thần tiên đỉnh trời.
Viết ngang trời Lũng Cú
Tác Giả: Trần Đình Nhân
Dòng Nho Quế lang thang giữa trùng điệp đá
Đồng Văn mộng mơ hơi thở trời
Cờ đỏ sao vàng dọc ngang cùng các màu mây
Lũng Cú sương giăng ngọt lành
Đá cứ đá chọc trời chông chênh đá
Rượu ngô thơm lừng cả triệu năm
Chợ người Mông, tiếng khèn gọi bạn
Gặp chợ rồi thắng cố réo tên nhau
Chợ rẻo cao lưa thưa
Trầm trầm mờ trong sương
Mơ hồ nghe tiếng trống
Dội từ thời Quang Trung
Như có bóng người đi
Biếc cả miền biên ải
Gió ngàn xưa thổi mãi
Hồn thiêng nước non này
Nói sao hết anh ơi
Tác Giả: Kim Hương
Cao nguyên đá bừng lên sức sống
Cuối thu về tam giác mạch trổ bông
Đẹp diệu kỳ những cô gái Hơ Mông
Gùi trên vai cả sắc màu rực rỡ
Đến nơi đây Anh sẽ nhiều bỡ ngỡ
Phiên chợ tình chỉ có một không hai
Chợ Người Mông họp trên đất Khâu vai
Chuyện tình yêu mãi không bao giờ cũ
Em sẽ cùng Anh thăm cột cờ Lũng Cú
Và ghé thăm dinh thự Vua Mèo
Vương Trí Sình tự thuở rất gieo neo
Toàn súng kíp diệt trừ quân thổ phỉ.
Chợ Lũng Phìn mình ghé thăm Anh nhỉ
Anh nhìn xem nồi thắng cố bốc hơi
Thiếu nữ Hơ Mông ánh mắt sáng ngời
Dìu dặt tiếng khèn chàng trai kiếm vợ.
Nói sao hết Anh ơi … còn vô số
Trời tối rồi… mình hãy tạm thế thôi.
Chiều Thu Lũng Cú
Tác Giả: Phạm Tự
Hồn thiêng trên đỉnh núi Rồng
Bao đời mưa nắng cờ hồng tung bay
Sài Gòn em đến nơi đây
Câu thơ Lục Bát đong đầy yêu thương !
Non ngàn gió lộng mây vương
Chiều thu Lũng Cú sắc hương thức lòng
Đây lời non nước cha ông
Vọng ngân trong tiếng trống đồng ngàn xưa…
Bồi hồi sắc tím hoa mua
Thẹn thùng sâu lắng… thương vừa lòng nhau
Trời cao đất rộng biển sâu
Trái tim rực đỏ thấm mầu biên cương
Bắc Nam muôn dặm nẻo đường
Thiêng liêng sỏi đá biên cương ngàn đời
Khát trong ánh mắt nụ cười
Em về nhớ mãi khoảng trời cao nguyên
Lời thề thắp sáng trái tim
Chiều thu Lũng Cú đẹp miền đá thơ!
Bên cạnh bài thơ về cột cờ Lũng Cú, Mời bạn xem thêm chùm 🌼Thơ Về Sông Nho Quế🌼 những bài hay nhất
Chùm Thơ Về Cột Cờ Lũng Cú Ý Nghĩa
Tiếp theo đây là Chùm Thơ Về Cột Cờ Lũng Cú Ý Nghĩa mà bạn đọc không nên bỏ qua.
Đá và cờ ở Đồng Văn
Tác Giả: Đỗ Trung Lai
Dưới bóng vàng sao đầu Lũng Cú
Đá cũng là dân đất nước tôi
Chiều xuống sương bò ra mặt đá
Như người giữ nước đổ mồ hôi
Cả đá lẫn người đều lẫm liệt
Muôn kiếp thi gan nhật nguyệt rồi
Ngậm gió Cổng Trời buông tiếng thét
Đá thề sống chết tựa người thôi
Sống chết tận trung mà báo quốc
Chầu bên cột mốc chốn biên thuỳ
Ấm lạnh với người trong sương tuyết
Che đỡ cho người lúc hiểm nguy
Rồi đá cho người thân kiếp đá
Dựng thành chót vót với uy nghi
Hồn nước ngày đêm theo thạch trụ
Phần phật reo trên ngọn quốc kỳ
Gió
Tác Giả: Lê Anh Phong
Gió quất vào bóng đêm
có làm cây gẫy bóng
chạy ngược gió
diều của tự do có cất nổi cánh
heo may về sao chuông gió không reo
gió thổi vào bóng đêm
những hạt lửa trong diêm thao thức
thấy cúc vàng nở cánh soi đêm
thấy “biển giông bão nhưng tự do ở đó”
dòng hải lưu chảy ấm dưới thân tàu
tôi muốn ghi lại hình hài của gió
bằng khuôn hình ngược sáng
bằng lồng lộng cao xanh Lũng Cú quốc kỳ
bằng hoa cỏ vươn lên từ bờ vực
cùng gió trời lan rộng tới chân mây
…
sáng mai nay
khi bình minh thức dậy
ta như thấy những mái nhà cất cánh
chuông nguyện cầu theo gió mới bay lên y
Về Hà Giang
Tác Giả: Nguyễn Đức Ất
Buồn ơi xin chào mi!
Ta về cao nguyên đá
Nơi bao điều mới lạ
Chờ đón ta từng ngày.
Nào ta đi trên mây
Lên Cổng Trời gió lộng.
Đồng Quản Bạ trải rộng
Ngất ngây say lòng người.
Cùng ngắm nhìn Núi Đôi
Tròn như ngực con gái.
Nghe khèn xưa vọng lại
Gọi Tiên nữ giáng trần.
Dòng Nho Quế trong ngần
Dưới chân đường Hạnh Phúc
Mã Pì Lèng uốn khúc
Bồng bềnh trôi trong mây.
Hồn Tổ quốc tung bay
Đỉnh cột cờ Lũng Cú
Bao nhiêu điều kỳ thú,
Hùng thiêng non nước mình.
Cùng em đi chợ tình
Đêm Khâu Vai diệu vợi
Tiếng khèn môi mời gọi
Bao đôi lứa trao duyên…
Ghé Mèo Vạc chợ phiên
Mình cùng ăn thắng cố.
Anh thổi khèn, em múa
Tình trao tình nồng say.
Hoàng Su Phì hôm nay
Tím hồng Tam Giác Mạch
Ruộng bậc thang ngút mắt
Ngàn cung bậc yêu thương.
Bên đèo Gió mờ sương
Là Thác Tiên mềm mại
Như tóc người còn gái
Đang độ tuổi trăng tròn…
Ôi trời mây, nước non
Hà Giang mình đẹp thế!
Còn bao điều chưa kể
Đã giục bước chân đi…
Buồn ơi xin chào mi!
Ta về cao nguyên đá.
Nơi bao điều mới lạ
Chờ đón ta từng ngày.
Về Cao Nguyên
Tác Giả: Thái Xuân
Cao nguyên đá, địa đầu Tổ Quốc
Bao đổi thay, đất nước yên bình.
Hoang sơ từ thuở bình minh,
Núi non hùng vĩ, địa linh nhân hòa.
Đây Quản Bạ, Cổng Trời đón khách
Kìa Tam Sơn, Nhũ thạch, nao lòng.
Núi Đôi truyền thuyết chờ mong,
Bồng lai, cảnh giới đẹp trong ngỡ ngàng.
Vùng núi đá, Hà Giang biên giới
Giải biên cương, trấn bởi bao đời.
Công viên nổi tiếng khắp nơi,
Pì Lèng đỉnh Mã ghé chơi một lần.
Sông Nho Quế, trời xuân ngồi ngắm
Tam giác mạch, hoa thắm nơi này.
Cung đường Hạnh phúc xuyên mây,
Danh lam thắng cảnh ngất ngây lòng người.
Qua Lũng Cẩm, làng văn hóa mới
Nhà của Pao, điểm tới giao hòa.
Dinh Vương nổi tiếng đồn xa,
Cột cờ Lũng Cú uy nghiêm chủ quyền.
Thăm phố cổ, thâu đêm thưởng thức
Mèn mén thơm, ẩm thực nhất vùng.
Rượu vần thắng cố, ngô bung
Khèn Mông gọi bạn nhớ nhung đang chờ.
Câu hát đối, nên thơ tình tứ
Đến Khâu Vai, thắm chữ duyên nồng.
Chợ tình phiên đợi chờ mong,
Trao tình, say nghĩa, say trong mơ màng…
Ngoài bài thơ về cột cờ Lũng Cú, Cập nhật thêm tuyển tập 🌿Thơ Về Gia Lai🌿 sâu sắc nhất
Tuyển Tập Thơ Về Cột Cờ Lũng Cú Ngắn
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm Tuyển Tập Thơ Về Cột Cờ Lũng Cú Ngắn.
Cột cờ Lũng Cú
Tác Giả: Vũ Đình Phàm
Cột mốc biên cương cực bắc đây
Hồn thiêng sông núi tụ cao dầy…
Dẫu Bắc dẫu Nam, miền xuôi ngược
Chung tay gìn giữ nước non này…
Trong ta Lũng Cú
Tác Giả: Cao Xuân Thái
… Nơi cao thẳm đất đai Tổ quốc
Dễ mấy ai hạnh phúc một lần
Để ngây ngất trước thiên nhiên Lũng Cú
Càng tự hào tầm vóc núi sông…
Nhớ Nguyễn Tuân
Tác Giả: Cao Xuân Thái
Tay chống gậy ngược đường Lũng Cú
Trong lòng còn thương nhớ Cà Mau
Biển sóng phù sa cuối trời Tổ quốc
Có giọt nắng thu mảnh đất địa đầu
Hà Giang đẹp lắm
Tác Giả: Đỗ Thế Hưng
Hà Giang vẻ đẹp tựa tranh thêu
Mảnh đất, con người thật đáng yêu
Quản Bạ Núi Đôi xanh lúa mọc
Núi Rồng Lũng Cú đỏ cờ nêu
Xem Tam giác mạch người Mông đón
Ăn cháo Ấu tầu bạn Thổ kêu
Đứng ở đèo cao nhìn xuống bản
Hà Giang vẻ đẹp tựa tranh thêu
Bên cạnh bài thơ về cột cờ Lũng Cú, Đừng vội bỏ lỡ 💚 Thơ Về Đồng Tháp 💚 đầy đủ nhất
STT Hay Về Cột Cờ Lũng Cú
Chia sẻ cho bạn đọc thêm những dòng STT Hay Về Cột Cờ Lũng Cú.
- Mùa xuân đến, mời bạn lên Hà Giang, tới thăm Lũng Cú, vượt qua 500km từ Hà Nội theo quốc lộ số 2 và quốc lộ 4C, qua cao nguyên đá Đồng Văn với thời gian hai ngày là bạn có thể đến với Lũng Cú, mảnh đất địa đầu cực bắc của Tổ quốc.
- Dù khoảng cách từ Hà Nội lên Lũng Cú không hề gần, nhưng khi được đặt chân lên đây, được ngắm nhìn quốc kỳ Việt Nam nơi địa đầu tổ quốc thì đúng là tự hào. Một ký ức khó quên của những tháng ngày thanh xuân. Tự hào lắm Việt Nam ơi!
- Từ xa đã nhìn thấy cột cờ Lũng Cú lừng lững giữa trời bao la, lộng gió. Leo một mạch lên tới đỉnh cột cờ chắc chắn ai cũng phải thở dốc, ù tai, nhưng bù lại ta được hít căng lồng ngực cái không khí mát lành, được nghe tiếng lá cờ reo phần phật như hồn thiêng sông núi vọng về…
- Đây được đánh dấu là điểm cực Bắc của Tổ quốc. Từ điểm dừng chân leo mấy trăm bậc thang lên đến chân cột cờ, sau đó leo tiếp đến sát lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió cảm giác thật tuyệt vời. Từ trên cao nhìn bao quát quang cảnh đẹp tuyệt vời.
- Lũng Cú là điểm cực bắc của tổ quốc viêt nam. Với cột cờ hùng vĩ đánh dấu lãnh thổ của một dân tộc. Nhưng xung quanh nó không chỉ có thế. Mà còn có vẻ đẹp hoang sơ của người dân tộc tiểu số nơi đây. Tôi đã thử món thịt dê của họ. Bạn có muốn thử không…???
- Đã đến Lũng Cú để ngắm nhìn mảnh đất địa đầu tổ quốc, trên cao bạn có thể ngắn nhìn những cánh đồng tam giác mạch, những bản làng thưa thớt mái nhà, cuộc sống của người dân ở đây đơn giản, mộc mạc, không khí mát lạnh quanh năm.
Ngoài bài thơ về cột cờ Lũng Cú, Có thể bạn sẽ thích chùm 🌱Thơ Về Đắk Nông ❤️️ Những Bài Nổi Tiếng Nhất
Những Câu Nói Hay Về Cột Cờ Lũng Cú
Nhất định đừng bỏ qua Những Câu Nói Hay Về Cột Cờ Lũng Cú sau đây nhé.
- Những ai đặt chân đến Cột cờ Lũng Cú, chắc hẳn sẽ không quên được câu chuyện nhuốm màu huyền thoại về đỉnh Lũng Cú. Đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc, trong đó nhiều nhất là đồng bào Mông và Lô Lô.
- Lũng Cú có nhiều tên gọi, theo cách gọi dân dã, mộc mạc của đồng bào dân tộc Mông, thì Lũng Cú là Lũng ngô (vì theo tiếng Mông, cú có nghĩa là ngô). Còn đồng bào dân tộc Lô Lô thì gọi Lũng Cú là Long Cư – nơi rồng ở theo phiên âm tiếng Hán. Tương truyền rằng, khi xưa, rồng tiên xuống trần gian du ngoạn, yêu mến cảnh sắc tuyệt vời ở nơi đây, mà đậu xuống ngọn núi trước làng, chính là ngọn núi Rồng ngày nay.
- Cột cờ Lũng Cú hiện nay được khởi công ngày 8-3-2010, hoàn thành vào đúng ngày Quốc khánh, ngày 2-9-2010. Cột cờ tọa lạc trên đỉnh núi Rồng, có độ cao 1.468 m so với mặt nước biển. Tổng chiều cao gần 35m, lá cờ rộng 54 m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Dưới chân cột cờ có 8 bức phù điêu bằng đá xanh, trên 8 bức phù điêu là những hình ảnh minh họa quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, đan xen vào đó là các nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc ở Hà Giang. Phía trên 8 bức phù điêu có gắn 8 mặt trống đồng, vừa là biểu trưng của văn hóa Việt Nam, vừa để nhớ đến tiếng trống của vua Quang Trung khi xưa, để con cháu ngàn đời sau nhớ đến công dựng nước của ông cha ta ngày trước.
- Cột cờ Lũng Cú, phấp phới trên đỉnh lá cờ đỏ sao vàng – niềm từ hào máu thịt quốc gia. Lá cờ đỏ sao vàng thiêng liên cùng diện tích 54m2 – con số tượng trưng cho 54 dân tộc anh em đang cùng chung sống. Biết bao tâm sức, biết bao thông điệp truyền tải trong dáng cột cờ.
- Bạn có biết cột cờ Lũng Cú được ví von là nơi “ngửa mặt chạm trời cúi mặt chạm đất”, còn được gọi với cái tên đầy tự hào dân tộc là đỉnh núi Rồng, từ trên đỉnh nhìn xuống có 2 ao nước quanh năm không bao giờ cạn được ví như đôi mắt của Rồng. Cực Nam có mũi Cà Mau, cực Bắc thì có Lũng Cú đây rồi.
Bên cạnh bài thơ về cột cờ Lũng Cú, có thể bạn sẽ cần ❤️️ Thơ Về Điện Biên ❤️️ thú vị
Những Mẫu Thuyết Minh Về Cột Cờ Lũng Cú
Nếu bạn đọc đang cần tìm Những Mẫu Thuyết Minh Về Cột Cờ Lũng Cú thì tham khào ngay sau đây nhé.
Mẫu Thuyết Minh Về Cột Cờ Lũng Cú Độc Đáo
Hà Giang nổi tiếng với các di sản gắn liền với lịch sử giữ nước của dân tộc. Trong đó, phải kể đến di tích cột cờ Lũng Cú, một trong những cột cờ thiêng liêng bậc nhất của nước ta. Có thể khẳng định rằng di tích này đã tồn tại cùng với sự hình thành dải đất thiêng liêng hình chữ S của Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.
Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam,cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường thẳng. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng.
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
Theo ghi chép, cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt. Lúc ban đầu, công trình chỉ làm bằng cây sa mộc dựng trên nền đất. Sau này, vào năm 1887, khi thực dân Pháp đã thôn tính hoàn toàn nước ta, cột đã được xây dựng lại. Từ đó đến nay, công trình đã được nhiều lần trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian và có diện mạo như ngày nay.
Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang.
Thân cột cờ có cầu thang thang xoắn ốc 140 bậc có lối đi hẹp và ánh sáng vừa đủ sẽ dẫn lối đi bộ đi lên đỉnh. Vào thời điểm khánh thành, cột cờ được làm bằng nguyên một thân cây gỗ pơ mu cao gần 13m. Lá cờ tung bay trên đỉnh cũng tương tự như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m vuông.
Đường lên đỉnh núi có cột cờ cũng được xây dựng lại với 839 bậc đá lên theo lối cũ và đồng thời xây một lối đi mới cũng có số lượng bậc là 839 đi xuống. Dưới chân cột là nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang.
Cách cột cờ khoảng 330m là đồn biên phòng Lũng Cú nằm ngay dưới chân núi. Đơn vị có nhiệm vụ chính bảo vệ 25,5 km đường biên giới Lũng Cú giáp Trung Quốc. Tương truyền tại địa điểm dựng đồn biên phòng này, từ thời Tây Sơn sau khi đại thắng quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng rất lớn và cứ mỗi canh giờ trống lại được gióng lên ba hồi vang xa như để khẳng định chủ quyền đất nước.
Chính vì thế, Lũng Cú khi đọc chệch âm sang âm tiếng H’Mông là Long Cổ, tức trống của vua, và người H’Mông tại nơi đây hầu như đều biết đánh trống đồng. Rất có thể cũng vì một trong những lý do nói trên mà nhà nước Việt Nam khi xây dựng cột cờ đã đặt phù điêu trống đồng Đông Sơn dưới chân cột.
Để lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay trên đỉnh núi Rồng là biết bao giọt mồ hôi, sự mưu trí, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ biên phòng và người dân nơi đây. Lá cờ ấy luôn gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt của quân và dân nơi đây, góp phần mang lại bình yên, bảo vệ vững chắc bờ cõi mà cha ông bao đời gây dựng, giữ gìn.
Bài Thuyết Minh Về Cột Cờ Lũng Cú Sâu Sắc
Cột cờ Lũng Cú tỉnh Hà Giang là nơi ghi dấu cực Bắc Việt Nam, một trong những điểm đến thiêng liêng của Tổ quốc, được nhiều du khách mong muốn ghé thăm trong hành trình khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ.
Cột cờ này đã có từ rất lâu đời. Sử sách truyền rằng, sau khi đẩy lùi quân xâm lược phương Bắc sang tận Ung Châu, tướng quân Lý Thường Kiệt trở về qua biên ải hội quân, ông cắm một lá cờ trên đỉnh núi Rồng và nói đại ý: Đất này là của cha ông ta. Nơi đây là máu thịt của Tổ quốc, chúng ta phải giữ gìn.
Đến thời Tây Sơn, sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng lớn tại đây và cứ mỗi canh giờ lại gióng lên ba hồi vang xa như lời khẳng định chủ quyền đất nước. Vì thế Lũng Cú còn hàm ý “Long Cổ” nghĩa là trống của vua. Còn theo tiếng Mông nghĩa là “Long Cư” nơi cư ngụ của rồng.
Cột cờ Lũng Cú được dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội, nhưng kích thước nhỏ hơn. Về kiến trúc, cột cờ được thiết kế theo hình bát giác, chân cột cờ gắn 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử của đất nước và các phong tục tập quán của nhân dân tỉnh Hà Giang, phía trên có gắn 8 mặt trống đồng.
Đường từ Đồng Văn lên Lũng Cú mê hoặc lòng người bởi vẻ hùng vĩ của những dãy núi đá tai mèo sừng sững. Tới nơi, từ xa đã trông thấy Cột cờ tọa lạc trên đỉnh núi Rồng có độ cao khoảng 1.700m so với mặt nước biển.
Đến chân núi Rồng, du khách tiếp tục chinh phục 389 bậc đá dẫn lên Cột cờ Lũng Cú, để rồi ngỡ ngàng trước bức tranh thiên nhiên ngoạn mục, toàn cảnh cao nguyên đá Đồng Văn trùng điệp như một kiệt tác của tạo hóa, chấm phá những bản làng mộc mạc, hay Hải Cẩu Hoàn cong cong hình chữ M ẩn hiện dưới màn sương trắng, và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn như những hoa văn được nắn nót vẽ nên;
Cùng 2 hồ nước lớn quanh năm không cạn, nằm gần như đối xứng, được người dân nơi đây ví như “mắt rồng” gắn với truyền thuyết cổ xưa, tạo thành bức họa độc đáo. Một bên là làng Lô Lô Chải, chủ yếu là người Lô Lô; một bên là làng Thèn Pả, 100% đồng bào Mông. Họ đã sinh sống lâu đời ở đây, bản sắc văn hóa đậm đà; họ bám đất, bám làng để cấy lúa, trồng ngô xây dựng cuộc sống và bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Nhưng đó chưa phải là điểm cao nhất, bởi trong lòng Cột cờ Lũng Cú còn có một cầu thang xoắn ốc 140 bậc. Lần theo lối đi hẹp hắt ánh sáng qua ô cửa nhỏ, du khách như bị hút lên cao theo cơn gió lộng từ trên đỉnh đầu. Vòm sáng mở rộng dần, mang theo ánh nhìn mới, cảnh vật như bị thu nhỏ lại, ẩn hiện sau màn sương bảng lảng, nhưng rõ bên tai là tiếng lá cờ đang hòa ca cùng gió, ai nấy như vỡ òa cảm xúc thiêng liêng.
Đến tham quan Cột cờ Lũng Cú Hà Giang vào mùa Xuân, đón bạn là những cánh rừng thông, sa mộc, hoa lê trắng ngần, hoa đào sắc thắm…; được nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn Mông quyến rũ và tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa bập bùng. Còn những tháng mùa Hạ, khung cảnh nơi đây dường như mở rộng, trời trong, mây trắng, nắng vàng như rót mật. Hay đến vào mùa Thu, để rồi mê đắm bởi sắc hương của những thảm hoa tam giác mạch ngút ngàn. Và mùa Đông, nơi đây như chìm trong lớp sương trắng, thi thoảng lại có tuyết rơi.
Ngoài bài thơ về cột cờ Lũng Cú, có thể bạn sẽ thích chùm 😍Thơ Về Đắk Lắk😍 Những bài thơ nổi tiếng nhất
Thuyết Trình Về Cột Cờ Lũng Cú Ấn Tượng
Cuối cùng là những bài Thuyết Trình Về Cột Cờ Lũng Cú Ấn Tượng.
Thuyết Trình Về Cột Cờ Lũng Cú Hay Nhất
Là cột cờ quốc gia, tượng trưng cho cột mốc cực Bắc của Tổ Quốc, cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Địa điểm này nằm ở độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển.
Bạn đi theo quốc lộ 4C, nếu tiện đường có thể chinh phục đỉnh đèo Mã Pí Lèng qua cao nguyên đá Đồng Văn để trải nghiệm trọn vẹn vẻ đẹp trên đường đến với Lũng Cú Hà Giang.
Cột cờ Lũng Cú có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo, cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010.
Được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt, ban đầu cột cờ chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian.
Năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn.
Theo thiết kế cột cờ hiện nay xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội nhưng có kích thước nhỏ hơn, chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m.
Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người
Địa điểm này cũng được xếp hạng Di tích lịch sử và danh thắng quốc gia, là biểu tượng khẳng định chủ quyền dân tộc. Hàng năm, cột cờ Lũng Cú đón lượng lớn khách du lịch đến khám phá,
Thuyết Trình Về Cột Cờ Lũng Cú Ý Nghĩa
Đến Hà Giang đừng quên ghé thăm cột cờ Lũng Cú, một địa điểm không chỉ đẹp mà đầy ý nghĩa, giá trị và lòng tự hào dân tộc. Đường lên cột cờ được xây dựng với tất cả 839 bậc thang, chia thành 3 hành trình. Phía giữa chặng có nhà chờ để khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh, chụp ảnh. Càng lên cao, không gian càng mở rộng với đồi núi xanh rì, những bản làng xen kẽ với những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc.
Lên phía trên đỉnh sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, khi đây chính là cực Bắc, 1 trong 4 điểm cực của Việt Nam. Bạn có thể chạm tay vào cột cờ, ở trên là lá cờ với diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước. Đây cũng chính là ý nghĩa của cột cờ Lũng Cú.
Tên gọi Lũng Cú có nhiều giả thiết: Long Cư (rồng ở, động rồng), Lũng Ngô (bởi cánh đồng Thèn Pả trồng nhiều ngô), lại có giả thiết: Lũng Cú là tên người đứng đầu một dòng họ dân tộc Lô Lô, có công khẩn hoang, gìn giữ và phát triển vùng đất. Nhưng nhiều người cho rằng: Lũng Cú có lẽ bắt đầu từ chữ Long cổ (Long-, rồng; cổ: trống) nghĩa là trống rồng. Thời phong kiến rồng tượng trưng cho vua, trống rồng là trống của nhà vua. Theo lời kể của các cụ cao tuổi ở Lũng Cú, trước đây đồng bào Là Lô có phong tục may sắm quần áo đúng kiểu của dân tộc Lô Lô ở Lũng Cú để mặc cho người qua đời, như thế tổ tiên mới nhận.
Hiện nay đồng bào Lô Lô ở Lũng Cú cũng như ở Mèo Vạc (Hà Giang) đều sử dụng thành thạo trống đồng trong việc tang. Trống đồng của đồng bào Lô Lô có nguồn gốc từ trống đồng Đông Sơn, như vậy Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hoá quý giá tiêu biểu rực rở của thời Hùng Vương. Theo sử sách vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải hiểm trở này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua, có lẽ là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ…