Các Thể Thơ Hiện Đại, Cách Gieo Vần ❤️️ 47+ Bài Thơ Mẫu ✅ Chia Sẻ Thông Tin Về Các Thể Thơ Phổ Biến, Cho Ví Dụ Minh Hoạ Cụ Thể.
NỘI DUNG CHÍNH
Tất Cả Các Thể Thơ Thường Gặp
Có rất nhiều thể loại thơ cùng tồn tại và phát triển cho đến hiện nay. Mỗi thể thơ thường gieo vần giữa câu này với câu khác, sự kết hợp giữa các câu tạo nên nhiều âm hưởng nhạc tính khiến bài thơ trở nên có vần điệu và dễ nhớ, Hiện nay, trên thế giới có nhiều thể loại thơ, trong đó các thể thơ dưới đây là thường gặp nhất
- Thể thơ lục bát
- Thể thơ song thất lục bát
- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Thơ ngũ ngôn bát cú
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Thơ thất ngôn bát cú
- Thể thơ bốn chữ
- Thể thơ 5 chữ
- Thể thơ 6 chữ
- Thể thơ 7 chữ
- Thể thơ 8 chữ
- Thể thơ tự do
Tham khảo chi tiết 🍃Cách Làm Thơ🍃 50+ Bài Thơ Tự Sáng Tác Hay
Các Thể Thơ Và Cách Nhận Biết
Mỗi thể thơ sẽ có một vài đặc điểm, quy luật riêng biệt, theo đó chỉ cần bạn nắm rõ được các đặc điểm chính là có thể phân biệt được từng thể thơ. Dưới đây là phần chia sẻ thông tin Các Thể Thơ Và Cách Nhận Biết.
- Thơ lục bát: Đây là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, cách nhận biết đơn giản là đếm số chữ trong mỗi dòng thơ
- Song thất lục bát: Thể thơ này là của riêng Việt Nam cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác .Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ.
- Thất ngôn tứ tuyệt: Các bài thơ này gồm 7 tiếng, 4 dòng, thường đọc theo nhịp 4/3.
- Thất ngôn bát cú: Thể thơ này gồm 7 tiếng, 8 dòng (4 phần gồm đề, thực, luận, kết), đọc theo nhịp 4/3.
- Ngũ ngôn tứ tuyệt: có 4 câu thơ trong mỗi bài, mỗi câu gồm có 5 chữ. Thể thơ ngũ ngôn bố cục sẽ gồm có 4 phần đó là (đề, thực, luận, kết). Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật sẽ mang nhịp lẻ ngắt nhịp 2/3
- Ngũ ngôn bát cú: bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Luật bằng trắc, niêm và vần giống cũng như thất ngôn bát cú.
- Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ: Nhận biết đơn giản, dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ
- Thơ tự do: vì là thể thơ tự do nên không bị gò bó bởi số câu số chữ, niêm, luật, vần, đối, … Nhận biết thơ tự do rất đơn giản, bạn hãy đếm số chữ trong một dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò bó và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác thì đó là thơ tự do.
Các Thể Thơ Trong Văn Học Việt Nam
Việt Nam ta có một kho tàng thơ ca rất đồ sộ và phong phú. Kho tàng ấy còn là kho tàng vẻ đẹp thẩm mỹ, vẻ đẹp tâm hồn tinh tế của dân tộc Việt Nam. Như đã chia sẻ thì hiện nay trong văn học Việt Nam có rất nhiều thể thơ cùng tồn tại và phát triển, cụ thể:
- Các thể thơ dân tộc gồm lục bát, song thất lục bát và hát nói.
- Các thể thơ Đường luật gồm ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
- Các thể thơ hiện đại gồm, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do…
Gửi tới bạn tuyển tập 🌿Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật🌿 Những Bài Thơ Ý Nghĩa
Các Thể Thơ Truyền Thống
Các Thể Thơ Truyền Thống vẫn luôn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, một số thể thơ truyền thống nổi bật tại Việt Nam có thể kể đến là:
- Thể thơ lục bát
- Thể song thất lục bát
- Các thể ngũ ngôn Đường luật: Ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt
- Các thể thất ngôn Đường luật: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt
Thơ Lục Bát
Thưo lục bát là thể thơ truyền thống nổi tiếng và phổ biến nhất trong văn học Việt Nam. Đặc điểm chính của thể thơ lục bát như sau:
- Số tiếng gồm 2 dòng 6 và 8.
- Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 (dòng 8 tiếng) và tiếng thứ 6 của dòng kế tiếp.
- Nhịp chẵn (các tiếng 2,4,6).
- Hài thanh: Đối xứng luân phiên bằng – trắc – bằng (tiếng 2,4,6); đối lập trầm bổng ở tiếng 6,8 dòng 8 tiếng.
Ví dụ:
Xuân Quê Hương
Tác giả: Vũ Hải Thê
Cánh cò mải miết đồng xanh
Ngỡ ngàng ai vẽ bức tranh quê nhà
Cánh đồng chắp vá hôm qua
Hôm nay dưới nắng chan hòa máy reo
Con mương nổi nước trong veo
Đường vui rộng mở đói nghèo lùi xa
Vi vu tiếng sáo ngân nga
Xôn xao câu hát trăng tà đợi ai
Nhịp cầu nghiêng bóng nối dài
Trúc xanh hẹn với vàng Mai bước cùng…
Xe hoa náo nức lượn vòng
Hôm nay ngõ nhỏ pháo hồng tung bay!
Bà
Tác giả: Trúc Lâm
Chạm vành nón lá chiều rơi
Vin vào hương bưởi bà ngồi hư hao
Khẽ khàng một khúc ca dao
Bà ru nỗi nhớ thuở nào còn xuân
Chuông chùa rụng những tiếng ngân
Ngoài vườn lá rớt trên phần mộ ông
Bóng bà ngả xuống thinh không
Bạc phơ trước gió tóc bồng bềnh bay
Nếp nhăn vầng trán thêm dày
Nụ cười móm dấu tháng ngày héo hon
Chim chiều gọi bạn đầu thôn
Bà ngồi phía cuối hoàng hôn lặng thầm.
Giấc mơ
Tác giả: chưa rõ
Đêm qua mơ thấy mẹ hiền
Đong đưa cánh võng bên hiên chiều hè
Mẹ cười bóng lá nghiêng che
Tóc pha sương trắng môi hoe miếng trầu…
Con ngồi nhổ cọng tóc sâu
Ầu ơ khúc hát mẹ ru thuở nào
Ngoài sân đàn cháu lao xao
Ríu ra ríu rít: Bà ơi yêu bà…
Thoảng nghe trong gió tiếng gà
Gọi vầng dưong dậy vỡ òa giấc mơ
Mẹ ơi cho đến bao giờ
Được ôm lấy mẹ để mà yêu thương!
Nữ nhi nước nam
Tác giả: Nguyễn Học
Tự hào nhi nữ Nước Nam
Tình yêu Tổ quốc nồng nàn trong tim
Dõi theo một dải cổ kim
Biết bao gương sáng nhấn chìm ngoại xâm
Quê hương Đất Nước luôn cần
Dù Nam hay Nữ là dân nước nhà
Con dân nước Việt ở xa
Hay là trong nước chúng ta đồng lòng
Đánh cho lũ giặc xâm lăng
Không còn cái thói hung hăng lưỡi bò
Kẻ nào bán nước nhốt kho
Đem ra chém hết không cho sống cùng
Quê hương khắp nẻo thịnh hưng
Không còn thấy cảnh khật khừng lũ quan
Ngày đêm đục khoét đâu màng
Dân nghèo đói khổ, quan san giặc thù
Than ôi! Giấc ngủ ngàn thu
Tiền vàng địa vị phù du cõi trần
Sống sao cho xứng tiền nhân
Tham khao thêm 🌱Thơ Lục Bát Là Gì 🌱 50+ Bài Thơ Lục Bát Tự Làm Hay Nhất
Thơ Song Thất Lục Bát
Như đã chia sẻ ở phần trên thì thể thơ song thất lục bát là thể thơ có nguồn gốc hoàn toàn từ Việt Nam, do người Việt Nam sáng tạo ra. Đặc điểm chính của thể thơ này như sau:
- Gồm cặp song thất và cặp lục bát luân phiên nhau trong bài.
- Hiệp vần ở mỗi cặp (song thất là vần trắc, lục bát là vần bằng, giữa 2 cặp có vần liền).
- Nhịp ¾ ở câu thất và 2/2/2 ở câu lục bát.
- Hài thanh trong cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, còn cặp lục bát thì đối xứng bằng – trắc chặt chẽ.
Ví dụ:
Đôi mắt
Tác giả: Lưu Trọng Lư
Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?
Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.
Đàn “nguyệt dạ” hương đêm bay lạc
Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?
Phép gì khỏi nhớ đừng trông
Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.
Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ – trích Chinh Phụ Ngâm
Tác giả: Đoàn Thị Điểm
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẳng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
Thuyền neo bến đậu
Tác giả: Hoàng Mai
Em nhớ mãi chiều thu lá đổ
Mình bên nhau cạn tỏ nguồn cơn
Chạnh lòng anh vọng lời thương
Xa xa vẳng tiếng nghe dường nỉ non
Anh khắc khoải lòng son giữ mãi
Đời biển dâu xa xót tình đau
Lời anh nghe thấm từng câu
Người như ôm cả nỗi sầu thế nhân
Hai ta cứ tần ngần nuối tiếc
Một đời em tha thiết từng mơ
Nào ai học được chữ ngờ
Gối chăn hờ hững sương mờ phủ giăng
Anh chốn ấy! Mộng nay đã hết
Em ngồi đây lặng chết từng giây
Một mình trăn trở đêm nay
Biết ai hiểu thấu đắng cay chuyện lòng
Xuân trở giấc hoa không muốn trổ
Ngại ngần lo sầu khổ bao mùa
Thôi đành duyên kiếp đẩy đưa
Thuyền neo bến hẹn gió mùa lắt lay
Tình chợt đến, chợt đi, ai biết
Đường vào tim khôn xiết bẽ bàng
Chòng chành với chiếc đò ngang
Mai sau biết có vẹn toàn được chăng
Trăng rơi
Tác giả: Huỳnh Minh Nhật
Khung cửa sổ treo mành năm tháng
Cửa cài then nắng chẳng lối vào
Đêm đêm mây gió rì rào
Ánh trăng mệt mỏi rơi ào qua vai
Nhặt mảnh trăng rơi bẻ làm hai
Treo lên khung cửa thoáng hương nhài
Thắp lên nỗi nhớ thật dài
Trách ai đi mãi hương tình nhạt phai
Yêu thương đi đắng cay ở lại
Đêm đêm mơ ướt cả bờ vai
Mắt sâu đẫm lệ phôi phai
Tóc mây bù rối môi càng khô thâm
Hồn trơ trọi tháng ngày suy ngẫm
Tim héo hon thấm đẫm tình yêu
Tình yêu trả lại cô liêu
Bên thềm lá rụng tiêu điều xác xơ
Cô gái ấy nay còn đâu nữa
Một nửa hồn đã chết tim yêu
Những đêm gió thoảng dập dìu
Bóng hình ai đó lại điêu đứng lòng.
Các Thể Thơ Đường Luật
Các Thể Thơ Đường Luật có nguồn gốc từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Thể thơ Đường luật gồm hai loại chính đó là thơ ngũ ngôn và thơ thất ngôn, mỗi loại lại chia thành hai loại nhỏ khác phụ thuộc vào số dòng đó là bát cú và tứ tuyệt.
- Thơ Đường ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng, mỗi dòng 5 chữ
- Thơ Đường ngũ ngôn bát cú: gồm 8 dòng, mỗi dòng 5 chữ
- Thơ Đường thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ
- Thơ Đường thất ngôn bát cú: gồm 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ
Tìm hiểu chi tiết về❤️️ Thơ Đường Luật Là Gì ❤️️Cách Làm + 55+ Bài Thơ Đường Luật Hay
Thơ Ngũ Ngôn
Chia sẻ cho bạn các đặc điểm và quy luật chính của thơ ngũ ngôn Đường luật như sau, xem ngay để biết cách làm nhé!
Thơ ngũ ngôn Đường luật bao gồm:
- Gồm ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng). Thể ngũ ngôn bát cú có 4 phần (đề, thực, luận, kết).
- Số tiếng (5), dòng (8), tứ tuyệt thì 4 dòng.
- Vần (độc vận).
- Nhịp lẻ 2/3.
- Hài thanh luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai và thứ tư.
Ví dụ:
Thất tịch
Tác giả: Chưa rõ
Thất nguyệt thất nhật dạ
Vô vũ hựu vô vân
Nhiệt phong lai tịch ốc
Đáo vẫn mặc sầu nhân
Dịch thơ:
Đêm mùng bảy tháng bảy
Không mây cũng chẳng mưa
Gió nóng vào thăm hỏi
Người sầu chẳng muốn thưa
Tuồng đời
Tác giả: Chưa rõ
Cảnh đời bao sắc màu
Mắt sầu oen gió bụi
Tuồng đời hương chiêm bao
Ngược xuôi đường dong ruỗi.
Đời người
Tác giả: Bùi Kỷ
Người hết, danh chưa hết
Đời còn, việc vẫn còn
Tội gì lo tính quẩn
Lập những việc cỏn con
Quý tiết
Tác giả: Chưa rõ
Xuân lưu phù chu thượng
Hạ vũ hà hoa khai
Thu phong chi diệp lạc
Nhật chiếc bộc tuyết tai
Dịch thơ:
Sông xuân đò trôi nhẹ
Mưa hạ sen nở hoa
Gió thu rơi rụng lá
Bão tuyết nắng chiếu qua
Hạt bụi
Tác giả: Chưa rõ
Ngàn năm bên lối nhỏ
Trút niềm đau muộn phiền
Ngàn năm mang hơi thở
Dịu vợi trời tam thiên.
Ao trưa
Tác giả: Chưa rõ
Bờ ao cộng cỏ chí
Lả lướt ngọn nồm đưa
Con chuồn chuồn điểm nước
Mong dừng chân nghỉ trưa.
Tìm hiểu chi tiết 🌸Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Là Gì ❤️️ Cách Làm Thơ + 30 Bài Hay Nhất
Thơ Thất Ngôn Bát Cú
Thể Thơ Thất Ngôn Bát Cú là một thể thơ nổi tiếng của thơ Đường luật, có các đặc điểm chính như sau:
- Gồm 7 tiếng, 8 dòng (4 phần gồm đề, thực, luận, kết).
- Vần chân, độc vận.
- Nhịp 4/3.
- Hài thanh đối xứng giữa các tiếng 2,4,6 và phải niêm dính giữa các dòng 2,3; 4,5; 6,7 và 1,8.
Ví dụ:
Hoài Niệm
Tác giả: Ngọc Liên
Nước mát trong veo dợn bóng hình
Tìm đâu một thuở dáng em xinh
Bên nhau thệ ước tròn đôi lứa
Cách trở yêu thương vẹn chút tình
Những lúc âu sầu lòng phấn chấn
Nhiều khi vội vã dạ khang ninh
Lời trao nhạt nhẽo hoài mơ vọng
Kỷ niệm giăng đầy vẫn lặng thinh
Chiều Mơ
Tác giả: Ngọc Liên
Hoàng hôn tắt nắng phủ sương mờ
Dõi mắt trông về dạ ngẩn ngơ
Rặng liễu bên hồ đang ủ rũ
Lục bình dưới nước bỗng chơ vơ
Muôn điều hạnh ngộ như dòng chảy
Một khúc rời xa tận bến bờ
Chữ mộng chung vai sầu quạnh quẽ
Hương lòng vẫn đọng tại chiều mơ.
Mùa đông nơi ấy
Tác giả: Chưa rõ
Tựa cửa bên song gió lạnh tràn
Đông về tắt nắng giọt mưa chan
Chân đồi quạnh quẽ xa muôn nẻo
Đỉnh núi chênh vênh cách vạn ngàn
Mộng cố quên rồi khi nghĩa rã
Duyên đừng níu nữa lúc tình tan
Mờ tin cánh nhạn sầu cô lẻ
Héo hắt tim côi bóng đã tàn…
Khúc sầu
Tác giả: Ngọc Liên
Bỏ lỡ tình xa nặng gánh nhiều
Ân dày nghĩa cả vẹn lời yêu
Ngày xưa khỏa bút thương dòng mực
Chốn cũ tràn nghiên nợ cảnh chiều
Gửi lại trên đồi mây sẵn kết
Trao về giữa ngõ nắng như thiêu
Cung sầu khúc chạnh buồn dang dở
Bỏ lỡ tình xa nặng gánh nhiều
Mưa và nỗi nhớ
Tác giả: Ngọc Liên
Ngồi ôn kỷ niệm một chiều mưa
Thấm thoát trôi qua đã mấy mùa
Vụn vỡ ân tình còn lạc mất
Đành cam chỉ thắm lại xa đưa
Cầu mong kẻ đợi tìm thuyền mộng
Nguyện ước người trông thấy bến xưa
Quạnh quẽ cô phòng buồn lặng lẽ
Bên song ngồi ngắm ánh trăng thưa…
Các Thể Thơ Trong Văn Học Trung Đại
Thơ trung đại là hình thức thơ ca cổ điển, sáng tác trong thời kì phong kiến (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).
- Về ngôn ngữ và văn tự : Thơ trung đại sử dụng hai ngôn ngữ : Hán và Nôm, trong đó thơ chữ Hán là chủ đạo. Thơ Nôm xuất hiện sau nhưng đạt nhiều thành tựu quan trọng và kết tinh ở nhiều tác giả : Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…
- Về hình thức thơ : Thơ trung đại vay mượn hầu hết các hình thức thơ ca cổ điển Trung Hoa. Các thể thơ như : Thơ Đường luật (tứ tuyệt, thất ngôn bát cú), các thể thơ cổ phong, ca, hành… đều có mặt trong bức tranh tổng thể thơ ca Việt Nam.
Ví dụ:
Nam Quốc Sơn Hà
Tác giả: Lý Thường Kiệt
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lầu Hoàng Hạc
Tác giả: Thôi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Nỗi oán của người phòng khuê
Tác giả: Vương Xương
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Côn Sơn Ca
Tác giả: Nguyễn Trãi
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Mời bạn theo dõi thêm thể thơ❤️️Thất Ngôn Tứ Tuyệt ❤️️ Cách Làm Thơ + 55 Bài Thơ Hay Nhất
Các Thể Thơ Hiện Đại
Hiện nay tại Việt có nhiều thể thơ hiện đại phổ biến. Các thể thơ đa dạng và phong phú, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do…vừa tiếp nối luật thơ truyền thống vừa có sự cách tân
- Thể thơ hiện đại 4 chữ
- Thể thơ hiện đại 5 chữ
- Thể thơ hiện đại 6 chữ
- Thể thơ hiện đại 7 chữ
- Thể thơ hiện đại 8 chữ
- Thể thơ hiện đại tự do
Chi tiết về từng thể thơ và các ví dụ được Thohay.vn chia sẻ ở các phần tiếp theo.
Các Thể Thơ 4 Chữ
Thơ 4 chữ còn được gọi là thơ tứ ngôn, đây được xem là thể thơ đơn giản nhất trong các thể thơ bởi luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và thứ 4 trong câu thơ. Có các thể thơ 4 chữ đa dạng như thơ 4 chữ 1 khổ, 2 khổ, 3, 4 và thậm chí 7,8 khổ,…
Quy luật của thể thơ này là:
- Nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thứ 4 là bằng và ngược lại, chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc.
- Còn về cách gieo vần ở thể thơ này được chia làm 2 loại gồm gieo vần tiếp và gieo vần tréo. Bên cạnh đó còn 1 cách gieo vần nữa nhưng không phổ biến là gieo vần 3 tiếng
Ví dụ:
Mẹ
Tác giả: Đỗ Trung Lai
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to!
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Ngẩng hỏi giời vậy
Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.
Mùa xuân đến rồi
Tác giả: chưa rõ
Mùa xuân đến rồi
Cây thay áo mới
Chồi xanh phơi phới
Trăm hoa tụ hội
Mùa xuân của em
Là làn gió nhẹ
Mùa xuân của mẹ
Hơi ấm tình cha
Xuân gieo tiếng cười
Đến khắp mọi nơi
Mừng cho mọi người
Thêm một tuổi mới
Chỉ buồn một nỗi
Nội lại già thêm
Xuân thương nội em
Thì đừng về vội.
Thu sang
Tác giả: chưa rõ
Bài thơ nho nhỏ
Gói nỗi nhớ đầy
Hoa cải mùa nầy
Về chưa hỡi bạn?
Dòng Tương chưa cạn
Người xưa nơi đâu?
Mênh mang lòng sầu
Gửi nơi cố xứ!
Tình xưa còn giữ
Ủ trong nắng vàng
Đẹp mùa hoa cải
Chờ ngày thu sang!
Hoa cúc và mùa thu
Tác giả: Hiền Tâm
Trời thu rực rỡ
Hoa nở trong vườn
Nắng vẫn vấn vương
Đậu trên cành cúc
Nắng như thúc giục
Gọi cúc vào thu
Cúc mải gật gù
Nhuộm màu tơ óng
Sương mai còn đọng
Trên cúc mãi thơm
Cúc nở vàng ươm
Rực trong nắng mới
Thu xanh vời vợi
Cúc gợi nắng vàng
Vui đón thu sang
Rực vàng hoa cúc
Tham khảo thêm thông tin về🌱 Cách Làm Thơ 4 Chữ 🌱Thơ Bốn Chữ Tự Làm, Tự Sáng Tác
Thơ 5 Chữ
Thơ 5 chữ là một thể thơ quen thuộc được nhiều người yêu thích bởi cách làm rất đơn giản. Đặc điểm chính của thể thơ 5 chữ như sau:
- Các câu thơ có 5 tiếng được phối hợp vần, nhịp với nhau
- Thơ 5 chữ có phần đi vào chiều sâu suy tư hơn so với 4 chữ, nhằm truyền đạt những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.
- Thơ 5 chữ ngắn nên thường dùng để truyền đạt những nội dung tươi vui
- Một bài thơ 5 chữ có thể gồm nhiều khổ, có thể là từ 1 – 5 khổ thơ và mỗi khổ thường có 4 dòng
Ví dụ:
Mùa hạ qua đi
Tác giả: Chưa rõ
Mùa hạ bước qua đi
Cánh phượng hồng rớt lại
Đâu rồi thời thơ dại
Rớt theo tiếng ve sầu
Con đường xưa kia đã
Được lấp đầy chiếc lá
Chao ôi ! sao nhớ quá
Kỉ niệm tuyệt vời ơi !
Trăng Khuyết
Tác giả: Phi Tuyết Ba
Anh ngỏ lời yêu em
Vào một đêm trăng khuyết
Bởi tình yêu tha thiết
Biết tròn trước đêm rằm
Em vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Anh ơi anh có biết
Trăng hay tình lứa đôi?
Sao anh vội ngỏ lời
Vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng chưa tròn!
Có một mùa hạ
Tác giả: Trần Đình Nhân
Đã có mùa hạ cháy
Nồng nàn trên lối xưa
Đã có thời ngóng đợi
Màu phượng nắng ban trưa
Có một mùa hạ khuất
Bóng người đi xa vời
Có một thời đã mất
Thẳm xanh ở cuối trời
Có một mùa hạ nhớ
Để bây giờ vu vơ
Mơ hồ nghe tiếng gió
Thầm thì từ bâng quơ.
Mùa hoa cải
Tác giả: Nghiêm Thị Hằng
Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đương thì con gái
Ðợi tôi chưa lấy chồng.
Tôi rụt rè không dám
Hái một bông cải ngồng
Sợ làm con bướm trắng
Giật mình bay sang sông.
Qua bao mùa hoa cải
Chỉ mình tôi biết thôi
Mình tôi không dám hái
Hoa cải bay về trời.
Bâng khuâng chiều làng bãi
Không còn hoa cải ngồng
Ai xui tôi trở lại
Ngày em đi lấy chồng.
Tôi lại gieo hạt cải
Lại âm thầm đợi mong
Có một người con gái
Ðợi tôi chưa lấy chồng
Hoa phượng
Tác giả: Lê Huy Hòa
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành.
Bà ơi! Sao mà nhanh
Phượng nở nghìn mắt lửa
Cả dãy phố nhà mình
Một trời hoa phượng đỏ.
Hay đêm qua không ngủ
Chị gió quạt cho cây
Hay mặt trời ủ lửa
Cho hoa bừng hôm nay?
Tuyển tập trọn bộ 🌱Thơ 5 Chữ Ngắn Hay Nhất 🌱55+ Bài Thơ Năm Chữ Tự Sáng Tác
Thơ 6 Chữ
Thơ 6 chữ hay còn gọi là thơ lục ngôn, là một trong những thể thơ đặc trưng nhất của Việt Nam. Đây là một thể thơ rất thú vị, được viết nhờ việc sử dụng cách gieo vần ôm hoặc gieo vần chéo. Nội dung của thơ 6 chữ không bị giới hạn, người viết có thể dùng đó để thổ lộ tâm tư của mình, vì vậy không quá khó hiểu khi rất nhiều người yêu mến thể thơ hiện đại này.
Mùa trăng không em
Tác giả: Huỳnh Minh Nhật
Em ơi nơi đây anh ở
Đêm nay trăng sáng một màu
Quầng trăng rộng vành sáng tỏ
Chẳng buồn như mắt anh sâu
Đường xưa bây chừ lẻ bước
Không em phố khác đi nhiều
Gót chân cợt đùa khói thuốc
Võ vàng phác nét cô liêu
Ơ kìa hàng cây bóng lá
Buồn gì buồn ngẩn buồn ngơ?
Em đi nhiều điều rất lạ:
“Anh chàng ngày ấy làm thơ!”
Không em, nàng trăng sáng quá
Chắc cười một mối tình say?
Bến đời ngược xuôi hối hả
Ai đưa em về đêm nay?!
Ai Đưa Em Về
Tác giả: Hoàng Mai
Anh đi sầu giăng mây tím
Giọt buồn nhỏ xuống hồn thơ
Nhớ chiều thu xưa lá đổ
Chờ anh chờ hoài trong mơ
Dòng đời trôi đi lặng lẽ
Anh còn phiêu bạt phương xa
Bến xưa bao lần bồi lở
Một lần in dấu chân qua
Đông sang mùa về rất lạnh
Anh còn trở giấc tình say
Ngõ về mưa bay gió trở
Ai đưa em về đêm nay
Có Lẽ Ngày Mai Trời Lạnh
Tác giả: Thu Phong
Có lẽ ngày mai trời lạnh
Đài báo gió mùa đang về
Chuẩn bị chăn bông áo rét
Chợt nghe lo lắng bộn bề
Nơi ấy rộn ràng chắc thế!
Đang mùa vui mới cơ mà
Điện thoại hỏi hoài thấy ngại
Bây giờ… con của người ta!
Công việc quen nhiều chưa nhỉ?
Đường về có lạc nữa không?
Thân gái mười hai bến nước
Đục trong xuôi ngược đếm đong
Nơi ấy về khuya vắng vẻ
Bến sông còn trải trăng vàng
Từng cụm hoa lau lay động
Xin gửi nỗi niềm riêng mang
Có lẽ ngày mai trời lạnh
Bâng khuâng cái rét giao mùa
Ngày con về phương trời lạ
Lòng ta một nửa theo đưa
Hồn Thu
Tác giả: Hoàng Mai
Ngỡ ngàng chân ai qua cửa
Đem theo chút nắng hanh vàng
Cho em bồi hồi nhóm lửa
Nhẹ lòn… ngọn gió thu sang
Trời thu nhẹ nhàng trong vắt
Mới vừa thắp nắng chiều qua
Hôm nay nhạt nhòa lệ đắng
Vỡ òa từng hạt mưa sa
Hồn thu lúc cười – lúc khóc
Y như em nhắc đòi quà
Thế mà anh đâu có hiểu
Cho em thơ thẩn vào ra
Em sinh giữa mùa bão nổi
Lũ dâng cuồn cuộn thủy triều
Bão giông hết xuôi lại ngược
Đắng cay gian khổ trăm chiều
Lớn lên học đòi thơ thẩn
Nhớ anh ra ngẩn vào ngơ
Suốt ngày vu vơ lẩn quẩn
Học đòi thi sĩ… làm thơ
Tặng thêm chùm❤️️ Thơ 6 Chữ Hay ❤️️ 50+ Bài Thơ Sáu Chữ Hay
Thơ 7 Chữ
Trong kho tàng thơ văn của dân tộc Việt Nam, thơ 7 chữ là thể thơ ra đời khá sớm với nhiều chủ đề khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những bài thơ về tình yêu, gia đình, cuộc sống …
Thơ 7 chữ thường có dạng thất ngôn bát cú (8 câu, mỗi câu 7 chữ) được xem là dạng chuẩn. Bên cạnh đó, còn có thơ dạng thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ) và dạng không hạn định số câu (7 chữ tự do).
Ví dụ:
Gia đình
Tác giả: Minh Loan
Nên một gia đình do trời định
Gặp nhau duyên số bà nguyệt se
Tình yêu vun đắp nén thành quả
Hạnh phúc vun vầy ta có ta
Giữ gìn hạnh phúc là do ta
Hãy cố cùng nhau sống hiền hòa
Tấm lòng nhân đức sẽ được hưởng
Gia đình sum vầy lại hòa ca.
Hạnh phúc gia đình
Tác giả: Lê Giang
Hạnh phúc gia đình mà êm ấm
Đêm đông giá lạnh vẫn ấm êm
Hạnh phúc gia đình mà đổ lát
Lửa cháy than hồng vẫn lạnh căm.
Ơn nghĩa thầy cô
Tác giả: Chưa rõ
Bến đậu ngàn năm trải nghĩa thầy
Bao đời gọi trẻ ý vàng xây
Bền tâm vững dạ thuyền nhân đẩy
Biển sắc rừng hương chữ đạo vầy
Bện ngữ chân thành cho kẻ lấy
Ban lời thiện chí để người gây
Bàn tay vẽ thắm điều răn dậy
Bảng phấn hằn in dưỡng mộng đầy.
Hoài niệm
Tác giả: Hàn Phong Tử
Xào xạc lá vàng bay trong gió,
Sân trường vắng lặng tiếng đùa vui.
Mình tôi bước giữa sân trường cũ,
Nghe tiếng ve buồn gọi hè sang!
Nhặt cánh phượng rơi lòng xao xuyến,
Bâng khuâng nhớ lại kỷ niệm xưa!
Bóng dáng thầy cô cùng bạn học,
Giờ đây chẳng biết ở nơi nao?
Còn gặp nhau
Tác giả :Tôn Nữ Hỷ Khương
Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình say nghĩa bấy lau nay
Say thơ say nhạc say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày.
Ta đem trái đất ngâm thành rượu
Ta lấy càn khôn nướng thành mồi
Ước chi ta gặp người tri kỷ
Đem rượu mồi ra túy lúy say.
Tình bạn gắn kết bao người lại
Có nhiều bạn tốt đáng tự hào.
Cập nhật các bài 🌱Thơ 7 Chữ Hay 🌱90+ Bài Thơ Bảy Chữ Về Cuộc Sống, Quê Hương
Thơ 8 Chữ
Thơ 8 chữ hay còn gọi là thơ bát ngôn, đây là một thể thơ tương đối đơn giản mỗi dòng thơ có 8 chữ và có từ hai dòng trở lên để ghép thành một bài thơ. Luật thơ 8 chữ cũng rất đơn giản, không bị gò bó về quy luật quá nhiều, thể thơ này tập trung chú trọng vào cái “nhạc” của từng câu thơ.
Tổ quốc nhìn từ biển
Tác giả Nguyễn Việt Chiến
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Ngập ngừng
Tác giả: Hồ Dzếnh
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi! Tình có nghĩa gì đâu,
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa,
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa,
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi,
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách – cố nhiên! – nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…
Ngày sau
Tác giả: chưa rõ
Nếu sau này Anh đến được tương lai.
Em có chờ quên mắt cay đẫm lệ.
Em có nhớ những lời xưa ước thệ.
Em có hờn khi sóng bể chiều nghiêng.
Nếu sau này Anh đến được tương lai.
Như mãi mãi vẫn còn trong hiện tại.
Ngày cứ dài nên nhớ Em nóng nảy.
Đêm cứ xa trên bước nhảy vô thường.
Lời nói dối cao thượng
Tác giả: chưa rõ
Thuở còn thơ con thường nghe cha nói.
Con ăn đi cha không đói đâu con.
Lúc ăn xong nếu không hết vẫn còn.
Cha ăn nốt, cha khen ngon đấy chứ.
Khi lớn khôn con nhớ về quá khứ.
Cha thường mang chiếc áo cũ vá vai.
Đi dép lốp có lúc sút cả quai.
Quần áo mới cha cất hoài không mặc.
Cha nói mình thích mặc bền ăn chắc.
Nhường hết áo quần vải vóc cho con.
Cha bảo con cần quần áo đẹp hơn.
Còn cha mặc áo rách sờn cũng được.
Phải mưu sinh cha một mình xuôi ngược.
Lo việc nhà lo việc nước việc dân.
Cha luôn dạy con phải sống nghĩa nhân.
Không lãng phí phải chuyên cần sớm tối.
Mãi sau này con biết cha nói dối.
Và biết mình đã có lỗi với cha.
Cha là tấm gương chân chính thật thà.
Vì nhường cho con mà cha nói thế.
Giản đơn
Tác giả: An Nhiên
Nếu có thể đừng than chi số phận
Gạt nỗi buồn vướng bận gió cuốn đi
Đời ngắn lắm yêu thương còn chưa đủ
Sao bận lòng cho những phút sân si
Nếu có thể hãy thả lòng mình nhé
Sống vị tha mạnh mẽ giữa cuộc đời
Bởi vẫn biết cho đi là còn mãi
Tự bằng lòng tâm sẽ được thảnh thơi
Nếu có thể thả hồn nương theo gió
Biết bỏ buông mình sẽ có thật nhiều
Những niềm vui hạnh phúc dù bé nhỏ
Cuộc đời này thanh thản biết bao nhiêu
Nếu có thể giữ cho mình những phút
Khẽ khàng trôi không chút ầm ào
Giữa chợ đời lặng ru bình yên ngủ
Thả muộn phiền theo cánh gió lao xao …
Tuyển tập chùm🌸 Thơ 8 Chữ 🌸Về Tình Bạn, Về Mẹ, Thầy Cô, Cuộc Sống
Các Thể Thơ Thường Gặp Thi THPT Quốc Gia
Các Thể Thơ Thường Gặp Thi THPT Quốc Gia là các thể thơ nào? Hầu hết các bạn học sinh đều được học tất cả các thể thơ nổi tiếng, phổ biến trong văn học Việt Nam như: Thơ lục bát, song thất lục bát, thơ Đường luật, thơ hiện đại,…vì vậy bất kỳ thể thơ nào được học đều có thể bắt gặp trong các đề thi THPT quốc gia, do đó hãy học kỹ các thể thơ và không chủ quan bỏ qua thể thơ nào cả nhé!
Các Thể Thơ Lớp 7
Chương trình ngữ văn lớp 7 hiện nay dạy cho học sinh hầu như tất cả các bài thơ thuộc các thể loại phổ biến như: Thơ năm chữ(Ngũ ngôn), Thơ .Song Thất Lục Bát, Thơ Lục Bát, Thơ Đường Luật, Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, Thơ tự do. Dưới đây là một số bài thơ được dạy trong chương trình lớp 7:
Cảnh khuya
Tác giả: Hồ Chí Minh
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tác giả: Lý Bạch
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Rằm tháng Giêng
Tác giả: Hồ Chí Minh
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Phò giá về kinh
Tác giả:Trần Quang Khải
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.
Chia sẻ thêm tập 🌱Thơ 5 Chữ Lớp 7, 8, 9 ❤️️ Chùm 30+ Bài Thơ Hay Nhất
Các Thể Thơ Lớp 9
Các Thể Thơ Lớp 9 được đưa vào giảng dạy cũng là các thể thơ phổ biến như: Lục bát, song thất lục bát, thơ Đường luật, thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, tự do. Chia sẻ ngay một số bài thơ trong chương trình ngữ văn 9 sau đây cho bạn tham khảo.
Viếng lăng Bác
Tác giả: Viễn Phương
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Mùa xuân nho nhỏ
Tác giả: Thanh Hải
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Sang thu
Tác giả: Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Ánh trăng
Tác giả: Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Đồng chí
Tác giả: Chính Hữu
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Tặng bạn những bài 🌺 Thơ Về Quê Hương Đất Nước 🌺 hay nhất.