Dấu Chân Qua Trảng Cỏ [Nội Dung Bài Thơ + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Dấu Chân Qua Trảng Cỏ ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Bố Cục, Đọc Hiểu.

Nội Dung Bài Thơ Dấu Chân Qua Trảng Cỏ

Thanh Thảo là nhà thơ mang trong mình nhiều nỗi suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại.  Thơ Thanh Thảo xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về nội dung bài thơ Dấu chân qua trảng cỏ nhé!

Dấu chân qua trảng cỏ
Tác giả: Thanh Thảo

Buổi chiều qua trảng cỏ voi
Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh
Gió nghiêng ngả giữa màu xanh
Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang

Lối mòn như sợi chỉ giăng
Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân
Dấu chân ai đọc nên vần
Nên nào ai biết đi gần đi xa.
Cuộc đời trải mút mắt ta
Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường

Những người sốt rét đang cơn
Dấu chân bấm xuống đường trơn, có nhoè?…

Chiếc bòng con đựng những gì
Mà đi cuối đất mà đi cùng trời
Mang bao khát vọng con người
Dấu chân nho nhỏ không lời không tên

Thời gian như cỏ vượt lên
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua
Ai đi gần ai đi xa
Những gì gợi lại chỉ là dấu chân.

Vùi trong trảng cỏ thời gian
Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta
Vẫn đằm hơi ấm thiết tha
Cho người sau biết đường ra chiến trường…

Chia sẻ thông tin về🌿Thơ Thanh Thảo 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm, Cuộc Đời, Sự Nghiệp

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Dấu Chân Qua Trảng Cỏ

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Dấu chấn qua trảng cỏ chính là những tháng ngày tác giả tham gia cuộc chiến đấu ở dọc Trường Sơn, đó là những ngày hành quân mải miết và triền miên. Những ngày tháng đó đã mang lại cảm hứng sáng tác cho nhà thơ Thanh Thảo.

Ý Nghĩa Bài Thơ Dấu Chân Qua Trảng Cỏ

Bài thơ Dấu chân qua trảng cỏ mang ý nghĩa gì? Cùng Thohay.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Bài thơ viết về cuộc hành quân chiến đấu ở dọc Trường Sơn và đồng bằng Nam Bộ, viết về con người và vùng đất ở đây. Dấu chân qua trảng cỏ là bản giải mã sâu sắc những gì mà những thế hệ con người đi kháng chiến trong cuộc hành quân mải miết suốt bao năm đã tình cờ gửi lại trên mặt đất.

Mặt khác, bài thơ còn gợi lên sức mạnh của thời gian và ý chí con người: Thời gian như cỏ có thể lấn át, xóa nhòa dấu vết của con người nếu con người sống mờ nhạt, không ý nghĩa. Ngược lại nếu con người có ý chí bền bĩ sẽ tạo nên được con đường mòn vượt qua sự lấn át của thời gian.

Đọc thêm bài thơ 🌿Đây Thôn Vĩ Dạ🌿 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Bố Cục Bài Thơ Dấu Chân Qua Trảng Cỏ

Bố cục bài thơ Dấu chân qua trảng cỏ có thể chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “bỗng thành mênh mang”
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “dẫn ra chiến trường”
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “không lời không tên”
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Nghệ Thuật Bài Thơ Dấu Chân Qua Trảng Cỏ

Xem thêm về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ Dấu chấn qua trảng cỏ sau đây.

  • Hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau 1975.
  • Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát với nhịp điệu đa dạng trong từng câu thơ
  • Sử dụng các từ láy như: mênh mông, long lanh,..
  • Sử dụng biện pháp ẩn dụ về dấu chân để nói về dấu ấn mà con người để lại

Đọc hiểu tác phẩm 🌸 Vội Vàng [Xuân Diệu] 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Đọc Hiểu Dấu Chân Qua Trảng Cỏ

Đọc hiểu tác phẩm Dấu chấn qua trảng cỏ thông qua phần gợi ý dưới đây.

Các hình ảnh cần nắm rõ trong bài thơ:

  • Dấu chân của người sốt rét bấm xuống đường trơn trên con đường ra chiến trường sẽ không bị mờ vì họ đã góp phần làm nên một con đường trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
  • Dấu chân là một hình ảnh ẩn dụ về dấu ấn để lại của mỗi cá nhân trong cuộc đời. Dấu chân bé nhỏ, thầm lặng nhưng thể hiện được sức mạnh của ý chí, khát vọng, tâm hồn để vượt lên sự lấn át của thời gian
  • Trảng cỏ là hình ảnh ẩn dụ về sức mạnh lấn át, xóa nhòa của thời gian và những khó khăn thử thách mà con người phải đối mặt trong cuộc đời. Nó sẽ khiến con người chìm trong quên lãng, mờ nhạt, vô nghĩa nếu không có ý chí, khát vọng vượt lên.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Dấu Chân Qua Trảng Cỏ Hay

Chia sẻ thêm cho bạn đọc mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Dấu chấn qua trảng cỏ hay đặc sắc sau đây.

Thanh Thảo là một hồn thơ đặc biệt trong thi đàn Việt Nam, thơ của ông luôn trăn trở và mang tính triết lý sâu sắc, trong đó có bài Dấu chân qua trảng cỏ. Bài thơ chính là những nét phác họa chân dung tinh thần của những người trẻ tuổi − người lính cùng thế hệ với tác giả.

Thanh Thảo là một trong số rất nhiều người làm thơ viết văn đi vào chiến trường cuối những năm 60, suốt dọc Trường Sơn, theo dấu chân người lính trẻ, đến tận những con đường qua sình lầy của đồng bằng Nam Bộ. Cái nét bình thường, vô danh ở người lính trẻ được nhấn vào đến là nhiều lần trong bài thơ Dấu chân qua trảng cỏ.

Ai đi gần ai đi xa
Những gì gợi lại chỉ là dấu chân.
Vùi trong trảng cỏ thời gian

Có thể nói, Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ. Nhưng nét vô danh, bình thường này được nhấn đi nhấn lại nhiều lần đến thế thì quả không phải là sự vô tình: nó như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ “tuyên ngôn”. Quả là qua thơ Thanh Thảo, những người lính chống Mỹ cùng thế hệ ông đã tuyên ngôn khá nhiều, “tự bạch” khá nhiều.

Nét bình thường, vô danh và sự tự khẳng định, tự ý thức, sự “tuyên ngôn” của những người lính trẻ trong bài thơ không có sự đối chọi, ngược lại, đó là những nét hòa hợp, thống nhất. Nó làm nên một mô-típ cấu tứ khá tiêu biểu cho các bài thơ Thanh Thảo.

Chiếc bòng con đựng những gì
Mà đi cuối đất mà đi cùng trời
Mang bao khát vọng con người
Dấu chân nho nhỏ không lời không tên
Thời gian như cỏ vượt lên
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua

Nhiệt tình phát ngôn bằng thơ cho sự tự ý thức của những người trẻ tuổi cùng thế hệ − ở đây là người lính − đã khiến bài thơ giàu khái quát, giàu chất triết lý, nhưng khái quát và triết lý ở ông thường không đưa thơ quay về dạng thuần túy chính luận mà là những ẩn ý sâu xa.

“Dấu chân” chính là hình ảnh ẩn dụ về dấu ấn của mỗi cá nhân để lại trong cuộc đời. Dấu chân tuy bé nhỏ, thầm lặng nhưng thể hiện được sức mạnh của ý chí, của khát vọng và tâm hồn để vượt lên sự lấn át của thời gian.

Trảng cỏ ở đây được ví như sức mạnh lấn át, sự xóa nhòa của thời gian và những khó khăn thử thách mà con người phải đối mặt trong cuộc đời. Nếu không có ý chí, khát vọng vượt lên thì “trảng cỏ” sẽ khiến “dấu chân” con người chìm trong quên lãng, mờ nhạt và trở nên thật vô nghĩa.

Bài thơ chính là bản giải mã sâu sắc những gì mà các thế hệ chiến sĩ đã trải qua trong cuộc hành quân mải miết và triền miên suốt bao năm, từ đó rút ra những triết lý nhân sinh sâu sắc về dấu ấn của con người trong hành trình cuộc đời của mình, phải luôn cố gắng để vượt qua sự xóa nhòa của thời gian.

Tìm hiểu bài thơ🔻 Hầu Trời [Tản Đà] 🔻 Sơ Đồ Tư Duy, Mẫu Phân Tích Hay 

Viết một bình luận