Chia sẻ cho các em học sinh nội dung chính của tác phẩm Kiến và người cụ thể như bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung và nghệ thuật,….
NỘI DUNG CHÍNH
Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Truyện Kiến Và Người
Tác phẩm Kiến Và Người được viết bởi Trần Duy Phiên, được xuất bản vào năm 1963. Đây là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả, nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Đừng bỏ lỡ tác phẩm 👉 Một Người Hà Nội
Nội Dung Truyện Ngắn Kiến Và Người
Hãy cùng Thohay.vn đón đọc toàn bộ nội dung truyện ngắn Kiến và người trước khi đi phân tích kĩ hơn về tác phẩm.
(Lược dẫn: Người bố đề nghị cả gia đình dọn ra ngoại ô, phá rừng, dựng nhà, canh tác. Qua một vụ mùa, họ phát hiện ra đàn kiến tấn công vào nhà. Sau khi thất bại trong việc nhờ công ty bảo vệ vật nuôi, cây trồng tiêu diệt đàn kiến, gia đình đành phải tự đối phó với đàn kiến đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. “Cuộc chiến” giữa kiến và người để giành lại đất bắt đầu…)
Trưa, bố cháu nuốt không hết chén cơm. Rảo quanh nhà, bố nhìn bốn phía vườn, mong mỏi tìm đường ra. Thoát về bắc, ngược lên núi. Thoát về đông, vượt đồi rồi gặp suối. Về nam, toàn rẫy với rừng thưa. Bọn kiến mai phục khắp nơi và bố cháu không xác định được chúng đổ quân theo hướng nào. Nên thoát về tây, nơi có quốc lộ ngang qua – sau cùng, bố đành chọn như thế. Nếu bọn kiến có bay theo, may ra bố con nhà cháu còn vớ được ô tô. Từ quốc lộ vào nhà cháu không có đường quy hoạch. Chỉ những lối mòn tuỳ tiện. Những lối ấy nay rợp tán cây, màu đất bị phủ bởi sắc kiến đen ánh.
Bố thở dài, quay vào nhà. Bố hỏi những đôi giày vải ngày còn ở thị xã đâu. Bố hỏi đến thùng dầu hôi. Mẹ lôi can nhựa dưới gầm giường cho bố xem. Bố chớp mắt, buồn, cúi xuống. Lượng dầu ít ỏi không đủ dùng cho ý đồ của bố. Mẹ đặt can dầu vào chỗ cũ. Hai người ngồi im. Bố cháu ôm đầu nghĩ ngợi một lúc, rồi đảo mắt quanh nhà.
– Cái mùng! – Bố hét – Bốn người bốn góc, hai đứa nhỏ giữa mùng mà thoát.
Bố nhảy lên giường, giựt đứt tao mùng. Mẹ van:
– Không được! Thứ ấy chỉ cản ruồi, ngăn muỗi, quá lắm là ong. Đằng này bọn chúng từ dưới lên trên xuống, bò ngang phóng dọc đủ cả! Chỉ có cách bay mới thoát, mà mình không có cánh. – Mẹ chép miệng, thở dài.
Bố xuống giường, ngớ ngẩn. Cháu ngồi bó gối nghĩ đến loài chim. Thằng em cháu ra giếng, chưa tắm, vội trở lại. Nó báo tin bọn kiến đã vào tới giếng.
– Bọn chúng buộc cả nhà ta phải chết khô! – Bố nhận định, bước ra hiện.
Cháu theo sát bên bố. Từ thành miệng đến sân giếng, lúc nhúc những kiến. Một đám đang bò lên cần kéo nước. Chúng theo đà ngang ra tới cây dọc, xuống tận gàu.
Mũi tấn công này khiến bố mẹ cháu tái mặt. Sự đe doạ đời sống đã cận kề. Bố ra lệnh tất cả vào nhà, chốt chặn cửa lại. Mẹ soạn ra mớ quần áo cũ, lục lọi những giẻ những bao. Bố soi đèn tìm ngóc hang ngạch kẽ và anh em cháu ra sức bít kín. Công việc này khó khăn như chặn nước thấm qua cát. Bố cháu phát hiện nhiều đường giao thông kiến đào xuyên móng. Chúng cháu thay nhau đái vào các nơi ấy rồi dùng búa tán bằng mặt. Còn bên ngoài, đầu vách, mái nhà… làm sao? Cản gió dễ hơn ngăn kiến. Gió không mắt, thổi có hướng. Đằng này bọn kiến di chuyển tứ phía, biết len lách và tập trung vào mục tiêu. Nghĩ đến đó, cháu thừ người, da rọn gai.
Mẹ tỉnh táo cho đến khi nấu xong nồi cơm tối. Chợt nghe gà oác chái sau, mẹ hốt hoảng, co rúm người rồi ngã sấp lên nền nhà. Sợ hãi của mẹ lan sang lũ em rất nhanh. Bố sửng sốt đứng nhìn. Gà lại kêu tháo lên như những lúc bị chồn đuổi.
Cháu nhận rõ tiếng đập cánh rồi đồ chừng chúng chạy tán loạn ra vườn. Bố cố hết sức mới dỗ được mẹ và lũ cháu ăn cơm. Sau đó gom hai cái giường ra gian giữa, bố động viên mọi người lên giường. Đích thân bố rờ rẫm, tấn kĩ từng góc mùng. Tự dưng, cả nhà không ai dám hé một tiếng, y như sợ bọn kiến bên ngoài nghe. Gần sáng, heo từ nhà bếp kêu thét. Rồi chúng phá chuồng chạy rầm rập. Ban đầu, chúng quần đảo quanh nhà. Rồi như cùng đường, chúng tháo chạy ra đường.
Ngoài trời sáng rất lâu trong nhà mới sáng, cháu đoán chắc như thế. Đêm vừa qua, cháu ngủ khá đầy giấc. Mở bừng mắt, cháu nhắm lại ngay. Cả nhà vẫn nằm yên trên giường. Không ai muốn trời sáng. Đêm đã nhấn chìm bọn kiến vào bóng tối và vận hồi sức cho cả nhà. Riêng bố, không hoàn toàn được như vậy. Đầu hôm, bố trở mình hoài. Nửa đêm về sáng, bố mới nằm im.
Bố cháu vén mùng ra trước. Bố đi lại xó cửa, đái xè xè. Sau đó, lặng im. Cháu xoay người nằm nghiêng và thấy bố cứ đứng ì một chỗ ngửa mặt tứ phía. Cháu là người thứ hai ra khỏi mùng. Mắc tiểu, cháu cũng muốn đến xó cửa. Nhưng khi hiểu bộ tịch ấy, cháu run lên. Bọn kiến đã vào khắp nhà. Chúng bám theo đòn tay, rui, mè,… vẽ nên những ô vuông. Từ nóc, chúng lần theo cột. Dọc vách, hàng trăm dòng kiến đen như nước nhểu. Đầu mấy mối dây treo mùng, tốp tiền sát- nhón nhác chạy đi chạy lại. Vùng an ninh cho gia đình rút lại hai chiếc giường và mấy khoảnh nền xa chân cột, xa móng. Bàn thờ, tủ áo, bồ lúa, bồ mì, thùng đậu, đống khoai,… đều nằm dưới sự kiểm soát của chúng.
Bố cháu ra lệnh mặc thêm quần áo, nhiều lớp càng tốt. Lúc này, kiếm cho được một người hai bộ rất khó. Bố ra lệnh xé cả hai cái mùng và mền ra thành từng dải, rồi quấn vào chân vào tay, vào mặt, vào cổ,… chỉ chừa hai mắt. Bố quấn cho mẹ xong, không còn giẻ cho bố. Mẹ khóc, đòi tháo ở hai cánh tay để quấn chân cho bố.
Bố không chịu. Mẹ cháu lại khóc. Lũ cháu khóc theo. Mẹ cháu đứng lên, rút hai cái bao tời chặn ở cửa bếp xuống, lao đến bồ lúa. Bố cản lại:
– Còn người, còn của! – Bố nói, hai lòng mắt rận đỏ như ngập máu.
Mẹ ném trả cái bao, trở lại bên lũ cháu. Bố cúi xuống gầm giường, lôi can dầu hội ra, lắc lắc, đặt giữa nền nhà. Bố tự xé áo mình đang mặc, tháo một cây thanh giường, quấn vào rồi cẩn thận tẩm dầu. Còn lại một ít, bố trút ra tay, bôi khắp từ bàn chân cho đến bắp đùi. Chưa rõ bố sẽ làm gì, nhưng nhìn bố với cái quần xà lỏn, thân trên gần như trần trụi, mẹ run cầm cập. Bố bảo mở cửa. Cháu dùng chân đạp mạnh. Hai cánh bung ra, ánh sáng ùa vào. Cả nhà kêu rú. Kiến như từ bóng tối ngồn ngộn trồi lên. Bọn chúng đông gấp triệu lần cháu tưởng.
− Chạy! – Bố thét.
Mẹ và lũ cháu ra tới hiền, dừng lại. Từ cây đến cỏ không nơi nào là không có kiến. Bố ra tới hiên, bật lửa châm vào cây thanh giường quấn giẻ. Bố ngần ngại một tí rồi ốp ngọn lửa vào mái tranh. Mẹ xông trở lại níu cứng tay bố.
– Chạy đi! – Bố thét lên, gỡ tay mẹ và lao ra trước.
Ban đầu, bố cháu bước chậm, vừa đi vừa dùng lửa thui kiến mở đường nhưng không vạch được một kẽ chỉ. Kiến bám theo chân bố leo lên. Bố ném cây lửa vào đống rơm ở giữa bốn gốc thông già. Quay lại, bố ôm lấy con út, đôn lên vai, khom mình chạy. Chúng cháu đạp lên bất cứ cái gì, lao theo. Mẹ cháu ra tới đám cà phê, vướng cành ngã uỵch. Cháu quay lại đỡ mẹ. Kiến bu kín hai mẹ con cháu. Mấy lần, cháu đưa tay vóc mắt cho mẹ rồi lại vóc mắt cho mình. Mẹ cứ nói không sao nhưng mỗi lúc một chậm, hơi thở nặng dần. Băng quấn cổ, quấn chân tuột, mẹ thêm lúng túng.
Vượt qua đám mì, mẹ cháu lại ngã. Chưa kịp đỡ dậy, mẹ đã ôm mặt kêu thét lên. Kiến rúc vào mắt. Cháu cõng mẹ lao như bay. Tới bờ rào, cháu không đủ sức vượt. Bên kia, bố cháu trở lại. Bố đưa hai cánh tay bám đầy kiến rướm máu rước mẹ. Cháu leo qua bờ rào, mắc chân vào dây kẽm. Giựt không đứt, gỡ không ra. Kiến cánh tứ phía lao tới. Cháu dùng miệng cắn mối buộc, tháo chạy. Cái chân phải cháu có hồi sưng tấy lên là vì thế.
Ra tới quốc lộ, kiểm điểm lại, gia đình đủ cả. Bố cháu ra lệnh cởi bỏ áo quần và các thứ, ném ra xa. Mẹ cháu và em gái cháu xin giữ lại lớp trong. Hai anh em cháu muốn lột sạch nhưng mẹ buộc giữ lại cái quần đùi và áo may-ô. Còn bố chẳng có gì để cỏi ngoài cái quần xà lỏn.
Trong khoảnh khắc ấy, cháu nhìn về hướng đông, lửa leo tót nóc nhà. Ngay chỗ đống rơm, một cột khói theo ngọn thông vươn lên trời cao trong xanh. Gió mang lửa đi khắp vườn, lan ra rẫy. Gia đình cháu vừa giết kiến còn rải rác trên mình vừa chạy về hướng thị xã.
Mẹ cháu bây giờ đã mất. Người ta nói mẹ bị bệnh sốt xuất huyết. Nhưng cháu không tin. Lớn thêm một tuổi, cháu không tin hơn nữa. Mẹ cháu chết vì nọc kiến.
Ba lần bị kiến phủ, đủ lượng độc khiến tim mẹ thôi đập. Mấy bữa, cháu đấm cửa bác sĩ trưởng khoa bày tỏ như thế. Nhưng ông ấy có nghe cháu đâu. Ông bảo chưa có sách vở nào nói tới.
Ba hôm sau cuộc tháo chạy, cháu theo bố trở lại nhà. Nói cho đúng, trở lại rừng, nhà không còn nữa. Thế mà khi ra đi, mẹ cứ mong ngóng vẫn còn.
Từ xa nhìn tới, nhà cửa, vườn rẫy,… cháy sạch. Một bãi hoang tro than mênh mông.
Lâu lâu, gió xoáy hình thành một cột bụi cao dật dờ lướt trên đầu ngọn cây cánh
rừng đông bắc rồi khuất vào eo núi. Trên mỗi bước tháo chạy, trừ mẹ, bố và lũ cháu đều mong đám cháy lan toả như thế này. Cháu bật khóc. Bố cháu đứng trên nền nhà cũ, cười đến vỡ họng, trào nước mắt. Thắng một trận lớn, tan hoang cửa nhà. Một đòi bố có thua ai! Cháu nhớ lại lời mẹ, cúi xuống, mong tìm thấy một đám xác kiến nơi nào đó. Nhưng toàn tro than. Cháu dùng cuốc, cố công đào một hàng mì. Củ không còn, chỉ thấy xác kiến bị hầm chín bầy nhầy với bột nhão. Cháu chạy ra đám khoai, đám chuối nước,… cũng thế cả. Quơ góp được mấy cái tỏ ám khói, một ít vật dụng bằng sắt, cháu mang về. Gia tài còn lại chưa đủ nặng hai vai. Bố cháu đã sai lầm. Bố cháu đào một con sông ngược vào núi. Bố đi từ cái sai này đến cái sai khác.
Bố ở trên thuyền. Và con thuyền nổi trôi trên dòng sông của bố. Nhưng bố là chồng, là cha và bố cứ tin vào con mắt sâu thẳm của mình, quên hẳn cuộc đời. Bề dày cuộc đời chưa có ánh sáng nào xuyên tới. Khi nhận ra được điều đó, bố cháu đủ thành người điên thật sự. […]
Xem thêm tác phẩm 👉 Cải Ơi (Nguyễn Ngọc Tư)
Về Tác Giả Tác Phẩm Truyện Kiến Và Người
Chia sẻ những thông tin cụ thể nhất về tác giả tác phẩm truyện ngắn Kiến và người sau đây:
Tác Giả
- Trần Duy Phiên sinh năm 1942, tại Thừa Thiên Huế
- Ông là nhà văn nổi bật của văn học Việt Nam trước năm 1975
- Đặc điểm nghệ thuật: Ngòi bút xông xáo và lãng mạn là tư tưởng nghệ thuật chính trong các sáng tác của Trần Duy Phiên, tư tưởng đó không chỉ thể hiện ở các tác phẩm truyện ngắn mà còn ở các tác phẩm thơ.
- Tác phẩm chính: Đốt lửa sau mây (truyện dài), 1969; Trước khi mặt trời mọc (tập truyện), 1972; Trăm năm còn lại (tiểu thuyết), 1996; Kiến và Người (tập truyện), 1996; Ngược dòng phù hoa (tập truyện), 1997; Chim trong thành quách cũ (tập truyện), 2003….
Tác Phẩm
1. Những sự kiện chính trong văn bản và dấu hiệu để nhận biết Kiến và người là truyện ngắn
a. Những sự kiện chính của văn bản.
– Người bố đề nghị cả gia đình phá rừng và sinh sống ở đó nhưng bị đàn kiến nổi giận và tấn công khi chỗ ở bị xâm chiếm.
– Cả gia đình tìm mọi cách để thoát khỏi vòng quây của kiến.
– Bọn kiến vào được nhà, tấn công vật nuôi và con người. Người bố đốt ngôi nhà và dẫn cả nhà mở đường chạy thoát đường lộ. Cả gia đình đau đớn nhìn ngôi nhà bị lửa thiêu rụi.
– Người mẹ mất, người con theo cha trở lại ngôi nhà. Mọi thứ điều bị tiêu hủy bởi ngọn lửa. Người bố phát điên khi nhận ra sai lầm của bản thân.
b. Dấu hiệu để nhận biết văn bản trên là truyện ngắn
– Có dung lượng nhỏ
– Có cốt truyện đơn giản: xung quanh 1 tình huống: Bầy kiến nổi giận tấn công gia đình.
– Các sự kiện được tập trung vào một biến cố chính, dồn nén mâu thuẫn trong thời gian ngắn: Gia đình tìm cách chống lại sự tấn công của bầy kiến. (1 ngày, 1 đêm, hôm sau)
– Số lượng nhân vật ít (4 người trong gia đình và bầy kiến)
– Có thông điệp của văn bản: Tập trung làm rõ một khía cạnh của đời sống
(Hiện tượng phá rừng khiến con người chịu hậu quả nặng nề)
– Có các yếu tố tưởng tượng, hư cấu.
2. Ngôi kể, điểm nhìn, tác dụng của việc sử dụng ngôi kể và điểm nhìn trong tác phẩm.
– Ngôi kể thứ nhất: Người con trai lớn – xưng “cháu”
– Điểm nhìn chủ yếu từ người con trai lớn, có khi của người bố.
= > Giúp cho việc thể hiện chủ đề và thông điệp của văn bản khách quan và đa diện hơn.
3. Sự tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của người con, người mẹ và người bố trước sự tấn công của đàn kiến.
– Sự tương đồng: Cùng nghĩ cách để thoát khỏi đàn kiến
– Sự khác biệt:
+ Người bố quyết liệt, cực đoan và bạo liệt một mất một còn với đàn kiến hơn là quan tâm đến các thành viên khác trong gia đình (tự tay thiêu hủy ngôi nhà và tất cả những thành quả lao động của gia đình)
+ Người mẹ và người con: Ôn hòa, có cái nhìn đa diện nhiều chiều hơn, có những lúc nhìn thấu được nhân quả, lí do đàn kiến giận dữ, tấn công.
Đừng bỏ lỡ tác phẩm 👉 Cõi Lá
Ý Nghĩa Tác Phẩm Kiến Và Người
Tác phẩm Kiến và người llên án những tác động của con người đến môi trường sinh thái và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống tự nhiên.
Bố Cục Truyện Ngắn Kiến Và Người
Bố cục truyện ngắn Kiến và người được chia thành 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “về hướng thị xã”: Cuộc đấu tranh giữa kiến và người.
- Phần 2: Còn lại: Khung cảnh sau cuộc chiến và bài học để lại.
Đọc Hiểu Tác Phẩm Kiến Và Người
Các em học sinh hãy tham khảo phần đọc hiểu tác phẩm sau đây để có thể nắm bắt rõ hơn về truyện Kiến và người.
👉 Câu 1. Ý nghĩa hình tượng bầy kiến là gì?
Trả lời: Đại diện cho các sinh vật tự nhiên bị đẩy khỏi môi trường sống quen thuộc thuận tự nhiên chúng sẽ phản kháng, tiêu diệt những gì làm hại đến cuộc sống của chúng => bản năng tự vệ.
👉 Câu 2. Cách đặt nhan đề của tác giả có gì đặc biệt?
Trả lời:
- Thiên nhiên và con người có vị thế ngang hàng nhau.
- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh, công bằng (Quan hệ từ “và”)
- Đặt kiến trước người: nhắn nhủ cần quan tâm đến tự nhiên trước vì đó là môi trường sống của tất cả các sinh vật và con người. Con người không thể cho mình là thượng đẳng, trung tâm để áp đặt, tấn công, khai phá bừa bãi tự nhiên.
👉 Câu 3. Tác dụng của yếu tố hư cấu, tưởng tượng trong truyện ngắn Kiến và người?
Trả lời:
- Sức mạnh và sự cuồng nộ của tự nhiên khi bị đẩy đến đường cùng.
- Tác động mạnh đến nhận thức của con người giúp con người thức tỉnh để đối xử công bằng với tự nhiên.
- Tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn, hứng thú đối với độc giả.
Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm 🌷Mùa Lá Rụng Trong Vườn 🌷 đầy đủ nhất
Giá Trị Tác Phẩm Kiến Và Người
Thông tin về giá trị tác phẩm Kiến và người được chia sẻ cụ thể sau đây:
- Giá trị nội dung: Tác phẩm Kiến và người kể về là câu chuyện của sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.
- Giá trị nghệ thuật: Khắc họa chân thực thiên nhiên và con người và sử dụng ngôn ngữ truyện gần gũi và hấp dẫn
Sơ Đồ Tư Duy Kiến Và Người
Gợi ý những mẫu sơ đồ tư duy tác phẩm Kiến và người sau đây để các em có thể hệ thống hóa lại nội dung bài học hiệu quả.
Dàn Ý Tác Phẩm Kiến Và Người
Để phân tích tác phẩm Kiến và người hay và ấn tượng, đầu tiên bạn cần lập dàn ý chi tiết để có thể triển khai bài văn nhanh và đầy đủ ý.
I. Mở bài: Truyện “Kiến và người” của nhà văn Trần Duy Phiên có chủ đề về môi trường.
II. Thân bài
1. Nội dung tác phẩm: cuộc chiến của một gia đình nhằm thoát khỏi sự xâm lăng của đàn kiến
2. Phân tích nghệ thuật
– Tác phẩm viết theo thể loại tự sự, góc kể của nhân vật chính là người con.
– Tác giả sử dụng hình ảnh sinh động để diễn tả cuộc chiến giữa kiến và người: dùng thuật ngữ quân sự, hình ảnh chiến trường…
3. Phân tích nhân vật
– Nhân vật người bố: người chỉ huy bất lực, cuồng dại.
– Gia đình: nhu nhược, chỉ biết nghe lời người bố.
– Đàn kiến: tác giả sử dụng nhân cách hóa, cho thấy đàn kiến có tư duy như người.
4. Giá trị tựa đề tác phẩm
Tác giả đặt từ “kiến” trước “người” nhằm thể hiện sự tôn trọng với loài vật.
III. Kết bài: Khẳng định thông điệp của tác phẩm: con người sẽ chịu hậu quả nếu tàn phá môi trường.
Tham khảo nội dung tác phẩm 👉 Muối Của Rừng
Soạn Bài Kiến Và Người Lớp 11
Hướng dẫn soạn bài Kiến và người lớp 11 chi tiết nhất với phần trả lời các câu hỏi bám sát chương trình, nội dung học nhất.
👉 Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn.
Trả lời: Các sự kiện chính trong văn bản:
+ Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.
+ Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.
+ Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.
– Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản là một truyện ngắn:
+ Dung lượng nhỏ, có thể đọc hết trong 1 lần, số lượng nhân vật và sự kiện ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống (con người phá hủy môi trường và nhận hậu quả).
+ Cốt truyện đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh tình huống gia đình “cháu” chiến đấu với loài kiến.
👉 Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?
Trả lời:
– Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”, còn điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” – người con trai, có khi là qua “bố cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.
– Tác dụng của Việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: giúp cho việc thể hiện chủ đề cũng như thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.
👉 Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,… trước cuộc tấn công của bầy kiến.
Trả lời:
Điểm tương đồng | Cùng nghĩ cách thoát khỏi đàn kiến | |
Điểm khác biệt | Bố cháu | Lo lắng và buồn bực, tìm đủ mọi cách để tiêu diệt chúng và rất sửng sốt khi thấy kiến gây ảnh hưởng tới các con vật nuôi. → Cách làm bạo liệt, cực đoan. |
Mẹ cháu | Lo lắng đến tái cả mặt, hoảng hốt, bất lực, khẩn trương nhưng vẫn cố tỉnh táo để nấu cơm cho cả nhà. | |
Cháu | Sợ hãi khi thấy đàn kiến xâm chiếm ngôi nhà và luôn theo sát bố, cùng tìm cách bịt kín ngõ ngách kiến có thể chui vào. | |
Em cháu | Cùng anh trai tìm cách chống lại lũ kiến xâm nhập. |
👉 Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.
Trả lời:
– Ý nghĩa của hình tượng bầy kiến: là đại diện cho các sinh vật tự nhiên bị đưa ra khỏi cuộc sống thuận tự nhiên, trái với quy luật thì sẽ phản kháng, quay lại chống đối và tiêu diệt những gì làm hại đến đời sống của chúng.
– Cách đặt nhan đề Kiến và người: tác giả muốn đặt tự nhiên và con người ở hai vị trí ngang nhau, trong đó, mối quan hệ là tương hỗ, qua lại, tương tác có vai trò kết nối hai yếu tố đẳng lập), tức là “cộng sinh” (dựa vào nhau cùng sống). “Kiến” được đặt trước “Người” có thể cũng có dụng ý ưu tiên. C-66húng ta phải quan tâm hơn đến tự nhiên, đừng đặt con người là trung tâm, cao hơn tự nhiên để hành xử theo kiểu áp đặt, tấn công, chống đối.
👉 Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người.
Trả lời:
Vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người:
– Phát triển tình huống, nội dung truyện. Nhờ chi tiết tưởng tượng, hư cấu quá trình bầy kiến nổi dậy trả thù con người, nội dung truyện trở nên kịch tính, gây ấn tượng mạnh cho người đọc về sự kinh hoàng, sửng sốt trước sức mạnh của tự nhiên.
– Tác giả gửi gắm thông điệp ý nghĩa ý nghĩa về việc bảo vệ và sống hòa hợp với tự nhiên.
=> Làm tăng độ xác tín của câu chuyện, tác động mạnh đến nhận thức của người đọc, giúp chúng ta thức tỉnh, phản tỉnh.
👉 Câu 6 (trang 27 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Truyện đã mang lại thay đổi gì trong nhận thức của bạn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?
Trả lời: Những thay đổi về nhận thức của con người về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
– Con người không phải trung tâm của vũ trụ, muôn loài. Con người và các sinh vật sống khác đều bình đẳng như nhau.
– Con người và tự nhiên luôn song hành, tương trợ, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình tồn tại trên Trái đất. Nếu con người cố chấp phá hủy, xâm chiếm môi trường sinh thái tự nhiên, con người sẽ phải gánh hậu quả rất nặng nề.
=> Truyện không phải phủ định địa vị, giá trị con người mà chỉ hi vọng có thể hạn chế những dục vọng quá lớn cùng những hành động phi lí của con người với tự nhiên.
Đừng vội bỏ qua tác phẩm 👉 Chiều Sương
Giáo Án Kiến Và Người Lớp 11
Thohay.vn giới thiệu đến các quý thầy cô giáo án ngữ văn 11 Kiến và người sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp giáo viên có được tiết dạy thành công.
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết và phân tích được đặc trưng của thể loại truyện ngắn như: nhân vật, điểm nhìn, người kể chuyện, ngôi kể, thông điệp của văn bản…
– Nhận biết được nội dung và thông điệp của văn bản Kiến và người gửi đến độc giả.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
3. Phẩm chất
– Trân trọng, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Những đặc trưng nào có thể dùng để xác định một văn bản thành truyện ngắn?
+ Giữa con người và thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào? Con người nên có cách ứng xử như thế nào để làm hài hòa mối quan hệ đó?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
– GV dẫn vào bài học mới: Thiên nhiên và con người vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thế nhưng vì lòng tham, con người đã đối xử không công bằng với thiên nhiên khiến thiên nhiên nổi giận. Cùng khám phá truyện ngắn: Kiến và người của Trần Duy Phiên để thấy được thông điệp tác giả muốn gởi gắm đến đọc giả về mối quan hệ giữa người và thiên nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: + Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm trong phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp.– HS nhận nhiệm vụ: Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Trần Duy Phiên là một nhà văn nổi tiếng từ rất sớm. Những trang truyện ngắn của ông mang đậm màu sắc cá nhân và mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. 2. Tác phẩm – Truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng. – Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
– Nhận biết và phân tích được đặc trưng của thể loại truyện ngắn như: nhân vật, điểm nhìn, người kể chuyện, ngôi kể, thông điệp của văn bản…
– Nhận biết được nội dung và thông điệp của văn bản Kiến và người gửi đến độc giả.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ– GV yêu cầu HS: + Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và nêu dấu hiệu để nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn – HS nhận nhiệm vụ: Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Những sự kiện chính trong văn bản và dấu hiệu để nhận biết Kiến và người là truyện ngắna. Những sự kiện chính của văn bản. – Người bố đề nghị cả gia đình phá rừng và sinh sống ở đó nhưng bị đàn kiến nổi giận và tấn công khi chỗ ở bị xâm chiếm. – Cả gia đình tìm mọi cách để thoát khỏi vòng quây của kiến. – Bọn kiến vào được nhà, tấn công vật nuôi và con người. Người bố đốt ngôi nhà và dẫn cả nhà mở đường chạy thoát đường lộ. Cả gia đình đau đớn nhìn ngôi nhà bị lửa thiêu rụi. – Người mẹ mất, người con theo cha trở lại ngôi nhà. Mọi thứ điều bị tiêu hủy bởi ngọn lửa. Người bố phát điên khi nhận ra sai lầm của bản thân. b. Dấu hiệu để nhận biết văn bản trên là truyện ngắn – Có dung lượng nhỏ – Có cốt truyện đơn giản: xung quanh 1 tình huống: Bầy kiến nổi giận tấn công gia đình. – Các sự kiện được tập trung vào một biến cố chính, dồn nén mâu thuẫn trong thời gian ngắn: Gia đình tìm cách chống lại sự tấn công của bầy kiến. (1 ngày, 1 đêm, hôm sau) – Số lượng nhân vật ít (4 người trong gia đình và bầy kiến) – Có thông điệp của văn bản: Tập trung làm rõ một khía cạnh của đời sống(Hiện tượng phá rừng khiến con người chịu hậu quả nặng nề) – Có các yếu tố tưởng tượng, hư cấu. |
Đón đọc thêm nội dung tác phẩm ✨ Hương Rừng Cà Mau ✨
4+ Mẫu Tóm Tắt Kiến Và Người Ngắn Gọn
Xem thêm top mẫu tóm tắt Kiến và người ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý được Thohay.vn biên soạn dưới đây nhé.
Tóm Tắt Kiến Và Người Của Trần Duy Phiên
Tác phẩm “Kiến và người” là câu chuyện đầy cảm động về cuộc chiến giữa con người và đàn kiến, một cuộc chiến được khởi đầu bởi hành động phá rừng canh tác của một gia đình. Họ đã bỏ nhà, tới phá rừng để canh tác đất và sinh sống. Tuy nhiên, họ đã không biết rằng hành động của mình đã gây ra một cuộc tấn công của đàn kiến. Cả gia đình phải đối mặt với những con kiến khổng lồ đang xâm nhập vào nhà của họ và tấn công họ.
Người bố phải đi loanh quanh trong nhà để chặn mọi con đường mà đàn kiến có thể vào được. Những người con cũng phải bịt kín mọi ngõ ngách. Tuy nhiên, đàn kiến vẫn xâm nhập vào nhà và bám đầy khắp nơi. Cả gia đình phải quấn hết quần áo và đổ dầu lên người để trốn thoát. Tác phẩm lấy đề tài bảo vệ môi trường sống và nhấn mạnh việc phải tôn trọng môi trường sống của chúng ta.
Tác phẩm cũng đưa ra một cảnh báo về hậu quả của việc phá hủy môi trường sống, khiến cho con người và các sinh vật khác phải chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng và đau lòng. Với thông điệp ý nghĩa, tác phẩm “Kiến và người” đã góp phần nâng cao nhận thức của chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và cần phải trân trọng và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Tóm Tắt Kiến Và Người Ngắn Nhất
Tác phẩm Kiến và người kể về câu chuyện có một gia đình nọ vì chiếm vùng đất sinh sống của loài kiến nên đã bị chúng xâm lấn nơi ở. Từng thành viên trong gia đình đang phải tìm đủ mọi cách để chống lại sự xâm nhập của đàn kiến. Người bố vẫn đang tìm đủ mọi biện pháp để đưa gia đình đến nơi an toàn, nhưng khắp nơi đều có sự xâm nhập của đàn kiến và họ không thể ra ngoài được. Người bố như phát điên, cố tìm đủ mọi cách để chống lại đàn kiến nhưng rồi lại đành bất lực, thở dài.
Cuối cùng, cả gia đình đã thành công chạy trốn khỏi đàn kiến và không ai bị bỏ lại. Nhưng về sau người mẹ đã mất không phải do bị sốt xuất huyết mà là do nọc độc của kiến. Người con cùng bố quay trở lại ngôi nhà mà đã từng bị kiến bao phủ, nhưng giờ đây tất cả đều hoang tàn. Nếu mà người bố trở nên sáng suốt hơn, không tham lam cố chấp thì có lẽ gia đình họ vẫn có cuộc sống hạnh phúc và người mẹ cũng không chết.
Xem thêm tác phẩm 👉 Cà Mau Quê Xứ
Tóm Tắt Văn Bản Kiến Và Người Hay Nhất
“Kiến và người” là một tác phẩm kinh điển đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. Tác phẩm kể về câu chuyện của một gia đình bỏ nhà ra phá rừng canh tác, nhưng lại bị một đàn kiến tấn công. Cả gia đình phải chịu đựng một cuộc chiến vô tận với đàn kiến, khiến họ luôn trong trạng thái căng thẳng và lo sợ.
Người bố phải thao thức suốt đêm để chặn đường cho đàn kiến không xâm nhập vào nhà. Những người con phải bịt kín mọi ngõ ngách để ngăn chặn đàn kiến. Nhưng đàn kiến vẫn xâm nhập vào nhà và bám đầy khắp nơi. Gia đình quấn hết quần áo và đổ dầu lên người để trốn thoát. Nhưng cuối cùng, kiến vẫn bám vào người của người mẹ và cô đã mất do nọc độc của chúng.
Tác phẩm nhấn mạnh vào việc bảo vệ môi trường sống, thông qua việc phê phán hành động cố chấp và tham lam của người bố. Hành động này đã gây ra những hậu quả đáng tiếc cho cả gia đình. Đây là một bài học quý giá về việc tôn trọng và bảo vệ môi trường sống, và tác phẩm đã thành công trong việc đưa ra cảnh báo về hậu quả của việc phá hủy môi trường.
Tóm Tắt Kiến Và Người Lớp 11 Ngắn Hay
Tác phẩm “Kiến và người” là một câu chuyện cảm động về sự xâm lấn của con người vào môi trường sống của các loài sinh vật khác. Câu chuyện kể về một gia đình chiếm đoạt vùng đất của loài kiến và phải đối mặt với sự xâm nhập của chúng. Cả gia đình phải tìm mọi cách để chống lại sự tấn công của đàn kiến. Người bố nỗ lực tìm đường đưa gia đình đến nơi an toàn, nhưng khắp nơi đều bị kiến xâm nhập, khiến họ không thể thoát ra ngoài.
Cuộc chiến với đàn kiến đẩy gia đình vào tình trạng bất lực và sợ hãi. Những nơi không có gì che đậy đều bị kiến bu kín, chúng cắn gà cắn lợn như muốn chặn đường sống của gia đình. Khi đàn kiến tràn vào nhà, cả gia đình buộc phải bỏ lại nơi ở để chạy trốn. Những con người to lớn giờ đây phải khuất phục trước những loài vật nhỏ bé. Tác phẩm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng môi trường sống của các loài sinh vật.
Nếu người bố không tham lam, cố chấp và không phá hủy môi trường sống của loài kiến, có lẽ gia đình họ sẽ vẫn có cuộc sống hạnh phúc và người mẹ sẽ không mất mạng vì nọc độc của kiến. Tóm lại, “Kiến và người” thành công trong việc đưa ra cảnh báo về việc bảo vệ môi trường sống và tôn trọng các loài sinh vật khác, qua câu chuyện cảm động về cuộc chiến giữa con người và đàn kiến.
Hướng dẫn 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Tác Phẩm Truyện
5+ Mẫu Phân Tích Kiến Và Người Hay Nhất
Tổng hợp những mẫu phân tích tác phẩm Kiến và người hay nhất để các em học sinh có thể trau dồi thêm kĩ năng viết, cách diễn đạt câu văn thêm hay và hấp dẫn.
Phân Tích Kiến Và Người Của Trần Duy Phiên
Tập truyện ngắn “Kiến và người” của tác giả Trần Duy Phiên bao gồm những mẩu chuyện về mối quan hệ giữa con người và các loài động vật. Truyện “Kiến và người” là cuộc chiến của một gia đình nhằm thoát khỏi sự xâm lăng của đàn kiến.
Đề tài môi trường không quá phổ biến trong văn học. Tuy nhiên một số tác giả vẫn tìm thấy sức hấp dẫn của chủ đề này và sáng tác tác phẩm nhằm gửi gắm thông điệp về bảo vệ môi trường và các loài sinh vật tự nhiên. Đó cũng là nội dung chính trong truyện ngắn “Kiến và người” của nhà văn Trần Duy Phiên.
Tác phẩm được viết theo thể loại tự sự dưới góc kể của nhân vật chính xưng “cháu”, vốn là người con lớn trong gia đình có ba mẹ và hai con. Gia đình cậu bé dọn từ thành phố ra ngoại ô ở. Họ phá rừng, dựng nhà, canh tác trồng trọt sinh sống. Một thời gian sau, đàn kiến ùa đến tấn công vào nhà họ. Từ đó gia đình cậu sử dụng mọi biện pháp để chống lại đàn kiến dưới sự chỉ huy của bố cậu bé.
Tác giả sử dụng những hình ảnh sinh động để diễn tả cuộc chiến giữa kiến và người như một trận đánh thực thụ, với những thuật ngữ quân sự như “mai phục’, “đổ quân”, “quần đảo”, “mũi tấn công”… Ngôi nhà như một chiến trường với hình ảnh “lối mòn”, “đường quy hoạch”, “đường giao thông”, “vùng an ninh”… Song song đó, hàng loạt hành động dồn dập liên tục của hai bên thể hiện sự căng thẳng và nguy ngập của gia đình trong quá trình chống phá kiến xâm nhập.
Nhân vật người bố trong truyện như một thủ lĩnh đang mất bình tĩnh. Vì quá bực bội bất lực trước quân đoàn kiến đông đảo và gan lì, ông có những hành động cuồng dại theo mức độ ngày càng tăng. Ban đầu chỉ là xua đuổi, phòng ngừa rồi tự vệ, sau cùng đỉnh điểm là đốt nhà để diệt kiến. Đây là cao trào của truyện và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bộc phá của đàn kiến, khiến chúng không thể chịu đựng, đuổi theo gia đình, vừa là để thoát thân, vừa là cách chúng thể hiện sự chống trả ở mức độ cao nhất: chúng bám lên người gia đình họ, chui vào mắt hai mẹ con. Cuối cùng người mẹ chết vì nọc độc kiến. Đây là cái giá quá đắt mà gia đình, trong đó người bố phải chịu trách nhiệm chính. Người bố đã lãnh hậu quả quá lớn không thể cứu vãn.
Bên cạnh người bố, tác giả miêu tả các thành viên trong gia đình cậu bé là những người nhu nhược. Không ai lên tiếng khuyên nhủ hay phản đối ông bố dù mọi việc ông làm hết sức vô lối, kể cả khi ông dự định đốt nhà. Dù người mẹ nhận ra những hành động của ông là sai trái nhưng do bản chất hiền lành và cũng do e ngại sự gia trưởng của chồng nên không mạnh mẽ lên tiếng ngăn cản.
Để diễn tả sinh động cuộc chiến, tác giả đã nhân cách hóa đàn kiến để chúng có những hành vi như con người. Chúng biết huy động lực lượng để hợp sức chống trả, biết tìm đường chui lách, biết đối phó, biết trả đũa… Qua đó tác giả thể hiện loài kiến có cảm xúc và biết suy nghĩ tư duy chẳng khác gì con người. Do đó chúng sẽ phản kháng trước sự tấn công của những kẻ xâm lăng. Như trong truyện, ban đầu chúng là loài vật vô hại, chỉ khi gia đình người bố đến phá rừng, hủy hoại cuộc sống của chúng, khi đó chúng mới phản ứng chống lại gia đình ông.
Trong tựa đề tác phẩm, tác giả đặt từ “kiến” trước “người” nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với loài vật nhỏ bé này, mở rộng ra là sự tôn trọng giống loài nói chung. Sinh vật, động vật và con người cùng tồn tại trong một môi trường sống, mỗi loài có vai trò riêng và có giá trị nhất định đối với hệ sinh thái, vì vậy cần chung sống hòa bình nhằm cân bằng hệ sinh thái trái đất. Con người bảo vệ các loài sinh động vật cũng là bảo vệ chính mình.
Sứ mệnh của nhà văn là phản ánh hiện thực xã hội và hướng con người đến với chân thiện mỹ nhằm tạo nên và duy trì cuộc sống tốt đẹp. Qua cuộc chiến giữa kiến và người, nhà văn Trần Duy Phiên đã truyền tải thông điệp con người sẽ chịu hậu quả nếu tàn phá môi trường.
Chia sẻ đến bạn những bài văn mẫu về 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Truyện
Phân Tích Kiến Và Người Ngắn Gọn
Tác giả Trần Duy Phiên là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng với nhiều đóng góp cho văn học cũng như nền báo chí nước nhà. Truyện ngắn Kiến và người được sáng tác năm 1963 là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn. Với kết cấu chặt chẽ, nhân vật được xây dựng đậm nét, tác phẩm đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc.
Kiến và người có nội dung đơn giản, truyện xoay quanh cuộc chiến giữa người và kiến để bảo vệ lãnh thổ. Gia đình của nhân vật xưng cháu trong tác phẩm chuyển về ngoại ô sống, phá rừng, dọn nhà và canh tác. Nhưng hành động ấy đã vô tình xâm chiếm đến đất đai, lãnh thổ của loài kiến. Đàn kiến đã tự vệ, tấn công loài người và bảo vệ cuộc sống của mình.
Cuộc chiến có vẻ không cân sức, đôi bên đều phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Nhà kiến thì bị mồi lửa thiêu rụi cả. Nhà của nhân vật xưng cháu cũng bị thiêu rụi theo đàn kiến thậm chí mẹ của nhân vật này cũng phải bỏ mạng do nọc độc của loài kiến gây ra. Thông qua cuộc chiến đấu giữa kiến và người tác phẩm đã gửi gắm một thông điệp vô cùng ý nghĩa.
Đó là khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa con người và thiên nhiên. Một khi con người huỷ hoại thiên nhiên thì chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Con người nên sống hài hoà với thiên nhiên, tôn trọng những quy luật của tự nhiên có như vậy mới có được cuộc sống bình yên.
Truyện được kể với người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng cháu, với ngôi kể này câu chuyện trở nên chân thật hơn, tạo được sự tin cậy cao ở người đọc. Nhân vật cháu tham gia vào chuyện, trực tiếp kể lại cuộc chiến đấu sinh tử giữa kiến và gia đình mình. Cũng từ đó mà nhân vật có thể bộc lộ, đánh giá và nhận xét về các nhân vật khác.
Cốt truyện Kiến và người hoàn toàn tưởng tượng song vẫn có cơ sở của thực tế. Chính vì chuyển đến phá rừng, làm thay đổi môi trường sống của thế giới các loài sinh vật nơi đây nên kiến đã quay lại tấn công con người nhằm bảo vệ cuộc sống của chính mình nếu không chiến đấu thì chỉ có nước chết. Những hiện tượng kiến bò ra khỏi đất, kiến vỡ tổ chui ra là hiện tượng dễ thấy trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng kiến hành quân nhung nhúc, tấn công đến tận giường, cả gia đình bốn người chiến đấu với kiến mà không thắng được chúng thì hoàn toàn là hư cấu, tưởng tượng. Cốt truyện vừa có yếu tố thực vừa có yếu tố ảo nên nó có sức hấp dẫn lớn đối với người đọc.
Truyện có 5 nhân vật, trong đó 4 nhân vật trong một gia đình và một nhân vật nữa là bầy kiến. Những nhân vật trong gia đình mỗi người đều có một nét tính cách riêng. Trong đó nhân vật người cha hiện lên rõ nét, ấn tượng hơn cả. Trong cuộc chiến với bầy kiến người cha luôn mạnh mẽ, kiên cường, rắn rỏi và khá quyết đoán. Cha đứng lên chỉ huy cả gia đình chiến đấu với bầy kiến, tháo mùng quấn vào người, đổ dầu hoả quanh nhà và tự tay châm lửa thiêu cháy chính cơ ngơi của mình để có thể xua đuổi được bầy kiến.
Khi chiến đấu với bầy kiến trong khi người cha kiên cường, quả quyết bao nhiêu thì những thành viên còn lại trong gia đình lại mềm mỏng, sợ sệt bấy nhiêu. Nhưng mầm mống của tai hoạ lại bắt đầu từ chính hành động của người cha. Chính người cha đã phá rừng, đốt rẫy, đưa con sông chảy thẳng vào trong núi, cha đã phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác. Chính cha là nguyên nhân trực tiếp khiến bày kiến phải quay lại tấn công loài người.
Kiến và người là một truyện ngắn đặt ra nhiều vấn đề về cuộc sống. Điều đặc biệt để giải quyết vấn đề này người viết đã xây dựng một cốt truyện nhẹ nhàng, lôi cuốn với lối viết già tay. Vì thế có thể khẳng định đây là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Trần Duy Phiên.
Bật mí cách 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học
Phân Tích Truyện Ngắn Kiến Và Người Hay Nhất
Trần Duy Phiên là một nhà văn nổi tiếng từ rất sớm. Những trang truyện ngắn của ông mang đậm màu sắc cá nhân và mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Nổi bật nhất trong số đó là truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng. Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.
Khi đọc tác phẩm có lẽ điều gây ấn tượng đầu tiên trong truyện ngắn này chính là tiêu đề tác phẩm. “Kiến và người” một bên là con vật một bên là con người, một bên nhỏ bé bên kia thì to lớn, tưởng chừng như không liên quan đến nhau. Nhưng qua ngòi bút của Trần Duy Phiên thì những cái xấu đều bị đánh bại nếu như xâm lấn môi trường sinh thái. Câu chuyện được kể qua mắt nhìn của người con, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của “bố cháu”,”mẹ cháu” và “cháu” khi đàn kiến tấn công.
Khi phá rừng và có căn nhà để ở, cả gia đình bị đàn kiến tấn công. Lúc nào cả gia đình cũng trong trạng thái lo lắng vì sự tấn công của đàn kiến. Người bố lúc nào cũng phải đảo quanh nhà tìm đường ra, lúc thì thở dài tìm mọi cách. Đến mức phải thốt ra “Bọn chúng buộc cả nhà ta phải chết”. Chỉ vì muốn chiếm đất để ở mà cả gia đình lúc nào cũng phải khổ sở, trốn chạy đàn kiến.
Đàn kiến xâm chiếm chỗ nào là cả gia đình lại lấp chỗ đấy. Chúng tấn công từng đàn gà, đàn lợn dần dần bò vào từng ngóc ngách căn nhà. Khi miêu tả sự xâm chiếm của đàn kiến, tác giả đã dùng từ ngữ chân thật, cái mạnh mẽ cái nhiều vô kể đàn kiến. Nó đối lập với trạng thái lo lắng, cái ít ỏi, càng ngày thu hẹp của gia đình. Cả gia đình chạy trốn, nhà cũng bị cháy, người mẹ thì mất. Người bố đã quá tham lam và sai lầm, đi hết từ cái sai này đến cái sai khác.
Nếu không cố chấp xâm chiếm môi trường sống sinh thái thì hẳn con người và loài vật đã được chung sống hoà bình. Từ xa xưa con người đã luôn quan niệm: “Con người là chúa tể của muôn loài”. Chính vì thế có quyền phá hủy, xâm lấn môi trường sống tự nhiên. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm gì đến môi trường xung quanh mình.
Câu chuyện như là một bức tranh hài hước khi mà những con người có tri thức, trí tuệ lại bị đánh bại trước con vật nhỏ bé của thiên nhiên. Tác giả đã rất khéo léo sáng tạo, khi vẽ ra một bức tranh tương phản giữa con người và thiên nhiên. Khi con người tác động môi trường sống tự nhiên họ sẽ phải hứng chịu bài học lớn. Trần Duy Phiên cũng có hai truyện ngắn nữa cũng viết về sự đối lập giữa con người và thiên nhiên là “Mối và người”, “Nhện và người”. Qua đó tác giả như muốn dùng lời văn của mình để lên án những tác động của con người đến môi trường sinh thái và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống tự nhiên.
Một nhà văn Pháp đã từng nói: “Một nhà văn đúng nghĩa là một người biết đem con chữ của mình để phản ánh cuộc sống”. Trần Duy Phiên đã làm được điều đó qua tác phẩm “Kiến và người”. Tác phẩm cho thấy tài năng ngôn từ phong phú của nhà văn, cùng với đó là những mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Tham khảo thêm mẫu 👉 Thuyết Minh Về Một Tác Phẩm Văn Học
Phân Tích Tác Phẩm Kiến Và Người Đặc Sắc
Trong câu chuyện “Kiến và người”, ta được thấy một mối quan hệ rất đặc biệt giữa con người và tự nhiên. Trong đó, hai nhân vật chính đại diện cho hai thế giới khác nhau – một là một con kiến sống trong tự nhiên và một người đàn ông sống trong thế giới của chính mình. Tuy nhiên, câu chuyện đã cho thấy sự vô tình và thủ đoạn của con người đã làm suy yếu và phá hủy môi trường sống của con kiến – một phần của tự nhiên.
Từ câu chuyện này, ta thấy có sự khác biệt lớn giữa thế giới của con người và của tự nhiên. Con người thường xuyên thay đổi, phá hủy vùng đất, làm suy yếu môi trường sống của các loài động vật và cả con người chính mình. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người đã khiến cho môi trường sống của các sinh vật trên Trái đất bị suy vẹo và diệt vong.
Có những người cho rằng không cần phải quan tâm đến môi trường vì sẽ luôn có phương án thay thế cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhưng điều đó không chính xác và cần được thay đổi. Vì thật sự, chúng ta không thể bỏ qua quan tâm đến môi trường sống của chúng ta. Làn sóng biến đổi khí hậu, sự chênh lệch cực đoan giữa các nguồn tài nguyên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai.
Vì vậy, chúng ta cần phải ý thức hơn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Chúng ta cần phải đầu tư vào các công nghệ xanh, bảo vệ môi trường, tôn trọng các thiên nhiên còn đó và nỗ lực xây dựng một thế giới bền vững cho các thế hệ tương lai. Đặc biệt, chúng ta cần phải học hỏi từ câu chuyện “Kiến và người” để hiểu rằng mình phải sống chung với một môi trường bền vững, và luôn đặt lợi ích của các sinh vật và tự nhiên lên trên hết.
Bài Văn Phân Tích Tác Phẩm Kiến Và Người Đạt Điểm Cao
Truyện ngắn Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên mang trong mình nhiều giá trị và ý nghĩa sâu sắc. Tác phẩm này không chỉ là một câu chuyện đơn thuần về cuộc đấu tranh giữa con người và kiến, mà còn là một cách ngôn ngữ tinh tế để phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa con người với tự nhiên.
Tác giả đã khéo léo sử dụng tiêu đề Kiến và người để tạo ra một tương phản đáng chú ý. Một bên là con người với sức mạnh và to lớn, bên kia là những con kiến nhỏ bé và yếu đuối. Tuy nhiên, câu chuyện chỉ ra rằng sự đấu tranh của con người không thể chiến thắng nếu họ tiếp tục xâm chiếm và phá hủy môi trường sống của các loài trong tự nhiên. Hình ảnh bầy kiến trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho hệ sinh thái môi trường và các loài sống trong đó.
Chúng phải đối mặt với những nguy cơ xâm chiếm chỗ ở và tàn phá từ con người, đại diện cho sự đe dọa của hoạt động con người đối với môi trường tự nhiên. Mặc dù nhỏ bé, nhưng bầy kiến không chịu khuất phục và quyết tâm đấu tranh, thể hiện sự bất khuất và ý chí kiên cường trong việc bảo vệ tổ ấm và môi trường sống của mình.
Tác giả đã sử dụng tình huống đấu tranh giữa kiến và người để gửi đến độc giả thông điệp về ý thức bảo vệ môi trường. Mặc dù con người có sức mạnh vượt trội, nhưng câu chuyện cho thấy họ không thể chiến thắng nếu tiếp tục xâm chiếm môi trường sống của các loài khác.
Qua việc vượt qua các khó khăn, bầy kiến đã trở thành biểu tượng cho sự kiên nhẫn và sự đoàn kết trong cuộc chiến bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cách đặt nhan đề ngắn gọn và súc tích cũng tạo ra sự tò mò cho người đọc. Từ nhan đề, ta không biết được mối quan hệ giữa kiến và người là gì, điều này tạo thêm sự hứng thú và tò mò để khám phá cốt truyện. Tác giả đã tận dụng điểm này để thu hút sự quan tâm của người đọc và truyền tải thông điệp của mình một cách hiệu quả.
Việc sử dụng ngôi thứ nhất, thông qua góc nhìn của người con cả trong gia đình, làm cho câu chuyện trở nên chân thực hơn. Điều này cho phép người đọc đắm chìm vào tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật chính, cảm nhận được những cảm xúc và trăn trở của họ. Sự lựa chọn này tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa người đọc và câu chuyện, làm cho truyện trở nên hấp dẫn và gần gũi hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ tường minh và hình ảnh sinh động cũng là một yếu tố nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm. Tác giả tận dụng sự giàu hình ảnh trong việc miêu tả bầy kiến, những khó khăn mà những chú kiến bé nhỏ phải đối mặt và cuộc chiến đấu của họ. Sự mô tả chi tiết và sống động này giúp tạo nên một cảm giác hiện hữu và thú vị cho người đọc, giúp họ hòa mình vào thế giới của truyện và cảm nhận được tầm quan trọng của cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường.
Kiến và người của Trần Duy Phiên mang trong mình nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh sinh động để miêu tả mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên. Tác phẩm này gửi đến độc giả một thông điệp quan trọng về việc bảo vệ môi trường sống, đồng thời thể hiện sự tài năng của nhà văn trong việc phản ánh cuộc sống và tầm quan trọng của sự giao tiếp giữa con người và thiên nhiên.
Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học