Trong bài viết này, Thohay.vn hướng dẫn bạn cách làm bài phân tích một tác phẩm văn học, đồng thời chia sẻ đến bạn 16+ bài văn mẫu hay nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Là Gì?
Phân tích một tác phẩm văn học là trình bày các nhận định và đánh giá về tác phẩm dựa trên việc xem xét từng phần, từng khía cạnh về nội dung và nghệ thuật sau đó tổng hợp lại.
Khám phá thêm 🔻 Đẽo Cày Giữa Đường 🔻 phân tích tác phẩm
Cách Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học
Thohay.vn hướng dẫn cho bạn đọc cách phân tích một tác phẩm văn học phải được thực hiện theo trình tự 3 bước là: Khái quát – Phân tích – Tổng hợp, cụ thể như sau:
- Khái quát: Mở đầu bài phân tích, ta sẽ nhận xét khái quát về tác phẩm. Ở đây nếu tác phẩm là thơ chúng ta sẽ phải nêu đại ý trước khi phân tích.
- Phân tích: Đây là phần chính trong một bài phân tích. Chúng ta có thể phân tích hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua những từ ngữ, ý hay đoạn văn được sử dụng trong tác phẩm.
- Tổng hợp: Trên cơ sở đã phân tích đầy đủ, chúng ta sẽ tổng hợp lại các ý.
Dàn Ý Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học
Tiếp theo sau đây là dàn ý phân tích một tác phẩm văn học, hãy xem ngay nhé.
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,…) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.
2. Thân bài
+ Tóm tắt nội dung chính.
+ Phân tích, đánh giá về chủ đề dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.
+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.
3. Kết bài: Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng, …
Có thể bạn sẽ yêu thích tác phẩm 🌷 Sông Thương Tóc Dài 🌷
Cách viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật
Cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật có nhiều gợi ý khác nhau.
Dưới đây là một bài văn phân tích tác phẩm văn học dưới hình thức bài thơ thất ngôn bát cú, một thể thơ truyền thống của văn học Trung Quốc và được nhiều nhà thơ Việt Nam sử dụng.
Mở bài: Giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú, một thể thơ có cấu trúc và quy luật nghiêm ngặt, thường được sử dụng để biểu đạt cảm xúc sâu sắc hoặc suy ngẫm triết lý.
Thân bài:
- Cấu trúc và quy luật:
- Bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo quy luật ngôn, niêm, và vần.
- Câu thơ thường ngắt theo nhịp 4/3, tạo nên sự hài hòa và dễ nghe.
- Nội dung và hình ảnh thơ:
- Phân tích nội dung chính của bài thơ, thường là suy tư về cuộc sống, thiên nhiên, hoặc xã hội.
- Các hình ảnh thơ được sử dụng để tạo ra không gian và bối cảnh cho suy ngẫm.
- Cảm xúc và thông điệp:
- Bài thơ thường truyền tải cảm xúc mạnh mẽ, dù trong không gian thơ ngắn gọn.
- Thông điệp thường liên quan đến tình yêu, tự do, hoặc suy ngẫm về đạo lý.
- Phân tích từ ngữ và biện pháp nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ để tăng cường ý nghĩa.
- Cấu trúc thơ giúp nhấn mạnh những suy ngẫm hoặc cảm xúc được truyền tải.
Kết bài: Tổng kết về giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ thất ngôn bát cú, nhấn mạnh sự tinh tế trong cách truyền đạt cảm xúc và suy ngẫm trong một không gian thơ hạn chế.
16+ Mẫu Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Ngắn Gọn Siêu Hay
Tổng hợp 16+ mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học ngắn gọn siêu hay dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé.
Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Nổi Tiếng – Gió Lạnh Đầu Mùa
Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em.
Truyện bắt đầu bằng khung cảnh của buổi sáng mùa đông được nhà văn khắc họa tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”.
Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị.
Mẹ Sơn đã bảo Lan – chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi.
Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc.
Sau khi mặc xong áo ấm, chị em Sơn đi ra chợ chơi.Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Và đặc biệt là khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà.
Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho Hiên thể hiện tấm lòng nhân hậu của hai đứa trẻ.
Về đến nhà, hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện.
Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Đó chính là tấm lòng vị tha cũng như giàu lòng yêu thương của người mẹ.
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của tình yêu thương giữa con người. Đây quả là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Thạch Lam.
Xem thêm bài viết đầy đủ về tác phẩm 🌱 Gió Lạnh Đầu Mùa 🌱
Phân Tích 1 Tác Phẩm Văn Học Chi Tiết – Tràng Giang
Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ cả vạn lí sầu. Trước cách mạng hồn thơ ông mang nỗi sầu bi của thời đại. Tác phẩm Tràng giang là một bài thơ tiêu biểu cho nỗi buồn miên man của nhà thơ trước cuộc đời, trước thời đại. Ẩn sau nỗi buồn ấy còn là lời tâm sự, lòng yêu nước kín đáo.
Nhan đề của bài thơ gồm hai vần “ang” đây là âm mở, gợi nên sự mênh mông, rộng lớn. Không gian dòng sông hiện ra không chỉ là một con sông bình thường mà nó còn là con sông lớn mang tầm vóc vũ trụ. Không chỉ vậy, sử dụng từ Hán Việt còn khiến cho bài thơ mang âm hưởng cổ kính, mang tính khái quát.
Không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có lời đề từ, khi đề từ xuất hiện nó thường là một gợi dẫn có ý nghĩa bao quát toàn bộ nội dung tác phẩm. Trước khi bắt đầu bài thơ Tràng giang là lời đề từ do chính Huy Cận sáng tác:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Câu thơ đề tự gợi ra không gian vũ trụ rộng lớn, bát ngát mở ra cả chiều rộng và chiều cao. Trước không gian ấy con người cảm thấy bơ vơ, lạc lòng, đây cũng là cảm xúc của biết bao thế hệ thi nhân xưa nay. Câu thơ đề từ đã khơi mạch cảm xúc chung của bài thơ.
Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ thấm đượm nỗi buồn:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Những con sóng lăn tăn gợn theo chiều gió thổi, không gian ấy hoàn toàn yên tĩnh. Nhưng ở đây không chỉ có thiên nhiên mà ẩn khuất còn có tâm trạng của con người “buồn điệp điệp”, nỗi buồn không còn vô hình mà hữu hình qua từ láy “điệp điệp”. Nỗi buồn ấy tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, nó tuy nhẹ nhàng mà thấm đẫm, mà lan tỏa trong lòng con người.
Nổi bật trong không gian đó là hình ảnh con thuyền xuôi mái, lênh đênh, phiêu dạt. Giữa dòng tràng giang con thuyền trở nên bé nhỏ, đơn côi tựa như chính hình ảnh con người. Từ “xuôi mái” cho thấy trạng thái buông xuôi, phó mặc cho dòng nước xô đẩy. Đó phải chăng cũng chính là tâm trạng của những con người Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Thuyền cứ trôi, cứ về để lại nỗi buồn mênh mang, vô hạn cho người ở lại – nước. Và hiển hiện trong hiện thực đó chính là những cành củi khô đơn độc, lẻ loi. Đảo ngữ “củi” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự vô nghĩa, tầm thường, không chỉ vậy đó còn là cảnh củi khô không còn sức sống lạc trôi giữa dòng đời vô định. Hình ảnh “củi khô” ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa sự mênh mông của dòng đời. Đồng thời còn ẩn dụ cho cái tôi lạc loài, bơ vơ trong Thơ mới.
Huy Cận di chuyển điểm nhìn về gần hơn với những bãi, những cồn ở ngay trước mắt mình. “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” là một hình ảnh rất thực ở bãi giữa sông Hồng, kết hợp với hai từ láy “lơ thơ” “đìu hiu” gợi nên sự thưa thớt, vắng vẻ, hiu quạnh. Trong không gian ấy tác giả cố gắng đi tìm hơi ấm cuộc sống, là tiếng chợ xa, nhưng “đâu” có thể tìm thấy được, không gian là sự tĩnh lặng đến tuyệt đối.
Nỗi buồn càng được tô đậm hơn nữa khi không gian được mở rộng đến vô cùng, nắng xuống chiều lên, sông dài – trời rộng, kết hợp với từ “sâu chót vót” đã mở rộng không gian ra cả ba phía: rộng, cao, sâu. Khắc họa nỗi cô đơn, sự nhỏ bé đến cực điểm của con người trước không gian vũ trụ.
Đôi mắt Huy Cận lại tìm kiếm, lại hướng ra vô cùng và thu lại chỉ có:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cần gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Những cánh bèo lênh đênh, vô định nối tiếp nhau chảy trôi, sự chảy trôi không mục đích, không phương hướng, cũng như những kiếp người nhỏ bé, đơn độc lúc bấy giờ. Không gian sông nước mênh mông không có lấy một chuyến đò qua sông. Đò ấy không đơn thuần là phương tiện trung chuyển con người mà nó còn là phương tiện kết nối tình cảm. Nhưng tất cả đã bị phủ định một cách tuyệt đối: không một, không cầu, không còn một chút tình đời, tình người nào còn tồn tại ở đây nữa.
Khổ thơ cuối cùng vẽ ra bức tranh không gian nhiều tầng bậc, ông hướng mắt lên cao: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa”. Bầu trời với những đám mây lớn được phản chiếu dưới ánh mặt trời trở nên hùng vĩ, tráng lệ hơn.
Động từ “đùn” cho thấy những đám mây ùn ùn kéo về, dựng lên những dãy núi tráng lệ. Và giữa lưng chừng trời là cánh chim nhỏ bé, đơn độc, cảm tưởng như nó đã bị không gian nuốt chửng. Trước cảnh thiên nhiên cô tịch, lặng lẽ, nỗi nhớ quê hương trong ông bỗng da diết, cồn cào:
Lòng quê dờn dợn vợi con nước
Không khói hoàng hôn cùng nhớ nhà.
Câu thơ làm ta bất giác nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Cũng đều là nỗi bi ai, là nỗi nhớ quê khắc khoải nhưng Huy Cận đã có cách thể hiện thật mới, thật lạ. Lòng quê “dờn dợn” tức cứ tăng, cứ mạnh mãi lên, dường như sóng lòng đang trải ra cùng sóng nước. Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực, dai dẳng. Đây cũng là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.
Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mênh mông và quạnh hiu, hoang vắng. Qua đó còn cho ta thấy một cái tôi bơ vơ lạc lõng, một nỗi buồn vô tận giữa đất trời. Nhưng đồng thời bài thơ cùng thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà vô cùng sâu lắng.
Đọc thêm tác phẩm 🔻 Tràng Giang 🔻 của Huy Cận
Mẫu Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Ngắn Gọn – Thu Điếu
Bài thơ Thu điếu thuộc chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ, người đọc thấy được một bức tranh thu của nơi làng quê Bắc bộ.
Tác giả đã sử dụng điểm nhìn một cách linh hoạt từ gần đến xa, từ xa đến gần để khắc họa bức tranh thu. Bức tranh hiện ra với không gian khá hẹp trong một chiếc ao nhỏ bé với một chiếc thuyền câu nhẹ tênh. Mùa thu trong tâm hồn nhà thơ với hình ảnh “ao thu lạnh lẽo” với làn nước “trong veo” giống như một chiếc gương khổng lồ có thể phản chiếu mọi cảnh vật. Chiếc thuyền câu ở đấy rồi nhưng vẫn chưa thấy con người xuất hiện:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Đến hai câu thơ tiếp theo, khung cảnh làng quê lúc này đã không còn tĩnh lặng nữa mà đã bắt đầu có chút âm thanh:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Sóng nhỏ vì ao vốn nhỏ, bởi vậy mới có “theo làn hơi gợn tí”. Kế tiếp là hình ảnh “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” – chỉ một động từ “vèo” thôi nhưng đã gợi ra một chuyển động thật tinh tế của chiếc lá.
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Tác giả mở rộng không gian lên tận trời xanh với hình ảnh những đám mây lơ lửng giữa trời. Dường như với hình ảnh này, bức tranh thu trở nên thật lãng mạn và trữ tình. Không gian mở rộng là thế, bỗng chốc lại trở về với cận cảnh. Hình ảnh “ngõ trúc quanh co” chính là con đường làng quen thuộc với bóng tre đã đứng đó từ bao đời. Trời thu lạnh lẽo khiến cho đường làng trở nên vắng vẻ hơn. Vần “eo” (veo – teo – vèo) thật độc đáo, góp phần khắc họa bức tranh mùa thu.
Bài thơ được kết thúc bởi hình ảnh của nhân vật trữ tình:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Con người đã xuất hiện trong bức tranh thu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang câu cá mà dường như chẳng hề chú tâm đến công việc của mình “tựa gối buông cần”. Có lẽ vì đang chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man của bản thân để rồi chỉ một âm thanh nhỏ bé của cá đớp động dưới chân bèo lại làm nhà thơ giật mình sực tỉnh. Hai câu cuối đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình – hay cũng chính là nhà thơ trong một tâm thế nhàn nhã trước bức tranh thu nơi quê hương. Từ đó, bài thơ cũng bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, cùng với nỗi lo lắng cho cảnh ngộ đất nước ngay cả khi đã cáo quan về ở ẩn.
Qua bài thơ “Câu cá mùa thu”, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của mùa thu thật đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc bộ, cũng như nỗi niềm tâm trạng của tác giả.
Đón đọc thêm về ⚡ Câu Cá Mùa Thu [Thu Điếu] ⚡của Nguyễn Khuyến
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học mà em yêu thích lớp 8 – Bánh Trôi Nước
“Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả.
Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa tả thực, miêu tả bánh trôi nước từ hình dáng cho đến cách làm. Bánh trôi có hình tròn, màu trắng. Làm bánh trôi bằng cách viên thành hình tròn nhỏ vừa ăn, bên trong bánh trôi là một viên đường nhỏ, thường được làm bằng đường phên hoặc đường phèn. Khi luộc thấy bánh lên tức là bánh đã chín. Bài thơ đã mô tả một cách chân thực, chính xác về món ăn dân dã, quen thuộc của nhân dân ta.
Nhưng ẩn đằng sau lớp nghĩa tả thực đó lại là lớp nghĩa ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc, hình ảnh bánh trôi cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian “Thân em”. Hai chữ thân em nói lên nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu, gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao:
“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.
Ngay từ câu thơ đầu tiên của bài, bà đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ: trắng, tròn, họ mang vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Lời khẳng định này cũng cho thấy bà rất có ý thức về bản ngã của mình nói riêng và của những người phụ nữ nói chung.
Mang vẻ đẹp về hình thức, ý thức được vẻ đẹp đó, nhưng số phận của họ lại hết truân chuyên, vất vả:
“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Thân phận của họ cũng chẳng khác gì những tấm lụa đào, hạt mưa sa,… người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Khi ở nhà họ phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu họ phải ngồi ở đó, đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng.
Những người phụ nữ này thật nhỏ bé và đáng thương, cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định.
Mặc dù cuộc sống không được suôn sẻ, luôn gặp phải những sóng gió nhưng những người phụ nữ ấy lại mang trong mình những phẩm chất hết sức tốt đẹp:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Chữ “son” như một điểm sáng, nhãn tự trong bài, làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm
Tác phẩm đã ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Bài thơ cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tham khảo thêm về 🍃 Bánh Trôi Nước (Hồ Xuân Hương) 🍃
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học mà em đã học – Nam Quốc Sơn Hà
Bài thơ Nam quốc sơn Hà là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Khi kể về sự ra đời của bài thơ, đã có rất nhiều truyền thuyết. Nhưng nổi tiếng nhất là vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt – có giọng ngâm bài thơ này.
Trong quan niệm của xã hội xưa thì toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát. Cách dùng từ “hoàng đế nước Nam” muốn chỉ người đứng đầu của một quốc gia – thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc. Câu thơ thứ hai tiếp tục là một lời khẳng định. Hình ảnh “thiên thư” có nghĩa là sách trời. Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời. Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
Với lời khẳng định đó, hai câu thơ sau tiếp tục khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Câu hỏi tu từ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?” giống như một lời răn đe, cảnh cáo cho những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời. Và từ đó, câu thơ cuối cùng vang lên đầy đanh thép. Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp. Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép nhằm thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Có thể khẳng định, “Nam quốc sơn hà” được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Bài thơ đã thể hiện được tinh thần yêu nước, cũng như ý chí quyết tâm bảo vệ của nhân dân ta trước mọi kẻ thù xâm lược.
Xem thêm chi tiết tác phẩm 👉 Nam Quốc Sơn Hà
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học ngắn nhất – Xa Ngắm Thác Núi Lư
Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc. Một trong những bài thơ giúp người đọc cảm nhận được điều đó là “Xa ngắm thác núi Lư” (Vọng Lư sơn bộc bố):
“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”
Mở đầu bài thơ, Lý Bạch khắc họa một thế giới tuyệt đẹp vời của khung cảnh thiên nhiên núi Lư. Ánh mặt trời tươi sáng rọi chiếu xuống núi Hương Lô, tỏa sáng trên khung cảnh núi non kỳ vĩ. Nhà thơ còn điểm xuyết một màu sắc vô cùng rực rỡ, lộng lẫy với làn khói tía bốc lên từ ngọn thác, cùng với từ “sinh” gợi bức tranh thiên nhiên tràn đầy sự sống.
Giữa cảnh núi hùng vĩ, dòng thác hiện lên với những chuyển động tinh tế. Câu thơ “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên” có thể hiểu là dòng thác đang treo trên dòng sông phía trước. Dòng thác lớn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống được nhà thơ hình dung như là nó được treo lơ lửng giữa không trung, dựa vào vách núi Hương Lô kỳ vĩ. Lúc này, dòng thác như đang ào ào chảy xuống con sông ở phía dưới từ “ba nghìn thước” – con số mang tính ước lệ gợi một khoảng cách rất cao và xa.
Câu thơ cuối cùng gợi liên tưởng thác nước tựa như một dải ngân hà rộng lớn giữa bầu trời, đầy màu sắc. Thác núi Lư hiện lên không chỉ thơ mộng mà còn hùng vĩ tráng lệ. Qua đó, Lí Bạch muốn gửi gắm tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết, cùng với niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước.
Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” đã khắc họa đẹp độc đáo của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư cũng như bộc lộ tình yêu nước của Lí Bạch.
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Mà Em Yêu Thích – Cảnh Khuya
Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ. Người có tình yêu thiết tha với thiên nhiên vạn vật, ngay lúc còn trong ngục tối, thời gian bị giam hãm nhưng đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bằng những rung cảm mãnh liệt Bác đã tạo ra những bài thơ tuyệt tác. Cho đến những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc đầy gian lao, vất vả nhưng tâm hồn Bác vẫn không thôi hướng về thế giới. Và bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ được tạo ra từ những rung động trước cuộc sống như thế.
Bài thơ Cảnh khuya được viết bằng chữ quốc ngữ mang đậm tính hiện đại. Cũng vẫn là khung cảnh núi rừng Việt Bắc nhưng lại là khung cảnh thiên nhiên ở một chiều kích không gian khác. Mở đầu bài thơ là âm thanh vang vọng núi rừng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối hay tiếng người? Có lẽ là cả hai âm thanh này đã hòa quyện vào nhau chăng? Thật khó để có thể phân biệt được. Trường liên tưởng và sự so sánh của Bác thật đặc biệt mà cũng thật đúng, tạo nên hình ảnh thơ sinh động, làm sống động cả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đọc câu thơ này ta lại bất giác nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Nếu như trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, của sự toàn mĩ thì ngược lại trong thơ Bác lại lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. Đây có thể coi là một bước tiến, đánh dấu sự chuyển mình của thơ ca hiện đại. Bác đã so sánh tiếng suối với tiếng hát một cách tinh tế, gợi cảm, hình ảnh so sánh này khiến cho âm thanh của tiếng suối xa càng trở nên gần gũi, thân mật với con người hơn.
Câu thơ tiếp theo lại cho thấy sự hòa hợp, hòa quyện của cảnh vật: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh vật thiên nhiên vô cùng huyền ảo, chúng đan cài, hòa quyện vào nhau để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Ta có thể thấy bức tranh chồng lên nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp, đường nét, hình khối đan cài, hòa hợp với nhau đến thần kì. Có dáng cổ thụ vươn tỏa, trên cao là ánh trăng trong trẻo, lấp lánh, dưới mặt đất in hình muôn ngàn hoa cỏ, cây cối, bức tranh về đêm mà không hề tăm tối, u buồn, ngược lại đầy sinh động và tràn sức sống.
Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hữu tình ấy con người xuất hiện và đó cũng chính là hình ảnh của thi nhân. Nhà thơ say mê ngắm nhìn, chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Dòng thơ thứ tư bất ngờ mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Thì ra, Bác thao thức chưa ngủ được là còn vì đang lo lắng cho vận mệnh của nhân dân, đất nước, chính trong những phút trầm lắng suy tư đó Bác đã bắt gặp được vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật.
Điệp từ “chưa ngủ” được đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư như một bản lề mở ra hai dòng tâm trạng của con người: một con người say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên, một con người đầy ắp nỗi ưu tư về sự nghiệp giải phóng đất nước. Hai khía cạnh này không mâu thuẫn mà hòa hợp thống nhất với nhau trong tâm hồn Bác. Chân dung Bác hiện lên thật đẹp đẽ, cảm động, đó là hình ảnh vị lãnh tụ hết lòng lo cho đất nước. Câu thơ đã làm sáng ngời phẩm chất, nhân cách cao đẹp của Bác.
Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.
Cảnh khuya đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm.
Xem thêm 👉 Bài Thơ Cảnh Khuya
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ tứ tuyệt đường luật)
Bài thơ tứ tuyệt Đường luật là một thể thơ truyền thống của văn học Trung Quốc, được nhiều nhà thơ Việt Nam sử dụng và phát triển. Đây là thể thơ ngắn gồm bốn câu, mỗi câu thường có bảy chữ, tuân theo quy luật ngôn, niêm, và vần rất nghiêm ngặt. Để phân tích một bài thơ tứ tuyệt Đường luật, chúng ta cần chú ý đến cấu trúc, nội dung, hình ảnh thơ, cảm xúc và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Mở bài: Giới thiệu chung về thể thơ tứ tuyệt Đường luật và tác giả (nếu có thông tin). Mô tả sơ lược về đặc điểm của thể thơ này, bao gồm cấu trúc và quy luật vần điệu.
Thân bài:
- Cấu trúc và quy luật:
- Phân tích cấu trúc bốn câu thơ, mỗi câu thơ có bảy chữ.
- Điểm qua quy luật ngôn, niêm, và vần, nhấn mạnh sự hài hòa âm điệu giữa các câu.
- Nội dung và hình ảnh thơ:
- Phân tích nội dung chính của bài thơ, đề cập đến chủ đề hoặc ý chính mà tác giả muốn truyền tải.
- Phân tích các hình ảnh thơ, cách tác giả sử dụng ngôn từ để tạo ra hình ảnh, và ý nghĩa của chúng.
- Cảm xúc và thông điệp:
- Phân tích cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ qua từng câu thơ
- Đề cập đến thông điệp hoặc bài học mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ.
Kết bài: Tổng kết ý nghĩa của bài thơ, nhấn mạnh sự độc đáo và giá trị của thể thơ tứ tuyệt Đường luật trong văn học. Đồng thời, đánh giá cao khả năng truyền tải cảm xúc và tư tưởng của tác giả trong một không gian thơ ngắn gọn.
Đây là cách tiếp cận tổng quát để phân tích một bài thơ tứ tuyệt Đường luật. Tùy thuộc vào bài thơ cụ thể và thông tin về tác giả, phân tích có thể được điều chỉnh để phù hợp hơn. Để có một bài văn phân tích chi tiết, bạn cần cung cấp bài thơ cụ thể mà bạn muốn phân tích.
Bài Văn Phân Tích Tác Phẩm Số Đỏ Của Vũ Trọng Phụng Ngắn
Vũ Trọng Phụng là nhà văn của trào lưu văn học hiện thực với các tác phẩm ông lên án xã hội đương thời. Đặc biệt là tác phẩm Số đỏ đã khắc họa rõ xã hội đương thời một xã hội bị thực dân Pháp cầm quyền. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đã tái hiện cảnh tang gia của gia đình cụ cố Hồng với những sự lố bịch, kịch cỡn nhất.
Cảnh tang gia hỗn loạn khi nhận được tin cụ cố Tổ qua đời. Sự chú ý chủ yếu đổ vào đám con cháu, nhưng không phải vì nỗi đau mà vì hy vọng chia thừa gia tài từ di trúc của ông. Gia đình cụ cố Hồng đang bận rộn chuẩn bị đám tang. Trên gác, cố Hồng và vợ cãi nhau về việc kết hôn của con gái Tuyết, trong khi dưới nhà, con cháu sôi sục lo lắng và mong muốn lợi ích cá nhân. Đám tang được tổ chức cẩn thận với lễ nghi trang trọng.
Cụ cố Hồng cha Văn Minh con trai cụ cố Tổ người cao tuổi nhất trong gia đình lại thích mọi người nhìn mình già, thích nghe gọi cụ đó là sở thích quái dị, chi tiết trào phúng là linh hồn toàn tác phẩm. Trong lúc gia đình nhốn nháo… “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” bối rối, gắt gỏng, lo liệu phù hợp với đám tang nhưng cụ chẳng biết gì, phát ngôn như con vẹt.
Ung dung ngồi hút 60 điếu thuốc viện tỏ vẻ đăm chiêu nhưng biểu hiện cho một trạng thái không chút buồn đau che dấu một sự trù tính, khoe mẽ bên trong. Chi tiết “nhắm nghiền mắt” tỏ vẻ bối rối nhưng đang mơ đến giây phút mình được diễn tròn vai một người con già cả có hiếu. Chi tiết kết hợp với giọng điệu mỉa mai, bút pháp khoa trương làm bật lên hình ảnh cụ cố địa diện cho bọn chọc phú hãnh diện trong xã hội đương thời.
Ông Văn Minh với vẻ bề ngoài vò đầu rứt tóc, phân vân đăm đăm, chiêu chiêu bên trong thì lo mời luật sư để chứng kiến cái chết của ông nội để chúc thư kia đi vào thời kì thực hiên.
Bà Văn Minh sốt ruột vì không được lăng xê tân thời diễn thời trang. Còn Văn Minh lại nghĩ đến Xuân tóc đỏ người có công nhiều nhất dẫn đến cái chết của cụ cố Tổ. Mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài với nội dung bên trong để thấy Văn Minh hiện lên bất hiếu cái chết của ông nội đơn thuần là việc kinh doanh.
Cụ Tú Tân với vẻ bề ngoài điên người lên, bên trong sốt ruột chờ đợi được dùng máy ảnh chưa bao giờ sử dụng. Đám tang là thời cơ để cậu thể hiện tài năng. Đó là một kẻ háo tài. Còn Phán mọc sừng là người sung sướng nhất ngỡ ngàng với giá trị to lớn của cặp sừng. Đó là người vô đạo vô sỉ không có liêm sỉ, sung sướng vì được cho thêm tiền. Đồng tiền với phán mọc sừng cao hơn cả hạnh phúc, cả danh dự.
Mặc dù là nhân vật trung tâm, Xuân tóc đỏ chưa xuất hiện trong tác phẩm, nhưng lại là người gây ra nhiều biến cố nhất. Sự ra đi của cụ cố Hồng mang lại cho anh ta tiền bạc, danh vọng và tình yêu. Tuy nhiên, niềm buồn bỗng trở thành niềm vui, khi tang lễ lớn mang lại hạnh phúc to lớn. Sự đối lập giữa buồn vui khiến gia đình cụ cố Hồng trở thành nơi đầy rẫy bất công. Vũ Trọng Phụng muốn nhấn mạnh về sự phản đối của mình với lối sống phù phiếm, lệ thuộc vào quyền lực của tiền bạc. Ông thể hiện sự tiếc nuối đối với số phận của những người bị lừa dối trong xã hội này.
Đặc biệt cảnh đưa đám và cảnh hạ huyệt đã nói lên hoàn toàn xã hội đó. Khâu chuẩn bị náo nhiệt bao nhiêu thì thì lúc đưa lại náo nhiệt bấy nhiêu. Đám tang to tát, sang trọng đám tang đi đến đâu làm huyên náo thành phố đến thế bởi sự phô trương, đám tang hổ nốn, hỗn tạp có sự pha trộn nhiều văn hóa.
Những người đưa đám đủ thành phần, đủ đối tượng, cảnh sát, từ đám quan khách to đến người nghèo hèn. Tất cả không ai quan tâm đến người đã khuất mặc dù họ có vẻ bề ngoài rất hợp đám tang. Đám tang vang lên hai lớp âm thanh: khóc lóc những người trong tang gia đó là tiếng khóc giả không đau thương và âm thanh trò chuyện của những người đưa đám. Đã vẽ ra một xã hội bịp bợm luôn khoác trên mình chiếc áo đạo đức giả cố tô son chát phấn.
Cảnh cử hành tang lễ “đám cứ đi” tồn tại vẫn diễn ra. Câu khẳng định kết hợp dấu hiệu ba chấm của tác giả khẳng định đám tang giả dối bề ngoài tranh nghiêm, cận cảnh lố bịch. Sự giả dối ấy vẫn tồn tại vẫn được chấp nhận. Phải chăng “chó điểu” với những con người vô nghĩa lí.
Cảnh hạ huyệt là cảnh trào phúng lố bịch nhất với chi tiết cậu Tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một để chụp ảnh. Cậu làm đạo diễn cho một màn hài kịch được lập ngay trên màn hạ huyệt. Đám rước đám hội chứ không phải đám ma.
Chi tiết ông phán mọc sừng khóc to mãi không thôi cả đại gia đình phải ghi nhớ công ơn. Âm thanh “Hứt!…Hứt!” thoạt nghe tưởng tiếng khóc của con trai nhưng nghe kĩ là tiếng hất đất thật nhanh để về chia tài sản. Hay tiếng hất của tác giả muốn hất cả đất trời.
Chi tiết ông phán dúi Xuân tờ giấy bạc năm đồng gấp tư để cảm ơn Xuân là chi tiết trào phúng tinh vi nhất là đỉnh cao sự giả dối bới đây là giờ phút từ biệt sinh li dành sự quân tâm cho người đã khuất mà vẫn còn thời gian nghĩ đến tiền. Lợi dụng cái chết của người thân để kiếm tiền.
Qua cái chết cảu cụ cố Tổ niềm vui không chỉ dừng lại trong gia đình mà còn lan ra ngoài xa hội. Đoạn đức gia đình bang loạn, đọa đức xã hội không có. Cả đám tang là sân khấu kịch đời và đám con cháu là diễn viên đẹp nhất, con cháu bất nhân, xã hội vô đạo đều vì tiền, tình, danh lợi.
Tác phẩm đã khắc họa bức tranh xã hội lúc bấy giờ với quyền lực của đồng tiền đặt lên trên tình cảm người thân trong gia đình. Từ đó mà tác giả muốn lên tiếng phê phán và là bài học cho chúng ta đế thấy được gia đình luôn là điều quan trọng nhất.
Chia sẻ đến bạn tác phẩm 💚Số Đỏ [Vũ Trọng Phụng] 💚
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Bài Qua Đèo Ngang Hay Nhất
Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học trung đại. Tác phẩm nổi tiếng của bà phải kể đến bài thơ Qua đèo Ngang.
Mở đầu bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan đã gợi mở ra về thời gian, không gian cũng như điểm nhìn của bài thơ. Nhân vật trữ tình tới đèo Ngang khi màn đêm đã dần buông xuống – thời điểm mà vạn vật cũng như con người trở về nhà để sum họp, nghỉ ngơi sau một ngày. Từ đó sự cô đơn càng được bộc lộ rõ hơn.
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Điệp từ “chen”, kết hợp với việc sử dụng vần lưng “đá – lá” cùng với vần chân “tà – hoa” cho thấy vạn vật đang trỗi dậy. Thiên nhiên nơi đèo Ngang hoang vu nhưng vẫn tràn đầy sức sống.
Và trong bức tranh thiên nhiên đó, con người xuất hiện mang vẻ nhỏ bé, chỉ là một chấm buồn lặng lẽ:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Từ láy “lom khom” và “lác đác” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào sự nhỏ bé, thưa thớt của con người. Nhà thơ sử dụng bút pháp miêu tả tượng trưng và ước lệ của thi pháp cổ (ngư, tiều, canh, mục) kết hợp với cảm hứng đầy thi cảm và sáng tạo.
Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ kết hợp với đối ở hai câu luận:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” nghe da diết đã còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.
“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Ở hai câu kết, tác giả đã bộc lộ nỗi niềm cô đơn sâu sắc. Một mình nơi đèo Ngang rộng lớn, hoang vu trong buổi hoàng hôn, nữ sĩ thấy mình như sống trong tâm trạng lẻ bóng, cô đơn, giữa một khung cảnh thiên nhiên hoang vắng bao la của “trời, non, nước”. Cụm từ “ta với ta” là ba chữ đắt giá kết hợp với điệp ngữ láy âm, đặt trong mối tương phản với “trời, non, nước” đã cho thấy cái mênh mang bao la với sự lẻ loi, đơn côi và nhỏ bé của lòng người.
Qua Đèo Ngang mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan. Qua tác phẩm, nhà thơ cũng gửi gắm lòng yêu quê hương, đất nước.
Tìm hiểu chi tiết hơn tác phẩm 👉 Qua Đèo Ngang
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Lặng Lẽ Sa Pa
Tác giả Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn xuất sắc, các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Giữa trong xanh (1972), Lý Sơn mùa tỏi (1980). Và đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” được rút ra từ tập truyện “Giữa trong xanh”. Truyện được viết vào một chuyến nhà văn đi công tác lại Lào Cai, ca ngợi những con người sống ở nơi non xanh lặng lẽ đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc.
Mở đầu tác phẩm là bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ của mảnh đất Lào Cai – nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc, nơi đây không hề mang vẻ hoang vu mà trái lại còn rất hữu tình và tráng lệ. Xe của đoàn vừa “trèo lên núi” đã thấy “mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, trạm dừng là nơi “con suối có thác trắng xóa”, những cây thông “rung tít trong nắng”,…
Trên nền của bức tranh thiên nhiên ấy, hiện lên hình ảnh cuộc sống của con người, làm cho bức tranh càng thêm nồng nàn, ý vị “nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”.
Trong chuyến xe lên Lào Cai ấy, có bác lái xe vui tính, cởi mở và nhiệt tình với hành khách; có ông họa sĩ già nhưng vì tình yêu nghệ thuật nên vẫn khao khát những chuyến đi thực tế tìm kiếm cái đẹp, lúc nào ông cũng trăn trở một điều “phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích”; bên cạnh đó là cô kĩ sư trẻ mới ra trường, tinh thần hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước vào cuộc sống bát ngát sau những năm tháng đại học khiến cho cô rất háo hức. Tại Sa Pa đoàn khách của tác giả đã được biết đến ông kĩ sư ở vườn rau, suốt đời làm việc nghiên cứu và lai tạo giống cây trồng phục vụ dân sinh và xuất khẩu.
Đồng chí ấy đã mười một năm không một ngày xa cơ quan, bỏ mặc hạnh phúc riêng tư. Tiêu biểu nhất cho con người nơi đây chính là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu tại đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét.
Sống một mình trên đỉnh núi, anh thanh niên theo lời giới thiệu của bác lái xe là “người cô độc nhất thế gian”. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Hoàn cảnh làm việc một mình, đôi lúc thời tiết khắc nghiệt như bão tuyết, mưa rét nhưng anh vẫn một mình xách đèn bão ra vườn lấy số liệu.
Chẳng cần có người giám sát, thúc giục, anh thanh niên vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Anh còn là một người rất lạc quan, yêu đời và có lối sống khoa học, sống một mình nhưng vẫn trồng hoa, chăn gà và đọc sách. Anh cũng rất nhiệt thành và chu đáo với mọi người, đồng thời rất khiêm tốn. Anh là tấm gương về một con người có lý tưởng sống đẹp, vì quê hương đất nước mà quên đi bản thân mình. Tóm lại những nhân vật trên đã tạo nên bức chân dung về những con người sống đẹp, hy sinh thầm lặng và cống hiến hết mình vì sự nghiệp của đất nước.
Có thể thấy, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi rất trong sáng và nhẹ nhàng. Trên nền cảnh của thiên nhiên núi rừng Sa Pa, những con người hiện lên thật đáng yêu, đáng quý và đáng trân trọng.
Xem chi tiết hơn về tác phầm 👉 Lặng Lẽ Sa Pa
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Bồng Chanh Đỏ Chi Tiết
Nhà văn Đỗ Chu, còn được biết đến với tên thật là Chu Bá Bình, sinh vào năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang, đã tạo ra những tác phẩm văn học sôi động, đậm chất thơ. Trong số đó, không thể không nhắc đến các tác phẩm nổi bật như Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), và Chuyên mùa hạ (2010),… Trong đó, Bồng chanh đỏ nổi bật với nhan đề độc đáo của mình.
Bồng chanh đỏ không chỉ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, mà còn là tác phẩm đầy ấn tượng và đáng nhớ trong lòng độc giả. Câu chuyện này kể về kỉ niệm thơ ấu của cậu bé Hoài và người anh trai Hiền. Cả hai đều là những người yêu thích và tìm hiểu về thế giới của các loài chim.
Trong tác phẩm, bức thư của Hiền gửi về cho Hoài từ nơi xa, tường thuật về sự phong phú và đẹp đẽ của đất nước, nhưng cũng đề cập đến hương vị chốn quê mà họ không bao giờ quên. Câu chuyện về đôi bồng chanh đỏ là điểm nhấn, khi loài chim này không chỉ là biểu tượng của sự hiếm có mà còn là đại diện cho tình yêu và lòng quê hương sâu sắc của hai anh em.
Hiền và Hoài là những người có tình cảm sâu sắc với thiên nhiên và động vật, đặc biệt là loài chim. Qua câu chuyện này, tác giả muốn truyền đạt thông điệp về việc yêu thương, tôn trọng và không làm tổn thương đến động vật, vì chúng cũng có cảm xúc và đáng được quan tâm như con người.
Giới thiệu đến bạn nội dung bài 👉 Bồng Chanh Đỏ
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Sang Thu
Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ xuất sắc đã chỉ ra cho người đọc cái nhìn đầy tinh tế về sự chuyển giao giữa mùa hạ sang mùa thu.
Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ 5 chữ. Toàn bộ bài cũng chỉ có 3 khổ, ngắn gọn nhưng súc tích. Bài thơ không chỉ vẽ lên được cảnh đẹp của giây phút chuyển mùa mà còn thể hiện được tâm trạng và cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp thiên nhiên. Mở đầu bài thơ Hữu Thỉnh viết:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Khác với thơ xưa khi miêu tả mùa thu thường nhắc đến màu vàng của lá với hình ảnh lá rụng mùa thu. Ở thơ Hữu Thỉnh, ông cảm nhận mùa thu qua nhiều giác quan khác nhau. Đó là khứu giác, là xúc giác, là thị giác và là tri giác. Mùa thu trong Hữu Thỉnh đến từ mùi hương của những bông hoa ổi và những quả ổi chín vàng ươm.
Mùa thu còn đến từ những cơn gió se, không lạnh như gió mùa đông cũng không nóng như gió mùa hè. Nó dịu mát và làm tâm hồn con người thêm thư thái. Mùa thu với đặc trưng sương mù cũng bắt đầu hiện hữu, chúng “chùng chình qua ngõ” và len lỏi khắp mọi ngõ ngách của đường phố. Tất cả những điều ấy khiến cho tác giả đặt ra một câu nghi vấn. Ông không khẳng định mà chỉ nói rằng “hình như thu đã về”. Từ “hình như” gợi lên cho người đọc một sự ngỡ ngàng, một sự bâng khuâng không dám tin rằng đây lại là sự thật.
Sau sự cảm nhận của các giác quan thì lúc này, dường như mùa thu đã hiện hữu rõ nét hơn thông qua những hình ảnh cụ thể:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Tác giả Hữu Thỉnh đã rất khéo léo khi sử dụng những tính từ để chỉ sự chảy trôi của dòng sông và của những cánh chim bay. Sông thì “dềnh dàng” bởi mùa thu những cơn gió sẽ khiến cho dòng nước lững lờ trôi. “Dềnh dàng” ý chỉ sự chậm rãi, ung dung, tự tại cũng giống như từ “chùng chình” khi miêu tả sương ở câu thơ trên. Nhưng đối lập với sự chậm rãi ấy lại là sự “vội vã” của những chú chim. Đó là sự nhạy cảm của tác giả khi nhìn cảnh vật xung quanh
Ông hiểu rằng, mùa đông là thời điểm lũ chim sẽ bay về phương nam tránh rét. Vì vậy mà khi trời chuyển sang thu, chúng sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một hành trình dài bay về phương xa. Sự vội vã ở đây cũng là điều rất dễ hiểu. Nhưng hình ảnh đám mây mới là hình ảnh tinh tế nhất.
Vì đây là khoảnh khắc sang thu nên tiết trời vẫn còn chút vấn vương của mùa hạ. Điều đó thể hiện qua hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu”. Một nửa của nó vẫn còn đang ở mùa hạ. Dường như giữa hai mùa chỉ cách nhau một ranh giới trên bầu trời. Chỉ cần đám mây kia di chuyển qua vạch ranh giới ấy là mùa thu sẽ chính thức gõ cửa.
Khổ thơ cuối cùng, tác giả đã cảm nhận mùa thu bằng lý trí của mình. Ông lồng ghép trong đó những tâm sự của con người trước thời cuộc:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Mùa thu mới chớm tới, nắng dù vẫn còn nhiều nhưng những cơn mưa đã thưa thớt dần, sấm chớp cũng không còn dữ dội và khiến người ta bất ngờ như những ngày đầu hè nữa. Ở đây, có thể hiểu câu thơ của tác giả theo hai lớp nghĩa, một là đơn thuần tả cảnh thiên nhiên, hai là nói đến cảm xúc của con người. Nếu những hàng cây cổ thụ không còn bất ngờ bởi tiếng sấm thì những con người đã trải qua biết bao biến cố của cuộc đời cũng không e ngại bất cứ một sóng gió nào nữa.
Bằng cách dùng tính từ chỉ con người để nói về cảnh vật, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình khiến cảnh vật trở nên sống động và có hồn hơn. Câu thơ đọc lên đến đâu là gợi mở cảm xúc cho con người đến đó. Bài thơ cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước khi mùa xuân về.
Tìm hiểu chi tiết hơn tác phẩm 👉 Sang Thu Của Hữu Thỉnh
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Lão Hạc Đầy Đủ Ý
Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Hai mảng đề tài chính trong các tác phẩm của ông là người nông dân và tri thức nghèo. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân là truyện ngắn Lão Hạc.
Lão Hạc được đăng báo lần đầu năm 1943. Truyện kể về Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ. Lão có một đứa con trai nhưng vì nhà nghèo, không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. Cả gia tài của lão chỉ có mảnh vườn vốn là của hồi môn của con trai và con chó Vàng sống cùng để bầu bạn. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì để ăn. Lão đành phải bán con Vàng đi. Số tiền bán chó và bán mảnh vườn, lão đem gửi ông giáo và nhờ khi nào anh con trai về sẽ trao lại cho anh. Còn bản thân thì đến xin Binh Tư một ít bả chó để tự tử.
Nhân vật chính trong truyện là lão Hạc, một người nông dân nghèo khổ nhưng sống tình cảm. Điều này được thể hiện rõ qua sự gắn bó, đau xót, tiếc thương của lão khi phải bán đi cậu Vàng. Bên cạnh đó, lão còn là một người cha yêu thương con hết mực, luôn nghĩ cho con và dành dụm cho con.
Không chỉ vậy, Lão cũng là một người có lòng tự trọng. Dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn nhưng không có những suy nghĩ, việc làm trái với lương tâm và cũng không muốn ảnh hưởng, phiền hà đến bất cứ ai.
Nhân vật ông giáo xuất hiện với vai trò người kể chuyện, xưng “tôi”. Nhân vật này là hàng xóm cũng có thể coi là người bạn tâm giao của lão Hạc. Ông giáo là người được lão Hạc tin tưởng. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán con chó Vàng, lão nhờ ông giáo giữ hô số tiền bán mảnh vườn và con chó để khi con trai của lão trở về sẽ giao lại. Không chỉ vậy, qua nhân vật ông giáo, Nam Cao cũng gửi gắm một số triết lí về cuộc sống, tư tưởng sâu sắc.
Bên cạnh những thành công về nội dung, truyện ngắn còn gây ấn tượng với người đọc bởi nghệ thuật tác giả sử dụng vô cùng đặc sắc. Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật vô cùng tiêu biểu, đậm nét. Lấy hình ảnh một con người để nói đến một bộ phận người. Tiếp đến là nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật vô cùng tài tình. Sự kết hợp giữa phương thức tự sự và trữ tình cũng tạo nên sự đa chiều của câu chuyện. Có lúc là giọng văn tự sự mẫu mực, có lúc lại khiến người đọc rưng rưng xúc động với những xúc cảm do tác giả thể hiện.
Lão Hạc của nhà văn Nam Cao xứng đáng là một tác phẩm hay. Truyện không chỉ thành công bởi những giá trị về nội dung mà còn cả bởi giá trị về nghệ thuật.
Đón đọc chi tiết hơn về tác phẩm 🍃Lão Hạc [Nam Cao]🍃
Phân Tích Nhân Vật Trong Một Tác Phẩm Văn Học Ngắn Hay
Thầy giáo Đuy-sen là người thầy giáo đầu tiên và cũng là người thầy giáo vĩ đại nhất trong cuộc đời của An-tư-nai. Đọc Người thầy đầu tiên, em đã đồng điệu với cảm xúc của cô bé An-tư-nai và đồng tình với cô về người thầy giáo ấy.
Thầy Đuy-sen hiện lên trong câu chuyện qua hồi ức của người học trò nhỏ. Tác giả không miêu tả nhiều về hình dáng hay cuộc sống của thầy, mà tập trung vào các hành động cụ thể. Người thầy giáo ấy đã làm tất cả những điều tốt đẹp nhất mà mình có thể làm được cho học trò nhỏ của mình. Giữa mùa đông lạnh buốt, thầy đắp tường, trải rơm cho học sinh được học trong một căn phòng ấm áp.
Thầy còn lội suối lạnh buốt, để cõng từng bạn đi qua suối. Ở các đoạn suối nhỏ, thầy dùng tay bốc từng nắm bùn để đắp nên con đường nhỏ cho các bạn đi về. Hay như lúc đối mặt với bọn quý tộc kệch cỡm, thầy đã nhẫn nhịn và tìm cách lảng tránh, thu hút sự chú ý của học sinh bằng các câu chuyện cười.
Mục đích cũng là để cho tâm hồn của các em không bị vấy bẩn bởi những kẻ xấu xa hay câu chuyện giai cấp. Hơn cả một người thầy của hiện tại, thầy Đuy-sen còn luôn suy nghĩ cho tương lai của học trò mình. Nhờ có thầy luôn ở bên động viên, cổ vũ bằng sự yêu thương và tin tưởng, mà cô bé mồ côi An-tư-nai mới lấy lại niềm tin cho cuộc sống và động lực học tập. Để tương lai trở thành một nghị viên có tầm ảnh hưởng trong tương lai.
Thầy giáo Đuy-sen là một người thầy vĩ đại. Bởi thầy không chỉ dạy cho học sinh con chữ, mà còn đem đến cho các em sự yêu thương, quan tâm, chở che. Thật may mắn cho An-tư-nai và các bạn nhỏ trong câu chuyện, khi được học với một người thầy tuyệt vời như thế.
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Lớp 7 Nâng Cao – Gặp Lá Cơm Nếp
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo không chỉ là một sáng tác văn học mà còn là bức tranh hồn nhiên về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương. Tác giả đã sử dụng ngôn từ tinh tế và hình ảnh sinh động để chạm khắc nét đẹp của những giá trị truyền thống và nỗi nhớ da diết về quê nhà.
Người đọc ngay lập tức được đưa vào bức tranh hằng năm thường thức của người con xa quê, nhớ nhung về hương vị quen thuộc. Hình ảnh lá cơm nếp không chỉ là một đồ vật thông thường mà còn là biểu tượng của bữa ăn ấm áp, tình cảm mẹ cha. Ngôn từ “đun bếp”, “thổi nồi cơm nếp” không chỉ là những hình ảnh hằng ngày mà còn là những dấu ấn sâu đậm về tình yêu thương và bản năng chăm sóc gia đình.
Mùi hương của cơm nếp mẹ nấu trở thành một nguồn cảm hứng không ngừng cho người con trong những nhiệm vụ khó khăn trên chiến trường. Hình ảnh “bát xôi mẹ nấu” không chỉ là thức ăn quen thuộc mà còn là niềm tin, là sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn. Thông qua việc diễn đạt tình yêu thương với mẹ, tác giả đã chuyển hóa nỗi nhớ thành động lực, làm cho bài thơ trở nên chân thật và đầy cảm xúc.
“Cây nhỏ rừng Trường Sơn/Hiểu lòng nên thơm mãi…” là hình ảnh cuối cùng trong bài thơ, là sự gắn bó mãnh liệt của người lính với quê hương. Cây nhỏ nơi miền rừng Trường Sơn không chỉ là biểu tượng của sức sống, mà còn là kết nối vững chắc giữa người con xa quê và đất nước.
Tình yêu thương đã trở thành một phần không thể thiếu, làm cho bức tranh về quê hương thêm phần đẹp đẽ và sâu sắc. Với những nét văn hóa tinh tế, bài thơ “Gặp lá cơm nếp” không chỉ là một sáng tác nghệ thuật mà còn là thông điệp về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương được truyền đạt một cách chân thực và sinh động.
Không nên bỏ lỡ tác phẩm 🍃 Gặp Lá Cơm Nếp 🍃
hay