Sông Thương Tóc Dài [Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích]

Sông Thương Tóc Dài ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Tham Khảo Các Thông Tin Chia Sẻ Về Nội Dung, Ý Nghĩa Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Thơ Sông Thương Tóc Dài Của Hoàng Nhuận Cầm

Hoàng Nhuận Cầm làm thơ và được dư luận biết đến khá sớm. Âm điệu ngọt ngào và phong cách thơ giàu chất trữ tình đã làm nên thương hiệu của ông. Trong đó phải kể đến bài thơ Sông Thương tóc dài, dù hiện nay, nhà thơ đã mất nhưng âm điệu và cảm hứng ấy sẽ còn vang vọng mãi trong lòng những người đọc.

Sông Thương tóc dài
Tác giả: Hoàng Nhuận Cầm

Mai đành xa sông Thương tóc dài
Vạn Kiếp tình yêu xin gửi lại
Xuân ơi xuân… lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về nhưng nắng đã Côn Sơn.

Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình náo động một mình anh.

Đọc thêm bài thơ 🌿Có Khi Nào Trên Đường Đời Tấp Nập🌿Nội Dung, Ý Nghĩa

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Sông Thương Tóc Dài

Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sông Thương tóc dài thì theo chia sẻ của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm thì ông viết nên bài thơ này chỉ trong 5 phút trên vỏ bao thuốc lá. Bài thơ này sau được in trong tập Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, NXB Hội Nhà văn, 2007.

Ý Nghĩa Bài Thơ Sông Thương Tóc Dài

Bài thơ Sông Thương tóc dài của Hoàng Nhuận Cầm cực kỳ lay động và ám ảnh. Dòng sông Thương gợi nhớ gợi thương như chính cái tên của nó trở thành một nỗi ám ảnh, khắc khoải về một tình yêu xa vuột tầm tay. Bài thơ chính là cảm xúc buồn tiếc, đau khổ của nhân vật trữ tình khi phải rời xa người con gái mình yêu.

Đón đọc bài thơ 🍃Chiếc Lá Đầu Tiên🍃 Của Hoàng Nhuận Cầm

Đọc Hiểu Bài Thơ Sông Thương Tóc Dài

Đừng bỏ qua phần nội dung đọc hiểu bài thơ Sông Thương tóc dài mà Thohay.vn chia sẻ sau đây nhé!

👉Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Sáu chữ

C. Bảy chữ

D. Tự do

👉Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

👉Câu 3: Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ trên là gì?

A. 3/4

B. 4/3

C. 4/4

D. 5/3

👉Câu 4: Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong các dòng thơ sau:

Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình náo động một mình anh.

A. So sánh, nhân hóa

B. Nhân hóa, ẩn dụ

C. Điệp từ, liệt kê

D. Điệp từ, ẩn dụ

Đừng bỏ lỡ văn mẫu phân tích ❤️️Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến ❤️️ Hay nhất

Nghệ Thuật Bài Thơ Sông Thương Tóc Dài

Khái quát một số nét nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Sông Thương tóc dài của Hoàng Nhuận Cầm.

  • Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, nhịp thơ chủ yếu là 3/4.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ như: ẩn dụ dòng sông chính là người con gái mà tác giả yêu mến, biện pháp nhân hóa dòng sông Thương.
  • Hình ảnh thơ được sử dụng rất độc đáo và lôi cuốn. Có nhiều từ ngữ đặc sắc và đầy chất gợi trong bài thơ.

XEM THÊM BÀI THƠ HAY 👉 Tôi Không Thể Nào Mang Về Cho Em

Tôi Không Thể Nào Mang Về Cho Em
Tôi Không Thể Nào Mang Về Cho Em

2+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Sông Thương Tóc Dài

Bài thơ Sông Thương Tóc Dài của Hoàng Nhuận Cầm là một tác phẩm trữ tình, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và người yêu trong bối cảnh chiến tranh.

Để phân tích bài thơ này, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính của bài thơ.
  • Thân bài: Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ theo từng khổ thơ, từng câu thơ, từng hình ảnh, từng biện pháp tu từ, từng nhịp điệu, từng cảm xúc…
  • Kết bài: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đưa ra cảm nhận cá nhân về bài thơ.

Bạn có thể tham khảo 2 bài phân tích bài thơ Sông Thương Tóc Dài hay bên dưới.

Phân Tích Bài Thơ Sông Thương Tóc Dài Ngắn Gọn

Chia sẽ bạn bài văn mẫu phân tích bài thơ Sông Thương tóc dài ngắn gọn dưới đây:

Sông Thương trong sáng tác của Hoàng Nhuận Cầm vừa thơ mộng lại vừa dịu dàng, ẩn sâu trong đó có lẽ là cảm xúc của nhà thơ khi đã trót thương một ai đó thiết tha, bất tận như tên gọi của dòng sông:

“Mai đành xa sông Thương, thật thương
Vạn Kiếp tình yêu xin gửi lại.
Sông ơi sông, sao sông trôi chảy mãi
Hạ chưa về, nhưng nắng đã Côn Sơn.”

Những “Vạn Kiếp”, Côn Sơn”như cùng đồng điệu với tâm hồn tác giả. Dường như tất cả không gian, thời gian này của riêng một tình yêu, một trái tim

Trong cái tĩnh lặng của mùa xuân muôn thuở, một “Vạn Kiếp tình yêu” là muôn kiếp gửi lại mà nay cầm lòng phải rời xa. Trong tiết xuân hẵng còn lành lạnh chưa bừng sắc nắng hè nhưng ở phía Côn Sơn đã bừng nắng – đó là lên ngọn lửa của tình yêu. 

Để rồi khi xa, tất cả chỉ còn một mình cô đơn:

“Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình náo động một mình anh.”

Giờ đây, sông Thương đã trở thành một cô gái, vừa thương, vừa yêu, vừa bịn rịn, quyến luyến. Chữ “thương” được lặp lại hai lần như tiếng chim gọi đôi lưu luyến. Để rồi, khi phải xa nhau tất cả chỉ có người yêu, chỉ dành cho người mình yêu. Mắt ai cũng đượm buồn, cũng thăm thẳm như dòng sông.

Cuối cùng, chỉ còn lại một mình anh, anh đã rơi vào trạng thái cô đơn nhất. Đằng sau tất cả sự ồn ào như xáo trộn cả mùa xuân ấy chỉ để tìm hình bóng một người thương là sự cô đơn đến tột cùng.

Cảm Nhận Bài Thơ Sông Thương Tóc Dài

Gửi đến bạn đọc bài văn mẫu phân tích bài thơ Sông Thương tóc dài hay nhất dưới đây.

Hoàng Nhuận Cầm sinh 7 tháng 2 năm 1952 ở Hà Nội, là con trai nhạc sĩ Hoàng Giác. Tên ông – Hoàng Nhuận Cầm được ông nội đặt cho ông, có nghĩa là “Cây đàn vàng”, như một sự gửi gắm mong ước ông sẽ trở thành nhạc sĩ giống cha – nhạc sĩ Hoàng Giác.

Nếu được chọn một nhà thơ có thể lấp đầy những trang sổ tay của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên bằng những bài thơ mang đầy hoài bão và mê đắm trước tình yêu, trước cuộc sống… thì chắc chắn, không ai khác, đó chính là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Thơ ông vừa nồng nàn vừa mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết và khát vọng. Thơ ông như một bản nhạc trữ tình dịu dàng mà khi nương nhờ vào đó, mỗi tâm hồn đều trở nên thánh thiện hơn, yêu thương hơn và rung cảm hơn trước cuộc đời rộng lớn…

Nhiều bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm mà phần lớn là thơ tình được các bạn đọc trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên yêu thích vì nó gắn với những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với một giọng thơ trẻ trung, sôi nổi

Và khi nhắc đến nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm thì không thể không nhắc đến tác phẩm thơ tình nổi tiếng Sông Thương tóc dài.

Hình như, với mỗi một địa danh nổi tiếng, thơ mộng, các nhà thơ đều có thêm một “địa danh” của tình cảm cho riêng mình. Nàng thơ ấy là nguồn cảm hứng, là một mã hóa để miền đất đó trở nên có hồn và ấn tượng hơn. Thế mà chưa hề có ai đặt cho sông Thương một nét dịu dàng chân thực đến thế, hay chính nhà thơ đã trót thương một ai đó thiết tha, bất tận như tên gọi của dòng sông:

Mai đành xa sông Thương tóc dài
Vạn Kiếp tình yêu xin gửi lại
Xuân ơi xuân… lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về nhưng nắng đã Côn Sơn.

Những tưởng chỉ vì mái tóc dài ai đó, nhưng không, cả những “Vạn Kiếp”, Côn Sơn”, nắng, gió… bỗng dưng trùng hợp, đồng điệu với tâm hồn đến thế. Như thể, tất cả không gian, thời gian này của riêng anh, một thế giới tình yêu hồn nhiên, cả tin mà nồng nàn, mãnh liệt.

Trong cái tĩnh lặng, e dè của mùa xuân muôn thuở, một “Vạn Kiếp tình yêu” cũng là muôn kiếp gửi lại mà nay cầm lòng phải xa. Trong tiết xuân lành lạnh chưa bừng sắc nắng nhưng ở phía Côn Sơn, tức phía Núi Hun ấy đã bừng lên ngọn lửa của tình yêu. Hoàng Nhuận Cầm chơi chữ thật khéo, khổ thơ mở ra bằng nhiều chiều kích mà vẫn dễ cảm nhận và hiện đại. Và khi xa, tất cả chỉ còn một mình, một nửa, một cô đơn:

Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình náo động một mình anh.

Giờ thì sông Thương đã trở thành một cô gái chứ không còn lấp lửng đầy ý tứ nữa. Đã thương lắm mà còn thật thương, nghĩa là yêu lắm, bịn rịn, quyến luyến lắm. Hai chữ “thương” trên cùng một câu thơ, một của dòng sông, một của dòng tâm sự như cộng hưởng, như gọi nhau cùng ngân lên trong lòng người đọc. Hai chữ thương như tiếng chim gọi đôi lưu luyến.

Để rồi, khi xa nhau tất cả chỉ có người ấy, chỉ dành cho người ấy. Mắt ai đó cũng buồn, cũng thăm thẳm như dòng sông. Hay chúng ta mạn phép cố thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm có thể đảo lại câu thơ này là: Mắt in một người, nước nhớ một bóng thì cũng vậy. Một sự đinh ninh, tha thiết và thủy chung…

Và khi ấy, tất cả chỉ còn một hướng, tưởng như mây cũng bay về phương ấy, tiếng chim cũng một tâm trạng ấy chứ không có gì khác đi được. Giờ đây, cả thế giới như lắng lại, thu nhỏ lại trong một sự đồng vọng, đúng như cái tâm trạng người đang yêu mà nhà thơ Đoàn Thị Lam luyến từng nhắc đến: “Khi vui muốn có một người/Khi buồn muốn cả đất trời hòa chung” (Chồng chị, chồng em).

Nhưng thơ Hoàng Nhuận Cầm luôn đầy bất ngờ, đặc biệt là sự bùng nổ, phá cách ở những câu cuối: “Anh một mình náo động một mình anh”. Giữa hai sự cô đơn phản chiếu qua tâm điểm của sự náo động. Một mình náo động để rồi lại càng cô đơn. Cồn cào, cháy bỏng náo động lòng mình cũng là khi ta rơi vào trạng thái cô đơn nhất. Đằng sau tất cả sự ồn ào ấy, náo loạn ấy, như lật tung, xáo trộn cả mùa xuân, cả đất trời để tìm hình bóng một người thương là sự cô đơn đến tột cùng.

Nhưng, phải chăng được cô đơn như thế mới chính là được yêu. Biết cô đơn, dám cô đơn trong nhớ thương ấy mới là tâm trạng của một người đáng yêu, đang yêu và sẽ còn yêu mãi…

Gợi ý đọc hiểu tác phẩm 🌿Viên Xúc Xắc Mùa Thu🌿 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Viết một bình luận