Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến (Nội Dung, Phân Tích)

Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến ❤️️ Nội Dung, Bình Thơ, Phân Tích ✅ Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Ý Nghĩa, Hoàn Cảnh Sáng Tác Và Nghệ Thuật Bài Thơ.

Nội Dung Bài Thơ Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến

Bài thơ Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến là một trong những bài thơ tình nổi tiếng nhất của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về nội dung, ý nghĩa của bài thơ nhé!

Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến
Tác giả: Hoàng Nhuận Cầm

Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến
Chỉ tiếc mùa thu vừa mới đi rồi
Còn sót lại trên bàn bông cúc tím
Bốn cành tàn, ba cánh sắp sửa rơi

Hò hẹn mãi cuối cùng em đã tới
Như cánh chim trong mắt của chân trời
Ta đã chán lời vu vơ, giả dối
Hót lên! dù đau xót một lần thôi.

Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói
Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ
Anh sợ hãi bây giờ anh mới nhớ
Em hay là cơn bão tự ngàn xa.

Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ
Gió em vào – nếu chán – gió lại ra
Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó
Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi…

Đọc thêm về🍃Thơ Hoàng Nhuận Cầm 🍃Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến

Bài thơ Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến nằm trong tập thơ cùng tên được xuất bản năm 2007, NXB Hội Nhà văn. Bài thơ này được Hoàng Nhuận Cầm sáng tác khi ông còn trẻ và viết về chủ đề tình yêu lãng mạn.

XEM THÊM BÀI THƠ HAY 👉 Tôi Không Thể Nào Mang Về Cho Em

Tôi Không Thể Nào Mang Về Cho Em
Tôi Không Thể Nào Mang Về Cho Em

Ý Nghĩa Bài Thơ Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến

Bài thơ Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến chính là lời tâm sự của một chàng trai trong tâm trạng chờ đợi người mình yêu. Thông qua bài thơ, ta cảm nhận được những sắc thái đa dạng của tình yêu, hạnh phúc tưởng chừng đến tay rồi lại vụn vỡ, tình yêu cứ ngỡ trọn vẹn rồi lại phải lìa xa. 

Xem thêm các bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm:

Nghệ Thuật Bài Thơ Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến

Điểm qua các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến ngay sau đây.

  • Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc.
  • Sử dụng biện pháp so sánh “quả tim anh” như “căn nhà nhỏ” để thể hiện tấm lòng bao dung và độ lượng của chàng trai nhưng kèm theo đó là sự chua chát, chạnh lòng
  • Tác giả khéo léo dùng những hình ảnh thật cụ thể để diễn đạt những cảm giác vô cùng mơ hồ, tinh tế. 

Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ🌿 Anh Chỉ Sợ Rồi Trời Sẽ Mưa 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận

3 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến

Sưu tầm một số mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” hay nhất. Bạn có thể tham khảo ngay dưới đây.

Phân Tích Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến Hay

Có lẽ rằng không có ai trong cuộc đời không trải qua một đôi lần hò hẹn. Nó là một phần không thể thiếu trong những cung bậc của tình yêu. Có rất nhiều bài thơ viết về cung bậc tình cảm này nhưng có lẽ không ai có thể có được cuộc hẹn hò đầy day dứt như trong thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Đọc bài thơ “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” tôi như có cảm giác mình đã đứng đó từ lâu lắm rồi. Chứng kiến thấy gã si tình đứng đợi cuối con đường mùa thu xênh xang gió. Tôi vẫn luôn thích sự lỡ làng trong thơ anh. Một hạnh phúc tưởng như có ở trong tay rồi chợt vỡ, một tình yêu tưởng đã vẹn tròn phút chốc lại chia xa, và những hẹn hò từ từ khép lại sau cái lần “cuối cùng em cũng đến”.

Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến
Chỉ tiếc mùa thu vừa mới đi rồi

Không lỡ hẹn. Cuối cùng người con gái của mình đã đến. Ngay từ đầu bài thơ ta đã thấy sự đợi chờ làm con người ta mòn mỏi đến thế nào. Tiếng thơ như một sự thở phào nhẹ nhõm nhưng day dứt đầy nuối tiếc: “cuối cùng em cũng đến”, em đến để biết rằng sự chờ đợi của ta vẫn không hề vô vọng nhưng cũng đã quá muôn rồi. Muộn không phải vì ta không còn đợi nữa mà chính mùa thu đã không còn kiên nhẫn với cuộc tình… bởi lẽ.

Còn sót lại trên bàn bông cúc tím
Bốn cánh tàn, ba cánh sắp sửa rơi

Hoàng Nhuận Cầm vốn giỏi dùng những hình ảnh thật cụ thể để diễn đạt những cảm giác vô cùng mơ hồ, tinh tế. Từ cái hữu hình để nói đến cái vô hình. Ta như thoáng thấy cả không gian và thời gian vời vợi còn lại của mùa thu trong những cánh hoa tím cuối cùng ấy để thấy một mùa thu đã đi qua.

Và đến đây người đọc cũng cảm nhận được người đàn ông kia đã mong đợi đến thế nào phút giây gặp mặt. Nỗi đợi chờ ấy như từ xa lắm, dài như một cuộc đời vậy. Nó được bắt đầu từ mầm cây vừa mới vươn mình trên đất, bắt đầu từ sự sinh sôi cho đến sự úa tàn. Từ sự hi vọng đến tột cùng tuyệt vọng. Có sự đợi chờ nào dài hơn như thế! để rồi:

Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói
Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ
Anh sợ hãi bây giờ anh mới nhớ
Em hay là cơn bão tự ngàn xưa

Khổ thơ này chất chứa trong đó rất nhiều suy tưởng, một sự suy tưởng giản dị nhưng ẩn chứa một quan niệm rõ ràng về tình yêu. Tôi thích hình ảnh chim bồ câu trong suy tưởng của anh. Bồ câu không chết trẻ, cũng như tình yêu không có quyền chết trẻ, những khát khao không có quyền lụi tàn bởi tình yêu là hiện thân của cái đẹp đẽ nhất mà con người hằng mong muốn, khát khao hướng tới và chiếm lĩnh một cách trọn vẹn.

Và người đàn ông ấy đã có một tình yêu đẹp đẽ. Cái Đẹp trong tình yêu không chỉ nói đến độ viên tròn của lứa đôi, mà nó còn hướng đến sự thánh thiện của tâm hồn. Dẫu rằng:

Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ
Gió em vào- nếu chán- gió lại ra

Một sự so sánh chua chát! Tưởng rằng đó là lời trách móc với người con gái nhưng nếu để ý thì ta lại nhận ra trái tim ấy là một tấm lòng bao dung và độ lượng, dẫu bé nhỏ thôi nhưng là tổ ấm đủ để che chở cho những con gió vô tình lạc lối… chỉ có điều “mùa thu hoa cúc cướp anh rồi”…nghĩa rằng tình yêu đã không còn nữa.

Câu thơ cuối cùng lưu lại trong tôi bởi một từ đậm chất lãng tử của Hoàng Nhuận Cầm “cướp”. Từ ấy gợi lại cả một sự bàng hoàng. Thoáng có để rồi thành không. Thoáng cầm để rồi vụt mất.

Mỗi lần đọc “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” – một bài thơ, một cuộc tình buồn, tôi lại nghĩ đến hình ảnh người đàn ông đa tình ấy đang ngồi trên sân ga trong moojt buổi chiều lộng gió. Vẻ phong trần ấy gợi nhớ đến câu danh ngôn của Victor Hugo “ai khổ vì yêu hãy yêu hơn nữa, chết vì yêu là sống ở trong yêu”.

Chia sẽ bạn chùm 🌼 Thơ Tán Gái Hài Hước Theo Tên 🌼Hay nhất

Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến

Có những hẹn hò làm tình yêu thêm thi vị. Có những hẹn hò để rồi xa nhau. Có những hẹn hò để rồi có bài thơ như Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến của Hoàng Nhuận Cầm. Tôi vẫn luôn thích những sự lỡ làng trong thơ anh. Một hạnh phúc tưởng như đến tay rồi chợt vỡ, một tình yêu vẹn tròn rồi chia xa, và những hẹn hò từ từ khép lại ….

Đây là một trong những bài thơ viết hay về sự hẹn hò trong tình yêu. Vốn dĩ, hẹn hò là một phần của tình yêu, thật hiếm có những tình yêu mà không hò hẹn. Nhưng cách cảm nhận của Hoàng Nhuận Cầm lại thật đặc biệt. Đặc biệt trong nỗi đợi chờ không phải là vô vọng, vì cuối cùng thì “em cũng tới”, nhưng khi em tới thì không phải anh không còn đợi nữa, mà chính mùa thu đã không còn kiên nhẫn với cuộc tình…Bởi lẽ:

Còn sót lại trên bàn bông cúc tím
Bốn cánh tàn, ba cánh sắp sửa rơi

Hoàng Nhuận Cầm vốn giỏi dùng những hình ảnh thật cụ thể để diễn đạt những cảm giác vô cùng mơ hồ, tinh tế. Thấy bông hoa sót lại cuối cùng để biết một mùa thu đã qua, và người đọc cũng cảm nhận được nỗi đợi chờ đã mòn mỏi thế nào! Cuối cùng em cũng đến, nhưng đến chỉ để thấy có những điều quý giá đã trôi qua…

Ta đã chán lời vu vơ, giả dối
Hót lên! dù đau xót một lần thôi

Tiếng thơ như chưa bao giờ thành thật đến thế, thành thật để kiếm tìm một tiếng nói chân thành từ trái tim không toan tính, để con người đối diện với nhau không qua một tấm mặt nạ nào! Có lẽ cũng bởi sự thành thật một cách hồn hậu đó, mà thơ Hoàng Nhuận Cầm tìm đến được với bao tấm lòng, bao tình cảm tri âm!

Khổ thơ thứ ba của bài thơ, tôi thích nhất, vì nó chất chứa trong đó rất nhiều suy tưởng. Một sự suy tưởng giản dị, nhưng nó không phải không chứa trong đó một quan niệm rõ ràng về tình yêu!

Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói
Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ
Anh sợ hãi bây giờ anh mới nhớ
Em hay là cơn bão tự ngàn xa

 Tôi thích cách suy tưởng của anh, bồ câu không chết trẻ cũng như những mong ước về tình yêu là vĩnh viễn. Tình yêu một mặt nào đó cũng là hiện thân của cái ddẹp mà con người hằng khát khao vươn tới và chiếm lĩnh một cách trọn vẹn. Vì thế mà bồ câu không chết trẻ, cũng như những tình yêu không có quyền chết trẻ, những khát khao không có quyền lụi tàn.

 Tứ thơ không mới, nhưng lại lạ trong nỗi sợ hãi của con người, sợ hãi mà vẫn đón nhận, vẫn đợi chờ, vẫn phấp phỏng trong âu lo và hạnh phúc.

Khổ thơ cuối cùng là một sự so sánh có phần chua chát, nhưng chua chát một cách ngộ nghĩnh, một các bâng khuâng và tiếc nuối, cái chua chát của một người còn trẻ:

Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ
Gió em vào – nếu chán gió – lại ra

Tưởng như tình yêu chỉ là một trò đùa, dễ dàng và chóng vánh với người con gái. Nhưng nếu để ý thì ta lại nhận ra một sự bao dung. Trái tim ấy là một tấm lòng, một tình yêu luôn chờ đợi, dẫu bé nhỏ nhưng vẫn là tổ ấm đủ để chở che cho những cơn gió vô tình một lần lạc bước. Để rồi cuối cùng, có một lần em đến, một lần em nói, một lần em đứng đó…. Chỉ có điều “mùa thu hoa cúc cướp anh rồi”…

Đã bao lần đọc câu thơ này, tôi vẫn cảm thấy nỗi chông chênh của một con người, vừa quyết định sẽ lên tàu thì con tàu vụt chạy đi mất. Tàu thiếu đi một hành khách và người đi thành kẻ lỡ đường….

Câu thơ cuối cùng của bài thơ lưu lại trong ấn tượng người đọc bởi từ “cướp” rất đậm “chất” Hoàng Nhuận Cầm. Nó giúp ta không quên những ngày anh còn là người lính làm thơ. Chất lính tráng ấy vẫn đôi lần trở về trong thơ anh như một gợi nhớ, một dấu ấn, một nét riêng đặc biệt.

Thoáng đọc Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, người ta có thể nghĩ bài thơ này “kết thúc có hậu” vì cuối cùng em cũng đến kia mà nhưng dư âm bài thơ, cách kết thúc của bài thơ lại cho ta một cảm nhận khác. Ấy là dư âm của sự lỡ làng…

Ta có thể đợi nhau, nhưng cuộc đời không đợi ta. Vì thế mà đã có rất nhiều tình yêu đẹp trong cuộc đời, nhưng chẳng biết có bao nhiêu trong số đó, đi trọn vẹn được đến cuối đường?

Đọc hiểu 🌊Bài Thơ Thuyền Và Biển 🌊 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Phân Tích Bài Thơ Hò Hẹn Mãi Cuối Cùng Em Cũng Đến Ngắn Hay

Mỗi nhà thơ có quá trình sáng tác nhất định thì chủ đề có thể thay đổi; nhưng có những yếu tố bất biến tạo thành phong cách thơ ca riêng biệt. Hành trình thi ca của Hoàng Nhuận Cầm là một ví dụ thích hợp để minh họa cho luận điểm nói trên.

Cũng như những bài thơ tình của Hoàng Nhuận Cầm viết khi đã là một người đàn ông trưởng thành, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” là một bài thơ tình buồn của một mối tình kết thúc không có hậu. Mở đầu bài thơ đã là một sự lỡ hẹn trái ngang trong tình yêu: “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến/ Chỉ tiếc mùa thu vừa mới đi rồi”.

Tình yêu không chỉ đến khi duyên phận được trời định mà đôi khi, tình yêu còn đến từ sự nhẫn nại, đợi chờ như là phép thử đâu là tình yêu đích thực:

“Hò hẹn mãi cuối cùng em đã tới
Như cánh chim trong mắt của chân trời
Ta đã chán lời vu vơ, giả dối
Hót lên! Dù đau xót một lần thôi”

Đọc thơ Hoàng Nhuận Cầm, không nên kỳ vọng thơ của ông sẽ kể một câu chuyện nào đó. Nhiều bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm trong đó có bài thơ “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” chỉ là những suy nghĩ mang tính triết luận về tình yêu, với mỗi khổ thơ là một ý niệm riêng rẽ.

Và để những ý niệm triết luận về tình yêu trở nên “mềm hóa”, Hoàng Nhuận Cầm đã sử dụng những hình ảnh cụ thể, thi liệu giàu chất thơ để người đọc tiếp nhận bài thơ theo cảm xúc lãng mạn:

“Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói
Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ
Anh sợ hãi bây giờ anh mới nhớ
Em hay là cơn bão tự ngàn xa”.

Đọc khổ thơ thứ ba, ta nhận thấy một sự mơ hồ về ý nghĩa, nhiều người đã có bình luận “bồ câu” và “cơn bão” tượng trưng cho điều gì trong tình yêu? Tiếp nhận thơ không nên cố gắng giải mã theo kiểu rõ ràng “một là một, hai là hai”, mà nên xem khổ thơ này là lời thổ lộ về nỗi lo sợ tình yêu tan vỡ ngay cả khi tình yêu vẫn tồn tại trong nhau.

Hiểu khổ thơ thứ ba như vậy mới thấy ý nghĩa của khổ thơ cuối:

“Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ
Gió em vào – nếu chán – gió lại ra
Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó
Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi…”.

Đây là những hình ảnh ngổn ngang, chấp nhận những rủi ro, những cay đắng trong tình yêu có thể đến bất cứ lúc nào. Nhưng một người, lại là một người thơ, sẽ không bao giờ để ý những bất trắc bởi vị ngọt tình yêu mang lại vẫn thật tuyệt vời, vẫn đẹp như mùa thu ngàn đời.

Cả bài thơ “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” dù có những câu thơ buồn, ngậm ngùi những dự cảm bất an về một cuộc tình tương lai; vẫn còn đó sự trong trẻo, tươi mới của một trái tim yêu hết mình. Sự trong trẻo giọng điệu, ngôn từ trẻ trung đặc trưng của Hoàng Nhuận Cầm – một nhà thơ suốt đời viết về tuổi trẻ và tình yêu của những người trẻ chắc chắn sẽ còn quyến rũ bao đôi lứa nhiều năm về sau.

Chia sẻ văn mẫu cảm nhận 🔰 Gửi Hương Cho Gió [Xuân Diệu] 🔰Tìm hiểu chi tiết

Viết một bình luận