Mắt Sói Lớp 8 (Nội Dung, Soạn Bài, Tóm Tắt, Phân Tích)

Giới thiệu tác phẩm Mắt Sói trong chương trình học lớp 8 của tác giả Daniel Pennac với các thông tin hữu ích về nội dung, sơ đồ tư duy,..

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Mắt Sói

Mắt sói của tác giả Daniel Pennac viết vào năm 1984 là một trong những sáng tác kinh điển của văn học thiếu nhi Pháp và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tác giả phát hiện về một mối liên kết đầy nghệ thuật, kỳ diệu giữa con người và động vật trong những hoàn cảnh đặc biệt, từ đó ông đã viết nên tác phẩm nổi tiếng này.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích 💚 Con Chó Bấc 💚 ngắn gọn

Nội Dung Truyện Mắt Sói Lớp 8

Dưới đây là nội dung truyện Mắt Sói lớp 8, hãy cùng Thohay.vn đón đọc ngay nhé.

(1)

Một con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen. Một con mắt không chớp bao giờ. Hệt như cậu bé đang nhìn một ngọn đèn trong đêm; cậu chẳng thấy gì ngoài con mắt này: cây cối, vườn thú, khu chuồng, mọi thứ đã biến mất. Chỉ còn lại một điều duy nhất: mắt soi. Con mắt càng lúc càng như to hơn, tròn hơn, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải, và chính giữa, một con ngươi như càng đen hơn, và trong quầng vàng nâu quanh con ngươi, người ta thấy xuất hiện những điểm màu khác nhau, chỗ này là màu lam (xanh như nước đóng băng dưới bầu trời), chỗ kia là một tia ánh vàng, lấp lánh như trang kim.

Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi. Con ngươi màu đen!

– Mi đã muốn nhìn ta thì nhìn đi!

Dường nhưu con ngươi muốn nói. Nó lóe lên một tia sáng khủng khiếp. Hệt một ngọn lửa. “Đúng rồi, cậu bé nghĩ: ngọn hắc hỏa!”

Và cậu trả lời

– Được rồi, Hắc Hỏa, ta nhìn đây. Ta không sợ đâu.

Con ngươi như to hơn, choán hết cả con mắt, cháy lên như một đám lửa thực sự, cậu bé không ngoảnh mặt đi. Và khi mọi thứ trở nên tối sầm, đen thẫm, cậu phát hiện ra một điều mà trước cậu, chưa hề có ai nhìn thấy trong mắt sói: con ngươi có sự sống. Con ngươi màu đen chính là một con sói cái đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình, nó vừa gầm gừ vừa nhìn cậu bé. […]

Và chẳng thèm để ý tới cậu bé nữa, sói cái lướt nhìn một lượt bảy đứa con nhỏ của mình đang nằm vây quanh. Chúng làm thành một quầng màu hung đỏ.

“Sắc cầu vồng, cậu bé nghĩ, quanh con ngươi có sắc cầu vồng”.

Phải rồi, màu lông của năm sói con hệt quầng hung đỏ của cầu vồng. Bộ lông của con thứ sáu màu xanh lam, xanh như màu nước đóng băng dưới nền trời trong veo. Sói Lam!

Con thứ bảy (một con sái cái màu vàng) trông như tia vàng. Mỗi khi nhìn vào là phải nheo mắt. Mấy cậu sói anh gọi nó là Ánh Vàng. […]

(2)

Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được thấy những điều mới mẻ. Cô muốn nhìn thấy con người. Nhìn thật gần cơ. Và chuyện xảy ra vào một đêm. Vẫn toán đi săn mọi khi lùng sục theo gia đình sói. Họ dựng trại ở một vùng trũng đầy cỏ, từ hang sói tới đó mất chừng ba giờ đồng hồ. Ánh Vàng ngửi thấy mùi khóc bốc lên từ đám lửa họ đốt. Cô còn nghe thấy cả tiếng củi khô kêu lách tách.

“Ta phải tới đó xem sao”, cô tự nhủ.

“Ta sẽ trở về trước khi trời sáng”

“Cuối cùng ta cũng sẽ phải được biết họ giống ai chứ”

“Ta sẽ có chuyện kể cho mọi người, và cả nhà sẽ đỡ buồn hơn”

“Và hơn hết là vì họ đang săn lùng ta…”

Cô nghĩ như vậy là đủ lí do để trốn khỏi hang.

Và cô đi tới đó.

Khi Sói Lam tỉnh giấc vào đêm hôm đó (như có linh cảm), cô sói em đã đi cách đó một giờ đồng hồ. Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra. Cô ấy đã lừa Sói Xám Em Họ gác đêm hôm đó (điều này cô ấy cũng làm được), và cô đã tới chỗ con người.

“Ta sẽ đuổi kịp em!”

Sói anh đã không làm được điều này.

Tới chỗ dựng trại của toán đi săn, Sói Lam thấy có nhiều người đứng nhảy múa trong ánh lửa chập chờn, quanh một tấm lưới bị buộc chặt bằng một sợi dây thừng rất to, cột vào một giá đỡ. Ánh Vàng bị nhốt trong lưới đang cắn vào chỗ trống. Bộ lông của nó lấp lánh những ánh chớp vàng trong màn đêm. Bầy chó điên loạn nhảy chồm chồm dưới tấm lưới. Hàm răng lộp cộp. Còn đám người thì vừa nhảy vừa hú. Họ mặc áo lông cáo. “Mẹ Hắc Hỏa nói đúng”, Sói Lam nghĩ. Và nó nảy ra một ý: “Nếu ta cắn đứt sợi dây, lưới sẽ rơi xuống giữa bầy chó và sẽ mở ra. Con bé quá nhanh so với bọn này, và chúng ta sẽ thoát!”.

Phải nhảy qua ngọn lửa. Một việc chẳng hay ho gì với một con sói. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh. Không còn thời gian mà sợ hãi. “Tấn công bất ngờ, đó là cơ may duy nhất của ta!”.

Thế là Sói Lam tung người bay trên làn không khí bỏng rát bên trên đảm lửa, trên những con người (mặt họ đỏ lừ vì khỏi lửa), bay trên cả bao lưới!

Nó dùng răng cắn đút phăng sợi dây và hét

– Chạy đi, Ánh Vàng!

Đảm người và chỏ còn đang nhìn hết lên trời.

Ánh Vàng chần chừ

– Anh Sói Lam, tha lỗi cho em, tha…

Cả đám náo loạn. Sói Lam hất tung hai con chỏ vào lửa

– Chạy đi, Ánh Vàng, chạy đi!

– Không! Em không muốn bỏ anh lại một mình

Nhưng bầy chó quá đông.

– Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!

Sói Lam thấy Ánh Vàng tung người nhả một củ tuyệt hảo. Theo sau đó là những tiếng súng nổ. Tuyết bắn ra những chùm tia quanh người cô.

Thế là xong!

Cô đã mất hút trong màn đêm.

Sói Lam chưa kịp mừng vì em chạy thoát. Bất ngờ một gã to như gấu đứng sựng trước mặt nó, hai tay vung một thân cây đang bốc cháy. Choáng váng. Đầu Sói Lam như nổ tung. Và màn đêm. Nó ngã xuống, ngã xuống, cứ xoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa.

(Khi tỉnh lại, Sói Lam chỉ mở được một mắt. Nó đã bị đẩy tới năm hay sáu vườn thú trong suốt mười năm qua. Câu chuyện trở về với hình ảnh cậu bé yên lặng, chăm chú đứng trước chuồng sói. Sói rất vui được gặp lại cậu bé. Cậu bẻ chính là kỉ niệm cuối cùng của sói. Con ngươi trong mắt sói bùng lên như một ngọn lửa bao quanh cậu bẻ đầy thắc mắc: “Còn cậu? Cậu ấy? Cậu là ai? Hả? Cậu là ai? Mà tên cậu là gì nhỉ?”)

(3)

Đây không phải lần đầu tiên có người hỏi tên cậu bé. Hồi đầu có nhiều đứa trẻ khác hỏi…

– Ê này, cậu mới đến đây hả?

– Cậu từ đâu tới đẩy?

– Bố cậu làm gi?

– Cậu mấy tuổi?

– Cậu học lớp mấy?

– Có biết chơi trò chòi cao không?

Toàn những câu hỏi trẻ con.

Nhưng thưởng mọi người hỏi giống câu Sói Lam vừa nảy ra trong đầu

– Cậu tên là gi?

Và chưa hề có ai hiểu được câu trả lời của cậu bé.

– Tôi tên là Phi Châu.

– Phi Châu ư? Đẩy là tên nước chứ có phải tên người đầu!

Và họ cười.

– Nhưng tên tôi là Phi Châu thật mà. […]

Song cậu bé biết rõ là một cái tên sẽ chẳng nói lên điều gì nếu không có chuyện của nó. Cũng như một con sói trong vườn thú. Nó sẽ chỉ là một con thủ binh thưởng như bao con khác nếu người ta không biết chuyện về cuộc đời nó.

“Được rồi, Sói Lam ơi, ta sẽ kể cho mi nghe chuyện của ta.”

Và đến lượt con mắt của cậu bé chuyển động. Như một ảnh sáng vụt tắt. Hoặc cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Phải rồi, một đường hầm giống một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào. Càng vào sâu thì càng mờ mịt.

Chẳng mấy chốc thì tối om, không còn giọt nắng nào. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy. Không biết nó chìm trong con mắt của cậu bé như thế bao lâu rồi nhỉ? Thật khó nói. Nhiều phút trôi qua tưởng chừng như hàng năm trời. Mãi tới lúc, một giọng nói nhỏ nhẹ cất lên từ sâu trong bóng đêm:

“Đây rồi, Sói Lam ơi, đây là nơi có kỉ niệm đầu tiên của ta đó!”

(Vào một đêm hãi hùng do chiến tranh ở châu Phi, cậu bé Phi Châu mồ côi được một người phụ nữ tốt bụng đưa tiền cho lão Toa lái buôn và nhờ lão đưa đi thật xa. Cậu bé và lạc đà một bướu tên là Hàng Xén đã trở thành đôi bạn thân thiết. Rất nhiều lần, lão Toa lái buôn đã cố tìm cách bỏ rơi cậu bé. Nhưng lạc đà kiên quyết không đi nếu không có cậu bé. Một buổi sáng, lão Toa đã bán lạc đà Hàng Xén trong thành phố và bán cậu bé Phi Châu cho Vua Dê.)

(4)

Sau khi lão Toa đi rồi, Phi Châu phải mất hàng giờ để tìm Hàng Xén. Nhưng chẳng thấy.

“Nó không thể rời thành phố được, nó không thể đi đâu một bước mà không có tôi! Nó đã hứa với tôi thể rồi mà!”

Cậu hỏi thăm những người qua đường. Và mọi người trả lời cậu rằng:

– Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bản đến hàng nghìn con lạc đà!

Cậu hỏi cả những đứa trẻ trạc tuổi cậu:

– Các bạn có nhìn thấy một con lạc đà một bướu có đôi mắt mơ màng không?

Bọn trẻ cười vang:

– Lạc đà một bướu nào chẳng mơ mảng!

Cậu hỏi cả những con lạc đà:

– Một chú lạc đà một bướu to như đồi cát ấy!

Hội lạc đà nhìn chủ từ trên cao:

– Cậu bé ơi, chúng tôi toàn nam thanh nữ tú thôi, không có lạc đà một bướu đâu….

Và tất nhiên cậu hỏi cả những người mua lạc đà:

– Một chủ lạc đà một bướu rất đẹp màu cát mà bác lái buôn Toa đã bản đi….

– Bán bao nhiêu? – Mấy người mua hỏi, vì họ chỉ quan tâm vậy thôi.

Cậu cứ đi hỏi suốt cho tới lúc Vua Dê nổi cáu:

– Này, Phi Châu, không phải mày ở đây để tìm con lạc đà nhé, mày ở đây để chăn đàn cừu và dê của tao nghe chưa! [..]

Phi Châu đã ở lại chăn cừu cho Vua Dê được tròn hai năm. Dân trong vùng Châu Phi Xám vô cùng ngạc nhiên, không tin lắm vào chuyện này.

Thường lão giả không giữ người chăn củ nào quả hai tuần. Cậu cỏ mẹo gì vậy?

Phi Châu không hề có bí mật gì. Cậu là một người chăn cừu tốt, chỉ có vậy thôi. Cậu đã hiểu ra một điều rất đơn giản: Đàn cừu và dê không có kẻ thù. Nếu thi thoảng có sư tử hay bảo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói. Phi Châu đã giải thích điều này với Vua Dê.

Vua Dê nảy, nếu ông muốn lũ sư tử không tấn công đàn cửu và dê thị ông phải cho chúng ăn.

– Nuôi bọn sư tử?

Vua Dê lấy tay vê bộ ria

– Được, Phi Châu ạ, hay đấy.

Và thể là cứ chỗ nào Phi Châu đưa dê tới gặm có là lão cũng để sẵn những miếng thịt to dùng đem tử thành phố về.

– Phần của mày đây nhé Sư Tử, đừng có đụng vào bọn cừu cái của tạo đẩy.

Lão Sư Tử Già của Châu Phi Xám lượn qua những khu để thịt chẳng cần vội vàng.

– Mày đúng là một thẳng chăn cừu buồn cười thật.

Và lão vào bàn ăn.

Với tên Bảo thì Phi Châu nói chuyện lâu hơn. Vào buổi tối Bảo bò sát gần đàn dê và cừu. Phi Châu đã để phòng rất chắc và nói:

– Bảo nảy, đừng có bỏ như rắn thế, tôi nghe thấy tiếng anh rồi đấy.

Bảo vô cùng ngạc nhiên thỏ đầu ra khỏi bụi cỏ khô.

– Làm sao mà cậu nghe thấy hả chăn củ?

Chưa hề có ai nghe được tiếng ta đậu.

– Tôi từ Châu Phi Vàng tới. Ở đó không gian lặng như tờ, không hề có tiếng động, làm cho tai rất thính. Tôi có thể nói cho anh là có hai con rận đang cãi nhau trên vai anh đấy.

Và Báo ngoạm nhai luôn hai con rận.

– Thấy chưa, Phi Châu nói, tôi cần nói chuyện với anh.

Báo ta rất háo hức nên ngồi xuống ngay và lắng nghe.

– Anh là một tay đi săn tuyệt vời, Báo ạ. Anh chạy nhanh hơn bất kể loài thủ nảo, lại còn nhìn được xa hơn. Đây cũng là ưu điểm của người chăn cừu.

Im lặng. Có tiếng một con voi rít từ rất xa.

Và tiếp sau đó là tiếng súng nổ.

– Toán đi săn lạ, Phi Châu thì thầm.

– Đúng rồi, chúng quay trở lại đấy, Bảo nói, hôm qua ta vừa thấy chúng.

Một phút buồn bã

– Báo ơi, anh chăn cừu với tôi nhé?

– Ta sẽ làm được gì?

Phi Châu nhìn Báo một hồi lâu. Hai giọt nước mắt khóc từ lúc nào, giờ đã khô lại làm thành hai vệt đen dài tới tận mép.

– Báo này, anh cần có một người bạn, và tôi cũng vậy.

Chuyện xảy ra với Báo như vậy. Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết, không thể tách rời.

Có thể bạn sẽ quan tâm 🌼 Bố Của Xi-Mông 🌼 phân tích tác phẩm

Đôi Nét Về Tác Giả Văn Bản Mắt Sói

Chia sẻ đến bạn những thông tin về tác giả văn bản Mắt Sói:

Tiểu Sử

  • Daniel Pennac, tên thật là Daniel Pennacchioni, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1944, tại Casablanca, Maroc, nơi cha anh đóng quân.
  • Thời thơ ấu, ông đã theo gia đình sống ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Trải nghiệm phong phú từ cuộc sống luôn chuyển dịch ấy đã trở thành chất liệu quan trọng trong sáng tác của ông sau này.
  • Sau khi hoàn thành chương trình học của mình, Pennac làm giáo viên dạy văn học Pháp tại một trường trung học cơ sở ở Paris.
  • Sau đó, ông trở thành một nhà văn toàn thời gian và cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, “Au Bonheur des Ogres” được xuất bản năm 1985. Cuốn sách đã thành công ngay lập tức, giành giải Prix Renaudot, một giải thưởng văn học danh giá ở Pháp.

Sự Nghiệp

Đa-ni-en Pen-nắc thành công với nhiều thể loại: tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, kịch bản phim,.. Một số tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả như:

  • “Au Bonheur des Ogres” (The Scapegoat): Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Pennac, xuất bản năm 1985, là một câu chuyện hài hước và giàu trí tưởng tượng về gia đình lập dị Malaussène.
  • “La Fée Carabine” (Mẹ súng thần tiên): Phần tiếp theo của “Au Bonheur des Ogres”, cuốn tiểu thuyết này kể về những cuộc phiêu lưu xa hơn của gia đình Malaussène.
  • “La Petite Marchande de Prose” (Quyền của người đọc): Một bài luận ngắn khám phá tầm quan trọng của việc đọc và vai trò của người đọc trong việc tạo ra ý nghĩa từ một văn bản.
  • “Chagrin d’école” (School Blues): Một cuốn hồi ký phản ánh cuộc đấu tranh của chính Pennac với việc học và tầm quan trọng của việc khuyến khích niềm yêu thích đọc sách và học tập ở trẻ em.
  • “Comme un roman” (Người đọc, Nhà văn và Niềm vui của Văn học): Một tuyển tập các bài tiểu luận về niềm vui và thách thức của việc đọc và viết.
  • “Messieurs les Enfants” (Quyền trẻ em): Cuốn tiểu thuyết khám phá thế giới tuổi thơ và tầm quan trọng của việc cho phép trẻ em được là chính mình.

Đừng bỏ lỡ bài 🌱 Rô-Bin-Xơn Ngoài Đảo Hoang 🌱 giá trị nội dung, nghệ thuật

Ý Nghĩa Tác Phẩm Mắt Sói

Ý nghĩa tác phẩm Mắt sói được chia sẻ dưới đây:

  • Tác phẩm ngợi ca tình cảm gia đình, tình bạn, lòng dũng cảm, sự hi sinh, thái độ tôn trọng tự nhiên,..
  • Tác phẩm phê phán cách ứng xử thô bạo, tham lam của con người với thế giới tự nhiên

Bố Cục Tác Phẩm Mắt Sói

Truyện ngắn Mắt sói được chia làm 4 chương với nội dung cụ thể sau đây:

  • Chương 1: Cuộc gặp gỡ của Phi Châu và Sói Lam.
  • Chương 2: Tái hiện câu chuyện của gia đình Sói Lam.
  • Chương 3: Hành trình mưu sinh nhọc nhằn trên khắp châu Phi.
  • Chương 4: Gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố và cha Bia được làm việc trong sở thú.

Đón đọc tác phẩm ✨ Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng ✨ nổi tiếng

Đọc Hiểu Tác Phẩm Mắt Sói

Xem thêm phần đọc hiểu tác phẩm Mắt sói được biên soạn dưới đây:

🔽 Câu 1: Xác định thể loại của văn bản Mắt sói.

  1. Truyện ngắn.
  2. Tùy bút.
  3. Tản văn.
  4. Tiểu thuyết.

👉 Đáp án: 4

🔽 Câu 2: Tác phẩm Mắt sói do ai sáng tác?

  1. Đa-ni-en Pen-nắc.
  2. Víc-to Huy-gô.
  3. Ban-dắc.
  4. Michel Thô-mát.

👉 Đáp án:  1

🔽 Câu 3: Mắt sói có cốt truyện như thế nào?

  1. Cốt truyện đa tuyến với kiểu truyện lồng truyện.
  2. Cốt truyện đơn tuyến với kiểu truyện lồng truyện.
  3. Linh hoạt lúc thì đa tuyến lúc thì đơn tuyến.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

👉 Đáp án: 1

🔽 Câu 4: Tác giả Đa-ni-en Pen-nắc là người nước nào?

  1. Ý.
  2. Pháp.
  3. Anh.
  4. Mỹ.

👉 Đáp án: 2

🔽 Câu 5: Mắt sói được cậu bé Phi Châu miêu tả như thế nào?

  1. Một con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen.
  2. Một con mắt không chớp bao giờ.
  3. Như một ngọn đèn trong đêm.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

👉 Đáp án: 4

Tìm hiểu thêm phân tích ⚡ Chiếc Lá Cuối Cùng ⚡ngắn gọn

Giá Trị Tác Phẩm Mắt Sói

Đón đọc thêm một số chia sẻ về giá trị tác phẩm Mắt sói dưới đây:

Giá Trị Nội Dung

  • Cuộc đời của Sói Lam và Phi Châu bị đối xử tàn nhẫn bởi con người và tìm thấy tình yêu và sự đoàn kết trong nhau cũng như với các loài động vật khác
  • Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa Sói Lam và Phi Châu
  • Cảnh báo về tình trạng tàn ác, phân biệt đối xử của con người đối với các loài động vật

Giá Trị Nghệ Thuật

  • Sử dụng đặc sắc nghệ thuật miêu tả nhân vật
  • Xây dựng cốt truyện thú vị, cuốn hút, có tính liên kết giữa các chương trong tác phẩm

Đón đọc thêm về 🍀 Đánh Nhau Với Cối Xay Gió 🍀 nội dung, nghệ thuật

Sơ Đồ Tư Duy Mắt Sói

Xem ngay mẫu sơ đồ tư duy Mắt sói được chia sẻ sau đây nhé:

Sơ Đồ Tư Duy Mắt Sói
Sơ Đồ Tư Duy Mắt Sói
Sơ Đồ Tư Duy Mắt Sói Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Mắt Sói Chi Tiết
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Mắt Sói
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Mắt Sói
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Mắt Sói
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Mắt Sói

Soạn Bài Mắt Sói Lớp 8

Gợi ý cho các em học sinh lớp 8 một số câu hỏi để bạn có thể soạn bài Mắt sói trước khi đến lớp.

  • Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra như thế nào?

👉 Đáp án:  Trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra với quầng màu hung đỏ, xanh lam, tia vàng tạo thành sắc cầu vồng.

  • Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Chuyện gì sẽ xảy ra với Ánh Vàng khi nó muốn nhìn thấy con người thật gần?

👉 Đáp án:  Khi Ánh Vàng muốn nhìn thấy con người thật gần, rất có thể nó sẽ bị bắt nhốt.

  • Câu 3 (trang 8, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Nhân vật Sói Lam có tính cách như thế nào?

👉 Đáp án:  Tính cách: dũng cảm và rất yêu thương gia đình, yêu thương đứa em bé bỏng của mình.

  • Câu 4 (trang 12, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Tình bạn của Phi Châu và Báo khiến em liên tưởng đến câu chuyện tình bạn trong tác phẩm nào khác?

👉 Đáp án: Tình bạn của Phi Châu và Báo khiến em liên tưởng đến câu chuyện tình bạn giữa Hoàng tử bé và con cáo trong tác phẩm Hoàng tử bé. Họ đã dành thời gian bên nhau, thấu hiểu nhau để trở thành những người bạn thân thiết, gắn bó.

  • Câu 5 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Tác phẩm Mắt sói có cốt truyện đa tuyến với kiểu truyện lồng truyện, tức là một hoặc nhiều câu chuyện được kể lại trong một câu chuyện khác. Hãy đọc kĩ phần tóm tắt tác phẩm và chỉ ra cốt truyện đa tuyến đó.

👉 Đáp án: Cốt truyện đa tuyến của tác phẩm Mắt sói

  • Truyện được kể đa tuyến nhân vật, không cố định người kể chuyện.
  • Điểm nhìn đa tuyến từ quá khứ – hiện tại – tương lai.
  • Nhiều cốt truyện đan xen với nhau. Trong đó, cốt truyện chung là cuộc gặp gỡ của Sói Lam và Phi Châu. Các cốt truyện riêng là câu chuyện cuộc đời của Phi Châu và Sói Lam thông qua cái nhìn và sự thấu hiểu của đối phương.

Chia sẻ nội dung bài 🌻 Ông Giuốc – Đanh Mặc Lễ Phục 🌻

Giáo Án Mắt Sói Lớp 8

Dưới đây là giáo án Mắt sói lớp 8 chi tiết từ A – Z được biên soạn chuẩn nhất cho mọi người tham khảo.

I. Mục tiêu

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

– HS nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm (đề tài về thế giới trẻ em, loài vật, quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, quan hệ của Phi Châu và Sói Lam – hai nhân vật chính của tác phẩm, một vài chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích Mắt sói, …)

– HS nhận biết và phân tích được cốt truyện đa tuyến trong văn bản Mắt sói

– HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Mắt sói

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

b. Năng lực đặc thù

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mắt sói

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mắt sói

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

3. Phẩm chất

– Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Mắt sói

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 5)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim có nội dung về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người với giới tự nhiên (loài vật, cây cỏ, vũ trụ, …) và chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm hoặc bộ phim đó

d. Tổ chức thực hiện

  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

– Nêu tên một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim có nội dung về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người với giới tự nhiên (loài vật, cây cỏ, vũ trụ, …)

– Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm hoặc bộ phim đó

  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức nhóm đôi trong vòng 2-3’

  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

– Một số tác phẩm có nội dung nói về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người với giới tự nhiên là Con chào mào (Mai Văn Phấn), Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần), Ngàn sao làm việc (Võ Quảng),…

– “Bầy chim chìa vôi” là tác phẩm truyện ngắn kể về hai cậu bé Mon và Mên cùng những suy nghĩ, hành động bảo vệ tổ chim chìa vôi trong đêm bão. Qua đó tác giả muốn giáo dục những cô bé, cậu bé – những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ từng thứ nhỏ bé nhất trên thế giới này.

  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

– GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, với thông điệp đầy ý nghĩa về tình cảm, tình bạn và trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên và động vật, văn bản mà chúng ta sẽ được tìm hiểu ngày hôm nay – Mắt sói đã trở thành một trong những tác phẩm văn học thiếu nhi được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Trong buổi học này, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu và phân tích văn bản Mắt sói để thấy được tác phẩm này thực sự là một câu chuyện đầy xúc động về tình cảm gia đình, tình anh em cũng như sự cưu mang đùm bọc không toan tính giữa người với người.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Mô-li-e và văn bản.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
– GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:
+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả Đa-ni-en Pen-nắc?
– Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản
Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ
– Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm
Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chốt kiến thức.
1. Tác giả– Đa-ni-en Pen-nắc sinh năm 1944, là nhà văn lớn người Pháp- Ông thành công với nhiều thể loại: Tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, …- Một số tác phẩm nổi tiếng viết về thiếu nhi của ông đã được dịch sang tiếng Việt: Cún bụi đời (1982), Mắt sói (1984), Nỗi buồn thời cắp sách (2007), …
2. Tác phẩm– Mắt sói là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi Pháp và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Chia sẻ đến bạn tác phẩm 🌻 Túp Lều Bác Tom 🌻 nổi tiếng

Các Mẫu Tóm Tắt Văn Bản Mắt Sói Lớp 8

Tiếp theo là các mẫu tóm tắt văn bản Mắt sói lớp 8, xem ngay nhé.

Tóm Tắt Truyện Mắt Sói Đầy Đủ Ý

Mắt Sói kể về câu chuyện giữa Sói Lam và Phi Châu, Sói Lam và Phi Châu gặp nhau trong sở thú. Khi nhìn vào mắt Sói Lam, Phi Châu đã hình dung ra cuộc đời của Sói Lam trước khi bị đưa vào sở thú. Sói Lam sinh ra ở vùng Bắc cực lạnh giá, trong một gia đình sói mẹ là Sói Hắc Hỏa cùng sáu người anh em.

Một đêm, đám thợ săn tìm đến để bắt gia đình Sói. Vì tò mò muốn biết con người trông ra sao, em của Sói Lam đã trốn mẹ và anh em để đến xem. Sói Lam đuổi theo em mình và phát hiện ra em đang con người bắt và bị nhốt trong lưới. Để cứu em, Sói Lam đã xông lên cắn đứt lưới nhưng nó đã bị bắt thay cho em. Từ khi tỉnh dậy Sói Lam đã không mở được một bên mắt và bị mang đi năm đến sáu cái sở thú trong mười năm qua.

Khi Sói Lam nhìn vào mắt của Phi Châu, nó biết được cậu bé đến từ Châu phi, do chiến tranh, cậu đã phải rời xa gia đình mình và đi theo lão Toa lái buôn. Trong hành trình này, cậu quen được với chú lạc đà nhưng một ngày nọ, lạc đà cũng bị bán đi và Phi Châu bị bán cho Vua Dê và cậu đã trở thành một người chăn dê và cừu giỏi.

Nhờ công việc này, Phi Châu gặp gỡ và thân thiết với Báo, đôi bạn không thể tách rời nhau. Mắt Sói là câu chuyện về sự kết nối giữa con người và động vật. Thông qua câu chuyện tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu thương giữa muôn loài.

Tóm Tắt Văn Bản Mắt Sói Ngắn Nhất

Truyện kể về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Sói Lam và Phi Châu tại một vườn bách thú nọ. Cả hai đăm đắm nhìn nhau bằng một mắt từ ngày này qua ngày khác. Và diệu kỳ thay, mỗi con mắt là một con đường đưa người kia trở lại với quá khứ của bạn mình. Từ những ngày lang thang qua Châu Phi Vàng, Châu Phi Xám, Châu Phi Xanh của cậu bé Phi Châu tới những cuộc trốn chạy triền miên trước bọn săn trộm của gia đình Sói Xám tại quê hương Bắc cực, tất cả đều hiện lên sống động, ly kỳ.

Tóm Tắt Văn Bản Mắt Sói 10 Dòng

Tác phẩm Mắt Sói kể về Sói Lam và Phi Châu, khi họ nhìn vào mắt nhau, cảm nhận được cuộc đời của nhau. Sói Lam được sinh ra ở vùng Bắc Cực lạnh giá, cùng với mẹ và sáu anh em, trong đó có em trai Sói Ánh Vàng. Một đêm nọ, khi toán thợ săn tới bắt gia đình Sói, Sói Ánh Vàng tò mò đã trốn ra ngoài rồi bị nhốt trong lưới. Sói Lam đuổi theo em và đánh cắp để cho em trốn, nhưng chính mình lại bị bắt vào sở thú.

Còn Phi Châu đến từ châu Phi nóng nực và khô cằn, do chiến tranh mà phải xa gia đình và kết bạn với chú lạc đà Hàng Xén. Tuy nhiên, một ngày kia Hàng Xén bị bán và cậu bị bán cho Vua Dê để làm người chăn dê và cừu. Nhờ vào trí thông minh và yêu thương động vật, cậu trở thành một người chăn dê và cừu giỏi và được giữ lại làm việc hai năm.

Cậu còn kết bạn với Báo, trở thành đôi bạn thân thiết và được giúp đỡ trong công việc. Melody và cộng sự đã khắc họa một cách tuyệt vời những hình ảnh cảm động của Sói Lam và Phi Châu, đưa người đọc đến với những cảm xúc sâu sắc và khó quên.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌷 Cô Bé Bán Diêm 🌷 phân tích đầy đủ nhất

5+ Mẫu Phân Tích Mắt Sói Hay Nhất

Chia sẻ cho bạn top 5+ mẫu phân tích Mắt sói hay nhất dưới đây:

Phân Tích Văn Bản Mắt Sói Ngắn Gọn

Daniel Pennac, một trong những nhà văn vĩ đại của Pháp, không chỉ được biết đến với tài năng văn chương xuất sắc mà còn với khả năng kể chuyện và tái hiện cuộc sống một cách chân thực và sống động trong các tác phẩm của mình. Trong số các tác phẩm của ông, “Mắt Sói” nổi bật như một bức tranh sinh động về sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, sự hiểu biết và tình cảm.

Một trong những điểm đặc biệt của tác phẩm là khả năng tái hiện đời sống và trải nghiệm của các nhân vật một cách cực kỳ chi tiết và tự nhiên. Pennac không chỉ mô tả về cảnh vật mà còn đào sâu vào tâm trí và tâm hồn của nhân vật, giúp người đọc hiểu rõ hơn về họ và tạo ra sự đồng cảm.

Một trong những điểm đặc biệt của “Mắt Sói” chính là cách Pennac sử dụng hình ảnh của đôi mắt, không chỉ làm cầu nối giữa các nhân vật mà còn làm nổi bật sự giao thoa giữa con người và tự nhiên. Mắt của Phi Châu, mắt của Sói Lam và Ánh Vàng, đều là những điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện, là nơi chứa đựng biết bao nhiêu cảm xúc và suy tư của nhân vật.

Pennac không chỉ là một nhà văn tài năng mà còn là một người hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người và quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Ông tạo ra những nhân vật sống động, đầy tính cách và tạo ra một thế giới văn học mà người đọc có thể đắm chìm và cảm nhận mọi khía cạnh của cuộc sống.

“Mắt Sói” không chỉ là một câu chuyện giải trí mà còn là một tác phẩm sâu sắc về tình bạn, sự hiểu biết và đồng cảm giữa con người với thế giới tự nhiên. Qua tác phẩm này, Pennac đã tạo ra một thế giới đầy màu sắc và sáng tạo, đủ để làm cho mỗi độc giả không thể quên được những trải nghiệm và ký ức tuyệt vời mà câu chuyện mang lại.

Mẫu Phân Tích Truyện Mắt Sói Đặc Sắc

Daniel Pennac, tên thật là Daniel Pennacchioni, là một nhà văn vĩ đại của Pháp. Sinh năm 1944, tuổi thơ của ông đã trải qua những chuyến di cư kỳ lạ giữa châu Âu, châu Á và châu Phi, đồng hành cùng gia đình. Trải nghiệm đa dạng trong những môi trường khác nhau đã trở thành nguồn cảm hứng không thể thiếu cho sự sáng tạo văn học của ông sau này.

Mắt Sói là một tác phẩm đặc biệt, được chia thành bốn chương, mỗi chương khám phá một khía cạnh của câu chuyện phức tạp này. Chương 1 bắt đầu với cuộc gặp gỡ đầy kỳ lạ giữa Phi Châu và Sói Lam trong vườn thú. Các chương tiếp theo tập trung vào cuộc sống và suy tư của hai nhân vật chính, tạo ra những hình ảnh đặc biệt như Mắt Sói và Mắt Người. Sự tương tác giữa hai nhân vật này làm nổi bật tình anh em, tình bạn thân thiết và sự hiểu biết đan xen trong câu chuyện.

Ngoài ra, tác phẩm cũng tập trung vào mối quan hệ giữa Phi Châu và các sinh vật khác như lạc đà và con báo, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và tình cảm của cậu bé dành cho các loài vật. Sự kết hợp giữa tình bạn, sự hiểu biết và sự đồng cảm giữa con người và thế giới tự nhiên làm cho Mắt Sói không chỉ là một câu chuyện giải trí mà còn là một tác phẩm sâu sắc về tình bạn và sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên.

Daniel Pennac đã tạo ra một thế giới văn học đầy màu sắc và độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Mắt Sói không chỉ là một tác phẩm để đọc mà còn là một hành trình khám phá về con người và thế giới xung quanh.

Tìm hiểu thêm phân tích 🔻 Mây Và Sóng [Ta-Go] 🔻 chi tiết

Phân Tích Truyện Mắt Sói Đơn Giản

“Mắt Sói” là một truyện ngắn được viết bởi tác giả Đa-ni-en Pen-nắc. Tác phẩm xoay quanh chủ đề về sự ganh đua và lòng tham trong xã hội. Trong truyện, tác giả đã sử dụng những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để thể hiện thông điệp của mình. Cốt truyện được xây dựng kỹ lưỡng, từ đó tạo ra sự căng thẳng và hấp dẫn cho người đọc. Nhân vật chính là một con sói, được miêu tả rất chi tiết và sống động, từ đó khắc họa được tính cách ganh tỵ và lòng tham của con người.

Tác phẩm “Mắt Sói” mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống hiện đại, cảnh báo về những hậu quả tiêu cực của lòng tham và ganh đua không lành mạnh. Từ câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra bài học về việc trân trọng những giá trị thiết thực trong cuộc sống và không để bản năng ganh đua và tham lam chi phối tâm trí.

Tóm lại, tác phẩm “Mắt Sói” là một truyện ngắn đầy ý nghĩa với thông điệp sâu sắc về lòng tham và ganh đua trong xã hội. Tác giả đã thành công trong việc sử dụng hình thức nghệ thuật để tạo ra một câu chuyện gây cấn và lôi cuốn.

Bài Văn Phân Tích Mắt Sói Đầy Đủ Ý

Đa-ni-en Pen-nắc, một tác giả lớn của nền văn học Pháp, ra đời vào năm 1944, đã trải qua một cuộc sống rất đa dạng về địa lý khi lớn lên trong một gia đình di cư qua Châu Âu, châu Á và châu Phi. Những trải nghiệm phong phú từ những môi trường khác nhau này đã trở thành nguồn cảm hứng quý báu cho tác phẩm của ông sau này.

Ông đã ghi danh với nhiều thể loại văn học như tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh và kịch bản phim. Những tác phẩm nổi tiếng của ông đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, như “Cún bụi đời” (1982), “Mắt sói” (1984), với “Mắt sói” là một trong những tác phẩm tiêu biểu và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

“Mắt sói” là một tiểu thuyết đầy ấn tượng, với cấu trúc gồm bốn chương. Chương 1 mở đầu với cuộc gặp gỡ đầy bí ẩn giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam trong vườn bách thú. Chương 2 và chương 3 liên tục khám phá về nhân vật Sói Lam và Phi Châu, mỗi chương đều rút ra những câu chuyện sâu sắc về cuộc sống và cảm xúc của họ.

Trong chương 2, tác giả mô tả chi tiết về đôi mắt đặc biệt của Phi Châu, với một con mắt vàng tròn xoe, một biểu tượng của sự bí ẩn và nỗi buồn khó nói. Trong chương 3, sự tập trung dồn vào những suy tư, cảm xúc và hoài bão của Phi Châu, một cậu bé đầy tình cảm và sự hiểu biết về thế giới xung quanh.

Mỗi trang của “Mắt sói” đều rộng lớn với những hình ảnh sâu sắc và tình cảm, như một cuộc phiêu lưu vào thế giới tâm hồn của nhân vật. Sói Lam, với tình yêu và sự bảo vệ dành cho em gái Ánh Vàng, là biểu tượng của tình anh em không thể phai mờ. Trái lại, Phi Châu và Báo thể hiện một mối quan hệ bạn bè thân thiết, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.

Ngoài ra, tác giả cũng tạo ra những nhân vật phụ đầy màu sắc, như con lạc đà Hàng Xén, mang lại một lớp thêm sâu sắc cho câu chuyện. Sự chăm sóc và tận tụy của Phi Châu với đàn cừu, cũng như cuộc trò chuyện đặc biệt giữa anh và Báo, là minh chứng cho một tâm hồn nhân từ và hiểu biết.

“Mắt sói” không chỉ là một câu chuyện, mà còn là một hành trình khám phá về tình bạn, tình anh em và sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Đây thực sự là một tác phẩm văn học đáng để đọc và suy ngẫm.

Phân Tích Mắt Sói Lớp 8 Chi Tiết

Đa-ni-en Pen-nắc, một nhà văn vĩ đại người Pháp, sinh năm 1944, đã trải qua một thời thơ ấu đa dạng, sống ở Châu Âu, châu Á và châu Phi cùng gia đình. Cuộc sống đa màu sắc và đầy biến động này đã trở thành nguồn cảm hứng quý báu cho tác phẩm của ông sau này. Ông nổi tiếng với sự đa dạng của tác phẩm, từ tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh cho đến viết kịch bản phim.

Các tác phẩm của ông, như “Cún bụi đời” (1982) và “Mắt sói” (1984), đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt. “Mắt sói” đặc biệt nổi tiếng và đã trở thành một trong những tác phẩm đại diện của ông, lan tỏa tầm vóc trên toàn cầu.

“Mắt sói” là một tiểu thuyết gồm bốn chương, mỗi chương đề cập đến một khía cạnh khác nhau của câu chuyện. Trong chương 2 và chương 3, tác giả đưa ra những mô tả sắc nét về hai nhân vật chính: Phi Châu và Sói Lam.

Bắt đầu với chương 2, tác giả mô tả đôi mắt của Phi Châu, với một con mắt vàng, tròn xoe, chứa đựng một sự lấp lánh và bí ẩn. Những câu từ dùng để mô tả cảm giác của Phi Châu khi nhìn thấy một con mắt đen lấp lánh này làm tăng thêm sự kỳ diệu và sâu sắc của bức tranh.

Trái ngược với sự tập trung vào Mắt Sói trong chương 2, chương 3 lại chuyển sang “Mắt Người”. Tác giả tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của Sói Lam khi gặp Phi Châu. Cậu bé mang một tâm hồn nhạy cảm và bí ẩn, khiến cho Sói Lam phải thắc mắc và tò mò về cuộc sống của cậu bé.

Cuối cùng, bức tranh hoàn chỉnh không thể thiếu sự xuất hiện của Hàng Xén – con lạc đà yêu quý của Phi Châu. Sự mất mát của Hàng Xén không chỉ là mất mát vật chất mà còn là mất mát tinh thần, làm cho cuộc sống của Phi Châu trở nên lo lắng và bất an.

Tóm lại, “Mắt sói” không chỉ là một cuốn tiểu thuyết đầy kịch tính và hấp dẫn mà còn là một tác phẩm sâu sắc về tình bạn, tình anh em và sự hiểu biết về bản thân và những người xung quanh. Đa-ni-en Pen-nắc đã tạo ra một tác phẩm đẹp đẽ và ý nghĩa, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích 🌻 Giá Không Có Ruồi 🌻 chi tiết

Viết một bình luận