Trưởng Giả Học Làm Sang (Nội Dung, Soạn Bài, Phân Tích)

Trong bài viết này, Thohay.vn tổng hợp thông tin về nội dung, ý nghĩa và phân tích tác phẩm Trưởng giả học làm sang.

Trưởng Giả Học Làm Sang Nghĩa Là Gì?

Trưởng giả học làm sang ý chỉ những kẻ nhiều tiền học đòi, làm ra vẻ sang trọng một cách lố bịch, ngu ngốc.

Chia sẻ nội dung bài 🌻 Ông Giuốc – Đanh Mặc Lễ Phục 🌻

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Trưởng Giả Học Làm Sang

Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” gồm 5 hồi, được ra đời là theo lời đề nghị của vua Lu- i XIV, nhân dịp đón tiếp xứ quán Thổ Nhĩ Kì. Văn bản trong SGK được trích từ hồi thứ hai và hồi thứ ba trong vở kịch 5 hồi.

Nội Dung Truyện Trưởng Giả Học Làm Sang Full

Xem ngay nội dung truyện Trưởng giả học làm sang với đoạn Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục full.

HỒI THỨ HAI

LỚP V

PHÓ MAY, THỢ BẠN

(Mang bộ lễ phục của Giuốc-đanh)

ÔNG GIUỐC-ĐANH, NHỮNG TÊN HẦU

Ông Giuốc-đanh: – À! Bác đã tới đấy à! Tôi đang sắp phát cáu lên với bác đấy.

Phó may: – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.

Ông Giuốc-đanh: – Bác đã gửi đến cho tôi đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được, và đã đứt mất hai mắt rồi đấy.

Phó may: – Rồi nó giãn ra, lo lại không rộng quá ấy chứ.

Ông Giuốc-đanh – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi, làm tôi đau chân ghê gớm.

Phó may – Thưa ngài, đâu có.

Ông Giuốc-đanh – Đâu có là thế nào?

Phó may – Không, không đau đâu mà.

Ông Giuốc-đanh – Tôi bảo đau, là đau.

Phó may – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.

Ông Giuốc-đanh – Tôi tưởng tượng vì tôi thấy đau. Lí với lẽ hay chưa kìa !

phó may – Thưa, đây là bộ áo lễ phục đẹp nhát triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kì công tuyệt tác. Tôi thách các thợ may giỏi nhất mà làm nổi đấy.

Ông Giuốc-đanh – Thế này là thế nào ? Bác may hoa ngược mất rồi !

Phó may – Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu !

Ông Giuốc-đanh – Lại còn phải bảo cái đó à ?

Phó may – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả.

Ông Giuốc-đanh – Những người quý phái mặc áo ngược hoa à ?

Phó may – Thưa ngài, vâng.

Ông Giuốc-đanh – À ! Thế thì được đấy.

Phó may – Nếu ngài muốn, thì sẽ xoay hoa xuôi lại thôi mà.

Ông Giuốc-đanh – Không, không

Phó may – Ngài chỉ việc bảo tôi.

Ông Giuốc-đanh – Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi. Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa sát không ?

Phó may – Còn phải nói ! Tôi thách một hoạ sĩ lấy bút mà vẽ cho sát hơn được. Ở nhà tôi có một chú thợ bạn, may quần cộc thì tài nhất thiên hạ ; và một chú khác, về may áo chẽn, là anh hùng của thời đại.

Ông Giuốc-đanh – Bộ tóc giả và lông cắm mũ có được chỉnh tề không?

Phó may – Mọi thứ đều tốt cả.

Ông Giuốc-đanh: (Nhìn áo của bác phó may) – Ô kìa, bác phó may, đây đúng là thứ hàng của bộ áo bác may cho tôi lần trước mà. Tôi nhận đúng nó rồi.

Phó may – Chả là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã có ý gạn lấy một bộ áo để mặc.

Ông Giuốc-đanh – Phải, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi.

Phó may – Ngài có muốn mặc thử áo không?

Ông Giuốc-đanh – Có, đưa tôi.

Phó may: – Khoan đã. Phải có thể thức chứ. Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ. Ở này! Vào đây, các chú. Các chú hãy mặc bộ áo này cho ngài đây, theo cách thức mặc cho những người quý phái.

Bốn chú thợ bạn ra, hai chủ cởi tuột quần cộc tập võ của lão, và hai chú kia cởi áo lót của lão ra. Rồi họ mặc áo mới vào cho lão; và ông Giuốc-đanh đi đi lại lại giữa đám họ và phô áo mới cho họ xem có được không. Tất cả những việc đó làm theo nhịp đàn của tất cả ban hợp xướng.

Thợ bạn: – Bẩm ngài quý tộc, xin ngài ban cho các anh em ít tiền uống rượu.

Ông Giuốc-đanh: – Anh gọi ta là gì?

Thợ bạn: – Ngài quý tộc.

Ông Giuốc-đanh: (Ngài quý tộc) – Ấy đấy, ăn mặc ra người quý phái thì thế đấy! Cứ bo bo y phục trưởng giả, thì chẳng có ai gọi là “Ngài quý tộc!”. Đây, thưởng cho câu “Ngài quý tộc!” đây này.

Thợ bạn: – Bẩm tướng công, anh em đa tạ tướng công ạ.

Ông Giuốc-đanh: (Tướng công) –Ỏ! Ó! “Tướng công!”. Hãy thong thả, chú mình. “Tướng công” là đáng thưởng lắm, “tướng công” không phải là một câu tầm thường đâu nhé. Này, tướng công ban cho các chú đấy.

Thợ bạn: – Bẩm tướng công, tất cả các anh em sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ của đại nhân!

Ông Giuốc-đanh: (Đại nhân) – Ố! Ố! Ố! Thong thả, đừng đi vội, gọi ta là “Đại nhân!” (Nói riêng) → Quả đáng tội nó mà đi tới Đức ông, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Này, thưởng cho câu “Đại nhân” đây.

Thợ bạn: — Bẩm tướng công, anh em xin bái tạ ơn Người.

Ông Giuốc-đanh: (Nói riêng) — Thế là phải chăng, ta đang sắp cho nó tất cả túi tiền.

Bốn chú thợ bạn vui mừng nhảy múa, khúc múa này làm thành màn phụ thứ hai.

HỒI THỨ BA

LỚP 1

ÔNG GIUỐC-ĐANH, NHỮNG TÊN HẦU

Ông Giuốc-đanh : – Chúng bay hãy đi theo tao, để tao đi phố chưng diện bộ áo của tao một tí; cần nhất là hai đứa bay phải đi bám gót tao, cho thiên hạ thấy rõ chúng bay là quân hầu của tao đấy nhé.

Những tên hầu: – Bẩm ông, vâng ạ.

Ông Giuốc-đanh: – Gọi con Ni-côn (Nicole) lên đây cho tao sai bảo. Thôi, cứ đứng yên đấy, nó lên kia rồi.

LỚP II

NI-CÔN, ÔNG GIUỐC-ĐANH, NHỮNG NHỮNG TÊN HẦU

Ông Giuốc-đanh: – Ni-côn!

Ni-côn: – Dạ?

Ông Giuốc-đanh: – Nghe đây!

Ni-côn: – Hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Mày cười cái gì?

Ni-côn: – Hí, hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Cái con mất dạy này, làm cái trò gì thế?

Ni-côn: – Hi, hi, hi! Trông ông ăn mặc đến hay! Hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: — Thế nào?

Ni-côn: – Ối! Ối giời ơi! Hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Con ranh con, lạ chưa kìa? Mày trêu tao đấy hẳn?

Ni-côn: – Không, thưa ông con đâu dám thế. Hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Mày mà còn cười nữa thì tao vả cho vỡ mặt bây giờ.

Ni-côn: – Thưa ông, con không thể nào nhịn được. Hi, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Mày không thôi đi phỏng?

Ni-côn: – Thưa ông, con xin lỗi ông; nhưng nom ông buồn cười quá, con không thể nào nín cười được. Hi, hí, hi!

Ông Giuốc-đanh: – Cái con này mới láo chứ!

Ni-côn: – Nom ông như thế kia, tức cười quá. Hi, hí!

Ông Giuốc-danh: — Tạo thì…

Ni-côn: – Xin ông bỏ quá cho. Hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-danh: – Này, hễ mày còn cười một tí nào nữa, tạo thề sẽ cho mày một cái tát bằng trời giáng cho mà xem.

Ni-côn: – Dạ vâng, thưa ông, thế là hết rồi, con không cười nữa ạ.

Ông Giuốc-đanh: — Cử rờ hồn đấy. Mày phải lau chùi ngay cho kịp..

Ni-côn: – Hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Tạo bảo rằng phải lau chùi phòng khách, và…

Ni-côn: — Hi, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Chưa thôi phỏng?

Ni-côn: — Thôi, thưa ông, thà là ông cứ đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn. Hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Điên tiết thật!

Ni-côn: – Xin ông làm ơn để cho con cười. Hi, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: — Tao mà…

Ni-côn: – Thưa ô…ông, không cư..ời, thì con tức bụng mà chết mất. Hi, hí, hi!

Ông Giuốc-đanh: – Có con chết treo nào mà lại như cái con này, hỗn hỗn láo láo, cười sằng sặc vào mặt tao, chứ không nghe tao dặn bảo công việc.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích 🌻 Đi Bộ Ngao Du 🌻 nội dung, nghệ thuật

Tóm Tắt Truyện Trưởng Giả Học Làm Sang

Chia sẻ đến bạn đọc bài tóm tắt truyện Trưởng giả học làm sang dưới đây.

Vở kịch nói về ông Giuốc- đanh đã ngoài 40 tuổi, được thừa kế khối lượng tài sản lớn. Ông muốn trở thành quý tộc nên muốn học đòi bước vào xã hội thượng lưu. Ông thuê người về dạy đủ các môn như âm nhạc, kiếm thuật, triết lý và tìm cách thay đổi cách ăn mặc. Vì ngốc nghếch nên ông dễ dàng bị lừa bịp dễ dàng.

Đôi Nét Về Tác Giả Văn Bản Trưởng Giả Học Làm Sang

Tham khảo một vài thông tin về tác giả văn bản Trưởng giả học làm sang được tổng hợp dưới đây:

Tiểu Sử

  • Mô-li-e (1622 – 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin. Molière sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời.
  • Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin.
  • Poquelin thông thạo tiếng Latinh và đã dịch tác phẩm “Về bản chất sự vật” của thi hào Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc).
  • Vào năm 1639, ông học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orlean. Bố của Poquelin thường nhắc con theo con đường của ông – nối nghiệp chức vị trong cung đình. Tuy nhiên ông không theo ý cha, nhường công việc này cho em trai và chọn nghề diễn viên.
  • Vào năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre Théâtre và lấy nghệ danh Molière từ đây. Sau một số thất bại do mắc nợ nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Molière bị bỏ vào tù.

Sự Nghiệp

  • Mô-li-e là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu.
  • Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”
  • Đến năm 1672 – 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”.

Đón đọc thêm về 🍀 Đánh Nhau Với Cối Xay Gió 🍀 nội dung, nghệ thuật

Ý Nghĩa Tác Phẩm Trưởng Giả Học Làm Sang

Tiếp theo là thông tin về ý nghĩa của tác phẩm Trưởng giả học làm sang:

  • Tạo tiếng cười sảng khoái cho mọi người, góp phần phê phán cái xấu
  • Thông điệp đến mọi người, hãy tránh những việc lố bịch, kệch cỡm, hướng đến cách ứng xử phù hợp, sự thống nhấ giữa cãi bên trong và bên ngoài
  • Phê phán thói học đòi, rởm đời, lố bịch của những người giàu có nhưng ít hiểu biết, ham danh vọng hão huyền trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc đến mức bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng.

Bố Cục Tác Phẩm Trưởng Giả Học Làm Sang

Trưởng giả học làm sang với đoạn trích “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” có bố cục văn bản gồm 2 phần:

  • Phần 1: Lớp V – hồi hai: Ông Giuốc-đanh và những tên thợ may.
  • Phần 2: Lớp I, II – hồi ba: Ông Giuốc-đanh và những tên hầu.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌷 Cô Bé Bán Diêm 🌷 phân tích đầy đủ nhất

Đọc Hiểu Tác Phẩm Trưởng Giả Học Làm Sang

Tham khảo thêm phần đọc hiểu tác phẩm Trưởng giả học làm sang được biên soạn dưới đây:

  • Câu 1: Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong tác phẩm Trưởng giả học làm sang?

👉 Đáp án: Một số thủ pháp trào phúng được sử dụng trong đoạn trích: đối nghịch, phóng đại, tăng tiến, nghi lễ kì cục, thoại bỏ lửng.

– Thủ pháp đối nghịch: biểu hiện ở sự không tương xứng giữa tên gọi và thực chất sự việc

– Thủ pháp tăng tiến: nhóm thợ bạn sử dụng các danh xưng tăng dần cấp độ quý phái, theo đó, ông Giuốc-đanh ban tiền không tiếc tay, nhấn mạnh sự mỉa mai đối với kẻ trưởng giả tưởng rằng danh xưng và trang phục đã là đủ để mình thành quý tộc

– Sử dụng nghi lễ kì cục: nghi lễ mặc lễ phục cho ông Giuốc-đanh không theo quy tắc và chuẩn mực nào

– Thoại bỏ lửng: loài thoại của ông Giuốc-đanh bị bỏ dở do Ni-côn ngắt lời ông chủ bằng tiếng cười hoặc lời xin được cười

  • Câu 2: Các cách gọi của thợ dành cho ông Giuốc-đanh?

👉 Đáp án: ông lớn, cụ lớn, đức ông.

  • Câu 3: Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?

👉 Đáp án: Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc- đanh bởi thói học đòi làm sang, bên ngoài diêm dúa nhưng bên trong rỗng không ít hiểu biết.

Giá Trị Tác Phẩm Trưởng Giả Học Làm Sang

Đừng bỏ qua những thông tin về giá trị tác phẩm Trưởng giả học làm sang được chia sẻ sau đây:

👉 Giá trị nội dung

  • Tác phẩm đã khắc họa thành công tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.
  • Vở hài kịch không chỉ giải trí mà còn phê phán những con người ngu ngốc muốn giả vờ làm sang, gợi ra những nghĩa cười đáng suy ngẫm.

👉 Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực
  • Tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.
  • Xây dựng một lớp hài kịch ngắn với những mâu thuẫn kịch tính được thể hiện sinh động và hấp dẫn, tạo ra tiếng cười.

Tìm hiểu thêm phân tích 🔻 Mây Và Sóng [Ta-Go] 🔻

Sơ Đồ Tư Duy Trưởng Giả Học Làm Sang

Dưới đây là các sơ đồ tư duy của tác phẩm Trưởng giả học làm sang:

Sơ Đồ Tư Duy Trưởng Giả Học Làm Sang
Sơ Đồ Tư Duy Trưởng Giả Học Làm Sang
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Trưởng Giả Học Làm Sang
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Trưởng Giả Học Làm Sang

Soạn Bài Trưởng Giả Học Làm Sang Lớp 8

Phần soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8 chi tiết nhất, hãy cùng tham khảo ngay để chuẩn bị bài thật tốt nhé.

  • Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

👉 Trả lời

Những chi tiết miêu tả trang phục của ông Giuốc-đanh:

– Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.

– Áo bị may ngược hoa.

– Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kì công tuyệt tác.

– Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.

  • Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

👉 Trả lời

– Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc- đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.

– Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuôc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.

  • Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

👉 Trả lời

– Ông Giuốc – đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.

– Nét tính cách của Giuốc-đanh: ngu dốt, ưa xu nịnh, học đòi làm sang.

– Ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì Giuôc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.

  • Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

👉 Trả lời

– Trong lớp kịch này, Mô-li-e sử dụng hai kiểu ngôn ngữ là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.

– Ngôn ngữ trực tiếp có khi là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Cũng có khỉ là lời độc thoại như đoạn Giuốc-đanh tự nói với mình. Đoạn kể về cảnh bác phó may và bọn thợ phụ mặc lễ phục cho Giuốc-đanh là ngôn ngữ kể chuyện. Trong kịch nói thì đối thoại là ngôn ngữ chính, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật.

  • Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

👉Trả lời: Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật khác xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục:

  • Ông Giuốc-đanh với phó may: chỉ ra những bất cập của trang phục, thỏa hiệp với thợ may >< phản đối, biện hộ, ve vuốt, lúc tiến lúc lùi
  • Ông Giuốc-đanh với thợ bạn: gọi ông Giuốc-đanh bằng các danh xưng quý tộc (lừa mị bằng danh ảo) >< đắc ý, cho tiền (mất tiền thật)
  • Ông Giuốc-đanh với Ni-côn: sai bảo, quát mắng, dọa đánh >< cười, xin được cười

Chia sẻ đến bạn tác phẩm 🌻 Túp Lều Bác Tom 🌻 nổi tiếng

Giáo Án Trưởng Giả Học Làm Sang

Xem thêm bài giáo án Trưởng giả học làm sang chi tiết từ A – Z sau đây:

I. Mục tiêu

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.

– Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học làm sang, gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

– Thấy được tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động, hấp dẫn.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

– Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

– Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Mô-li-e

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trưởng giả học làm sang.

– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của văn bản hài kịch.

3. Về phẩm chất

– Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hướng đến cách ứng xử phù hợp.

– Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

– GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Trong xã hội nhiều khi có những kẻ học đòi khiến cho bản thân trở nên lố bịch và trơ trẽn. Bất bình trước thói học đòi của một số kẻ thích làm sang theo lối thượng lưu nhưng lại thiếu hiểu biết đã gây cười cho thiên hạ, nhà viết kịch Mô- li-e đã thể hiện điều đó qua nhân vật ông Giuốc – đanh mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Mô-li-e và văn bản.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Mô-li-e  (HS đã chuẩn bị ở nhà).
 – HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.
– GV quan sát, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo
– GV gọi 2 HS phát biểu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét và đưa ra kết luận.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV gọi HS đọc văn bản: phân vai, đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
– GV yêu cầu HS quan sát và trả lời:
+ Hãy nêu vị trí của lớp kịch Trưởng giả học làm sang?
+ Dựa theo nội dung tóm tắt vở kịch, thì sự việc ông giuốc đanh mặc lễ phục nằm ở phần nào?
+ Tóm tắt trích đoạn trong SGK
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trình bày sản phẩm thảo luận.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
1. Tác giả
– Mô-li-e (1622 – 1673) là một trong những nhà viết kịch lớn nhất nước Pháp và thế giới.
– Hài kịch Mô-li-e là tiếng cười khỏe khoắn, yêu đời, vui nhộn mà sâu sắc, thâm trầm. Mỗi nhân vật chính trong hài kịch Mô-li-e là hiện thân của một tích cách nhất định: đạo đức giả, hà tiện, thông thái rởm, học đòi, ảo tưởng,…
– Những vở hài kịch tiêu biểu của Mô-li-e: Tác-tuýp (1664), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Người bệnh tưởng (1673),…       
 2. Văn bản
Trưởng giả học làm sang phê phán thói học đòi, rởm đời, lố bịch của những người giàu có nhưng ít hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức lóa mắt, không nhận ra được thật hay giả, tốt hay xấu, trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc đến mức bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng.
– Đoạn trích là trích đoạn hồi thứ hai và hồi thứ 3..
– Vở kịch nói về Ông Giuốc-đanh một thương gia giàu có nhưng lại dốt nát quê kệch học đòi làm sang ? bị nhiều kẻ lợi dụng, nịnh hót để moi tiền.
* Tóm tắt: Lão Giuốc-đanh lại muốn có bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Phó may và bốn thợ phụ kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Lão được chúng tâng bốc từ ông lớn, cụ lớn lên đức ông. Chúng lợi dụng sự hợm hĩnh, ngờ nghệch của tên trưởng giả học làm sang để nịnh hót, moi tiền của lão. Cuối cùng lão ta bị người hầu của mình cười chê trước bộ trang phục hợm hĩnh.

Tìm hiểu thêm phân tích ⚡ Chiếc Lá Cuối Cùng ⚡ngắn gọn

5+ Mẫu Phân Tích Trưởng Giả Học Làm Sang Hay Nhất

Thohay.vn gợi ý cho các em học sinh top 5+ mẫu phân tích tác phẩm Trưởng giả học làm sang hay nhất sau đây:

Phân Tích Tác Phẩm Trưởng Giả Học Làm Sang Ngắn Gọn

Trong thế giới văn hóa, có đủ loại thể loại từ truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết đến thơ. Nhưng kịch vẫn giữ vững vị thế của mình, ngày càng tỏa sáng trên sân khấu văn hóa và đem lại những thành công nổi bật cho các tác giả. Một trong số những nhà văn nổi tiếng đó là Molière, với những tác phẩm kịch độc đáo. Trưởng giả học làm sang của ông là một minh chứng xuất sắc.

Vở kịch này, với cấu trúc năm hồi và sự xen kẽ giữa ca múa phụ họa, tạo nên một bản vũ khúc hài hước. Câu chuyện xoay quanh nhân vật Giuốc-Đanh, một người phong lưu và giàu có, muốn thăng tiến xã hội bằng cách học đòi làm quý tộc. Nhưng sự ngu dốt và nhẹ dạ của ông khiến ông trở thành con mồi dễ bị lừa bởi các thầy giáo giả mạo và những kẻ lừa đảo khác.

Đoạn trích ấn tượng nhất là khi Giuốc-Đanh mặc lễ phục, biểu hiện sự ham muốn làm giàu có và sang trọng của mình. Nhưng những nỗ lực này lại trở thành nguồn cười cho khán giả khi ông trở thành nạn nhân của các thủ đoạn hài hước từ bọn phó may và thợ may. Sự hài hước không chỉ bắt nguồn từ những tình huống vụng trộm, mà còn từ sự phê phán của tác giả đối với những người tự phụ và ham muốn danh vọng.

Trong cảnh thứ hai, những xung đột giữa Giuốc-Đanh và bọn thợ may không chỉ tạo ra tiết mục hài hước, mà còn phản ánh sự châm biếm và phê phán của tác giả đối với xã hội mà những người học đòi mà không biết gì đã tạo ra.

Trưởng giả học làm sang là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về việc hào nhoáng và mơ mộng về danh vọng có thể dẫn đến việc mất đi nhận thức về bản thân và hiện thực xã hội. Molière đã tạo ra một tác phẩm hài hước nhưng cũng đầy ý nghĩa về sự tự nhận thức và thực tế.

Đón đọc tác phẩm ✨ Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng ✨ nổi tiếng

Phân Tích Trưởng Giả Học Làm Sang Lớp 8 Đơn Giản

Trưởng giả học làm sang là một trong những vở kịch nổi tiếng của nước Pháp. Được sáng tác bởi Molière, vở kịch này thành công trong việc phản ánh sâu sắc và sinh động bức tranh về xã hội Pháp thế kỷ XVII, đồng thời mang đến những tiếng cười châm biếm đối với những kẻ trọc phú đua đòi trở thành quý tộc cùng những quý tộc tham lam và xảo trá.

Cốt truyện của vở kịch tập trung vào nhân vật Giuốc-đanh, với hai phần riêng biệt. Phần đầu tiên là cuộc gặp gỡ giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may, trong khi phần hai là về mối quan hệ của ông với các thợ phụ. Giuốc-đanh, một tư sản đang cố gắng học đòi, tỏ ra vô cùng lố lăng và kiêu căng, mong muốn trở thành một quý tộc.

Không chỉ quan tâm đến việc mặc quần áo giống quý tộc, ông còn chi tiền để học múa, hát, và thậm chí là kiếm. Ông cả tổ chức buổi hòa nhạc tại nhà, và yêu cầu bác phó may thiết kế những bộ lễ phục lộng lẫy. Mặc dù áo được may ngược và chật chội, nhưng ông Giuốc-đanh vẫn thỏa mãn với những lời tán dương của bác phó may, người thậm chí còn dám đưa ra thách thức cho bất kỳ thợ may nào trong khu vực.

Điều này làm cho vở kịch trở nên hài hước và châm biếm, đặc biệt là khi Giuốc-đanh bị đánh bại trong cuộc tranh luận về việc may hoa ngược trên bộ đồ của mình.

Phần hai của vở kịch tiếp tục tập trung vào sự bi hài, khi mối quan hệ giữa Giuốc-đanh và bác phó may trở nên phức tạp hơn. Bác phó may, để thu lợi ích, bắt đầu gọi Giuốc-đanh là “ông lớn” và sau đó là “cụ lớn”, tạo ra sự hứng thú và hài lòng trong ông.

Dù biết rằng bác phó may chỉ làm như vậy để lợi dụng ông, nhưng Giuốc-đanh vẫn mỉm cười và trả thưởng một cách hào phóng. Sự mỉa mai và châm biếm trong vở kịch tiếp tục được phát triển, cho thấy sự mâu thuẫn giữa khát khao vươn lên trong xã hội và thực tế của tầng lớp tư sản.

Với hai phần ngắn gọn nhưng đầy đủ, Molière đã thể hiện tài năng xuất sắc của mình trong việc khắc họa những nhân vật đầy màu sắc và phê phán tinh tế xã hội thời đại. Bằng cách sử dụng tiếng cười, ông đã làm nổi bật những tư tưởng và hành vi đáng trách của tầng lớp tư sản và quý tộc Pháp thế kỷ XVII.

Đồng thời, ông cũng truyền đạt thông điệp về sự hiểu biết, nhân ái và lòng vị tha, mong muốn cho thế hệ sau hiểu biết và phản đối những ảo tưởng và hành vi lố bịch.

Phân Tích Trưởng Giả Học Làm Sang Ngữ Văn 8 Hay Nhất

Khi nói đến thể loại kịch, không thể không nhắc đến Pháp với danh tiếng của những vở kịch nổi tiếng và những tác giả tài năng. Trong số đó, Molière, tác giả của một vở kịch 5 hồi nổi tiếng, đã xây dựng tên tuổi cho mình qua vở hài kịch “Trưởng Giả Học Làm Sang”, trong đó đoạn kịch “Ông Giuốc-đanh mặc Lễ Phục” nổi bật với việc phản ánh rõ chủ đề mà Molière muốn truyền đạt.

Bức tranh kịch này có hai cảnh, cảnh đầu tiên là sự xuất hiện của ông Giuốc-đanh và bác phó may. Trong đoạn đối thoại giữa họ, chủ đề xoay quanh bộ trang phục. Ông Giuốc-đanh phát hiện hoa trên bộ lễ phục bị may ngược, một lỗi dễ nhận ra, nhưng ông vẫn tỉnh táo để phát hiện. Bác phó may tận dụng tâm lý của ông Giuốc-đanh, lập luận rằng quý tộc thường mặc áo hoa may ngược, và từ đó, ông Giuốc-đanh không chỉ không tỏ ra tức giận mà còn rút ngay ý định yêu cầu sửa lỗi.

Tình huống trở nên hài hước khi ông Giuốc-đanh phát hiện bác phó may ăn bớt vải. Lần này ông chỉ trích nhẹ nhàng và bác phó may chuyển hướng chú ý bằng cách đề xuất ông thử mặc áo. Ông Giuốc-đanh nhanh chóng nhận lời, thể hiện sự mê muội với bộ trang phục. Màn đối thoại thú vị tiếp tục với sự xuất hiện của bốn thợ phụ và ông Giuốc-đanh.

Ở cảnh này, tính cách của trưởng giả được làm nổi bật hơn, và tình huống trở nên hài hước hơn khi bốn thợ phụ tận dụng cơ hội để nhận lợi nhuận mà không cần lao động nhiều. Ông Giuốc-đanh, với sự mê mải với danh giá và sang trọng, rơi vào bẫy khi cả bốn thợ phụ gọi ông bằng những tên thưởng phụ khác nhau, và ông còn thưởng cho họ một cách hào phóng.

Vở kịch này không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn là một bức tranh đầy sáng tạo về tính cách xấu xa và lố bịch của ông Giuốc-đanh, qua đó, Molière đã tài năng làm nổi bật tác phẩm trong một bức tranh hài kịch cổ điển.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm ✨ Tôi Và Chúng Ta ✨ giá trị nội dung và nghệ thuật

Phân Tích Truyện Trưởng Giả Học Làm Sang Lớp 8 Chọn Lọc

Molière được xem là một trong những nhà viết kịch có nhiều tác phẩm kinh điển trên thế giới. Trong số các tác phẩm của ông, vở kịch “Trưởng giả học làm sang” nổi tiếng, và trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là một ví dụ điển hình.

Trong vở kịch này, ông Giuốc-đanh, một người hám danh, muốn trang bị cho mình bề ngoài giống như quý tộc. Ông thuê một nhóm thợ may để may trang phục cho mình. Nhóm thợ may này cũng không biết nhiều hơn ông Giuốc-đanh về đẳng cấp quý tộc.

Dù vậy, họ tự tin và làm việc một cách lộn xộn, nhưng ông Giuốc-đanh lại tin tưởng mù quáng và dễ dãi! Ông Giuốc-đanh không có phẩm tước nào để mặc áo lễ phục, nhưng bất chấp mọi điều, ông vẫn thuê may và mặc, vì ông tin rằng chỉ cần mặc vào là sẽ trở thành quý tộc, ít nhất là quý tộc ảo. Ông Giuốc-đanh đam mê danh vọng đến mức mọi thứ liên quan đến quý tộc là ông đều muốn và làm ngay.

Do đó, dù bị nghẹn tất, giày chật và chân đau, nhưng khi thợ may nói rằng áo đã giãn ra quá thì ông Giuốc-đanh vui mừng. Khi ông cảm thấy đau chân vì giày chật, thợ may lại phủ nhận và nói rằng ông đang tưởng tượng. Ông Giuốc-đanh không thể nói gì thêm về việc đau chân.

Những tình huống này tạo ra những tràng cười khiến người xem không thể nhịn được. Ông Giuốc-đanh phát hiện rằng hoa trên áo bị may ngược, nhưng khi thợ may nói rằng những người quý tộc đều mặc như vậy, ông Giuốc-đanh cảm thấy yên tâm. Người xem cười sảng khoái khi thấy thợ may và bạn bè của ông ta bỏ quần đùi và áo để mặc áo lễ phục cho ông Giuốc-đanh.

Ông ta trở thành một hình ảnh như thế một thằng hề, súng sịt đi lại theo nhịp đàn, vì ông ta tin rằng đó là cách ứng xử của quý tộc. Ông Giuốc-đanh nhận ra rằng việc mặc áo lễ phục làm cho ông được gọi là Ông lớn, rồi Cụ lớn, rồi Đức ông! Ông ta hài lòng với những tiếng khen này và thưởng tiền, hoặc nói cách khác, ông đã chi tiền để mua những lời khen mà ông luôn khao khát!

Trong thâm tâm, ông ta còn muốn thưởng tiền cho thợ may nếu được gọi là Tướng công! Nhưng ông Giuốc-đanh tỉnh lại và thú nhận với chính mình rằng, có lẽ, nếu tiếp tục như vậy, ông sẽ mất hết tiền của mình. Vì vậy, ông ta chỉ dừng lại ở việc được gọi là Đức ông để tiết kiệm tiền và giữ lại tính chất hà tiện của mình!

Molière đã sắp xếp các tình huống hài hước theo nhiều mức độ khác nhau để mỗi pha cười có thể khắc họa một đặc điểm đặc biệt của nhân vật Giuốc-đanh, một người hâm danh muốn học đòi làm quý tộc. Tiếng cười cũng được dành cho những thợ may hám lợi không kém.

Bản thân họ không biết gì về trang phục của quý tộc, vì họ chỉ là thợ may, nhưng họ biết cách lợi dụng tình hình để kiếm tiền từ sự hám danh của Giuốc-đanh. Molière đã tạo ra những pha cười có ý nghĩa phê phán thực sự, phê phán những thói học đòi làm sang mà chúng ta thường gặp trong xã hội.

Mẫu Phân Tích Trưởng Giả Học Làm Sang Nâng Cao

Molière (1622 – 1673) sinh ra và lớn lên ở Paris, trong một gia đình giàu có từ kinh doanh. Cha ông là một thương gia nổi tiếng, sau đó được phong một chức vị quan nhỏ phục vụ hoàng gia. Dù cha mong muốn ông tiếp tục nghiệp kinh doanh, Molière đã quyết định từ chối và chọn con đường nghệ thuật sân khấu. Cuối cùng, ông trở thành một nhà biên kịch hàng đầu ở châu Âu trong thế kỷ 17 và là người sáng lập của hài kịch cổ điển Pháp.

“Trưởng giả học làm sang” là một vở hài kịch năm hồi, với sự kết hợp của ca múa phụ họa, được gọi là vũ khúc hài kịch. Nội dung của vở kịch có thể tóm tắt như sau:

Giuốc-đanh, một quý ông trên bốn mươi tuổi, thuộc tầng lớp thị dân giàu có và có xuất thân từ một gia đình buôn bán. Với số tiền tích luỹ từ nghề buôn len của bố mẹ, Giuốc-đanh muốn trở thành một người quý tộc để được công nhận trong xã hội thượng lưu.

Ông thuê các thầy giáo dạy cho mình các môn như âm nhạc, võ thuật, triết học và cả nghệ thuật ăn mặc và giao tiếp. Tuy nhiên, Giuốc-đanh dễ dàng bị lừa bởi các thầy giáo kém chất lượng và bởi những kẻ tầm thường như thợ may tồi và nhà quý tộc giả mạo. Muốn kết nối với xã hội quý tộc, Giuốc-đanh nhờ gã quý tộc giả mạo, Dorante, giới thiệu với bà hầu tước Dorimène (người mà Dorante đang có mối quan hệ).

Ông từ chối kết hôn con gái của mình, Lucinde, với Cleante chỉ vì Cleante không phải là người quý tộc. Cuối cùng, thông qua mưu mẹo của nữ hầu, Cleante cải trang thành Hoàng tử của Thổ Nhĩ Kỳ để cầu hôn Lucinde và được Giuốc-đanh chấp thuận vui vẻ.

Màn kết thúc “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang” là biểu hiện rõ ràng nhất của sự lố bịch và hám danh của Giuốc-đanh. Ông đã trở thành nạn nhân của các thợ may không trung thực. Tác giả đã sử dụng màn kịch này để phác họa một cách sâu sắc, hài hước và sắc sảo tính cách lố lăng của Giuốc-đanh, một người giàu có đầy phú quý nhưng lại thiếu kiến thức và kiến thức xã hội.

Màn kịch này cũng thể hiện sự châm biếm, đả kích và phê phán của Molière đối với lớp tư sản hãnh diện của thời đại. Trong màn kịch này, Molière đã sử dụng cả hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích 💚 Con Chó Bấc 💚 ngắn gọn

Viết một bình luận