Tổng hợp những thông tin xoay quanh về tác phẩm Túp lều bác Tom như: nội dung truyện, ý nghĩa, cảm nhận, bài học rút ra,..
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Truyện Túp Lều Bác Tôm
“Túp lều bác Tom” (tên gốc: “Uncle Tom’s Cabin”) là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mỹ Harriet Beecher Stowe, xuất bản lần đầu vào năm 1852. Tác phẩm này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm của người Mỹ về chế độ nô lệ và được coi là một trong những yếu tố góp phần dẫn đến cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Nội dung chính
- Câu chuyện kể về cuộc đời đầy đau khổ của bác Tom, một người nô lệ da đen trung thực và kiên cường. Bác Tom phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác và chịu đựng những trận đòn roi tàn nhẫn. Dù bị đối xử tệ bạc, bác Tom vẫn giữ vững lòng trung thực và phẩm giá của mình
Nhân vật chính
- Bác Tom: Nhân vật chính, một người nô lệ da đen với lòng trung thực và kiên cường.
- Eliza: Một người mẹ dũng cảm, bỏ trốn cùng con để tránh bị bán.
- George: Một thanh niên da đen cương nghị, khao khát tự do.
Ý nghĩa và tác động
- Phê phán chế độ nô lệ: Tác phẩm lên án mạnh mẽ sự tàn bạo của chế độ nô lệ và những chủ nô vô nhân tính.
- Ca ngợi phẩm giá con người: Dù bị áp bức, những nhân vật như bác Tom vẫn giữ vững phẩm giá và lòng trung thực.
- Gây ảnh hưởng xã hội: “Túp lều bác Tom” đã làm tăng thêm sự xung đột giữa các tầng lớp xã hội và góp phần vào cuộc đấu tranh bãi nô tại Hoa Kỳ.
Đánh giá: “Túp lều bác Tom” là một tác phẩm kinh điển, không chỉ có giá trị văn học mà còn mang ý nghĩa lịch sử và xã hội sâu sắc. Tác phẩm đã giúp nâng cao nhận thức về sự bất công của chế độ nô lệ và khích lệ phong trào đấu tranh cho quyền con người.
Đón đọc tác phẩm ✨ Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng ✨ nổi tiếng
Nội Dung Truyện Túp Lều Bác Tom
Nội dung truyện Túp lều bác Tom được chia sẻ sau đây, hãy đón đọc nhé.
Sẩm tối một ngày giá lạnh tháng hai có hai người lịch sự ngồi trong phòng ăn bày biện sang trọng tại một ngôi nhà ở thành phố P – bang Kentucky. Một cốc rượu đặt trước mặt họ: hai chiếc ghế bành kéo sát vào nhau; kẻ ăn người làm đã bị đuổi ra khỏi phòng; hình như họ đang bàn luận với nhau một chuyện gì rất quan trọng. Xem xét họ kĩ hơn thì một người chẳng đáng được gọi là “người lịch sự.”
Khổ người hắn ta thấp bé phè phè ngắn ngủn, nét mặt thô lỗ, điệu bộ hợm hĩnh. Đúng là hắn ta thuộc loại những kẻ từ hai bàn tay trắng đã huých kẻ nọ người kia để leo lên bậc thang xã hội. Hắn ăn mặc lòe loẹt, bận một chiếc gi-lê sặc sỡ, choàng một cái khăn màu xanh nhạt lốm đốm vàng trên cái cổ áo kiểu lãng mạn
Những ngón tay xù xì đầy những nhẫn là nhẫn. Hắn đeo một chiếc dây đồng hồ nặng trĩu những đồ trang sức bằng vàng; trong lúc hăng say trò chuyện, hắn thích làm cho kêu leng keng. Hắn ăn nói cũng sỗ sàng đúng như con người hắn; hắn hay chêm vào câu chuyện của mình lắm tiếng chửi rủa tục tằn, dù có muốn tôn trọng sự thực đến đâu cũng chẳng thể kể ra đây được.
Trái lại, ông chủ nhà, ông Shelby, thoáng nhìn cũng biết ngay là một người lịch sự; ngay cách xếp đặt ngăn nắp và vẻ sang trọng kín đáo của ngôi nhà cũng đủ chứng tỏ điều đó. Trong khi người khách nâng cốc rượu lên, ông nói ý kiến của ông: – Thế nhưng tôi tha thiết muốn giải quyết việc này.
Gã kia đáp: – Không thể được, thưa ngài Shelby. Tôi không thể thỏa thuận trên cơ sở này được Ông Shelby nhấn mạnh thêm: – Tom là một người đặc biệt. Ông Haley ạ, bất kì ở đâu bác ta cũng đáng cái giá ấy; bác ta đứng đắn, trung thực và có năng lực. Nhờ bác ta, công việc ở trại của tôi chạy chính xác như một chiếc đồng hồ. Haley mỉa mai hỏi lại: – Trung thực à? Trung thực kiểu một thằng da đen! Hắn nốc cạn cốc rượu, và không đợi mời, hắn rót thêm một cốc nữa.
Ông Shelby nói tiếp: – Ông cứ tin ở tôi. Tom thật thà, lại rất biết điều và rất ngoan đạo. Cách đây bốn năm, bác ta đã quy đạo. Tôi chắc rằng bác ta ngoan đạo lắm! Tôi hoàn toàn tín nhiệm bác ta. Tiền bạc, nhà cửa, đàn ngựa, tôi đều giao cho bác ta cả. Tôi để mặc bác ta được tự do đi lại trong vùng này.
Haley dõng dạc nói: – Thưa ngài Shelby, chẳng thiếu gì người không chịu tin bọn da đen ngoan đạo. Nhưng tôi, thì tôi tin đấy – hắn ta vừa nói vừa để tay lên ngực, vẻ thơ ngây giả dối tôi cũng có một thằng da đen ngoan đạo, trong cái bọn da đen tôi đưa sang New Orleans chuyến trước. Cứ nghe cái ngữ ấy cầu kinh thì y như nghe một bài giảng đạo.
Bán nó, tôi vớ được một món hời: lãi sáu trăm đô la đấy nhé, bởi vì tôi mua của một anh chàng vỡ nợ, gần như chẳng mất đồng nào. Tôi rất đồng ý với ngài: một thằng da đen ngoan đạo quả là một món khá đấy, nhất là khi lòng tin của nó chân thành. Tất nhiên, phải thật sự như vậy.
Ông chủ nhà quả quyết: – Tôi có thể cam đoan với ông rằng Tom chính là một người như vậy. Mùa thu vừa qua, tôi sai bác ta một mình đi Cincinnati để giải quyết một việc cho tôi. Lần ấy bác ta phải mang về cho tôi năm trăm đô la.
Trước khi bác ta đi, tôi bảo: “Tom, tôi tin ở bác, tôi tin bác là một con chiên ngoan đạo, bác chẳng bao giờ lừa dối tôi.” Thế là Tom trở về, mang theo món tiền đúng như đã định trước. Hình như có những kẻ không tốt đã xui bác ta trốn sang Canada nhưng Tom không chịu nghe. Phải bán bác ta, tôi thật không vui chút nào ông Haley ạ,
Ông nên trừ tất cả món nợ của tôi mà lấy bác ta về, thế mới là có lương tâm. Gã con buôn đùa cợt trả lời: – Vâng, thì cần có bao nhiêu lương tâm trong việc buôn bán, tôi xin đưa ra cả. Vừa đủ để tuyên thệ, ngài hiểu đấy! Thường thường, tôi hay sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Nhưng ngài xem, trong việc này, như thế là đòi hỏi quá nhiều, thật thế. Hắn thở dài một cái, và lại tự rót cho mình một cốc rượu nữa.
Sau một lát yên lặng lúng túng, ông Shelby hỏi: – Thế ông muốn ăn giá thế nào? – Ngài có thể thêm cho tôi một đứa bé trai hoặc gái, được không? – Ôi chà… Tôi chẳng có đứa trẻ nào để bán cho ông cả; bần cùng bất đắc dĩ, tôi mới phải bán nô lệ của tôi. Tôi không thích gì cái cảnh họ phải chia li. Cửa phòng mở, một chú bé lai da đen độ bốn, năm tuổi chạy vào.
Chú bé xinh xắn lạ thường và rất dễ thương; những mớ tóc xoăn đen lánh, mịn như tơ, tỏa vòng tròn trên đôi má phình lúm đồng tiền; dưới hàng mi dài và cong, đôi mắt chú mênh mông, thăm thẳm vừa long lanh, vừa dịu hiền; chú tò mò nhìn xem người ta làm gì trong phòng khách. Bộ quần áo bằng vải kẻ ô đỏ và vàng, đường kim mũi chỉ khéo léo, rất ăn khớp với vẻ xinh xắn của chú bé da đen.
Cái vẻ vừa tự tin một cách ngộ nghĩnh, vừa rụt rè của chú, chứng tỏ ông chủ thường hay nuông chiều và săn sóc đến chú. Ông Shelby ra lệnh: – Chú Qua Jim, chào! Ông lấy một chùm nho ở một cái đĩa quăng cho chú bé, rồi ông huýt sáo miệng như gọi một con chó con, bảo chú: – Này, cho mày, bắt lấy. Đôi chân ngắn ngủn chạy hết tốc lực, chú bé bắt lấy chùm nho, ông chủ vừa cười vừa bảo chú bé leo lên đùi mình. Ông vuốt ve mớ tóc xoăn, bấu cằm chú và ra lệnh:
– Chú Quạ con này, bây giờ chú khoe với ông khách là chú biết múa, biết hát đi nào! Chú bé cất tiếng ca một điệu hát lạ lùng của những người da đen. Giọng chú trong và êm ái. Chú vừa hát vừa múa chân, múa tay, người chú uốn éo nhịp nhàng theo điệu bài ca.
Haley vứt cho chú bé một miếng cam, miệng khen: -Hay! Ông chủ lại ra lệnh: – Chú Qua Jim, bây giờ chú thử bắt chước bác Cudjoe khi bác đi thấp khớp xem nào! Tức thì chú bé khòm khòm đôi chân, lưng còng xuống, tay chống chiếc gậy của ông chủ, khập khiễng đi trong phòng, mặt co rúm lại vì đau đớn, nhổ toẹt sang bên phải, sang bên trái, giống hệt một ông cụ già.
Hai người phá lên cười. – Bây giờ chú giả làm cụ Robbins hát bài hát kinh Thánh xem nào. Cái mặt phình phính của chú bé bỗng dài thuỗn ra, và chú bé lấy giọng mũi ca một bài Thánh ca, vẻ hết sức nghiêm trang. Haley khoái quá, vỗ tay khen: – Hay, hay tuyệt! Thằng bé mới tuyệt làm sao! Kì diệu thật! Hắn lấy tay đập vào vai ông Shelby, reo lên: – Này ngài, nếu ngài để cho tôi thằng bé, thì công việc coi như xong. Ngài thấy đấy, tôi là người biết nhân nhượng.
Cùng lúc đó, cánh cửa từ từ mở, một thiếu phụ lai da đen, chừng hai mươi lăm tuổi, bước vào. Thoạt trông thấy cũng biết chị là mẹ của chú bé. Cũng con mắt ấy, cũng hàng mi dài ấy, cũng những mớ tóc xoăn mịn như tơ ấy. Đôi má màu nâu nhạt bỗng đỏ ủng lên, khi chị thấy con mắt láo xược của người khách lạ trâng tráo chằm chằm nhìn chị.
Chiếc áo cắt chẽn làm nổi tấm thân của chị; toàn thân chị từ hai bàn tay đến đôi mắt cá chân xinh xinh không thoát khỏi con mắt của gã tay buôn đã quen đánh giá món hàng phụ nữ bằng một cái liếc mắt nhìn qua. Thấy chị dừng lại, rồi nhìn mình một cách rụt rè, ông Shelby cất tiếng hỏi: – Cái gì thế, Eliza? Chị xin lỗi: – Xin lỗi ông, cháu tìm cháu bé Harry.
Tức khắc, chú bé chạy đến bên chị; chú khoe với mẹ mấy món quà chú đựng trong vạt áo. Ông Shelby gật đầu: – Chị đưa nó về được đấy. Eliza vội vàng ôm lấy chú bé, bế đi. Gã con buôn nói khẽ: – Mẹ kiếp! Con bé mới đẹp làm sao! Ở New Orleans thì có thể làm giàu với cái của ấy. Tôi đã từng thấy những đứa không xinh bằng mà người ta dám trả tới trên một nghìn đô la.
Ông Shelby lạnh lùng đáp: – Tôi không ưa làm giàu bằng cách buôn bán con người. Ông mở một chai rượu mới và hỏi ý kiến gã con buôn, cốt để đánh lảng câu chuyện. Nhưng sau khi gã tuyên bố là rượu ngon hảo hạng, gã đập bàn tay nặng trình trịch của gã lên vai ông chủ nhà và hỏi, giọng sỗ sàng: – Nào, ngài lấy bao nhiêu? Ngài định giá đi! – Tôi không bán chị ta. Nhà tôi không muốn phải xa chị ta, dù được một đống vàng nặng bằng chị ta
– Úi chà, đàn bà thì bao giờ cũng giọng ấy, bởi vì họ có biết tính toán gì đâu; nhưng cứ việc bảo cho họ biết với số vàng ấy, họ sẽ có bao nhiêu đồng hồ, bao nhiêu bút máy và bao nhiêu những đồ linh tinh khác, thì họ thay đổi ý kiến ngay đấy mà.
Ông Shelby nói quả quyết: – Tôi nhắc lại là câu chuyện không phải như thế. Tôi đã bảo không là không. – Nhưng thế nào ngài cũng để cho tôi thằng bé con, được nó thì tôi thôi không đòi hỏi thêm nữa. Ông Shelby ngạc nhiên: – Ông lấy thằng bé để làm cái quái gì kia chứ?
Haley trả lời: – Tôi có một thằng bạn chuyên cái nghề này. Nó mua những đứa trẻ kháu kỉnh, nuôi nấng rồi ném ra thị trường. Những của lạ mà! Nó bán cho nhà giàu. Bọn này thích có những đứa trẻ kháu khỉnh hầu hạ khi ăn uống, có khi dùng làm trẻ mở cửa, có khi dùng làm kẻ hầu hạ nơi phòng ngủ. Ngài xem, một món hời đấy. Tụi trẻ con giá đắt ra phết, cái thằng nhóc của ngài hóm hỉnh, lại hát hay, pha trò cừ, thật là một món bở.
Ông Shelby nghĩ ngợi, khẽ nói: – Tôi cũng chẳng muốn bán nó làm gì. Ông biết, tôi rất thương người, tôi chẳng hề ưa thích cướp nó đi trong tay mẹ nó. – Hử? Tôi cũng hiểu tấm lòng của ngài đấy. Giây với bọn đàn bà lắm khi rầy rà ra trò. Thấy họ kêu khóc, tôi đến phát kinh.
Thưa ngài, thường thì tôi cũng tránh được. Ngài cứ việc cho người mẹ đi biệt một nơi nào khác, một hai ngày, hay ngay cả một tuần lễ nữa. Thế là khi nó trở về, mọi việc đều xong xuôi cả. Bà nhà ta sẽ mua cho nó một đôi hoa tai, hay may cho nó một cái áo mới để nó khuây khỏa, thế là xong tuốt. – Tôi e rằng không xong được.
– Xong chứ! Trời đất ơi! Tôi quả quyết với ngài rằng bọn chúng nó không như người da trắng chúng ta đâu, miễn là ta biết cách khéo xử. Rồi ra vẻ thân tình, Haley nói thêm, giọng chân thành: – Người ta thường nghĩ cái nghề của tôi làm cho trái tim chai cứng lại, nhưng xin ngài tin rằng tôi không phải hạng người như thế. Tôi biết có những kẻ đang tâm giằng lấy đứa con trong tay người mẹ, rồi bán đứa bé ngay trước mặt chị ta, trong khi chị ta khóc thét lên như một con điên.
Thưa ngài, cái lối ấy thật là dở; như thế chỉ tổ làm hỏng món hàng của mình, có khi lại chẳng dùng được việc gì nữa. Ở New Orleans, tôi biết một con bé rất xinh, nhưng vì làm cách đó, nên hỏng bét cả. Chả là có một gã muốn mua con bé đó, nhưng lại cóc cần gì đến đứa con của nó: con bé cứ ôm ghì lấy đứa con trong lòng mà phản kháng và la hét kinh khủng. Tôi lạnh buốt xương sống. Khi đứa con bị lôi đi rồi, phải nhốt con bé kia lại, thế là chỉ trong tám ngày nó ngoẻo.
Thưa ngài, lãng phí bao nhiêu! Một ngàn đô la, mất toi. Kinh nghiệm dạy cho tôi phải hành động một cách nhân đạo. Gã con buôn lấy vẻ đạo đức ngả người xuống lưng ghế, hai tay khoanh trước ngực. Hẳn là hắn ta tự coi mình như một người tu nhân tích đức, một vị Wilberforce thứ hai.
Ông Shelby gọt một quả cam, vẻ trầm tư. Haley đang say sưa với câu chuyện của mình; thấy cần phải nói thêm, hắn tiếp: – Tôi biết là tự mình khoe mình thì chẳng hay ho gì, nhưng tôi vẫn được cái tiếng là đưa ra thị trường những món hàng da đen tốt nhất; bọn da đen của tôi béo mẫm, được ăn uống đầy đủ, thành thử chúng bị hao hụt rất ít.
Thưa ngài, đó là cách làm ăn của tôi; cách làm ăn ấy dựa trên cơ sở lòng nhân đạo. Tôi là một người tốt bụng. Hắn im lặng, còn ông Shelby thì không biết nói gì thêm, ông khẽ bảo: – Thật thế à? – Thưa ngài, người ta thường giễu tôi. Còn có người trách tôi nữa là khác. Tôi biết đó là những ý nghĩ không bình dân lắm; mà ý nghĩ ấy, không phải ai cũng có nhưng tôi kiên quyết giữ vững ý mình.
tôi đã thành công. Tôi lãi to, tôi cam đoan với ngài như vậy. Những ý nghĩ của tôi đưa tôi đi đây đi đó, và đã thu được những món lời lớn. – Hắn vừa kết luận như vậy, vừa cười cái câu pha trò của hắn. Cái lối quan niệm lòng nhân ái đối với con người như vậy có một cái gì thật đặc biệt và thú vị, khiến ông Shelby phải bật cười. Đúng thế, có khi tình cảm của con người có những dạng hết sức kì cục, và sự điên rồ cùng với sự phi lí của con người thật không bờ bến.
Thấy ông chủ nhà cười, gã con buôn phấn khởi nói tiếp: – Có điều lạ lùng, là tôi không sao làm cho ý nghĩ của tôi thấm được vào đầu óc những kẻ khác. Lấy thí dụ một tay trước đây có hùn vốn với tôi, thằng Tom Loker, ở Natchez. Thằng cha thông minh, nhưng đối với bọn da đen, nó tàn bạo kinh khủng. Đó chỉ là vì nguyên tắc của nó, chứ, thưa ngài, xét đến cùng, ở trên đời này, chẳng ai tốt bằng nó; nó lành như cục đất.
Tôi thường trách nó mà bảo: “Tom, những con bé của mày rống lên như ngựa, mày đánh chúng nó phỏng ích lợi gì? Thật là dại, và hoàn toàn vô ích, chỉ tổ chúng nó ốm và chính mày hủy hoại chúng nó, làm cho chúng nó xấu đi, nhất là những đứa có nước da sáng sủa, như vậy mày làm sao mà bán đi được?
Tại sao không nói với chúng nó ôn tồn hơn? Tom ạ, một chút ít lòng nhân đạo lại có tác dụng hơn những câu chửi rủa và những roi vọt của mày kia đấy. – Tôi bảo nó thế. – Và như vậy, chắc chắn mày sẽ lãi gấp bội…” Nhưng thằng Tom Loker nào có nghe.
Cuối cùng, tôi phải bỏ cánh với nó, nó hủy hoại nhiều con gái da đen quá. Tuy vậy nó là một con người hảo tâm, sòng phẳng trong việc buôn bán. – Ông coi cách làm ăn của ông tốt hơn cách làm ăn của người bạn hùn vốn với ông ư? – Thưa ngài, dĩ nhiên. Mỗi khi có thể, tôi đều cố gắng làm cho công việc được êm đẹp, chẳng hạn bán trẻ con.
Tôi tìm cách làm cho người mẹ không trông thấy, khuất mắt thì còn xót xa gì, có phải thế không? Quả vậy, về sau họ cũng khuây đi. Họ có như người da trắng đâu. Bởi vì, đối với chúng ta, về vấn đề gia đình đoàn tụ, người ta đã nhồi nhét vào đầu óc chúng ta thôi thì đủ mọi tư tưởng, để giáo dục chúng ta. Một thằng da đen được dạy bảo đúng đắn phải là đứa không bao giờ được nuôi một hi vọng gì, trong bất cứ lĩnh vực nào.
Ong Shelby mỉm cười:
– Nếu quả thật như vậy, thì tôi e rằng tôi đã dạy bảo sai trái những người da đen của tôi. – Có thể như vậy, các ngài, các ngài ở bang Kentucky, quá nuông chiều bọn da đen. Ý định của các ngài thì tốt đấy, nhưng cuối cùng, đó không phải là lòng tốt thật sự. Số phận của một thằng da đen là phải lăn lóc đầu trời cuối đất, là phải bán đi bán lại vào tay anh Ba, anh Tư.
Cứ tống vào đầu óc nó cái khái niệm hi vọng thì chẳng phải là giúp ích cho nó, bởi vì sau đó, nó thấy cuộc đời hắc búa với nó quá. Tôi tin chắc rằng nếu mang những thằng da đen của ngài vào một trong những cái đồn điền mà những đứa khác từ đời xửa đời xưa vẫn vừa làm việc vừa ca hát được, thì chúng nó sẽ chết vì tuyệt vọng mất. Mỗi người đều tin vào cách hành động của mình là tốt hơn cả, nhưng tôi cho rằng phải đối đãi với bọn da đen cho xứng với địa vị của chúng nó.
Ông Shelby nhún vai để che giấu một cái rùng mình, ông nói: – Tự mình bằng lòng mình cũng là một điều hay. Sau một lát yên lặng, hai bên đều nghiền ngẫm ý nghĩ riêng của mình, Haley tiếp: – Thế nào, ngài định thế nào?
Ông Shelby do dự đáp: – Tôi còn phải suy nghĩ và nói chuyện với nhà tôi. Ông Haley ạ, trong khi chờ đợi, nếu ông muốn công việc được êm ả, như chính ông đã khuyên tôi, xin ông đừng nói gì cho chung quanh biết. Nếu những người nô lệ của tôi biết thì ông khó lòng mà lôi đi được một người trong bọn họ, xin nói chắc với ông như thế. – Tất nhiên, tất nhiên im lặng là vàng.
Song, tôi cần phải đi gấp, xin ngài trả lời nhanh nhanh cho, để tôi còn liệu tính toán công việc, – gã con buôn nhấn mạnh như vậy. Hắn đứng dậy, mặc áo choàng và cúi đầu chào. Ông Shelby đưa hắn ra đến cửa, nói: – Ông trở lại quãng từ sáu giờ đến bảy giờ, tôi sẽ trả lời ông
Cánh cửa khép lại, ông chủ nhà nghĩ giá ông đá được gã kia lăn quay xuống cầu thang thì tốt! Quân vô lại láo xược! Nó biết là nó đã tóm được yết hầu của mình… Giả thử trước đây ít lâu, có ai bảo mình là mình sẽ phải bán Tom cho cái quân con buôn tồi tệ này để nó đưa xuống miền Nam thì mình sẽ trả lời: “Anh đày tớ của tôi có phải là một con chó đâu mà anh nỡ đối xử như thế?” Thế nhưng, việc đành phải như vậy, mình không thấy có cách giải quyết nào khác.
Còn đứa con của Eliza nữa… Hẳn là vợ mình sẽ làm rầy rà mình, cả về vấn đề Tom nữa. Đấy, mang công mắc nợ thì như thế đấy. Thằng cha kia đã thấy cái thế có lợi cho nó, hẳn nó sẽ làm già đến cùng.” Chắc hẳn là ở bang Kentucky, chế độ nô lệ ít hà khắc hơn. Ở cái xứ nông nghiệp thanh bình ấy, chẳng có ngày mùa làm gấp kịch liệt như ở miền Nam.
Công việc của người da đen lành mạnh hơn, mà cũng vừa phải hơn. Ở đây, người chủ bằng lòng với số lời phải chăng và đều đặn. Họ không hề nghĩ tới khai thác nhân công một cách tàn bạo, độc địa như những người chủ ở miền Nam mù quáng vì miếng mồi muốn vồ cho nhanh, bằng cách bóc lột những kẻ yếu thế không người che chở.
Những ai đã từng đến thăm những đồn điền vùng Kentucky nhận xét thấy lòng rộng lượng của một số người chủ đồn điền và sự tận tâm dễ thương của một số người nô lệ, sẽ dễ xiêu lòng nhìn nhận câu chuyện nên thơ về chế độ gia trưởng. Nhưng có điều bất hạnh là có một bóng đen to lớn phủ lên bức tranh thơ mộng ấy: đó là cái bóng đen của pháp luật.
Chừng nào pháp luật còn coi những con người ấy, những con người có một trái tim nóng hổi và đầy xúc cảm như trái tim của chúng ta, là những đồ vật thuộc về một người chủ; chừng nào một sự thất bại, một tai họa, một hành động dại dột hay cái chết của một ông chủ hảo tâm còn có thể bó buộc những con người kia phải đánh đổi cuộc đời đang được che chở lấy một cuộc đời khốn cùng, lao động cực nhục, thì chế độ nô lệ không thể được coi là một chế độ đáng ước ao hay tốt đẹp được, dù chế độ ấy có tổ chức chặt chẽ và áp dụng đúng đắn đến đâu.
Ông Shelby là một người chân thực, có tấm lòng nhân hậu, vốn lại độ lượng với những người xung quanh. Trong trại của ông bao giờ ông cũng chú ý săn sóc đến đời sống vật chất của những người da đen. Nhưng chẳng may, ông lao vào những hoạt động tích trữ dại dột, khiến ông mang công mắc nợ lớn. Chứng từ những món nợ ấy lại rơi vào tay Haley; bởi vậy mới có câu chuyện trao đổi giữa hai người, đã thuật lại bên trên.
Câu chuyện đó, Eliza nấp sau cánh cửa, đã lõm bõm nghe đủ để hiểu rằng có một tên con buôn muốn mua một người nô lệ của ông chủ chị. Lúc ở phòng đi ra, chị có ý định nán lại nghe tiếp, nhưng có tiếng bà chủ gọi, nên bất đắc dĩ phải bỏ đi. Thế nhưng hình như chị nghe thấy gã con buôn kia nói muốn đứa con trai của chị. Chị có nghe lầm không? Tim chị đập thình thịch, chị xúc động ghì chặt con vào lòng, khiến đứa bé ngước con mắt ngạc nhiên nhìn chị.
Bà chủ hỏi chị: – Hôm nay con làm sao thế? Eliza hết đánh đổ thau nước, lại đánh rơi rổ may vá; rồi bây giờ, đáng lẽ phải đưa cho bà chủ chiếc áo lụa lấy trong tủ ra, chị lại đưa một chiếc áo ngủ. Eliza rùng mình, ngước mắt nhìn lên, bật lên tiếng khóc, rồi ngã xuống một chiếc ghế bành. chị rên rỉ: – Bà ơi! Cháu nghe thấy có người lái buôn nói chuyện với ông cháu trong phòng khách.
– Con bé dở hơi này, thế rồi sao nữa? – Thưa bà, bà có nghĩ là ông cháu định bán cháu bé Harry không ạ ? – Bán thằng Harry! Không đời nào! Mày nên biết là ông chủ không bao giờ giao dịch với bọn con buôn miền Nam, mà cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện bán kẻ ăn người làm, nếu chúng mày còn ăn ở cho phải đạo.
Với lại, ai lại nghĩ đến việc mua thằng Harry? Mày cứ tưởng ai cũng chăm chăm nhìn thằng Harry như mày đấy hẳn. Thôi, thôi, cứ bình tĩnh lại, cài khuy áo cho ta. Được rồi, bây giờ búi tóc cho ta như hôm nọ mày đã học búi đó, rồi, nhất là từ nay, chớ nấp ở cửa mà nghe lỏm nữa. – Thưa bà, vâng. Nhưng bà sẽ không bao giờ đồng ý như thế, có phải không ạ
– Mày dở hơi lắm! Hẳn là không, không bao giờ ta đồng ý. Bán thằng Harry thì cũng như bán đứa con ta đẻ ra. Thật tình mà nói, Eliza ạ, có thằng bé, mày đâm ra làm bộ làm tịch quá lắm. Động có người lái buôn đặt chân đến nhà, là mày tưởng người ta đến để mua con mày. Eliza yên trí, cười vì nỗi lo sợ vừa qua của mình. Chị sửa bộ áo cho bà chủ, khéo léo như thường ngày.
Bà Shelby là một phụ nữ có phẩm chất hơn người. Vốn có một tấm lòng độ lượng như tất cả phụ nữ ở Kentucky, bà còn có thêm ý thức rất cao về đạo đức tôn giáo. Những nguyên tắc của bà, bà thực hiện nghiêm chỉnh, chồng bà chẳng theo một dòng đạo nào nhưng vẫn tôn trọng lòng tin đạo và những ý kiến của bà. Ông hoàn toàn để mặc bà làm mọi việc nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người nô lệ.
Sau câu chuyện trao đổi với Haley, ông Shelby thấy mình có nhiệm vụ phải cho vợ biết dự định thu xếp công việc của mình. Ông cũng có những lí lẽ để dự đoán rằng vợ ông sẽ phản đối kịch liệt. Bà Shelby chỉ hiểu chồng có một tấm lòng thương người, chứ không biết gì về sự dàn xếp công việc như trên của ông, nên bà rất chân thật khi tỏ ý không tin những lời ngờ vực của Eliza. Sự thật, bà chẳng chú ý đến việc ấy nữa; bà bận rộn sắm sửa để đi thăm bà con tối hôm ấy. […]
Người ta thường nói đến cảnh khốn cùng của nô lệ khi họ mất một người chủ tốt. Đúng vậy, bởi vì ở trên trái đất này, những con người ấy không có ai che chở và hết sức hoang mang. Một đứa trẻ mất cha mẹ, còn được bạn bè của cha mẹ và pháp luật che chở. Nó còn là một cái gì, nó có thể làm một cái gì, nó có một vị trí và những quyền lợi được công nhận.
Nhưng, người nô lệ, trước con mắt của pháp luật, thì chẳng khác gì một ba lô hàng hóa. Người nô lệ là một con người, con người bất tử, song nguyện vọng và nhu cầu của người ấy hoàn toàn do ý muốn của ông chủ, người có quyền tối cao và tuyệt đối, định đoạt. Nếu người chủ ấy mất đi, người nô lệ không còn gì nữa. Lúc Augustine tắt thở là lúc cả nhà khủng khiếp, sợ hãi.
Anh chết đi, bất ngờ, giữa cái tuổi đang sung sức. Mary, vốn yếu tinh thần vì cuộc sống thất thường, ở trong một tình trạng ác liệt, chị ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Người mà chị gắn bó bằng cuộc hôn nhân, bỏ chị ra đi, mà không nói được với chị một lời vĩnh biệt. Cô Ophelia ở bên cạnh em, cho đến khi em chết. Nhờ nghị lực và sức mạnh tinh thần của mình, cô vẫn sáng suốt trông nom được mọi việc trong nhà, làm cái gì có thể làm được và cùng cầu kinh với những người nô lệ xấu số.
Lúc thay quần áo cho người chết, người ta thấy trên ngực anh một cái đồ trang sức nhỏ; mở ra, thấy bức chân dung một thiếu nữ đẹp, có vẻ quý phái, và ở phía sau, một món tóc đen ép dưới một tấm kính. Dấu vết của một giấc mơ tuổi trẻ. Người ta chôn cái vật nhỏ ấy cùng với anh. Ý nghĩ về cuộc đời vĩnh cửu tràn ngập tâm hồn bác Tom. Bác làm những nhiệm vụ cuối cùng với người đã chết, mà không nghĩ rằng cái chết bất ngờ của ông chủ sẽ mãi mãi giam hãm bác trong cuộc đời nô lệ.
Thế rồi, đám tang với những băng tang và những bức rèm đen, những lời cầu nguyện, những khuôn mặt trịnh trọng. Sau đó, lại là cuộc đời bình thường hằng ngày, cuộc đời luôn luôn đặt ra một câu hỏi vĩnh viễn: Bây giờ, phải làm gì đây? Câu hỏi ấy cũng đến với Mary, lúc chị bận một bộ đồ đen, quây quần quanh chị là những người nô lệ lo âu, đang xem lại những băng tang và những khăn tang đen. Cô Ophelia cũng nghĩ đến câu hỏi ấy; cô có ý định quay trở về miền Bắc.
Và câu hỏi khủng khiếp ấy cũng đến với những người nô lệ. Họ biết quá rõ ràng tính độc đoán, không hề có chút tình cảm gì của bà chủ. Họ biết rằng cuộc đời dễ dãi trước kia là do ông chủ mà có. Bây giờ, ông chủ chết đi, mỗi khi Mary nổi nóng hay hạch sách điều gì, không còn ai che chở họ. Độ nửa tháng sau ngày đưa tang, cô Ophelia thấy tiếng gõ cửa. Cô mở cửa, thấy Rosa, cô gái lai xinh đẹp, đầu tóc rối bù, mắt mọng lên vì mới khóc.
Chị ta quỳ xuống, nắm lấy gấu áo cô Ophelia nói: – Cô Ophelia, cô Ophelia, cháu van cô, xin cô nói với bà chủ giúp cháu! Bà chủ bắt cháu ra ngoài nhà trừng giới chịu đòn, giấy của bà chủ đây. Chị đưa cho cô Ophelia một cái lệnh do tay Mary viết, giấy gửi lão chủ một nhà trừng giới: người mang giấy bị mười lăm roi. Cô Ophelia hỏi: – Tại sao thế? – Thưa cô, tính cháu không thuần, cô đã biết; cháu cũng biết như vậy là xấu. Lúc ấy, cháu thử áo cho bà, thì bà tát cháu. Thế là cháu nóng lên, cháu nói hỗn…
Xong rồi, bà chủ viết cho cháu tờ giấy này, bảo cháu mang ra đấy. Thà giết cháu còn ơn. Thưa cô, bà chủ hay cô đánh cháu thì không sao; nhưng đưa cháu vào tay một người đàn ông – cái thằng ghê tởm ấy. Nhục cho cháu quá! Cô Ophelia biết cái tục đưa đàn bà, con gái ra nhà trừng giới ấy; họ bị giao vào tay những đứa đàn ông đủ bỉ ổi để làm cái nghề này. Nhưng, trước khi thấy Rosa rũ rượi dưới chân mình, chưa bao giờ cô chú ý đến cái thực tế đen tối ấy.
Cô đỏ mặt lên vì tức giận, cái tức giận của một người vùng New England vốn độ lượng và yêu tự do. Nhưng cô là người thận trọng, làm chủ được mình, nên cô nén được cơn giận. Cô cầm tờ giấy nhàu trong tay, bảo: – Chị ngồi đây. Để tôi sang xin bà chủ cho. Ophelia thấy Mary đang ngồi ở ghế bành; bác Mammy chải đầu và Jane bóp chân cho chị. Cô Ophelia hỏi: – Hôm nay, mợ có được khỏe không?
Để trả lời, Mary thở dài não nuột và nhắm mắt lại. Nhưng rồi chị lấy một cái mùi soa viền đen giụi mắt, nói: – Tôi cũng không biết nữa. Hoàn cảnh tôi như thế này, tôi cũng cố mà phải khỏe thôi. Ophelia hắng giọng, như người ta thường làm để vào một để khó khăn: – Tôi gặp mợ để nói chuyện với mợ về con bé Rosa. Tức thì, Mary mở rõ to cặp mắt, đôi má vốn tái xanh đỏ lên; chị the thé hỏi: – Cái con bé ấy nó muốn gì? – Nó hối lỗi. – Thật à? Nó còn ở đây thì nó còn hối lỗi nữa. Nó hỗn láo, tôi chịu đựng từ lâu lắm rồi.
Để rồi tôi cho nó phải tàn phải hại với tôi. – Mợ có thể trừng phạt nó cách khác, cho nó đỡ nhục hơn không? – Đúng là tôi muốn làm cho nó phải nhục. Nó làm ra vẻ ta đây bà lớn, nó quên nó là thứ người gì! Tôi phải cho nó một bài học đích đáng. – Mợ ạ, nếu mợ làm cho con bé trong trắng ấy bị sỉ nhục, như vậy là mợ hủy hoại đời nó. Mary cười khinh bỉ: – Trong trắng!
Cái tiếng mới phù hợp với hạng người ấy làm sao! Tôi sẽ dạy cho nó biết rằng, mặc dầu nó làm ra vẻ bà lớn, nó không hơn con mẹ da đen khố rách áo ôm hạng bét ở ngoài phố. Cô Ophelia nói gắt: – Mợ tàn ác như thế, mợ sẽ phải tội với Trời! – Tàn ác? Làm thế có gì là tàn ác cơ chứ!
Tôi chỉ bảo cho đánh mười lăm roi nhẹ. Tôi thấy chẳng có gì là tàn ác cả. – Tôi tin chắc là người con gái nào cũng thà chết còn hơn. – Đó có thể là ý nghĩ của những người có cảm nghĩ như chị. Nhưng bọn này đã quen lắm rồi, chỉ có một cách ấy là trị được chúng nó. Tôi đã nhất định làm cho chúng nó phải ê chề. Tôi dạy cho chúng nó biết rằng bất cứ đứa nào ở cái nhà này ăn ở hỗn láo, là tôi đưa ra nhà trừng giới. Nghe những lời ấy, Jane cúi mặt xuống; chị biết là lời doa nạt ấy nhằm trực tiếp nói chị.
Cô Ophelia hình như sẵn sàng nổ bùng lên. Nhưng biết rằng tranh luận với loại người như thế là vô ích, cô cắn môi, đứng dậy, bước ra ngoài. Cô Ophelia thấy khổ tâm phải nói với Rosa, cô không giúp gì được chị ta cả. Một lát sau, một người nô lệ đến dẫn cô gái lai ra nhà trừng giới, mặc dầu chị khóc lóc, van xin thảm thiết. Mấy ngày sau, khi bác Tom đang đứng nghĩ ngợi ở ban công thì Adolph đến.
Từ ngày chủ chết, Adolph buồn rười rượi. Anh biết bà chủ rất ghét anh. Chủ còn sống anh không chú ý đến điều ấy. Nhưng, bây giờ, anh sợ run lên, anh không biết số phận anh sẽ ra sao. Mary cho mời công chứng viên đến. Sau khi đã liên hệ với em chồng, chị quyết định bán cái nhà và tất cả những người nô lệ, trừ những người thuộc của riêng chị; chị tính sẽ mang nô lệ của mình về đồn điền của cha chị.
Adolph hỏi bác Tom: – Chúng ta sắp bị mang ra bán đấy, bác có biết không? – Ai bảo anh thế? – Lúc bà nói chuyện với công chứng viên, tôi nấp sau rèm nghe. Chỉ mấy hôm nữa là người ta bán đấu giá chúng ta thôi, bác Tom ạ. Bác Tom thở dài, hai tay khoanh trước ngực: – Cầu Chúa thực hiện ý định của chúa! – Không bao giờ gặp được ông chủ như thế.
Nhưng thà bị bán đi nơi khác còn hơn ở với bà chủ này. Bác Tom quay mặt đi, lòng thắt lại. Tự do, hình ảnh vợ bác và các con bác hiện lên trước mắt bác, như một người thủy thủ sắp chết đuối, được một làn sóng đưa lên mặt nước, làm cho anh ta trông thấy lần cuối cùng gác chuông và những mái nhà nơi quê hương… Bác đi tìm cô Ophelia; từ khi Eva mất đi, cô đối xử với bác rất tốt.
Bác nói: – Thưa cô Ophelia, lúc còn sống, ông Augustine hứa cho tôi được tự do. Ông đã bắt đầu làm thể thức, xin cô nói với bà chủ, may ra bà tôn trọng ý muốn của ông Augustine. – Tôi sẽ bênh vực bác. Nếu việc này chỉ do một mình bà Augustine quyết định, thì tôi ít hi vọng. Nhưng tôi sẽ cố hết sức. Cô Ophelia chuẩn bị trở về miền Bắc; cô nghĩ rằng trong việc của Rosa, có lẽ cô đã hơi nóng quá trong khi bàn bạc với Mary, nên lần này, cô quyết định sẽ tìm cách êm dịu, nhẹ nhàng hơn. Cô cầm áo đan, vào buồng Mary, quyết tâm dùng tất cả tài ngoại giao của mình để bàn việc bác Tom.
Mary nằm dài trên đi-văng, tì khuỷu tay trên gối. Jane vừa ra phố mua hàng về; chị đang bày ra những tấm khăn choàng đen, rất mỏng. Mary nói: – Đẹp đấy. Tôi chọn tấm này, nhưng không ra vẻ khăn tang lắm. – Thưa bà, đúng khăn tang đấy chứ ạ. – Jane đáp. – Hè năm ngoái, bà đại tướng Derbennon cũng dùng khăn này, sau khi ông đại tướng chết. Trông đẹp tuyệt.
Mary hỏi Ophelia: – Chị thấy thế nào? – Cũng tùy thời trang… mợ khéo chọn hơn tôi chứ. – Chỉ biết là đến hôm nay, tôi vẫn chưa có khăn tang. Tuần sau đã đi rồi, nhất định phải chọn thôi. -Mợ đi sớm thế à? – Em anh Augustine viết thư cho tôi bảo đồng ý với ông công chứng viên, nên bán cái nhà này với các đứa nô lệ ngay; việc bán chác tôi sẽ giao cho công chứng viên.
Cô Ophelia nói: – Tôi muốn nói với mợ một câu chuyện. Cậu Augustine có hứa sẽ giải phóng cho bác Tom; cậu ấy đã làm xong những thể thức đầu tiên rồi. Tôi mong mợ sẽ dùng ảnh hưởng của mợ để làm cho xong cái… Mary ngắt lời: – Tôi không nghĩ đến việc ấy. Tom là một đứa nô lệ tốt nhất của chúng tôi; bán nó sẽ được giá; tôi đời nào chịu thiệt như thế. Vả lại, được tự do thì nó làm gì?
Nô lệ, nó còn sướng gấp mấy! – Bác ấy mong được tự do lắm; cậu Augustine đã hứa rồi. – Chúng nó, đứa nào cũng muốn được tự do, đứa nào cũng bất mãn. Chúng nó muốn cái gì chúng nó không có. Tôi, tôi chống lại việc giải phóng nô lệ. Bắt một đứa da đen làm nô lệ thì nó biết cách ăn ở; giải phóng nó, nó thành lười biếng, nó không chịu lao động, nó rượu chè be bét.
Chính tôi thấy hàng trăm trường hợp như thế. Giải phóng chúng nó có phải là giúp đỡ chúng nó đâu. – Bác Tom là người thận trọng, chăm chỉ, ngoan đạo.. – Đừng nói với tôi điều ấy, vô ích. Tôi đã thấy hàng trăm đứa như nó, nhưng khi chúng nó còn là nô lệ kia. Mợ nên nghĩ lại, nếu mợ bán bác ta, bác ta có thể rơi vào tay một người chủ không tốt. – Hừ! Trong một trăm người chủ, chưa chắc đã có một người chủ không tốt; người ta chỉ hay nói láo.
Tôi sinh ở miền Nam này, tôi lớn lên ở miền Nam này; tôi chưa bao giờ thấy một người chủ nào không đối xử đúng đắn với nô lệ, tùy theo công sức của từng đứa. Về điểm này, tôi chẳng e ngại gì cả. Cô Ophelia quả quyết nói: – Được. Nhưng tôi biết, một trong những ý muốn cuối cùng của cậu Augustine là giải phóng bác Tom; cậu ấy đã hứa với cả Eva, khi Eva gần chết nữa. Tôi nghĩ mợ không có quyền vi phạm lời hứa ấy. Mary lấy mùi soa ôm mặt khóc; chị lấy ống thuốc, hít lấy hít để.
Rồi chị rên la: – Tất cả mọi người đều chống lại tôi!… Thật không biết nể mặt tôi!… Tôi không ngờ chị, chị lại nhắc đến những nỗi khổ nhục của tôi. Tôi có độc một đứa con gái, nó chết đi, tôi héo ruột héo gan. Tôi có một người chồng hợp với ý tôi, chồng cũng chết! Chị chẳng biết thương tôi, chị nhắc lại chồng con một cách lạnh nhạt như thế, chị không biết tôi đau xót đến ngần nào!
Chắc là ý định của chị cũng tốt, song chị vụng về lắm! Mary cứ thế khóc hoài; chị bảo bác Mammy mở cửa sổ, mang cho chị lọ long não, dấp nước nóng lên trán, tháo dây lưng cho chị… Cô Ophelia thừa lúc ấy chạy về phòng mình. Trở lại vấn đề này với Mary thực là vô ích, cô biết thừa điều ấy.
Cô chỉ còn một cách tốt nhất, là viết thư cho bà Shelby trình bày rõ ràng tình cảnh bác Tom hiện nay, nhấn mạnh bà nên tìm cách cứu giúp bác Tom. Ngay hôm sau, bác Tom, Adolph và năm, sáu người nô lệ khác bị dẫn đến kho chứa nô lệ, đợi một gã lái buôn nào muốn mua họ cho đủ một “lô” để mang ra chợ bán. […]
Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm ✨ Người Thầy Đầu Tiên ✨
Tóm Tắt Túp Lều Bác Tom
Túp Lều Bác Tom là một tác phẩm nổi tiếng của Harriet Beecher Stowe, xuất bản năm 1852. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của các nhân vật chính, trong đó có bác Tom, một người nô lệ da đen và các nhân vật xung quanh anh.
Bác Tom sống trong một túp lều nhỏ cùng với gia đình ông chủ, một gia đình tốt bụng nhưng cũng là chủ nhân của anh. Tuy nhiên, sau khi ông chủ gặp khó khăn tài chính, bác Tom bị bán cho một chủ nhân mới, Simon Legree, một người vô nhân đạo và tàn ác.
Dưới sự cai trị của Legree, cuộc sống của bác Tom trở nên cực khổ hơn bao giờ hết. Anh bị tra tấn và bắt buộc phải làm việc vất vả trong đồn điền trồng bông ở miền Nam nước Mỹ. Mặc dù gặp nhiều gian nguy, bác Tom vẫn giữ vững lòng trung thực và lòng nhân ái của mình.
Cuối cùng, bác Tom hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ một người nô lệ khác và từ bỏ sự thèm khát tự do của mình. Câu chuyện kết thúc với sự hiểu biết và tiếc nuối từ phía các nhân vật khác về tinh thần cao cả của bác Tom và sự không công bằng của hệ thống nô lệ. Túp lều bác Tom là một tác phẩm đầy cảm hứng, lên án nô lệ và khích lệ tinh thần tự do và nhân đạo.
Có thể bạn sẽ quan tâm tác phẩm 🌱 Bầy Chim Chìa Vôi 🌱
Ý Nghĩa Truyện Túp Lều Bác Tom
Túp Lều Bác Tom không chỉ là một câu chuyện về cuộc đấu tranh của những người nô lệ da đen để giành lại tự do và nhân phẩm, mà còn là một tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc về sự tự do, nhân quyền và tình người. Cụ thể như:
- Tác phẩm là một lời kêu gọi chống lại bạo lực và bất công trong mọi hình thức, đặc biệt là chống lại chế độ nô lệ và sự áp bức của nó.
- Bằng cách tập trung vào nhân vật như bác Tom, Eliza và George, câu chuyện nhấn mạnh giá trị và tôn trọng con người, bất kể tình trạng xã hội hay màu da.
- Những nhân vật như Eliza và bác Tom biểu hiện sự hy sinh và lòng can đảm để bảo vệ những người thân yêu và đấu tranh cho tự do của họ.
- Lên án Pháp luật nước Mỹ khi đó đã bênh vực chế độ nô lệ, cho phép đánh đập xiềng xích, giết chết những người da đen vô tội và trừng trị những ai che chở người nô lệ.
Bài Học Rút Ra Từ Túp Lều Bác Tom
Một số bài học ý nghĩa rút ra từ tác phẩm Túp lều bác Tom có thể kể đến như:
- Bác Tom và các nhân vật khác trong tác phẩm đều trải qua những gian khổ và thử thách, nhưng họ luôn giữ vững lòng tự trọng và tôn trọng cho nhau. Đoàn kết và sự đồng lòng giữa họ đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn.
- Tác phẩm là một bài học sâu sắc về quyền tự do và khát vọng tự do của con người. Từ việc Eliza dũng cảm bỏ trốn để bảo vệ con trẻ của mình đến sự hy sinh cuối cùng của bác Tom, tác phẩm thể hiện rằng tự do là điều không thể thỏa hiệp và đáng để bảo vệ.
- Tác phẩm như là một lời kêu gọi chống lại sự bất công và áp bức. Cuộc đấu tranh của những người nô lệ và những người ủng hộ họ trong tác phẩm là một minh chứng rõ ràng cho việc không nên chấp nhận sự bất công và phải đứng lên chống lại nó.
Xem ngay phân tích tác phẩm 🌼 Đi Lấy Mật 🌼 ngắn gọn
Đọc Hiểu Tác Phẩm Túp Lều Bác Tom
Tác phẩm Túp lều bác Tom là một tiểu thuyết văn học lịch sử có ý nghĩa lớn trong lịch sử văn học và chính trị của Hoa Kỳ. Dưới đây là phần đọc hiểu tác phẩm, hãy cùng tham khảo nhé!
- Câu 1: Ai là tác giả của tác phẩm Túp lều bác Tom?
👉 Đáp án: Harriet Beecher Stowe là một nhà văn người Mỹ, sinh năm 1811 và mất năm 1896. Bà là một trong những tác giả quan trọng nhất trong văn học chống nô lệ ở Hoa Kỳ.
- Câu 2: Thông điệp mà tác phẩm Túp lều bác Tom muốn gửi tới mọi người là gì?
👉 Đáp án: Túp Lều Bác Tom không chỉ là một câu chuyện về cuộc đấu tranh giành tự do của người nô lệ, mà còn là một lời kêu gọi chống lại sự bất công và áp bức trong mọi hình thức. Tác phẩm đề cao giá trị của lòng nhân ái, tôn trọng con người và sự hy sinh để bảo vệ những điều đó.
- Câu 3: Tác phẩm Túp lều bác Tom ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?
👉 Đáp án: Túp lều bác Tom đã góp phần quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức xã hội về vấn đề nô lệ ở Hoa Kỳ và đã đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sự phản đối chống lại nô lệ. Tác phẩm đã tạo ra một làn sóng tranh luận và ảnh hưởng lớn tại thời điểm của nó và tiếp tục được coi là một tác phẩm quan trọng trong văn học Mỹ.
Giá Trị Nghệ Thuật Truyện Túp Lều Bác Tom
Để làm nên thành công của một tác phẩm thì giá trị nghệ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
Tác phẩm Túp lều bác Tom đã xây dựng hệ thống các nhân vật phong phú, đa chiều, từ bác Tom, một người nô lệ tốt bụng và trung thành, đến Simon Legree, một kẻ chủ nô tàn bạo. Sự phức tạp trong tính cách của nhân vật làm tăng thêm sự hấp dẫn và hiệu quả của câu chuyện.
Bên cạnh đó tác phẩm khắc họa một cách chân thực những gì người nô lệ phải trải qua, tạo ra những tình huống cảm động và rút ra những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ từ độc giả. Đặc biệt, Harriet Beecher Stowe sử dụng ngôn từ một cách tinh tế và mô tả chi tiết để tạo ra hình ảnh sống động và tạo nên một không gian văn học đặc biệt cho độc giả. Tác giả cũng sử dụng các ngôn từ sáng tạo để diễn đạt làm nổi bật những ý tưởng và cảm xúc trong câu chuyện.
Đừng vội bỏ lỡ phân tích 🌻 Đi Bộ Ngao Du 🌻 nội dung, nghệ thuật
Bố Cục Truyện Túp Lều Bác Tom
Bố cục của tác phẩm Túp lều bác Tom có thể được phân thành các phần chính sau:
- Phần 1: Giới thiệu nhân vật và vấn đề xung đột: Phần đầu của truyện giới thiệu các nhân vật chính và môi trường sống của họ, đặc biệt là bác Tom và gia đình Shelby, chủ nhân cũ của anh. Một vấn đề xuất hiện khi gia đình Shelby đối mặt với khó khăn tài chính và phải bán bác Tom và những người nô lệ khác để trả nợ. Xung đột tăng lên khi bác Tom rơi vào tay của Simon Legree, một kẻ chủ mới tàn nhẫn.
- Phần 2: Diễn biến câu chuyện: Trong quá trình cuộc sống với Simon Legree, các nhân vật trải qua sự phát triển và thử thách. Bác Tom giữ vững lòng tin và tình yêu thương dù bị đối xử tàn nhẫn. Đỉnh điểm của câu chuyện xảy ra khi bác Tom đối mặt với bạo lực và tử vong dưới bàn tay của Simon Legree.
- Phần 3: Kết thúc câu chuyện với các tình tiết được giải quyết khi các nhân vật khác như George Harris và Eliza Harris được tái hợp và tìm thấy hạnh phúc, trong khi bác Tom được tưởng nhớ là một biểu tượng của lòng nhân ái và tình yêu thương.
Tìm hiểu thêm phân tích ⚡ Chiếc Lá Cuối Cùng ⚡ngắn gọn
5+ Mẫu Phân Tích, Cảm Nhận Về Tác Phẩm Túp Lều Bác Tom Hay Nhất
Dưới đây là top 5+ mẫu phân tích, cảm nhận về tác phẩm Túp lều bác Tom hay nhất, hãy cùng Thohay.vn đón đọc ngay nhé.
Cảm Nhận Về Tác Phẩm Túp Lều Bác Tom Ngắn Nhất
Tác phẩm “Túp Lều Bác Tom” không chỉ là một câu chuyện, mà là một tấm gương phản ánh sâu sắc về nạn buôn bán nô lệ, nơi con người trở thành món hàng trao đổi, bị mua bán và bị lợi dụng vì lợi nhuận. Bác Tom, nhân vật chính của câu chuyện, là biểu tượng của tầng lớp nô lệ da đen, trải qua hàng loạt cực khổ, bị tra tấn tàn nhẫn, bị cướp đoạt lao động, và bị tách rời gia đình. Cuối cùng, để bảo vệ phẩm giá và lòng trung thực của mình, bác Tom đành hy sinh, chết trong căn phòng làm việc tại một đồn điền trồng bông ở miền Nam Hoa Kỳ.
“Túp Lều Bác Tom” không chỉ là một quyển sách, mà là một hành trình đầy cảm xúc, kéo bạn vào cuộc sống của những nhân vật được tạo ra bởi Harriet B. Stowe. Tác giả tôn vinh lòng trung thực và giá trị con người của những nô lệ da đen, họ khát khao tự do và mong muốn được giải phóng.
Đồng thời, tác phẩm cũng lên án những kẻ chủ nô lệ và hệ thống pháp luật thời đó, với việc ủng hộ một chế độ nô lệ tàn bạo và thiếu nhân phẩm. “Túp Lều Bác Tom” là một lời kêu gọi, khích lệ những con người có lương tâm đứng lên, đấu tranh, và tiêu diệt những bất công.
Nếu bạn quan tâm đến vấn đề phân biệt chủng tộc và nhân quyền, không thể bỏ qua “Túp Lều Bác Tom” của Harriet Beecher Stowe. Đây là một tác phẩm kinh điển, một tấm gương của sự quyết tâm và nhân văn của một phụ nữ, người đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho một thế giới công bằng và tự do cho những người nô lệ da đen.
Cảm Nhận Về Tác Phẩm Túp Lều Bác Tom Đặc Sắc
Túp lều Bác Tom là một tác phẩm đầy ấn tượng và sâu sắc. Khi đọc tác phẩm này, bạn không chỉ được tiếp xúc với một câu chuyện đầy cảm xúc về sự đấu tranh cho tự do và công bằng mà còn cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thương và lòng nhân ái.
Tác phẩm được xem như là một bức tranh sống động về cuộc sống dưới chế độ nô lệ ở Mỹ. Những tình tiết về sự tàn bạo, sự tuyệt vọng và nỗi đau của những người nô lệ đã được mô tả một cách chân thực và rất xúc động. Bạn sẽ cảm nhận được mức độ bất công và cực hình mà những người nô lệ phải chịu đựng hàng ngày.
Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất của Túp lều Bác Tom là thông điệp về lòng nhân ái và tình yêu thương. Bác Tom, như một biểu tượng cho lòng nhân từ và tinh thần vượt qua mọi khó khăn, đã lan tỏa sự sáng ngời và hy vọng trong cuộc đời của những người xung quanh. Tác phẩm như dạy chúng ta về sức mạnh của tình yêu và lòng nhân từ, và cách chúng có thể làm thay đổi cuộc sống của mỗi người.
Tác phẩm không dừng lại chỉ là một tác phẩm bình thường mà là một bài học về sự đoàn kết và đấu tranh cho sự công bằng. Nó khơi dậy trong người đọc những cảm xúc mạnh mẽ và khao khát thay đổi xã hội. Tác phẩm này đã và vẫn đang làm thay đổi tư duy và hành động của nhiều người, đánh thức họ khỏi sự thờ ơ và khuyến khích họ tham gia vào cuộc đấu tranh cho những giá trị cao cả như tự do và nhân quyền.
Tóm lại đây là một tác phẩm vĩ đại với thông điệp vĩnh cửu về tình yêu thương và sự công bằng và nó sẽ tiếp tục sống mãi trong lòng của những người đọc và lan tỏa tầm ảnh hưởng của mình qua thời gian.
Đón đọc thêm về 🍀 Đánh Nhau Với Cối Xay Gió 🍀nội dung, nghệ thuật
Bài Văn Phân Tích Tác Phẩm Túp Lều Bác Tom Hay Nhất
Túp lều bác Tom được xuất bản năm vào 1852, đây là tiểu thuyết do nữ nhà văn người Mỹ Hardware Beecher Stowe chắp bút. Tác phẩm đã tái hiện cuộc đời thống khổ của những nô lệ da đen trong nạn phân biệt chủng tộc đầy khốc liệt ở miền Nam nước Mỹ lúc bấy giờ.
Tác phẩm không chỉ ca ngợi tấm lòng nhân hậu và phẩm giá của những số phận da màu mà còn lên án pháp luật ở xã hội nước Mỹ với nhiều chế độ vô nhân đạo. Để rồi, tác giả đã khích lệ, kêu gọi những con người bị đối xử bất công đứng lên đòi lại tự do, lẽ phải.
Túp lều bác Tom được sáng tác dựa trên kinh nghiệm và sự đồng cảm của nhà văn. Bởi bản thân Harriet Beecher từng sinh sống ở Kentucky, một tiểu bang ủng hộ chế độ nô lệ nên bà luôn quen thuộc với chủ đề nô lệ, phong trào bãi nô và Tuyến hỏa xa ngầm.
Harriet Beecher viết Túp lều bác Tom bằng tất cả sự đồng cảm và nhân hậu nhưng không vì thế mà ngòi bút ấy bỏ qua hay che dấu hiện thực khốc liệt. Những cuộc buôn bán người diễn ra một cách tàn bạo ngay từ những trang đầu.
Bác Tom bị xem như một món hàng được đem ra trao đổi không hơn không kém. Bác Tom được trả với giá cao bởi chính sự trung thực và tốt bụng của mình. Như một lẽ thường tình, mọi việc diễn ra một cách hiển nhiên như bao cuộc buôn người khác ở Mỹ lúc bấy giờ.
Cuộc đời của bác Tom có lẽ là hình ảnh gây ám ảnh nhất đối với độc giả. Nhân vật nô lệ da đen tội nghiệp ấy vốn được biết đến là một người hiền lành, chân thật và giàu tình yêu thương. Gia đình bác Tom sống trong một túp lều gỗ nhỏ cạnh vườn, được ông bà chủ hết mực tín nhiệm và tôn trọng.
Là người trung thành với chủ nhân một cách tuyệt đối, ngay cả khi có cơ hội được giải thoát, bác cũng không màng đến nó. Chế độ nô lệ tàn bạo có thể tước đoạt quyền tự do và giam cầm thân thể ấy nhưng không thể biến bác Tom trở nên vô cảm.
Bác không màn đến mạng sống để đứng lên bảo vệ danh dự và giúp đỡ mọi người, ấy thế mà số phận nghiệt ngã lại không cho con người dũng cảm ấy nhận được một hạnh phúc trọn vẹn với những gì bản thân đã cho đi.
Chúng ta đều tin rằng, thế giới bên kia sẽ cho bác cuộc sống tự do xứng đáng với cốt cách thanh cao của một người nô lệ tội nghiệp. Bác Tom và những người có chung số phận là hiện thân cho tấm lòng cao cả bị vùi dập bởi hiện thực tàn nhẫn, khốc liệt.
Không chỉ giới hạn ở đó, cuốn sách cũng đề cập đến câu chuyện của những nô lệ da đen khác, như chị Elisa, người mang trong mình trái tim yêu thương vô biên của một người mẹ. Ông chủ, vì nợ nần, buộc phải bán con của Elisa. Trước khi quyết định đó được thực hiện, Elisa đã dũng cảm đưa con trốn khỏi bàn tay của số phận.
Hành trình trốn chạy của hai mẹ con Elisa không hề dễ dàng. Chị phải nhanh chóng tìm cách thoát khỏi bọn buôn người đang đuổi theo phía sau. Không giống như bác Tom, Elisa đã gặp lại Gioocgiơ, chồng của mình, và họ cùng nhau bắt đầu một cuộc sống mới, an lành và hạnh phúc.
Những người nô lệ da đen ấy luôn khát khao hạnh phúc về một xã hội tự do, công bằng và bình đẳng. Túp lều bác Tom là bản án đanh thép mà Harriet Beecher Stowe đã dùng để lột trần chế độ phân biệt chủng tộc với bộ mặt tàn bạo, tước đoạt quyền lợi vốn có của con người.
Mẫu Phân Tích Tác Phẩm Túp Lều Bác Tom Ngắn Gọn
Túp lều Bác Tom của Harriet Beecher Stowe là một trong những tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng nhất của văn học Mỹ. Được xuất bản vào năm 1852, cuốn tiểu thuyết này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào chống nô lệ ở Hoa Kỳ và trở thành một biểu tượng của phong trào phản đối nô lệ trên toàn thế giới.
Túp lều Bác Tom được viết vào thời kỳ Mỹ đang trải qua một thời điểm đầy biến động về chính trị và xã hội. Tình hình nô lệ đang gây tranh cãi trên khắp đất nước, khiến cho sự chia rẽ giữa các vùng miền ngày càng sâu sắc. Tác phẩm phản ánh rõ ràng những tác động của nô lệ đối với cả những người chủ và những người nô lệ.
Tác phẩm có một loạt nhân vật đa dạng, từ những người nô lệ như Tom, Eliza và George, đến những người chủ như Simon Legree và Augustine St. Clare. Mỗi nhân vật đều được xây dựng với độ phức tạp riêng, đóng góp vào việc phản ánh các khía cạnh khác nhau của cuộc sống và con người trong xã hội Mỹ của thời kỳ đó.
Một trong những chủ đề chính của Túp lều Bác Tom là sự tự do và nhân quyền. Tác phẩm phản ánh sự đấu tranh của những người nô lệ và những người ủng hộ họ trong việc chống lại hệ thống nô lệ tàn bạo. Nó cũng nói về lòng nhân từ và tình yêu thương, cũng như ý thức về sự bất công và nỗi đau của những người bị áp bức.
Harriet Beecher Stowe sử dụng một phong cách viết sâu sắc và chân thành để mô tả những sự kiện và cảm xúc trong tác phẩm. Cô tái hiện một cách chân thực cảnh quan và tâm trạng của nhân vật, tạo nên một câu chuyện sống động và sâu sắc.
Túp lều Bác Tom đã có ảnh hưởng to lớn đối với xã hội Mỹ và toàn cầu. Tác phẩm đã làm tăng sự nhận thức về vấn đề nô lệ và đã góp phần vào việc thúc đẩy phong trào phản đối nô lệ ở Mỹ. Nó cũng đã tạo ra một tinh thần đoàn kết và nhân ái, kêu gọi mọi người cùng đứng lên chống lại sự bất công và đấu tranh cho sự tự do và nhân quyền.
Bài Phân Tích Tác Phẩm Túp Lều Bác Tom Đầy Đủ Ý
Như một bức tranh hiện thực u ám đau khổ nhưng cũng đầy tính nhân văn và tình yêu thương con người…. Túp lều bác Tom là tiếng nói tha thiết của một tâm hồn trong sáng, tử tế khát khao mong mỏi sự giải thoát cho những người nô lệ da đen khốn khổ phải chịu đựng sự đàn áp, đánh đập, bất công và khinh miệt của những người chủ da trắng trên đất Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX…
Túp lều bác Tom là câu chuyện kể về một người nô lệ da đen rất tốt bụng, chăm chỉ và luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người thường được gọi là Bác Tom… Cho dù Bác Tom rất tử tế và hiền lành chăm chỉ, nhưng với thân phận là một nô lệ, bác đã bị đem buôn bán như một món hàng hóa, tuy rằng trong những lần đó, bác Tom đã gặp được nhiều người chủ đối xử rất tốt với mình, nhưng khao khát tột cùng của bác chính là sự tự do, tự do cho chính mình và cho gia đình của mình.
Đã có những lúc, bác tưởng rằng mình đã chạm được vào giấc mơ đó, nhưng sự đời lại không chiều lòng người, ông chủ tốt bụng đang làm những thủ tục cuối cùng để trả lại sự tự do cho bác Tom đã chết khi cố gắng can ngăn hai kẻ đánh nhau trong một quán rượu… Vậy là bác Tom một lần nữa bị bán, nhưng lần này người chủ của bác là một tên thô bỉ, độc ác và khốn nạn, chỉ vì giúp đỡ những người nô lệ khác mà bác bị đánh đập dã man và tàn bạo… để cuối cùng khi con của người chủ cũ tốt bụng đem tiền đến chuộc lại bác về với gia đình thì mọi chuyện đã quá muộn….
Trước khi chết… Bác Tom vẫn tràn đầy lòng yêu thương con người vô hạn nó được thể hiện trong những lời cuối cùng khi Bác nói: “Ôi, cậu George, cậu đến quá muộn rồi! Đừng kể với bà nhà tôi rằng cậu đã gặp tôi trong tình trạng thế nào. Hãy bảo bà ấy là tôi không bao giờ quên nghĩ đến các con tôi… Mong chúng trung thực và nhân hậu như tôi đã từng cố như thế… Hãy hôn tất cả mọi người ở nơi đó cho tôi.”… Đó là những lời nói của một nhân cách tuyệt vời.
Không quá cầu kỳ trong chi tiết và bóng bẩy trong câu chữ, nhưng xuất phát từ một tình yêu thương cao cả, Harriet beecher Stowe đã viết Túp lều Bác Tom với một giọng văn gần gũi, giản dị, chan chứa tình cảm thiên chúa bao lao… Mạch văn không rườm già, hay cố gắng sử dụng những kỹ xảo văn chương phức tạp, cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện chân thật, dung dị toát lên tình cảm con người.
Không những là một bản cáo trạng lên án mạnh mẽ chế độ nô lệ da đen, tố cáo sự bất công của luật pháp Hoa Kỳ thời bấy giờ, Túp lều Bác Tom còn là một bài học, một tấm gương khắc họa những con người tốt đẹp và đầy lòng nhân ái, chan chứa tình cảm yêu thương tha thiết đối với tất cả mọi người, dù là da đen hay da trắng….
Ra đời năm 1852, Túp lều bác Tom đã làm dậy lên một làn sóng mạnh mẽ chống lại chế độ nô lệ, từ đó châm ngòi cho cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc của Hoa Kỳ nhằm giải quyết mâu thuẫn này. Để nói lên tầm ảnh hưởng của cuốn sách, một câu chuyện kể lại rằng, khi Harriet tiếp kiến tổng thống Lincoln năm 1962, ngay khi gặp bà Lincoln đã phải thốt lên: “Vậy ra bà là người phụ nữ nhỏ bé đã viết nên tác phẩm gây ra cuộc chiến vĩ đại này.”
Sau khi viết Túp lều bác Tom Harriet Beecher Stowe đã đi khắp châu Âu để thuyết trình về cuốn sách và đẩy mạnh phong trào bãi nô trên toàn thế giới, Sự ảnh hưởng của bà lan tỏa mạnh mẽ khắp nước Anh và là nguyên nhân để nước Anh đứng ngoài vòng nội chiến giữa hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ.
Đây là một tác phẩm văn học không những cho ta thưởng thức vẻ đẹp của văn chương mà còn giúp cho ta hiểu thêm về thời kỳ chiếm hữu nô nệ trong lịch sử nước Mỹ… Túp lều bác Tom sẽ giúp ta có thêm niềm tin vào sự tươi đẹp của cuộc sống và lòng nhân từ tốt bụng của con người…
Dù ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, chế độ xã hội nào, vùng miền địa lý nào cũng sẽ luôn xuất hiện những tấm lòng cao cả, khoan dung nhân hậu và đầy tình thương yêu, những nhân cách với tâm hồn tinh khiếp không bao giờ để sự thối nát của môi trường hay sự khốn nạn của con người xung quanh làm mình bị vẩn đục… Hãy yêu thương nhiều hơn nữa và chính tình yêu thương sẽ giúp cảm hóa con người, cho dù là những người xấu xa nhất..
Chia sẻ cho bạn đọc 🌷 Cô Bé Bán Diêm 🌷 phân tích đầy đủ nhất