Bài Thơ Bạn Cát Mầm Non (Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án)

Thohay.vn chia sẻ đến bạn về bài thơ Bạn Cát với các thông tin hữu ích như nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa và giáo án chi tiết từ A – Z.

Nguồn Gốc Bài Thơ Bạn Cát

Bài thơ “Bạn Cát” xuất phát từ nhu cầu giáo dục và khám phá của trẻ về tự nhiên và các vật liệu xung quanh, trong đó có cát. Bằng cách tìm hiểu về cát, trẻ em có cơ hội nhận biết về các đặc điểm, tính chất của nó, cũng như ứng dụng và lợi ích trong cuộc sống hàng ngày.

Từ việc khám phá và hiểu biết về cát, trẻ em có thể phát triển kỹ năng quan sát, tư duy logic, cũng như ý thức bảo vệ môi trường. Tóm lại, bài thơ “Bạn Cát” không chỉ là một cách để trẻ em hiểu biết về cát mà còn là một phương tiện giáo dục giúp khơi gợi sự tò mò và khám phá của trẻ về thế giới xung quanh.

Giới thiệu đến bạn 👉 Bài Thơ Đôi Dép 👉 nội dung, hình ảnh, giáo án

Lời Bài Thơ Bạn Cát Mầm Non

Dưới đây là lời bài thơ Bạn Cát mầm non, hãy cùng đón đọc ngay nhé.

Bạn cát
Tác giả: Chưa rõ

Vốc lên từng nắm cát
Thả nhẹ xuống chân mình
Êm êm và thích thích
Li ti và xinh xinh

Cát như là bạn ấy
Có ở khắp mọi nơi
Nắng trời nung không cháy
Nước ngập đầy không tan

Cát thì không để ăn
Như bánh hay như quả
Lầm lì đến kỳ lạ
Giữa mênh mang bạt ngàn.

Thohay.vn chia sẻ ✔ Bài Thơ Làm Đồ Chơi ✔ nội dung, hình ảnh, giáo án

Ý Nghĩa Bài Thơ Bạn Cát

Ý nghĩa của bài thơ “Bạn Cát” đó là khơi gợi sự tò mò và khám phá của trẻ về tự nhiên thông qua việc tìm hiểu về cát – một phần tự nhiên phổ biến và quen thuộc. Bài thơ không chỉ đơn thuần miêu tả về cát mà còn tập trung vào việc giới thiệu cho trẻ biết về các đặc điểm, tính chất cũng như ứng dụng của cát trong cuộc sống hàng ngày.

Trong bài thơ, trẻ được hướng dẫn nhận biết rằng cát là một phần của tự nhiên, xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên trái đất. Điều này giúp trẻ hiểu về sự phong phú và đa dạng của thế giới tự nhiên xung quanh họ.

Đón đọc thêm 👉 Bài Thơ Lúa Mới 👉 hình ảnh, giáo án

Giáo Án Bài Thơ Bạn Cát Mầm Non

Tham khảo ngay mẫu giáo án bài thơ Bạn Cát mầm non được Thohay.vn biên soạn chi tiết dưới đây nhé.

I. Mục đích yêu cầu

  • Kiến thức: Trẻ đọc thuộc bài thơ “Bạn cát” nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ
  • Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, cung cấp vốn từ cho trẻ, rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, khả năng ghi nhớ và cảm thụ vẻ đẹp trong thơ ca, rèn tiếng việt cho trẻ (liti)
  • Thái độ: Trẻ yêu thích bài thơ, hiểu được ý nghĩa của cát đối với con người. Trẻ biết rửa tay sạch sẽ sau khi nghịch đất, cát

II. Chuẩn bị

  • Đồ dùng của cô: Tranh thơ minh hoạ nội dung bài thơ “Bạn cát”, nhạc bài hát “Nghịch cát”
  • Đồ dùng của trẻ: 2 chậu cát nhỏ, 2 chậu nhựa, 2 bát nhựa, 8 điểm ziczắc

III. Hướng dẫn

Hoạt động của côHoạt động của trẻ
1, Hoạt động trò chuyện:
– Cho cả lớp hát bài: “Nghịch cát”, nhạc và lời
Yên Lan. Cô trò chuyện cùng trẻ về bài hát về chủ đề.
– Cô giáo dục trẻ. hướng trẻ vào bài
– Trẻ hát, trò truyện
cùng cô
– Trẻ lắng nghe
2, Hoạt động học:
2.1, Cô đọc mẫu giảng nội dung – Cô đọc thơ lần 1: Diễn cảm
– Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
– Cô cho trẻ quan sát hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ cho trẻ quan sát và nhận xét.
+ Trong hình ảnh có những ai đây?
+ Bạn nhỏ đang làm gì?
– Giảng nội dung: Bài thơ nói về em bé được chơi với cát, li ti và êm êm, em bé cảm thấy rất thích, em bé coi cát như bạn và những hạt cát nung không cháy, nước ngập không tan, cũng không thể ăn rất là ki la
– Cô đọc thơ diễn cảm lần 2: Kết hợp tranh minh họa
– Lần 3: Cô mời cả lớp mình đọc thơ theo cô 1 lần
2.2, Giảng trích dẫn, đàm thoại qua tranh
* Cô đọc 4 câu thơ đầu
“Vốc lên từng nắm cát
Thả nhẹ xuống chân mình
Êm êm và thích thích
Li ti và xinh xinh”
Cô đưa tranh trích dẫn cho trẻ quan sát: Ở 4 câu
thơ này nói lên em bé được chơi với những hạt cát
êm êm, nhỏ li ti, e bé cảm thấy rất thích thú
– Em bé được chơi với cái gì?
– Em bé cảm thấy như thế nào?
– Hạt cát như thế nào?
* Cô đọc 4 câu thơ tiếp
” Cát như là bạn ấy
Có ở khắp mọi nơi
Nắng trời không nung cháy
Nước ngập đầy không tan”
– 4 câu thơ trên nói lên hình ảnh cát có ở khắp mọi nơi, cát nung không cháy, nước ngập cũng | không tan
– Cát có ở những đâu?
– Khi trời nắng cháy thì cát như thế nào?
– Khi nước ngập thì cát làm sao? 
* Cô đọc 4 câu thơ cuối:
“Cát thì không thể ăn
Như bánh hay như quả
Lầm lì đến kì lạ
Giữa mênh mông bạt ngàn”
– 4 câu thơ trên nói về hạt cát không thể ăn, hạt cát thì mênh mông và lầm lì rất kì lạ
– Cát thường dùng để làm gì? có thể ăn không?
– Hạt cát được miêu tả như thế nào?
– Cát ở những đâu?
* Từ khó: “Li ti” có nghĩa là nhỏ lắm, nhỏ đến mức trông chỉ như những chấm, những hạt vụn hạt
cát
– “Mênh mông” có nghĩa là rộng lớn không có mức giới hạn
* Giáo dục: Trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi nghịch với cát
2.3 Dạy trẻ đọc thơ
– Cho trẻ đọc cùng cô 2 lần
– Cho trẻ tự đọc thơ 1 lần
– Mời nhóm đọc theo tranh minh họa, cô kết
hợp chỉ chữ.
– Hỏi nhóm có mấy bạn đọc, là bạn nam hay bạn nữ.
– Cho trẻ đọc các câu thơ tiếp sức, cô chỉ vào | phía nào thì nhóm đó đọc câu thơ nổi tiếp theo sau. – Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ trả lời
– Quan sát, đàm thoại cùng cô

– Trẻ trả lời
– Chơi với cát
– Hiểu nội dung
– Trẻ trả lời
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ đọc cùng cô



– Chơi với cát
– Thích thú
– Em êm, xinh xinh, li ti




– Trẻ lắng nghe
– Khắp mọi nơi
– Nung không cháy
– Không bị tan













– Lắng nghe
– Trẻ trả lời
 – Lầm lì
– Ở mênh mông, rộng




– Nhóm đọc
– Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện 





3, Kết thúc:
– Trò chơi: “Chuyển cát”
– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi – Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 5 bạn tham gia chơi, khi có hiệu lệnh, các bạn của 2 đội sẽ chạy nhanh lên chậu cát dùng bát múc cát và đi qua các điểm ziczắc về đỗ ở chậu của đội mình, đội nào chuyển được nhiều cát hơn thì đội đó thắng cuộc.
– Luật chơi: Các bạn còn lại ở dưới sẽ đọc bài
thơ “Bạn cát” 3 lần khi kết thúc bài thơ, đội chuyển được nhiều cát đội đó thắng cuộc
– Trẻ chơi trò chơi
– Nhận xét tuyên dương
– Củng cố hỏi lại tên bài?
– Chuyển hoạt động
– Trẻ lắng nghe
– Hiểu cách chơi

– Hiểu luật chơi
– Trẻ thực hiện
– Lång nghe
– Trẻ trả lời
– Hoạt động góc

IV. Kế hoạch hoạt động ngoài trời

– Vẽ tự do trên sân.

– TCVĐ: Trời nắng, trời mưa.   

– Chơi tự do: Chơi với cát, sỏi, bóng.

1. Yêu cầu: Trẻ biết dùng kỹ năng vẽ của mỡnh để vẽ sỏi, đá, ông mặt trời, mây, mưa. Ra sân không chạy nhảy, hứng thú với trò chơi.

2. Chuẩn bị:

– Trang phục gọn gàng, sân bằng phẳng, phấn, khăn lau.

– Cát, sỏi, bóng.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Vẽ tự do trên sân.

– Dặn dò trẻ ra sân không được chạy nhảy, cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ đứng vòng tròn.

– Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước, đất cát, đá, sỏi và những hiện tượng thiên nhiên, về mưa và về ông mặt trời: Các con thấy mưa như thế nào? Ông mặt trời như thế nào? Ông mặt trời thì có những tia gì? Đá có hình gì, sỏi có hình gì?C¶ lớp có muốn cùng cô vẽ ông mặt trời và vẽ những nét xiên làm mưa, vẽ  đá, sỏi không?

– Muốn vẽ ông mặt trời thì chúng mình phải vẽ hình gì?…

– Cô phát phấn cho trẻ vẽ, cô hướng dẫn và động viên trẻ vẽ.

– Trẻ vẽ xong cô nhận xét sản phẩm và cho trẻ rửa tay.

* TCVĐ: Trời nắng, trời mưa.

– Cô nói lại cách chơi và luật chơi cho trẻ

– Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.

* Chơi tự do: Chơi với cát, sỏi, bóng. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn

Xem thêm 👉 Bài Thơ Giúp Bà 👉 ngắn gọn

Viết một bình luận