Luật Thơ Là Gì, Các Luật Thơ [Ví Dụ Về Từng Luật Thơ Cụ Thể]

Luật Thơ Là Gì, Các Luật Thơ ❤️️ Ví Dụ Về Từng Luật Thơ Cụ Thể ✅ Tìm Hiểu Về Quy Tắc Của Các Thể Thơ Văn Học, Tham Khảo Ví Dụ Cụ Thể.

Luật Thơ Là Gì

Luật Thơ Là Gì? Mỗi thể thơ sẽ có một luật thơ riêng, chính luật thơ là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các thể thơ với nhau. Cụ thể, luật thơ chính là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng (chữ), cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… trong các thể thơ.

Luật thơ phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt

  • Tiếng là đơn vị cấu tạo, âm điệu, nhạc điệu của dòng thơ và bài thơ. Tiếng gồm 3 phần (phụ âm đầu, vần, thanh điệu).
  • Vị trí hiệp vần, sự luân phiên đối xứng và hài hòa của các thanh bằng, trắc tạo nên nhạc điệu của bài thơ.

Chia sẻ thông tin chi tiết 🍃Cách Làm Thơ🍃 50+ Bài Thơ Tự Sáng Tác Hay 

Sự Hình Thành Luật Thơ

Sự Hình Thành Luật Thơ được dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu cho dòng thơ, bài thơ.

Ví dụ:

  • Thể lục bát (6 và 8 tiếng)
  • Thể thơ ngũ ngôn (5 tiếng)

Như đã chia sẻ thì Tiếng gồm ba phần: phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau.

Ví dụ:

Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Những tiếng có thanh B hay T ở những vị trí không đổi giúp tạo chỗ ngừng cho sự ngắt nhịp.

Ví dụ: Thơ lục bát: ngắt nhịp chẵn và lấy nhịp đôi làm cơ sở.

=> Như vậy số tiếng và các đặc điểm riêng của tiếng về cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp,…là các yếu tố hình thành nên luật thơ của các thể thơ.

Các thể thơ của Việt Nam hiện nay:

  • Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát và hát nói.
  • Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
  • Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do…

Các Thể Thơ Truyền Thống

Có Các Thể Thơ Truyền Thống nào được hình thành và phát triển tại Việt Nam? Cùng Thohay.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

  • Thể thơ lục bát: một câu 6 tiếng, một câu 8 tiếng kề nhau
  • Thể song thất lục bát: Hai câu 7 tiếng kề một câu 6, một câu 8 tiếng
  • Các thể ngũ ngôn Đường luật: Ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt
    • Ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm có 5 tiếng và 4 dòng
    • Ngũ ngôn bát cú: Gồm có 8 dòng, mỗi dòng 5 tiếng
  • Các thể thất ngôn Đường luật: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt
  • Thất ngôn tứ tuyệt: Gồm có 4 dòng thơ, mỗi dòng 7 tiếng
  • Thất ngôn bát cú: Gồm có 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng

Gửi tới bạn tuyển tập 🌿Thơ Haiku🌿 Cách làm thơ Haiku

Luật Thơ Đường

Thơ Đường luật là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Thể thơ này nhanh chóng phổ biến và phát triển mạnh mẽ tại quê nhà, sau đó lan tỏa ra nhiều quốc gia lân cận xung quanh, trong đó có Việt Nam.

Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng “thất ngôn bát cú” (8 câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: “thất ngôn tứ tuyệt” (4 câu, mỗi câu bảy chữ), “ngũ ngôn tứ tuyệt” (4 câu, mỗi câu năm chữ), “ngũ ngôn bát cú” (8 câu, mỗi câu năm chữ). Luật thơ Đường căn bản tuân theo các quy tắc như sau:

👉Về Vần

Vần là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt, là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có. Ví dụ: “tà, hoa, nhà, gia, ta” trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần “a”.

 Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép.

👉Về Ðối

Đối có nghĩa là phép đặt 2 câu thơ đối nhau gồm có:

  •  Ðối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ
  •  Ðối ý: chẳng hạn như cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong 2 câu thực của bài Qua Ðèo Ngang.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà

  Trong thể thơ này, 2 câu thực phải đối nhau, 2 câu luận phải đối nhau.

Những cặp đối thần sầu của các thi sĩ nổi tiếng

 Thi hào Nguyễn Trãi:

 – Hương cách gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh

 – Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về

 – Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh

Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:

– Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không

 – Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công

👉Về Luật

Tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu thơ theo lệ:

  •  “Nhất tam ngũ bất luận”: bất luận là không ràng buộc,
  •  “Nhị tứ lục phân minh”: phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh: “nhị bằng tứ trắc lục bằng”, hay ngược lại: “nhị trắc tứ bằng lục trắc”

 Sau đây là cấu trúc bài thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng:

  • Câu 1: BBTTTBB
  • Câu 2: TTBBTTB
  • Câu 3: TTBBBTT
  • Câu 4: BBTTTBB
  • Câu 5: BBTTBBT
  • Câu 6: TTBBTTB
  • Câu 7: TTBBBTT
  • Câu 8: BBTTTBB

Sau đây là cấu trúc bài thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng:

  • Câu 1: TTBBTTB
  • Câu 2: BBTTTBB
  • Câu 3: BBTTBBT
  • Câu 4: TTBBTTB
  • Câu 5: TTBBBTT
  • Câu 6: BBTTTBB
  • Câu 7: BBTTBBT
  • Câu 8: TTBBTTB

👉Về Niêm

Niêm nghĩa là dán cho dính lại. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài dính lại với nhau về âm điệu, hay nói một cách khác Niêm là sự liên kết về âm luật của 2 câu thơ với nhau. Trong bài Ðường Luật, hai câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau.

Còn đối với Nguyên tắc niêm ở thể Thất ngôn tứ tuyệt thì câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1.

Chẳng hạn với luật vần bằng:

  1. – B – T – B B
  2. – T – B – T B
  3. – T – B – T T
  4. – B – T – B B
  5. – B – T – B T
  6. – T – B – T B
  7. – T – B – T T
  8. – B – T – B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú

Ví dụ:

Qua Ðèo Ngang
Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan

 Bước tới Ðèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một cảnh tình riêng ta với ta

Chia sẻ thông tin ❤️️ Thơ Đường Luật Là Gì ❤️️Cách Làm Thơ Đường Luật Hay 

Luật Thơ Ngũ Ngôn

Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật có 4 câu thơ trong mỗi bài, mỗi câu gồm có 5 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối như vậy cả bài thơ tổng cộng sẽ có 20 chữ như vậy về cơ bản thể thơ này giống với thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ cần bỏ hai chữ cuối là chúng ta sẽ có được bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

  • Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật sẽ mang nhịp lẻ ngắt nhịp 2/3
  • Vần điệu: luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai và thứ tư. Nên gieo Vần (độc vận).Cứ theo thứ tự như vậy cho đến hết bài thơ thì chúng ta sẽ có một bài thơ hoàn chỉnh ,chính xác theo luật thơ.
  • Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần ôm:

x B x T x (v1)x T x B x (v2)x B x T x (v2)x T x B x (v1)

Cách gieo vần tréo:

x B x T x (v1)x T x B x (v2)x B x T x (v1)x T x B x (v2)

Khám phá thêm 🌸Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Là Gì ❤️️ Cách Làm Hay Nhất

Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hay còn gọi là Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ra đời vào thế kỷ thứ VII, vào đời nhà Đường (Trung Quốc). Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là dạng biến thể của thể thơ Thất ngôn bát cú nằm trong nhóm thơ Đường luật. Luật thơ Thất ngôn tứ tuyệt về cơ bản thì như sau:

Mỗi bài thơ có 4 câu (tứ tuyêt) và mỗi câu gồm 7 chữ (thất ngôn). Như vậy thì chúng ta sẽ có 28 chữ toàn bài thơ.

➡️Nguyên tắc gieo vần

  • Các câu 1, 2 và 4 hoặc câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở cuối câu.
  • Các câu 1 và 3 có thể tự do viết theo mạch cảm xúc, không cần phải chú ý nhiều về luật, niêm, vần; còn các câu 2 và 4 thì cần tuân thủ luật bằng trắc của thể thơ. Bốn câu trong bài theo thứ tự là: Khai, thừa, chuyển, hợp.
  • Ta có thể gieo vần theo thông vận và luật bất luận

Bảng luật bất luận như sau:

👉Luật trắc

Bảng luật 3 vần:

+ T + B T T B (vần)
+ B + T T B B (vần)
+ B + T B B T
+ T + B T T B (vần)

Bảng luật 2 vần:

+ T + B B T T
+ B + T T B B (vần)
+ B + T B B T
+ T + B T T B (vần)

👉Luật bằng

Bảng luật 3 vần:

+ B + T T B B (vần)
+ T + B T T B (vần)
+ T + B B T T
+ B + T T B B (vần)

Bảng luật 2 vần:

+ B + T T B T
+ T + B T T B (vần)
+ T + B B T T
+ B + T T B B (vần)

Niêm: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1.

➡️Luật thanh

Thơ tứ tuyệt có hai thể là: Luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.

👉Luật trắc vần bằng

Bảng luật 3 vần:

T T B B T T B (vần)
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)

Ví dụ:

Thuở ấy khi còn tuổi ẩu thơ
Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ
Xuân về nũng nịu đòi mua pháo
Để đón giao thừa thở ước mơ

Bảng luật 2 vần:

T T B B B T T
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)

Ví dụ:

Xác pháo còn vương màu mực tím
Thư tình vẫn thắm chữ yêu thương
Nhưng ai lại nỡ quên thề ước
Nước mắt nào vơi nỗi đoạn trường

👉Luật bằng vần bằng

Bảng luật 3 vần:

B B T T T B B (vần)
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)

Ví dụ:

Đôi mình cách biển lại ngăn sông
Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng
Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm
Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông

Bảng luật 2 vần:

B B T T B B T
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)

Ví dụ:

Trên sông khói sóng buồn hiu hắt
Dõi mắt phương trời nhớ cố hương
Trắng xóa màn sương trời chớm lạnh
Thương ai khắc khoải đoạn can trường

Mời bạn theo dõi thêm ❤️️Thất Ngôn Tứ Tuyệt ❤️️ 55 Bài Thơ Hay Nhất 

Luật Thơ Thất Ngôn Bát Cú

Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc. 

Bố cục bài thơ thất ngôn bát cú:

  • Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề. 
  • Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực). 
  • Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận. 
  • Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết. 

1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG: 

B – B – T – T – T – B – B (vần) 
T – T – B – B – T – T – B (vần) 
T – T – B – B – B – T – T (đối câu 4) 
B – B – T – T – T – B – B (vần) (đối câu 3) 
B – B – T – T – B – B – T (đối câu 6) 
T – T – B – B – T – T- B (vần) (đối câu 5) 
T – T – B – B – B – T – T 
B – B – T – T – T – B – B (vần) 

Bài thơ thí dụ: TRUNG THU 

Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm 
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm 
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng 
Cha làm trống ếch đánh quanh năm 
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh 
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm 
Chiếc lá chao mình trong gió sớm 
Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm 

Hoàng Thứ Lang 


2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG: 

T – T – B – B – T – T – B (vần) 
B – B – T – T – T – B – B (vần) 
B – B – T – T – B – B – T (đối câu 4) 
T – T – B – B – T – T – B (vần) (đối câu 3) 
T – T – B – B – B – T – T (đối câu 6) 
B – B – T – T – T – B – B (vần) (đối câu 5) 
B – B – T – T – B – B – T 
T – T – B – B – T – T – B (vần) 

Bài thơ thí dụ: TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY 

Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều 
Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu 
Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc 
Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều 
Gió Sở không vơi niềm tịch mịch 
Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu 
Xa xôi cách trở Kim lang hỡi 
Có thấu lòng em tủi hận nhiều 

Luật bằng vần bằng

B – B – T – T – T – B – B (vần)
T – T – B – B – T – T – B (vần)
T – T – B – B – B – T – T (đối câu 4)
B – B – T – T – T – B – B (vần) (đối câu 3)
B – B – T – T – B – B – T (đối câu 6)
T – T – B – B – T – T- B (vần) (đối câu 5)
T – T – B – B – B – T – T
B – B – T – T – T – B – B (vần)

Ví dụ:

Trung thu
Tác giả: Hoàng Thứ Lang

Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng
Cha làm trống ếch đánh quanh năm
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm
Chiếc lá chao mình trong gió sớm
Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm

👉Luật trắc vần bằng

T – T – B – B – T – T – B (vần)
B – B – T – T – T – B – B (vần)
B – B – T – T – B – B – T (đối câu 4)
T – T – B – B – T – T – B (vần) (đối câu 3)
T – T – B – B – B – T – T (đối câu 6)
B – B – T – T – T – B – B (vần) (đối câu 5)
B – B – T – T – B – B – T
T – T – B – B – T – T – B (vần)

Ví dụ:

Trăng về vườn Thuý
Tác giả: Hoàng Thứ Lang 

Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều
Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu
Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc
Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều
Gió Sở không vơi niềm tịch mịch
Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu
Xa xôi cách trở Kim lang hỡi
Có thấu lòng em tủi hận nhiều

Gửi tới bạn chùm thơ 🌿Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật🌿 Những Bài Thơ Ý Nghĩa

Luật Thơ Lục Bát

Thơ lục bát là thể thơ dân gian nổi tiếng nhất Việt Nam, đã có từ lâu đời và tồn tại cho đến ngày nay. Đặc trưng của thể thơ lục bát là có một cặp thơ trong đó câu đầu là 6 âm tiết, câu sau là 8 âm tiết, chúng được phối vần với nhau, số câu không hạn chế. Luật thơ lục bát cụ thể như sau:

Quy tắc luật thanh

Quy tắc luật thanh của thơ lục bát đó là “nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh”. Trong đó, các tiếng thứ 1, 3 và 5 có thể là những tiếng tự do, nhưng tiếng thứ 2, 4 và 6 phải tuân theo quy tắc.

  • Ở câu lục (6) sẽ gieo theo trình tự các tiếng 2 – 4 – 6 là thanh bằng – trắc – bằng.
  • Ở câu bát (8) sẽ gieo theo trình tự các tiếng 2 – 4 – 6 – 8 là thanh bằng – trắc – bằng – bằng.

Ví dụ:

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Ở ví dụ trên, câu lục gieo đúng bằng – trắc – bằng và ở câu bát gieo đúng bằng – trắc – bằng – bằng.

Tuy nhiên, trong thơ lục bát vẫn sẽ có các trường hợp biến thể khác để tạo nên sự độc đáo và mới lạ hơn mặc dù không đúng quy tắc trên.

Ví dụ:

Chào em cô gái áo vàng
Làm anh mơ màng mà chẳng nói tên.

Ở câu thơ lục bát ví dụ trên, câu lục vẫn gieo đúng bằng – trắc – bằng, nhưng câu bát lại gieo bằng – bằng – trắc – bằng.

Cách gieo vần

Thơ lục bát cho phép người viết gieo nhiều vần trong câu chứ không nhất thiết là chỉ được gieo một vần duy nhất mà thôi. Ưu điểm này sẽ giúp cách làm thơ lục bát trở nên dễ dàng hơn và bài thơ lục bát sẽ có nhịp điệu dễ đọc và dễ thuộc hơn hẳn so với các thể thơ khác.

Ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Xét ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng vần “a” được gieo ở 3 chỗ là “ta, là, mà”, vần “au” được gieo ở 3 chỗ là “nhau, đau, và dâu” hay chính là vần thông na ná nhau.

Ví dụ:

Chờ em chờ tới ngày mai
Dù cho mãi mãi vẫn chung một lòng.

Tuy nhiên, giống như trường hợp trên, thơ lục bát vẫn có biến thể về cách gieo vần như vần cuối câu lục không nhất thiết gieo cùng vần thứ sáu câu bát.

Cách ngắt nhịp

Thơ lục bát thông thường sẽ được ngắt nhịp chẵn 2/2/2 ở câu lục và nhịp 4/4 ở câu bát. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ được tác giả đổi qua nhịp 3/3, 3/5… để nhằm nhấn mạnh ý câu thơ hơn.

Ví dụ:

Ngày xuân – con én – đưa thoi.
Thiều quang chín chục – đã ngoài sáu mươi
Cỏ non – xanh tận – chân trời
Cành lê trắng – điểm một vài – bông hoa.

Câu cuối ở ví dụ được ngắt nhịp là 3/3/2, bời vì tác giả muốn nhấn mạnh chữ “điểm” với ngụ ý mới là một vài bông hoa. Nếu ngắt nhịp 4/4 theo quy tắc, khi đọc “cành lê trắng điểm – một vài bông hoa” sẽ không hợp lý cho lắm vì “điểm” bị ngắt giữa chừng.

Chia sẻ chi tiết thông tin🌱Thơ Lục Bát Là Gì 🌱 50+ Bài Thơ Lục Bát Hay Nhất 

Luật Thơ Song Thất Lục Bát

Thơ song thất lục bát cũng là một thể thơ đặc thù của Việt Nam, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Luật Thơ Song Thất Lục Bát được hiểu cơ bản như sau:

👉Nguyên tắc gieo vần

Thể thơ song thất lục bát gồm 2 cách gieo vần: vần lưng và vần chân. Chữ cuối câu 7 (thất) trên vần với chữ thứ 5 của câu 7 dưới; chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối vần với chữ cuối câu lục; chữ cuối câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát; chữ cuối câu bát lại vần với chữ thứ 5 của câu 7 tiếp theo. Cứ như vậy cho đến hết bài thơ. Số lượng câu không có nhất định.

Tuy vậy, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng thứ 3 của câu thất tiếp theo, biến tiếng này trở đổi sang vần bình. Do đó tiếng thứ 3 của câu thất ấy có thể là trắc hoặc bằng.

Bảng luật như sau:

– Câu thất trên: + + T/B + B + T
– Câu thất dưới: + + B + T + B

Ví dụ:

Chinh phụ ngâm
Tác giả: Đặng Trần Côn

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, áo áo gió thu.

👉Luật thanh

Thể thơ Song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 2 câu lục bát (1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ). Theo nguyên tắc:

Nguyên tắc
Nguyên tắc

Đối với nhịp điệu, thể thơ này được phân như sau:

  • Hai câu thất thường có nhịp 3/4 hoặc 3/2/2
  • Câu lục có nhịp: 3/3 hoặc 2/2/2
  • Câu bát có nhịp: 4/4 hoặc 2/2/2/2

Các Thể Thơ Hiện Đại

Các Thể Thơ Hiện Đại của Việt Nam là các thể thơ căn cứ về vào số tiếng, số chữ mỗi dòng là chủ yếu. Theo đó, ta có thể phân các thể thơ hiện đại theo các loại như sau:

  • Thể thơ hiện đại 4 chữ
  • Thể thơ hiện đại 5 chữ
  • Thể thơ hiện đại 6 chữ
  • Thể thơ hiện đại 7 chữ
  • Thể thơ hiện đại 8 chữ
  • Thể thơ hiện đại tự do

Các thể thơ hiện đại Việt Nam là kết quả của sự ảnh hưởng từ thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ. Thơ hiện đại rất đa dạng và phong phú, vừa tiếp nối luật thơ truyền thống vừa có sự cách tân.

Luật Thơ 5 Chữ

Thơ 5 chữ cũng được gọi là thơ ngũ ngôn, tuy nhiên không yêu cầu theo quy luật nghiêm ngặt như thơ Ngũ ngôn Đường luật. Luật thơ 5 chữ cũng tương tự như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là vần bằng thì chữ thứ 4 là vần trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm ba loại: cách gieo vần liền, cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo. Chi tiết như sau:

➡️Cách gieo vần liền

x B x T x (v1)
x T x B x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)

Ví dụ:

Da trắng và mắt trong
Tóc nâu và môi hồng
Nhỏ mà ưa chải chuốt
Chữ O đọc không thuộc

➡️Cách gieo vần ôm

x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1)

Ví dụ:

Rằm theo ngoại lên chùa
Nghe tiếng kinh tiếng mõ
Xạc xào nghe tiếng gió
Chốc chốc tiếng chuông khua

➡️Cách gieo vần tréo

x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)

Ví dụ:

Vừa sủa vừa chạy lui
Giữ nhà cái kiểu đó
Tối xó bếp ngủ vùi
Vậy cũng giành chức chó

Trong đó B và T là bằng và trắc phải theo luật còn v1 với v1 là cùng vần, v2 với v2 cùng vần.

Tặng bạn đọc chùm 🌱Thơ 5 Chữ Ngắn Hay Nhất 🌱Ấn tượng

Luật Thơ 7 Chữ Hiện Đại

Luật Thơ 7 Chữ Hiện Đại cũng không quá khó, theo đó những tiếng 1, 3 và 5 không phải tuân thủ theo luật bằng trắc. Các tiếng 2, 4, 6 phải tuân thủ nghiêm ngặt theo luật bằng trắc. Luật  thơ 7 chữ có thể chia làm 2 loại: luật vần bằng và luật vần trắc.

Luật bằng: (Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần bằng)

Câu 1:  B (Bằng), T (Trắc) , B (Bằng)
Câu 2:  T               B              T
Câu 3:  T               B               T
Câu 4   B               T               B

Ví dụ:

Bẽn Lẽn
Tác giả: Hàn Mặc Tử

Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em

Luật Trắc: (Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần trắc)

Câu 1:    T        B         T
Câu 2:    B        T         B
Câu 3:    B        T         B
Câu 4:    T         B        T

Ví dụ:

Âm Thầm
Tác giả: Hàn Mặc Tử

Bên khóm thùy dương em thướt tha
Bên này bờ liễu anh trông qua
Say mơ vướng phải mùa hương ướp
Yêu cái môi hường chẳng nói ra

Cập nhật các bài 🌱Thơ 7 Chữ Hay 🌱Thơ Bảy Chữ Về Cuộc Sống, Quê Hương 

Luật Thơ 8 Chữ

Thơ 8 chữ hay thơ bát ngôn, tức là mỗi dòng trong bài thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát Ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác.

Mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ và cứ thế đến hết bài thơ nên luật bằng trắc đối với thể thơ này rất quan trọng nó sẽ làm bài thơ không bị nghe ngang tai, thay vào đó sẽ nhấn nhá hợp lý để tạo cho bài thơ có âm điệu dương. Muốn vậy chúng ta chỉ cần theo quy luật sau:

  • Chữ thứ 8 có thanh trắc thì chữ thứ 3 trắc, chữ thứ 5 và 6 bằng;
  • Chữ thứ 8 có thanh bằng thì chữ thứ 3 bằng, chữ thứ 5 và 6 trắc.

Tuyển tập chùm🌸 Thơ 8 Chữ 🌸Về Tình Bạn, Về Mẹ, Thầy Cô, Cuộc Sống

Ví Dụ Về Từng Luật Thơ

Thông qua phần chia sẻ về các luật thơ của từng thể thơ thì dưới đây, Thohay.vn xin chia sẻ cho bạn một số bài thơ về từng luật thơ.

Thơ lục bát

Mẹ tôi
Tác giả: Lê Trọng Tuyên

Một người vất vả đau thương
Sớm hôm làm lụng nuôi con thành người
Đó là hình ảnh mẹ tôi
Tình thương bát ngát bao la bằng trời

Mẹ tôi da đã sạm rồi
Bàn tay có nếp áo thì bạc phai
Thế mà sớm buổi chiều hôm
Buổi trưa nắng chói vẫn ra ruộng đồng

Cho con bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Thương nhiều thương lắm mẹ ơi!
Mẹ là tất cả cuộc đời của con.

Giấc mơ
Tác giả: chưa rõ

Đêm qua mơ thấy mẹ hiền
Đong đưa cánh võng bên hiên chiều hè
Mẹ cười bóng lá nghiêng che
Tóc pha sương trắng môi hoe miếng trầu…
Con ngồi nhổ cọng tóc sâu
Ầu ơ khúc hát mẹ ru thuở nào
Ngoài sân đàn cháu lao xao
Ríu ra ríu rít: Bà ơi yêu bà…
Thoảng nghe trong gió tiếng gà
Gọi vầng dưong dậy vỡ òa giấc mơ
Mẹ ơi cho đến bao giờ
Được ôm lấy mẹ để mà yêu thương!

Nữ nhi nước Nam
Tác giả: Nguyễn Học

Tự hào nhi nữ Nước Nam
Tình yêu Tổ quốc nồng nàn trong tim
Dõi theo một dải cổ kim
Biết bao gương sáng nhấn chìm ngoại xâm
Quê hương Đất Nước luôn cần
Dù Nam hay Nữ là dân nước nhà
Con dân nước Việt ở xa
Hay là trong nước chúng ta đồng lòng
Đánh cho lũ giặc xâm lăng
Không còn cái thói hung hăng lưỡi bò
Kẻ nào bán nước nhốt kho
Đem ra chém hết không cho sống cùng
Quê hương khắp nẻo thịnh hưng
Không còn thấy cảnh khật khừng lũ quan
Ngày đêm đục khoét đâu màng
Dân nghèo đói khổ, quan san giặc thù
Than ôi! Giấc ngủ ngàn thu
Tiền vàng địa vị phù du cõi trần
Sống sao cho xứng tiền nhân

Thơ song thất lục bát

Giã Biệt Thu
Tác giả: Hoàng Mai

Nơi góc bể tưởng ai nhớ mãi!
Tấm chân tình ân ái bấy lâu!
Sao người nỡ vội gieo sầu!
Ra đi chẳng gửi đôi câu giã từ!

Người giã biệt trời như lạnh lẽo
Nắng vàng tươi khô héo nhành hoa
Nơi xa duyên phận mặn mà
Lối xưa vắng bóng mình ta ngậm ngùi

Tình đã dứt thì thôi người nhé!
Chúc người luôn vui vẻ tròn đôi
Từ nay cách biệt phương trời
Đêm đêm cô lẻ trăng rơi bẽ bàng

Chân bước đếm lang thang từng ngõ
Đông ùa về buốt gõ con tim
Thu đi tình cũng trốn tìm
Tháng ngày chất chứa trời đêm mịt mùng

Đôi mắt
Tác giả: Lưu Trọng Lư

Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?
Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.

Đàn “nguyệt dạ” hương đêm bay lạc
Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?
Phép gì khỏi nhớ đừng trông
Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.

Người Mang Tâm Sự
Tác giả: Hoàng Mai

Trời hôm nay chợt mưa chợt nắng
Tiễn người đi bến vắng đò chiều
Nghe hồn thổn thức cô liêu
Ta còn có biết bao điều trong nhau

Chim lẻ bạn âu sầu muôn lối
Lòng bao năm tăm tối não nề
Qua rồi một thoáng đam mê
Tóc xanh giờ đã mây che phủ đầu

Chân đếm bước dòng sầu nhạt nắng
Lòng bâng khuâng ngõ vắng thưa người
Đường trần chỉ một mình tôi
Trời cao sao nỡ tách đôi duyên mình…

Anh trở gót hành trình đếm bước
Trời vào Thu sướt mướt tình ngâu
Sóng giăng bủa bến giang đầu
Chiều nay hồn có trái sầu vừa rơi

Thơ Thất ngôn

Chiều Mơ
Tác giả: Ngọc Liên

Hoàng hôn tắt nắng phủ sương mờ
Dõi mắt trông về dạ ngẩn ngơ
Rặng liễu bên hồ đang ủ rũ
Lục bình dưới nước bỗng chơ vơ
Muôn điều hạnh ngộ như dòng chảy
Một khúc rời xa tận bến bờ
Chữ mộng chung vai sầu quạnh quẽ
Hương lòng vẫn đọng tại chiều mơ.

Khúc sầu
Tác giả: Ngọc Liên

Bỏ lỡ tình xa nặng gánh nhiều
Ân dày nghĩa cả vẹn lời yêu
Ngày xưa khỏa bút thương dòng mực
Chốn cũ tràn nghiên nợ cảnh chiều
Gửi lại trên đồi mây sẵn kết
Trao về giữa ngõ nắng như thiêu
Cung sầu khúc chạnh buồn dang dở
Bỏ lỡ tình xa nặng gánh nhiều

Hoa phượng
Tác giả: chưa rõ

Đôi hàng lá rụng trước sân trường
Phượng nở, phượng tàn, phượng vấn vương
Tình bạn đẹp như màu phượng thắm
Mãi in sâu đậm dẫu phong sương.

Gửi người tặng hoa
Tác giả: Đông Hồ

Trong lúc chia tay bạn tặng hoa,
Hoa nay đã nở, bạn còn xa;
Trông hoa như nhắc lòng thương nhớ,
Vẻ nụ cười ai, vẻ nụ hoa.

Thơ Ngũ ngôn

Hạt bụi
Tác giả: Chưa rõ

Ngàn năm bên lối nhỏ
Trút niềm đau muộn phiền
Ngàn năm mang hơi thở
Dịu vợi trời tam thiên.

Lao xao
Tác giả: Chưa rõ

Đường lao xao gió bụi
Mắt lao xao phương hồng
Trời lao xao mây nổi
Người lao xao dặm lòng.

Dặm cũ
Tác giả: Chưa rõ

Lối sương mòn cuộc lữ
Gió bụi áo sờn vai
Ta mòn qua dặm cũ
Cuối nẽo trời – Như Lai.

Lạc
Tác giả: Chưa rõ

Anh lạc vào đời em
Mai vàng khoe sắc thắm
Ta lạc khỏi đời nhau
Hai tâm hồn đơn lạnh

Xích lô & mưa
Tác giả: KP

Trời lại đỗ mưa to
Vẫn lặn lội như cò
Mà tiền thì không có
Nên bụng lấy đâu no?

Trời vẫn mưa thật to
Đường thì đã tối mò
Xe chưa ra đầu ngõ
Quay góc nằm co ro.

Trời càng tối, càng to
Chạy thì phải lần mò
Xe đã về tới ngõ
Bụng dạ thấy lo lo.

Trời đã hết mưa to
Bụng đói không nhằm nhò
Tiền đâu lo lủ nhỏ?
Không có gạo để vo.

Sáng ra thấy ta ho
Đau nhưng phải lái đò
Tìm mua hũ gạo nhỏ
Với vài con cá kho.

Thơ 5 Chữ

Con gái rượu của cha
Tác giả: Chưa rõ

Con gái rượu của cha
Nô đùa bên khung cửa
Miệng con cười chúm chím
Lộ chiếc răng nhỏ xinh
Con gái rượu của cha
Ngước mắt ngắm mặt trời
Con nhíu mày vì nắng
Nét biểu cảm thật tươi
Con gái rượu của cha
Những bước đi chập chững
Con đi thật chầm chậm
Rồi lao về phía cha
Con gái rượu của cha
Cha yêu con vô kể
Ngày ngày nhìn con lớn
Cha hạnh phúc bao nhiêu!

Bình yên
Tác giả: Đặng Hoài Anh

Em gục vào vai anh
Khóc như là con nít
Anh làm sao mà biết
Lòng em giờ nhẹ tênh

Em gục vào vai anh
Nghe ngây ngô gọi dậy
Bên anh em bỗng thấy
Mình sống lại thủa nào

Em gục vào chiêm bao
Xin đừng rời tay nhé
Đừng xa em như thể
Ta chưa từng của nhau

Hãy bên em thật lâu
Để nghe tim thổn thức
Em cần tình yêu thực
Bờ bến người bình yên

Yêu
Tác giả: Trần Kim Anh

Tia nắng là môi anh
Hôn em bao bỏng cháy
Tình anh dâng sóng dậy
Ngàn yêu thương nồng nàn
Nỗi nhớ anh mênh mang
Cho em niềm kiêu hãnh
Như vạn lời anh nói
Chỉ yêu mỗi em thôi
Ngọn gió như vành nôi
Ru em đời phồn thực
Trái tim trong lồng ngực
Đập vì anh suốt đời.

Thơ 7 chữ

Mưa buồn chiều nay
Tác giả: chưa rõ

Mưa đầu mùa chiều nay tầm tã
Khơi nỗi buồn thức dậy trong tôi
Đã qua rồi sao còn trở lại
Vẫn cợt đùa nỗi niềm nhớ thương .
Mưa chiều nay hình như rất lạ
Mắt cay cay, tim lại thổn thức.
Nhớ về người và mưa năm ấy
Ký ức xưa không ngủ hay sao.
Lại ùa về theo cơn mưa chiều
Đôi mắt biếc lạnh lòng mưa rớt
Tôi bàng hoàng ngắm những hạt mưa !!!!!

Gởi Nắng Về Em
Tác giả: Huỳnh Minh Nhật

Phương ấy bây chừ rét phải không?
Nơi anh vẫn phủ màu nắng hồng
Xót xa xin gởi về thương nhớ
Mong em ấm lại tháng ngày đông
Sáng nghe đài báo nơi ấy gió
Giá rét phong sương ngập trắng trời
Đêm về song cửa lưa thưa tuyết
Vắng rồi, em có thấy chơi vơi?
Anh nhớ tháng ngày mình bên nhau
Ngồi nghe em kể chuyện mai sau
Đi qua mùa đông đầy sương giá
Bây giờ buốt lạnh một niềm đau
Chiều nay nắng rơi đầy trước ngõ
Nhờ gió gởi về nơi phương xa
Dẫu biết em đang bên ai đó
Quên rồi cái thuở cuộc tình ta…

Hạnh phúc là đây
Tác giả: Phi Yến

Gia đình hạnh phúc chỉ là đây
Bọn trẻ còn cha mẹ đủ đầy
Mát dạ no lòng say giấc ngủ
Vui đời mạnh khỏe ấm vòng tay

Giành con tất cả lời âu yếm
Gửi bé bao điều mộng đắp xây
Chỉ có tình yêu hoài vọng mãi
Gia đình hạnh phúc chỉ là đây.

Thơ 8 chữ

Kỷ Niệm Thời Áo Trắng
Tác giả: chưa rõ

Nắng ươm hồng trải nhẹ bóng chiều rơi
Tô điểm sắc bâng khuâng trời cõi hạ
Vùng kỉ niệm dâng trào không thể xóa
Tuổi học trò ôi đến lạ vấn vương
Thắm rạng ngời màu áo thật mến thương
Như mây trắng khắp sân trường phủ bọc
Ghế đá cũ hàng cây bàng cạnh góc
Biết bao mùa lũ bạn học bài thi
Vỏn vẹn còn khoảnh khắc buổi chia ly
Bằng lăng tím buồn thêm vì cách biệt
Xin gửi tặng chút niềm kia da diết
Những tạ từ nên đem viết thành thơ.

Một chút đơn phương
Tác giả: chưa rõ

Một chút thương yêu gửi cho người ấy
Dường như vô tình anh chẳng thấy đâu
Để lại cho em một chút thương đau
Tình yêu đơn phương nên nào ai thấy?
Một chút vu vơ gửi cho người ấy
Gom cả sao trời em cấy thành thơ
Một chút mộng mơ bên bờ thương nhớ
Chỉ một chút hờn vô cớ… để đau
Một chút gió yêu đã cảm đã sầu
Đâu phải tình đầu mà sao ngẩn ngơ
Đâu phải còn thơ mà hờn trăng gió
Chỉ một chút đùa… sao nhớ làm chi?
Chỉ chút ngu ngơ tim lạc đường đi
Họ đã nói chi làm mi bối rối?
Để một chút buồn vương vương lên gối
Ôi chuyện tình yêu… bối rối muộn phiền
Chỉ chút vu vơ mà em xao xuyến
Đâu có hẹn hò mà mến mà thương
Tình yêu đơn phương sẽ là tình buồn
Em đong sợi buồn để… thương mình em.

Đứng Lên Từ Vấp Ngã
Tác giả: Diệu Nguyễn

Em lặng lẽ đem nỗi buồn gấp lại
Giấu thật sâu trong ký ức tâm hồn
Chẳng có gì cần suy tính dại – khôn
Không thể nhớ… buộc phải quên mà sống

Đường phía trước em thấy không dài – rộng
Mỗi vết đau là bài học để đời
Đừng nản lòng đừng chối bỏ cuộc chơi
Hãy đứng lên từ chính nơi vấp ngã

Đừng yếu đuối đừng khóc than gì cả
Chẳng có ai còn thương hại em đâu
Cắn chặt môi quyết làm lại từ đầu
Khó cũng cố vì bản thân mà cố

Đợi một ngày vượt qua được thách đố
Ngoảnh đầu nhìn, lại thấy thật biết ơn
Tổn thương này giúp ta trưởng thành hơn
Mạnh mẽ sống và nhận chơn buông – giữ

Đọc thêm thông tin chi tiết về 🌱Các Thể Thơ 🌱 30+ Bài Thơ Mẫu

Viết một bình luận