Một Đời Như Kẻ Tìm Đường (Đọc Hiểu, Soạn Bài, Giáo Án, Phân Tích)

Chia sẻ đến bạn đọc những mẫu tóm tắt, phân tích hay nhất về tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường nổi tiếng của tác giả Phan Văn Trường.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Một đời như kẻ tìm đường được trích từ cuốn sách cùng tên của tác giả Phan Văn Trường. Cuốn sách là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi khắp thế giới, trải qua rất nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu cả văn hóa phương Đông và phương Tây và đặc biệt luôn có tinh thần tận hiến. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ tha thiết và đầy tin yêu của ông dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Đọc thêm 👉 Bài Thơ Con Đường Không Chọn

Nội Dung Văn Bản Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Lớp 10

Chia sẻ đến bạn đọc nội dung văn bản Một đời như kẻ tìm đường được học trong chương trình ngữ văn 10 sau đây.

Năm mười bốn tuổi là năm đầu tiên tôi phải suy nghĩ để đưa ra những lựa chọn cho cuộc đời mình. Trước đó, chưa bao giờ tôi phải làm việc này. Thuở ấy, nhà trường viết thư gửi cho các phụ huynh với đôi lời nhắn nhủ về việc chọn một trong hai ngoại ngữ, và nhất là chọn giữa hai chương trình học – cổ điển hay hiện đại. Đó là giai đoạn những năm 50 – 60 của thế kỉ trước.

Vào thời đó, ngay cả cha mẹ tôi cũng bối rối, bởi lẽ không ai trong gia đình tôi có ý niệm gì về ngôn ngữ thịnh hành trên thế giới. Còn về chương trình cổ điển thì nghe khá lạ tai, vì sẽ đặt trọng tâm vào tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp cổ.

Ông hiệu trưởng thì hết lời khuyến khích học sinh đi theo lộ trình cổ điển. Ông giải thích rằng các Kinh Thánh cần được hiểu tận gốc, các nền văn hoá Tây Âu cần được thấu triệt qua việc tham khảo và nghiên cứu các bài viết của những tác giả ngàn xưa, như Xô cờ rất (Socrates) hay Pla-tông (Platon), được cho là những tiền đề của nền triết học nhân loại.

Cha mẹ tôi vừa nghe thấy “hiểu tận gốc nền triết lí của nhân loại” thì thích lắm. Nhưng may mà cả hai đều không có tư duy áp đặt. Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ “cổ” thì lại thấy chối tai. Ngoài ra, còn có một yếu tố giúp tôi lấy định hướng cho đời mình. Đô là tôi có ba người bạn thân học cùng lớp cứ rủ tôi nghe nhạc Mỹ của En-vít-xờ Prét-xo-li (Elvis Presley) và Pỗn An-ka (Paul Anka).

Ba anh nghe loại nhạc này vừa nhảy mắt thưởng thức, vừa đứng ngồi không yên. Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại. Nhiều khi chuyện đời nào cũng nghiêng sang một bên do ảnh hưởng của những yếu tố kì lạ, nhẹ nhõm và khó giải thích. Và đó là trường hợp của tôi, thời thiếu niên.

Trong cuộc thương thuyết với cha mẹ, đề tài chọn nghề cũng xuất hiện đột ngột vào đúng lúc tôi chưa được cầm một xu tiền mặt nào. Hơn nữa, tôi cũng chưa có ý niệm sau này phải đi làm để có tiền trang trải cuộc sống nói chi đến chọn nghề. Cha tôi thì thích ngành kiến trúc.

Mẹ tôi thì thích nghề bác sĩ. Và cuối cùng hai người đã hướng ý thích của tôi vào lộ trình công chúc, một hướng đi quá an toàn cho tôi, và cả cho mẹ tôi, bởi vì bà nghĩ như thế thì con trai bà sẽ không bao giờ ra khỏi vòng tay mình. Còn đối với cha tôi, chữ “công chức” có lẽ còn hàm nghĩa, con trai ông sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn.

[…] Đó là những lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời tôi. Nó khởi đầu cho một chuỗi dài những quyết định sau này, đôi khi còn khó đưa ra hơn rất nhiều

[…] Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn. Chọn hướng đi, chọn phương án, chọn kẻ đồng hành, chọn những trang bị chọn thời điểm hành động. Rất nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn, hoặc không biết lựa chọn. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta cũng bắt buộc phải bước tiếp.

Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.

Cá nhân tôi trong suốt bấy nhiêu năm toàn gặp những tình huống lạ kì. Nhiều lần như thế, lần nào cũng vậy: phải đưa ra một quyết định, phải lựa chọn, và sau đó mọi việc tiếp diễn như không cần tới mình. Mỗi lần mình tìm giải pháp, tìm hướng đi là một lần số mệnh đẩy mình đi vào một lộ trình không muốn, mà mình chẳng biết trước tốt hay xấu.

Tôi sang Pháp năm mười bảy tuổi, chẳng chọn đi, mà cũng chẳng chọn Pháp. Tôi tốt nghiệp kĩ sư, mà nghĩ lại cho cùng thì mình chưa bao giờ mơ làm kĩ sư, hoạ may làm bác sĩ hay kiến trúc sư như bố mẹ tôi từng mong mỏi. […] Tôi cũng chưa bao giờ mơ đến quyền lục, nhưng rồi cuộc đời nghề nghiệp đã đưa tôi vào những vị trí quyền lực trên cả năm châu. Một chuyện lạ khác, tuy tôi là kĩ sư cầu đường, nhưng chưa bao giờ tôi thiết kế cây cầu hay xây dựng một con đường nào cho ai đi. Tôi đã làm tư vấn về kinh tế và đã dạy kinh tế trong trường đại học nhưng chưa bao giờ học kinh tế. T

ôi đã làm chuyên gia quy hoạch vùng và chỉnh trang lãnh thổ, một môn hoàn toàn xa lạ. Tôi đã làm nghề buôn bán những nhà máy điện khổng lồ tuy chưa bao giờ học về điện lục. Tôi đã lãnh đạo doanh nghiệp đường sắt, mê-trô và cao tốc trong khi trước đó tôi chưa có chút ý niệm gì về kĩ nghệ giao thông. Tôi đã chủ trì một tập đoàn làm nghề lọc nước và phân phối nước lọc cho các đô thị từ nước sông trong khi tôi chưa bao giờ bước chân vào môn hoa. Chưa hết, tôi sinh ra làm người Việt nhưng suốt cuộc đời nghề nghiệp lại tại vị ở nước ngoài. Nắm vững tiếng Pháp thì cuộc đời lại đưa đẩy tôi sang làm việc ở xứ nói tiếng Anh, thậm chí tiếng Bồ Đào Nha.

[…] Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình, tôi đã tìm đường để rồi chẳng thấy. Suốt cuộc đời tôi đã mầy mò, giống như người khiếm thị lại phải đi trong cảnh sương mù. Nhưng rồi mãi tới lúc cao tuổi, tôi mới hiểu được rằng chẳng bao giờ mình sẽ tới, vì cuộc đời, trên bản chất, phải là một hành trình dài vô tận. Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.

[…] Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm. Làm việc gì cũng đuợc, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã.

Và “nhiều” không có nghĩa là số lượng, mà là tình cảm đậm đà, giá trị bền vững. Hạnh phúc ở đâu, nay tôi đã biết. Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cục mà mình luôn luôn có.

Suốt cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy súc mạnh của mình trong những thử thách vô cùng gian nan. Tôi đã tìmthấy tình yêu khi trao trọn trái tim. Tôi đã tìm được quyền thế bằng cách sống mẫu mục, khiêm tốn. Tôi đã tìm thấy hạnh phúc khi tạo ra hạnh phúc cho mỗi người xung quanh.

Tôi đã tìm được sự no ấm khi miệt mài tạo ra giá trị cho xã hội. Và may mắn thay, tôi đã tìm được chính mình bằng cách tặng trọn bản thân cho xã hội. Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm.

Xem thêm tác phẩm 👉 Con Khướu Sổ Lồng 

Về Tác Giả Tác Phẩm Sách Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Xem thêm đôi nét về tác giả và tác phẩm sách Một đời như kẻ tìm được được nhiều bạn đọc quan tâm đến sau đây:

Tác Giả

  • Phan Văn Trường sinh ngày 27/7/1946 tại Hải Dương, học trung học rất bình thường nhưng từ thời cấp 3 đi du học bên Pháp và nhanh chóng trưởng thành, trở thành một vị giáo sư đức cao vọng trọng với rất nhiều thành tựu.
  • Hiện tại, ông được biết đến với vai trò giáo sư, giảng viên, cố vấn, doanh nhân, nhà thương thuyết tài ba và một sự nghiệp văn chương, diễn thuyết đáng ngưỡng mộ.
  • Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) năm 2007.
  • Trong sự nghiệp văn chương của mình, Giáo sư Phan Văn Trường đã viết tổng cộng 120 truyện ngắn bằng tiếng Pháp từ năm 2004 – 2016 và được đăng tải đều đặn trên mạng với 5000 độc giả thường trực.
  • Về sách, ông đã viết 2 cuốn sách cực kỳ giá trị bằng tiếng Việt: Một đời thương thuyết (2014) được nhận giải “Sách hay 2016” đã tái bản 17 lần và Một đời quản trị (2017) tái bản 5 lần. Năm 2019 ông tiếp tục ra mắt độc giả cuốn sách thứ ba mang tên Một đời như kẻ tìm đường.

Tác Phẩm

– Ý nghĩa nhan đề của văn bản Một đời như kẻ tìm đường: Việc tìm đường đã cho tác giả hiểu ra được giá trị cốt lõi của cuộc sống không phải nằm ở con đường mà là ở tận hiến.

– Ý nghĩa thông điệp văn bản Một đời như kẻ tìm đường:

  • Những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và các sự kiện tiếp theo của họ.
  • Những lựa chọn đó sẽ quyết định con người ta phải đưa ra những lựa chọn ở các thời điểm tiếp theo.
  • khi đã đưa ra một lựa chọn nào đó thì sẽ khó lòng quay lại và chọn lại từ đầu. – Chỉ cần sống hết mình, tận hiến thì sẽ tìm ra được các giá trị cốt lõi, đích thực.

Khám phá thêm 🔻 Đi San Mặt Đất 🔻 nội dung + nghệ thuật

Ý Nghĩa Tác Phẩm Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Tác phẩm nhằm gửi gắm đến bạn đọc thông điệp hãy trân trọng những giá trị mà chúng ta đạt được trên hành trình cuộc đời: mỗi người đều đang là một kẻ tìm đường, tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Tuy nhiên, thành công và hạnh phúc không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi mà nằm ở những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã qua. 

Bố Cục Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Văn bản Một đời như kẻ tìm được được chia thành 3 đoạn cụ thể:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “khó đưa ra hơn rất nhiều”: Những quyết định đầu tiên trong cuộc đời nhân vật “tôi”
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “nẻo đường đã đi qua”: Hành trình dài vô tận trong mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.
  • Đoạn 3: Còn lại: Dù lựa chọn con đường nào cũng nên hết lòng, hết sức.

Đón đọc phân tích 🔽 Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác 🔽 chi tiết nhất

Đọc Hiểu Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Hãy đón đọc những thông tin chia sẻ trong phần đọc hiểu tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường sau đây để có thể nắm bắt rõ hơn những ý chính của bài.

👉 Câu 1. Dựa đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản

Nội dung sẽ được trình bày trong văn bản có thể là về khó khăn của nhân vật khi phải lựa chọn những con đường cho tương lai.

👉 Câu 2. Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?

Người viết đã nêu ra những tình huống lựa chọn là:

– Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại. Cha mẹ nhân vật có ý hướng anh vào chương trình cổ điển còn nhân vật tôi sau khi nghe nhạc Mỹ thì nghiêng hẳn về phía hiện đại.

– Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai. Cha anh muốn anh theo ngành kiến trúc, mẹ thì thích bác sĩ và cuối cùng cả hai hướng nhân vật tôi theo nghề công chức – một sự lựa chọn an toàn.

👉 Câu 3. Chú ý những suy ngẫm, đúc rút của người viết

Những suy ngẫm, đúc rút của người viết là cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ, khúc quanh phải lựa chọn, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải đưa ra một lựa chọn hoặc đôi khi không có quyền được chọn. Mỗi lựa chọn, mỗi lộ trình sẽ đẩy chúng ta đến với sự thay đổi có thể tốt hoặc có thể xấu.

👉 Câu 4. Chú ý cách lý giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận

Giữa lựa chọn và số phận chỉ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng manh, số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta và cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.

👉 Câu 5. Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết

Những đúc rút, suy ngẫm của người viết là cuộc đời là một hành trình dài vô tận, đường đi có thể là sự thành công hoặc thất bại, hạnh phúc hay khổ đâu là tùy vào tâm trạng của chúng ta, vào những thứ chúng ta gặt hái được trên đường đi.

👉 Câu 6. Chú ý giọng điệu của người viết

Người viết có giọng điệu vui tươi, hạnh phúc, có tâm trạng nhẹ nhõm và hài lòng với cuộc đời của mình, với những việc mình đã làm.

Chia sẻ đến bạn tác phẩm ✨ Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ ✨

Giá Trị Văn Bản Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Xem thêm nội dung chia sẻ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Một đời như kẻ tìm đường chi tiết dưới đây.

👉 Giá trị nội dung: Văn bản gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.

👉 Giá trị nghệ thuật: 

  • Lời kể chân thực sinh động, chân thật 
  • Các lí lẽ dẫn chứng đưa ra đầy tính thuyết phục.
  • Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình. 

Sơ Đồ Tư Duy Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Đừng vội lướt qua mẫu sơ đồ tư duy Một đời như kẻ tìm được dưới đây để có thể nắm bắt được các ý chính trong bài nhé.

Sơ Đồ Tư Duy Một Đời Như Kẻ Tìm Đường
Sơ Đồ Tư Duy Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Soạn Bài Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Ngắn Nhất

Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất, các em học sinh hãy cùng tham khảo để chuẩn bị thật tốt nhé.

👉 Câu 1: Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?

Lời giải:

– Nhan đề của bài viết là “Một đời như kẻ tìm đường”. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Điều này không mâu thuẫn với nhau.

– Tìm đường là một việc làm có ý nghĩa, ý nghĩa ở quá trình tìm kiếm hay chính là tìm định hướng cho cuộc sống.

👉 Câu 2: Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.

Lời giải:

– Tác giả kể lại những lựa chọn đầu tiên thì thời niên thiếu của mình: chọn ngoại ngữ và chương trình học.

– Tác giả kể lại những khúc quanh của cuộc đời.

→ Tác dụng: giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản, giúp văn bản trở nên gần gũi như lời tự bạch và có sức thuyết phục cao.

* Yếu tố biểu cảm trong văn bản:

– Thể hiện cảm xúc vè những thứ có mang chữ “cổ”: “Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ “cổ” thì lại thấy chối tai.”

– Thể hiện tình cảm với những gì thuộc “hiện đại”: “Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại.”

– Thể hiện khát khao tiến về phía trước: “Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.”

=> Tác dụng: Khơi gợi cảm xúc của người đọc, tăng sức thuyết phục của văn bản.

👉 Câu 3: Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn suy nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?

Lời giải: Những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến tương lai của họ. Chúng ta cần suy nghĩ kĩ lưỡng để đưa ra những lựa chọn đúng đắn, phù hợp để không phải thấy hối hận hay tiếc nuối.

👉 Câu 4: Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?

Lời giải: Luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn:

– Luận điểm mà tôi thấy tâm đắc là về những sự kì lạ trong cuộc đời người viết, phải đưa ra một quyết định những rồi như thể chẳng liên quan đến mình; tìm cách giải quyết, tìm hướng đi nhưng số phận đưa anh đến một lối đi khác.

– Lí do luận điểm ấy thuyết phục tôi vì tôi cảm thấy cuộc đời tôi lúc này cũng giống vậy, những thứ tôi lựa chọn dường như chẳng liên quan đến tôi và khi tôi tìm đường đi cho mình thì số phận đã chỉ đường cho tôi. Tôi không thích môn văn nhưng lại vào lớp chuyên văn, tôi muốn thi tiếng anh nhưng không đỗ tiếng anh.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 💚 Gặp Ka Díp Và Xi La 💚nổi tiếng

Giáo Án Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Lớp 10

Cập nhật thêm mẫu giáo án mới nhất của tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường chuẩn nhất được biên soạn bám sát chương trình học của bộ giáo dục sau đây:

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

– Mục đích, quan điểm của người viết.

– Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung

– Biết tự tìm kiếm thông tin, tư liệu liên quan tác giả, tác phẩm.

–  Biết hợp tác để giải quyết vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ học tập.

–  Biết đưa ra được căn  cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại.

* Năng lực đặc thù

– HS biết vận dụng các tri thức về văn bản nghị luận để tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài luận.

– HS rút ra: việc đưa ra những lựa chọn có vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của mỗi cá nhân.

– HS thấy được sự cần thiết của văn học đối với con người, từ đó, con người có thể rút ra nhiều bài học sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống, biết nhìn lại mình, định vị bản thân và theo đuổi những giá trị xứng đáng.

– HS biết thuyết trình được một bài luận về bản thân.

3. Phẩm chất

– Biết nhìn lại mình, định vị bản thân và theo đuổi những giá trị xứng đáng, lựa chọn phù hợp với mục tiêu đề ra.

– Biết yêu cái đẹp, sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.

– Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học

– Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng phụ: sử dụng trong dạy đọc, viết.

2. Học liệu

– Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Ngữ văn 10

– Hệ thống phiếu bài tập, đánh giá.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Nội dung: GV cho HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân.

Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Tổ chức thực hiện:

  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi: Hãy chia sẻ về câu chuyện của em khi lựa chọn ngôi trường cấp 3 khi đăng kí hồ sơ thi lớp 9. Đây có phải là ngôi trường mà em ao ước? Em thấy rằng lựa chọn của mình đến hiện tại là đúng đắn hay sai lầm?

  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh theo dõi video và trả lời câu hỏi.

  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Học sinh báo cáo kết quả

  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Gv nhận xét, đánh giá hoạt động.

– Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Hàng ngày, luôn diễn ra những lựa chọn, từ những lựa chọn nhỏ nhặt nhất đến những lựa chọn lớn lao có ảnh hưởng tới tương lại, sự nghiệp, thành công, hạnh phúc của cả đời người…. Mỗi người, tự mình phải tự quyết định và đưa ra lựa chọn cho chính mình, không ai có thể thay thế làm điều này, và cũng không ai có thể chịu trách nhiệm thay mình sau những lựa chọn. 

Vậy lựa chọn  như thế nào là đúng đắn, làm sao có được thành công và hạnh phúc sau mỗi lựa chọn…Cúng ta cùng lắng  nghe, tìm hiểu về những chia sẽ của thầy- giáo sư Phan Văn Trường về những quyết định của đời mình để đạt tới thành công và hạnh phúc trong bài học: Một đời như kẻ tìm đường

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Mục tiêu: Nắm được thông tin cần thiết về tác giả Phan Văn Trường. HS đọc, hiểu nội dung, phân chia bố cục văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS:
+ Tóm tắt thông tin về tác giả, tác phẩm.
– GV yêu cầu HS đọc văn bản: Đọc rõ ràng, mạch lạc, xuống giọng ở những đoạn có yếu tố chiêm nghiệm, biểu cảm
.- GV đặt câu hỏi: xác địch nội dung, bố cục văn bản
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tên: Phan Văn Trường
– Sinh năm 1946 ở Hải Dương.
– Giữ nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu văn hóa Đông Tây, trải nghiệm phong phú, tinh thần tận hiến.
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: trích trong tác phẩm cùng tên.
– Nội dung: là những đúc kết trong suốt cuộc đời tâm huyết về con đường đến thành công hạnh phúc ông dành tặng cho thế hệ trẻ Việt Nam
.- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Lựa chọn đầu tiên của “tôi”.
+ Phần 2: Mối quan hệ giữa lựa chọn và số mệnh.
+ Phần 3: Chiêm nghiệm rút ra sau hành trình một đời tìm đường.

Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🍀 Đăm Săn Đi Chinh Phục Nữ Thần Mặt Trời 🍀

3+ Mẫu Tóm Tắt Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Ngắn Hay

Với mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn sau đây sẽ giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Một đời như kẻ tìm đường từ đó học tốt môn ngữ văn.

Tóm Tắt Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Đầy Đủ Ý

Trong cuộc đời của mỗi người đều có rất nhiều sự lựa chọn và lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời của người viết xảy ra năm anh mười bốn tuổi. Sự lựa chọn đầu tiên ấy là lựa chọn chương trình học ở trường cùng với ngành nghề trong tương lai. Với người viết, trong những khúc quanh của cuộc đời, nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn hoặc không biết lựa chọn nhưng chúng ta bắt buộc phải đưa ra lựa chọn để có thể đi tiếp.

Đôi khi sự lựa chọn đi liền với những điều kì lạ, số phận đưa chúng ta đến với lộ trình không mong muốn. Trong tương lai, những mong muốn, ước mơ và nghề nghiệp của người viết đều do số phận an bài, nó khác so với những thứ anh lựa chọn.

Dù số phận đã đưa ta đến với những lựa chọn khác nhưng sự thành công và hạnh phúc là do chính bản thân quyết định, nó phụ thuộc vào tâm trạng của bản thân, vào những gì mà ta đã gặt hái được trên đường đi. Người viết đã có một cuộc đời thành công và hạnh phúc, anh thỏa mãn với những gì mình học được và những gì mình đang có.

Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Tóm Tắt Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Hay Nhất

“Một đời như kẻ tìm đường” kể lại một cách trầm ấm những câu chuyện trong gần 70 năm sinh sống và làm việc tại hơn 80 quốc gia của thầy Trường, từ khi thầy còn là một cậu du học sinh nghèo trên đất Pháp tới khi đã trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới. Ông gửi gắm những chiêm nghiệm của mình về việc lựa chọn về hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.

Tóm Tắt Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Ngắn Nhất

Văn bản “Một đời như kẻ tìm đường” của Phan Văn Trường đã gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn cho

hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học

2+ Mẫu Phân Tích Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Hay Nhất

Xem thêm các mẫu phân tích Một đời như kẻ tìm đường hay nhất được tổng hợp sau đây, đừng bỏ lỡ nhé.

Phân Tích Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Ngắn Gọn

Một đời như kẻ tìm đường của GS. Phan Văn Trường là một tác phẩm tự truyện, kể về hành trình cuộc đời và những trải nghiệm của tác giả trong suốt hơn 70 năm sống và làm việc trên thế giới. Tác phẩm là một hành trình khám phá bản thân, khám phá thế giới, và khám phá những giá trị nhân văn sâu sắc.

Điều độc đáo của tác phẩm là giọng văn chân thành, gần gũi của tác giả. GS. Phan Văn Trường không che đậy những khó khăn, thất bại và những sai lầm của mình. Ông chia sẻ những câu chuyện đời thường, suy nghĩ và những bài học kinh nghiệm mà ông đã rút ra từ cuộc sống.

Đây không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời của một cá nhân, mà còn là một hành trình tìm kiếm chân lý và ý nghĩa cuộc sống. Qua những trải nghiệm của mình, tác giả truyền đạt những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, về con người, và về những giá trị nhân văn cao quý.

Đối với những người đang tìm kiếm một tác phẩm để định hình cuộc sống, Một đời như kẻ tìm đường là một lựa chọn tuyệt vời. Nó mang đến những bài học quý giá, giúp bạn bước vững trên con đường tìm kiếm hạnh phúc và thành công.

Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất

Phân Tích Một Đời Như Kẻ Tìm Đường Lớp 10 Hay Nhất

Vẫn là câu truyện tìm đường, trong đời người có biết bao nhiêu lần phải quyết định chọn 1 con đường cho mình. Biết bao lần băn khoăn, lo lắng liệu quyết định của mình có đúng, liệu quyết định đó có mang lại thành công, có mang lại hạnh phúc? Nhưng xét cho cùng chúng ta đâu có được thực sự lựa chọn, hay nếu có lầm tưởng là được chọn thì chẳng qua chúng ta cũng chỉ được chọn trong 1 nhóm nhỏ các lựa chọn mà thôi.

Vậy thì phân tích làm gì, khi mà dữ liệu phân tích luôn không đầy đủ, thông tin ngày hôm nay cho là đúng thì ngày mai đã thành sai, và nhất là nếu đợi cho đến lúc đủ thông tin thì người khác đã quyết định trước mình rồi. Như tác giả đã trích dẫn: “Không có đủ thông tin thì những tính toán thiệt hơn hoàn toàn vô ích. Thà để linh tính phán quyết có lẽ tốt hơn. Sau đó tôi phó mặc hết cho ông trời. Muốn ra sao thì ra, kết quả thế nào cũng được, mặc kệ, chết thì thôi.

Phương châm phải là chọn nhanh lên rồi tiến bước nhanh hơn nữa. Không một lựa chọn nào tốt cả nếu phần thực hiện ngập ngừng”. Và hơn hết hãy lựa chọn theo mong muốn, theo sở thích, “sướng thì hãy chọn, chứ đừng chọn để sướng”. Suy ra việc chọn nghề, “Sự thành công trong cuộc đời không đơn thuần là chuyện chọn nghề mà phần lớn xuất phát từ những cố gắng trong quá trình hành nghề. Nói một cách khác làm nghề gì bạn cũng có thể thành công, thậm chí có thể nổi tiếng nếu nỗ lực hàng ngày để trau dồi tay nghề của mình”.

Một đời như kẻ tìm đường không dừng ở phạm vi tìm đường mà hơn thế nữa, dạy học làm người, dạy làm vợ, làm chồng, làm bạn, làm đối tác.

“Mỗi chúng ta không thể thất bại nếu mọi người chung quanh thực sự quý mến chúng ta. Được toàn xã hội yêu và trân trọng thì không thể nào thất bại, có phải thế không? Vậy thì mỗi khi chúng ta khoe nhà lầu, phô trường siêu xe, ca tụng con cái đẹp, kiêu ngạo với cuộc sống xa hoa thì chính chúng ra đang vô tình tạo ra những điều kiện để thất bại.

Chẳng phải có xe, nhà, con đẹp là một tội, mà chính việc phô trương những thứ này mới là thiếu ý thức. Khoe là tự tách rời một chút khỏi xã hội bình thường. Khoe là tìm hạnh phúc trong sự khoái trá hơn người, và tất nhiên làm vậy cũng có nghĩa mình đang sống vì những gì người khác nghĩ về mình chứ không vì chính cảm nhận của bản thân.”

Lại nói về thành công, một trong những tố chất làm nên thành công mà thầy có nhắc đến, là tư duy hệ thống, thứ mà Thị vẫn hay nhắc đi nhắc lại nhưng chưa thể diễn đạt 1 cách trôi chảy. “Khả năng nối liền nhiều hiện tượng có liên quan với nhau trong lý luận là sự thể hiện của tư duy hệ thống. Lộ trình của thành công, hay của thất bại, là khả năng hiểu được các mối tương quan giữa vạn vật, giữa nhiều hiện tượng, mà ban đầu chúng ta có thể tưởng rằng các yếu tố đó hoàn toàn độc lập.

Vậy muốn có được lý luận hệ thống thì chúng ta phải làm gì? Phải có nền tảng văn hóa tổng hợp tốt, lịch sử, địa dư, kinh tế, tài chính, khoa học…. Người đã có văn hóa tổng hợp sẽ không thể trở lại những lý luận ấu trĩ. Muốn có văn hóa tổng hợp thì rất cần đọc nhiều, tham khảo tài liệu chuyện môn…

Viết về nhịp sống, về thời gian: “Các bạn trẻ Việt Nam thì vội vàng. Họ sống giữa sự tà tà câu giờ và những sự đột xuất, cả 2 thứ lẫn lộn với nhau. Song song với đó, họ bị gia đình hối thúc, giục lập gia đình sớm, giục có con, giục về nhà, giục ăn, giục ngủ. Bao nhiêu chuyện cần phải giục nhưng không có lý do thực.

Đến cả khi đi chơi đơn thuần thôi mà rồi cũng phải giục nhau dậy sớm tinh mơ, giục nhau ăn sáng, rồi giục nhau lên đường. Nhưng rút cục, mỗi chúng ta không đi nhanh hơn những người ở xứ khác, thậm chí hầu như mọi người đi đâu cũng tới muộn. Một trong những dân tục đủng đỉnh nhất là Thụy Sĩ. Họ chậm chạp, khoan thai, tà tà, đi chậm rãi, làm việc chậm rãi, ăn uống chậm rãi, nhưng rồi họ chẳng tới muộn hơn ai. Người Canada cũng thế, người Pháp cũng chẳng khác chi.

Phải chăng chuyện hấp tấp vội vã là một bản tính chứ không phải một đòi hỏi thực của cuộc sống? Tuổi thọ trung bình của con người hôm nay đã cao hơn, tuổi lý tưởng để lập gia đình nên là trên 30. Với lứa tuổi đó bạn vẫn còn trẻ chán để sinh ra 2 đứa con. Còn trước đó, dù là con trai hay con gái, hãy cứ chơi vô tư, cứ tận hưởng cái tuổi thanh niên mà cha mẹ muốn bạn chấm dứt sớm. Bạn đừng quên là nếu có lập gia đình sau tuổi 40 đi chăng nữa, bạn vẫn còn phải sống với người vợ hay chồng thêm 30 hay 40 năm nữa. Phải chăng hạn kỳ vẫn còn quá dài”..

Còn nhiều thứ hay lắm trong Một đời như kẻ tìm đường, bạn hãy tìm đọc và đón nhận những giá trị mà tác phẩm đem lại nhé.

Xem thêm mẫu 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Vấn Đề Xã Hội

Viết một bình luận