Mùa Nước Nổi Lớp 2: Nội Dung Bài Đọc + Soạn Bài + Giáo Án

Mùa Nước Nổi Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bố Cục, Đọc Hiểu, Ý Nghĩa Bài Đọc, Cách Soạn Bài.

Nội Dung Bài Mùa Nước Nổi Lớp 2

Chia sẻ nội dung bài đọc Mùa nước nổi lớp 2 của tác giả Nguyễn Quang Sáng giúp các em học sinh hiểu hơn về thiên nhiên vùng đồng bằng sông Cứu Long.

Mùa nước nổi

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ, vì nước lên hiền hoà. Nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

Rồi đến rằm tháng Bảy. “Rằm tháng Bảy nước nhảy lên bờ”. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long.

Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cả mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Ngủ một đêm, sáng dậy, nước ngập lên những viên gạch. Phải lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp. Vui quá! Có cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà.

(Theo Nguyễn Quang Sáng)

Hướng dẫn kể chuyện 🌷Chuyện Bốn Mùa Lớp 2 🌷Nội Dung, Ý Nghĩa, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Đọc Mùa Nước Nổi

Thohay.vn giới thiệu thêm cho các em một bài thông tin về bài đọc Mùa nước nổi,

  • Bài đọc Mùa nước nổi được viết bởi tác giả Nguyễn Quang Sáng, in trong SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Kết nối tri thức trang 13
  • Nội dung chính: Bài đọc đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hằng năm. Qua bài văn ta thấy được tình yêu của tác giả đối với vùng đất này

Bố Cục Bài Mùa Nước Nổi

Bố cục bài Mùa nước nổi có thể được chia thành 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “qua ngày khác.”: Lý giải tại sao lại gọi là mùa nước nổi
  • Phần 2: Tiếp theo đến “sông Cửu Long”: Nước tràn bờ, hoà với nước sông
  • Phần 3: Tiếp theo đến ” tận đồng sâu”: Lợi ích của mùa nước nổi
  • Phần 4: Phần còn lại: Cách đối phó khi nước dân cao

Hướng dẫn chi tiết 🍀Kể Chuyện Ánh Sáng Của Yêu Thương Lớp 2 🍀Hay, ý nghĩa

Hướng Dẫn Tập Đọc Mùa Nước Nổi

Hướng dẫn tập đọc bài Mùa nước nổi chi tiết, tham khảo ngay nhé!

  • Đọc trôi chảy. Hiểu các từ ngữ khó trong bài: lũ, hiền hoà Cửu Long, phù sa, cá ròng ròng.
  • Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương
  • Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
  • Biết đọc bài với giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm

Chú thích:

  • Cá ròng ròng: loài cá nhỏ, thường bơi theo đàn vào mùa nước nổi.
  • Cửu Long: tên con sông lớn ở miền Nam nước ta.
  • Phù sa: đất, cát nhỏ mịn, hoà tan trong dòng nước hoặc lắng đọng lại bờ sông, bãi bồi.
  • Lũ: nước từ nguồn về, dâng cao nhanh và mạnh.
  • Hiền hoà : (nước lên) từ từ, không dữ dội.

Ý Nghĩa Bài Mùa Nước Nổi

Ý nghĩa: Bài đọc giúp chúng ta hiểu hơn về thực tế hằng năm ở Nam Bộ có mùa nước nổi. Nước mưa hòa lẫn nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ. Qua bài đọc, ta thấy được sự thích nghi của người dân Nam Bộ với môi trường thiên nhiên.

Đón đọc bài 🌱Hạt Giống Nhỏ Lớp 2 🌱 Nội Dung Câu Chuyện, Giáo Án Kể Chuyện

Đọc Hiểu Bài Mùa Nước Nổi

Không nên bỏ qua các gợi ý đáp án phần đọc hiểu bài Mùa nước nổi sau đây nhé!

 👉Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

Đáp án: Bài văn tả mùa nước nổi ở miền Nam nước ta, cụ thể là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

👉Câu 2: Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:

a) Vì nước dâng lên hiền hòa.

b) Vì nước lũ đổ về dữ dội.

c) Vì mưa dầm dề.

Đáp án: Chọn ý a vì nước dâng lên hiền hòa, lên từ từ, không dữ dội như nước lũ; nước làm ngập dần dần đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ.

👉Câu 3: Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.

Đáp án:

  • Nước mỗi ngày một dâng lên, cuồn cuộn đầy bờ
  • Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, tràn cả qua mặt đường.
  • Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần.
  • Những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo nước, vào tận đồng sâu.
  • Nước lên, tràn qua nền nhà. Lại phải lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa vào đến tận bếp. Có cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà.

Soạn Bài Mùa Nước Nổi Lớp 2

Gợi ý soạn bài Mùa nước nổi sau đây sẽ giúp các em học sinh lớp 2 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài đọc.

 Khởi động: Câu hỏi trang 12 Tiếng Việt lớp 2: Bức tranh vẽ cảnh gì? 

Tranh sông nước mênh mông
Tranh sông nước mênh mông

Đáp án:

  • Bức tranh vẽ cảnh sông nước mênh mông. Có ngôi nhà nổi trên mặt nước, người dân sinh sống vui vẻ trong đó. Phía xa là cảnh 2 người đang chèo thuyền quăng lưới bắt cá. 
  • Bức tranh gợi cho em sự thích thú. 

👉Câu 1 trang 13 Tiếng Việt lớp 2: Vì sao người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ?

Đáp án: Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ vì nước lên rất hiền hòa. 

👉Câu 2 trang 13 Tiếng Việt lớp 2: Cảnh vật trong mùa nước nổi thể nào?

Đáp án:

Trong mùa nước nổi: 

  • Sông, nước: Sông Cửu Long no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hòa lẫn với dòng nước sông Cửu Long.
  • Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ: như biết giữ lại phù sa quanh mình, nước lại trong dần.
  • Cá: ròng ròng, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

👉Câu 3 trang 13 Tiếng Việt lớp 2: Vì sao mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp?

Đáp án: Mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp vì nước ngập lên những viên gạch, không đi lại được. 

👉Câu 4 trang 13 Tiếng Việt lớp 2: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?

Đáp án:  Em thích nhất hình ảnh: Đồng ruộng, vườn tược vỏ cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhỏ, ta thấy có những đàn có ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Tìm hiểu bài đọc 💚 Bờ Tre Đón Khách 💚 Nội Dung, Giáo Án, Giải Bài Tập

Giáo Án Mùa Nước Nổi Lớp 2

Hướng dẫn các giáo viên cách soạn giáo án Mùa nước nổi lớp 2 chi tiết nhất.

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm.
  • Hiểu các từ ngừ khó trong bài: lũ, hiền hoà, Cửu Long, phù sa, cá ròng ròng, lắt lẻo. Hiểu thực tế hàng năm ở Nam Bộ có mùa nước nổi. 
  • Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Thế nào?.
  • Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Yêu thích những hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh trong bài đọc.

3. Phẩm chất: Yêu thích các mùa ở nước ta

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: Máy tính, máy chiếu để chiếu, Giáo án.

2. Đối với học sinh: SHS

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động:

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Bài Mùa nước nổi đưa các em về với các tỉnh miền Nam vào mùa mưa. Qua bài đọc này, các em sẽ hình dung được quang cảnh sông nước ở miền Nam vào mùa nước nổi.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

*Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Mùa nước nổi biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm.

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu bài đọc:

  • Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
  • Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm: dầm dề, sướt mướt, nhảy lên bờ, hòa lẫn, biết giữ lại, lắt lẻo.

– GV giải thích thêm cho HS một số từ ngữ khó hiểu ngoài phần chú giải từ ngữ trong SGK:

  • Rằm tháng Bảy: ngày giữa tháng Bảy âm lịch, thường vào khoảng giữa tháng Tám dương lịch.
  • Dầm dề, sướt mướt: mưa nhiều, kéo dài liên miên suốt ngày này qua ngày khác.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.

– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: hòa lẫn, lắt lẻo,…

– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.

– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

*Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 93.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi:

  • HS1 (Câu 1): Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?
  • HS2 (Câu 2): Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:

a. Vì nước dâng lên hiền hòa.

b. Vì nước lũ đổ về dữ dội.

c. Vì mưa dầm dề.

  • HS3 (Câu 3): Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

– GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu điều gì?

*Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 93.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 2 HS đứng dậy đọc yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?

a. Nước dâng lên cuồn cuộn.

b. Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.

+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu nói về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào?

– GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài vào giấy. Nhóm nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc.

– GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời.   

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải từ ngữ: Cửu Long, cá ròng ròng, lắt lẻo

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc bài.

– HS luyện phát âm.

– HS luyện đọc.

– HS thi đọc.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm đôi.

– HS trình bày

– HS trả lời: Bài đọc miêu tả mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long, giúp em hiểu thế nào là mùa nước nổi, giúp em hiểu thêm về cuộc sống của người dân nơi đây và cảnh tượng lạ mắt ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày:

+ Câu 1:

a. dâng lên cuồn cuộn.

b. dầm dề ngày này qua ngày khác.

+ Câu 2:

a. Vào mùa nước nổi, nước dâng lên hiền hòa.

b. Vào mùa nước nổi, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

c. Nước tràn qua nền nhà.

d. Dòng sông Cửu Long no đầy nước.

Giới thiệu cho học sinh🔻 Sự Tích Cây Thì Là 🔻 Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa

Viết một bình luận