Người Viết Truyện Thật Thà Lớp 4: Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài. Lưu Lại Các Chia Sẻ Về Ý Nghĩa, Bố Cục, Hướng Dẫn Tập Đọc, Giáo Án.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Bài Đọc Người Viết Truyện Thật Thà
“Người Viết Truyện Thật Thà” là một bài học trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 trang 56, thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Bài học này kể về nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và câu chuyện vui về sự thật thà của ông.
Nội dung chính của bài học:
Nhà văn Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Trước khi lên xe, ông nói với vợ rằng ông không muốn ngồi ăn lâu nhưng không biết nên nói thế nào để về sớm. Vợ ông bật cười và nói rằng ông đã tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về sớm thì khó gì. Ban-dắc trả lời rằng viết văn là một chuyện khác, ông chưa bao giờ biết nói dối, nếu bắt ông nói dối, ông sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng.
Bài học này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết chính tả, phát hiện và sửa lỗi chính tả, cũng như phân biệt các âm s, x và thanh hỏi, thanh ngã. Đồng thời, câu chuyện còn mang đến bài học về sự thật thà và trung thực trong cuộc sống
Nội Dung Chính Tả Người Viết Truyện Thật Thà
Chính tả bài Người viết truyện thật thà giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã. Dưới đây là nội dung của bài:
Người viết truyện thật thà
Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ:
– Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.
Vợ ông bật cười:
– Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về sớm thì khó gì.
Ban-dắc nói:
– Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.
Theo Nguyễn Đình Chính
Xem thêm bài ❤️️Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ
Bố Cục Bài Người Viết Truyện Thật Thà
Bố cục bài Người viết truyện thật thà có thể chia thành 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “về sớm thì khó gì”: Nhà văn Ban-dắc hỏi vợ mình về cách nói dối khi muốn về sớm
- Phần 2: Phần còn lại: Ban-dắc giải thích lý do ông không thể nói dối
Đọc hiểu bài 🔰Gà Trống Và Cáo Lớp 4 🔰 Nội Dung, Soạn Bài, Kể Chuyện
Hướng Dẫn Viết Chính Tả Người Viết Truyện Thật Thà
Hướng dẫn cách viết chính tả bài Người viết truyện thật thà, tham khảo nhé!
- Luyện viết một hai lần (bạn đọc, em viết và ngược lại tự kiểm tra cho nhau và chữa lỗi)
- Nghe – viết đúng và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Hiểu nội dung đoạn cần viết
Ý Nghĩa Bài Người Viết Truyện Thật Thà
Ý nghĩa bài Người viết truyện thật thà: Câu chuyện ca ngợi tính cách thật thà của nhà văn Ban-dắc, ông có thể tưởng tượng ra nhiều câu chuyện cho tác phẩm của mình nhưng ông không bao giờ nói dối trong cuộc sống thực tế
Đọc thêm bài 💚 Những Hạt Thóc Giống 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Đọc Hiểu Tác Phẩm Người Viết Truyện Thật Thà
Gợi ý cách trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu bài chính tả Người viết truyện thật thà trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 sau đây.
👉Câu 1: Con hãy phát hiện lỗi sau trong câu sau:
Trời xắp mưa rồi, em xợ nhà xa xẽ không về kịp mất.
Đáp án: sửa lỗi: xắp-> sắp; xợ-> sợ; xẽ-> sẽ
👉Câu 2: Con hãy phát hiện lỗi sai trong câu:
Con bé này tính vẫn hay nhỏng nhẽo như củ phải một lúc sau nó mới bắt đầu đặt bút vẻ.
Đáp án: Sửa lại: nhỏng-> nhõng; củ-> cũ; vẻ-> vẽ
👉Câu 3: Điền từ vào chỗ trống những tiếng có chứa âm đầu là s hoặc x để hoàn thiện đoạn văn sau:
Mùa thu phương bắc có vẻ đẹp yêu kiều của mặt hồ phẳng lặng, nước trong veo,___ biêng biếc. Còn ở đây miền quê châu thổ___ Cửu Long, gió___ hiu hiu, mặt nước lao___ bóng nắng
Đáp án: Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: xanh, sông, sớm, xao
👉Câu 4: Điền vào chỗ trống những tiếng có chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã để hoàn thiện đoạn văn sau:
Đến phiên chợ tết,___con thường thích theo mẹ đi chợ. Ở đó thật hấp___, ngoài các đồ chơi, còn có nhiều tranh___ rất ngộ___
Đáp án: Các từ cần điền vào chỗ trống: trẻ, dẫn, vẽ, nghĩnh
👉Câu 5: Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả:
A. sành xỏi
B.s ơ sác
C. san sát
D. xung sướng
Đáp án đúng: san sát
👉Câu 6: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả:
A. xôn xao
B. xơ xác
C. xinh sắn
D. xấu xí
Đáp án: C. xinh sắn
👉Câu 7: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả:
A. Cổ hủ
B. nhũng nhiễu
C. phủ phàng
D. cũ kĩ
Đáp án: C. phủ phàng
👉Câu 8: Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả:
A. mải mãi
B. hải hùng
C. hí hửng
D. tưng tững
Đáp án đúng: C
👉Câu 9: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: ấp úng, sắp, sớm, xe truyện ngắn, nói dối, chuyện khác
Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban – dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc _______lên, ông bảo vợ:
– Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.
Vợ ông bật cười:
– Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu_______, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về________thì khó gì.
Ban – dắc nói:
– Viết văn là một________. Anh có biết________bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và _________cho mà xem.
Đáp án: Các từ cần điền vào chỗ trống: sắp, xe, truyện ngắn, sớm, chuyện khác, nói dối, ấp úng.
👉Câu 10: Phát hiện lỗi sai trong câu sau:
Nếu bắt anh nói dối, anh xẽ thẹn đõ mặt và ấp úng cho mà xem.
Đáp án: Sửa lại: xẽ -> sẽ; đõ-> đỏ
Soạn Bài Người Viết Truyện Thật Thà Lớp 4
Tham khảo ngay cách soạn bài Người viết truyện thật thà lớp 4:
👉Câu 1 trang 56 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nghe – viết: Người viết truyện thật thà
Gợi ý: Các em cùng bạn luyện tập cho nhau
👉Câu 2 trang 56 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả:
M : Lỗi nhầm lẫn s / x
Viết sai | Viết đúng |
xắp lên xe | sắp lên xe |
Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi / dấu ngã
Viết sai | Viết đúng |
tường tượng | tưởng tượng |
Gợi ý: Học sinh tự đọc phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài của mình rồi viết lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả (vào vở hay vở bài tập).
👉Câu 3 trang 56 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm các từ láy
a) Có tiếng chứa âm “S” có tiếng chứa âm “x”
b) Có tiếng chứa “thanh hỏi” có tiếng chứa thanh ngã
Đáp án: Em tìm các từ láy sau đây:
a) Có tiếng chứa âm “S”, có tiếng chứa âm “x”
- Sa sả, sạch sành sanh, sạch sẽ, sàm sỡ, san sát, sàn sàn, sáng sủa, sáng suốt, sặc sở, sặc sụa,…
- Xa xôi, xa xa, xám xám, xám xịt, xao xác, xào xạc, xao xuyến, xoắn xuýt, xốn xang,…
b) Có tiếng chứa “thanh hỏi, thanh ngã”
- Lẩn thẩn, hỉ hả, đủng đỉnh, lởm chởm, ngổ ngáo, dửng dưng, hiểm hóc,…
- Giãy giụa, giòn giã, lưỡng lự, mũm mĩm, ngạo nghễ, nghĩ ngợi, nhũng nhẵng,…
Giáo Án Chính Tả Người Viết Truyện Thật Thà
Thohay.vn chia sẻ thêm cho bạn đọc nội dung giáo án chính tả Người viết truyện thật thà.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe – viết đúng đẹp câu chuyện vui Người viết truyện thật thà..
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả.
- Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm x/s hoặc thanh hỏi, thanh ngã.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
- Tính trung thực.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,…
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p) * Cách tiến hành: Cả lớp cùng đứng dậy vừa hát kết hợp với vận động bài hát Baby Sharp. – GV dẫn vào bài. | – HS cùng hát kết hợp với vận động dưới sự điều hành của TBVN |
2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, biết cách trình bày đoạn văn. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp | |
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết – Gọi HS đọc đoan cần viết – Yêu cầu thảo luận nhóm 2: + Nhà văn Ban- dắc có tài gì? + Trong cuộc sống, ông là người như thế nào? – Giáo dục HS tính trung thực | – 1 học sinh đọc. – HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp + Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài. + Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt. – Hs viết nháp từ khó: Pháp, Ban-dắc, thẹn, ấp úng – HS đọc từ viết khó – 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc thầm |
3. Viết bài chính tả: (20p) * Mục tiêu: Hs viết tốt đoạn chính tả do GV đọc. Trình bày sạch, đẹp, đúng hình thức đoạn văn * Cách tiến hành: | |
– GV đọc bài – GV giúp đỡ các HS M1, M2 – Lưu ý tư thế ngồi, cách để vở. | – HS viết bài vào vở |
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi | |
– Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. – GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài – Nhận xét nhanh về bài viết của HS | – Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực – Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau – Lắng nghe. |
5. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được “l/n * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp | |
Bài 2: Bài 3a: Tìm các từ láy: + Có tiếng chứa âm s + Có tiếng chứa âm x 6. Hoạt động ứng dụng (1p) 7. Hoạt động sáng tạo (1p) | – Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp các lỗi sai của mình về âm đầu l/n và về thanh hỏi/thanh ngã Cá nhân- Nhóm 2- Lớp +sạch sẽ, sạch sành sanh, sặc sỡ, sáng suốt, sâu sắc,… + xanh xanh, xinh xinh, xinh xắn, xao xác, xúm xít, …. – Viết lại các lỗi sai của bài chính tả vào sổ tay – Tìm các câu đố nói về loài hoa hoặc một số đồ vật khác có tiếng chứa thanh ngã, thanh hỏi |
Cảm thụ bài viết 🍀 Thư Thăm Bạn 🍀 Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa
3 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Người Viết Truyện Thật Thà Hay Nhất
Tiếp theo là các mẫu kể lại chuyện Người viết truyện thật thà hay nhất.
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Người Viết Truyện Thật Thà Ngắn – Mẫu 1
Nhà văn nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ rằng ông không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây. Vợ ông bật cười khó hiểu khi chồng mình tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về sớm thì sao lại khó?
Sau đó Ban-dắc mới nói vợ rằng việc viết văn và nói dối là hai chuyện khác nhau, nếu ông mà nói dối sẽ cảm thấy thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Người Viết Truyện Thật Thà Hay – Mẫu 2
Có một nhà văn tên là Ban-dắc, một hôm ông và vợ mình được mời đi dự tiệc. Ông không muốn ngồi ăn lâu, muốn về sớm nhưng lại chưa biết nên nói thế nào nên mới hỏi ý vợ mình.
Vợ ông bật cười:
– Anh có thể tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về sớm thì khó gì.
Ban-dắc mới đáp lại
– Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Người Viết Truyện Thật Thà Chọn Lọc – Mẫu 3
Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc cùng vợ mình đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông mới bảo vợ rằng:
– Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng không biết nói thế nào để về sớm
Vợ ông nghe vậy liền bật cười:
– Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, vậy thì nghĩ ra một lý do để về sớm thì đâu khó gì. Ban-dắc nghe vậy mới nói:
– Viết văn và nói dối là hai chuyện khác. Anh chưa nói dối bao giờ. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng ngay lập tức
Đừng nên bỏ qua bài🌺Mười Năm Cõng Bạn Đi Học Lớp 4 🌺 Nội Dung, Bài Học, Tóm Tắt