Nụ Hôn Trên Bàn Tay [Nội Dung Bài + Giáo Án + Soạn Bài Tập]

Nụ Hôn Trên Bàn Tay ❤️️ Nội Dung Bài, Giáo Án, Soạn Bài Tập ✅Giúp Bé Hoàn Thành Soạn Bài Tập Tiếng Việt Dễ Dàng Hơn Với Những Thông Tin Hữu Ích Bên Dưới.

Nội Dung Bài Đọc Nụ Hôn Trên Bàn Tay

Nội Dung Bài Đọc Nụ Hôn Trên Bàn Tay.

Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm. Mẹ nhẹ nhàng đặt một nụ hôn vào bàn tay Nam và dặn:

– Mỗi khi lo lắng, con hãy áp bàn tay này lên má. Mẹ lúc nào cũng ở bên con.

Nam cảm thấy thật ấm áp. Cậu im lặng rồi đột nhiên mỉm cười:

– Mẹ đưa tay cho con nào!

Nam đặt một nụ hôn vào bàn tay mẹ rồi thủ thỉ:

– Bây giờ thì mẹ cũng có nụ hôn trên bàn tay rồi. Con yêu mẹ!

Nam chào mẹ và tung tăng bước vào lớp.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Cỏ Và Lúa ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án

Hình Ảnh Bài Đọc Nụ Hôn Trên Bàn Tay

Nụ hôn trên bàn tay
Nụ hôn trên bàn tay
Nụ hôn trên bàn tay lớp 1
Nụ hôn trên bàn tay lớp 1
Nụ hôn trên bàn tay chương trình lớp 1
Nụ hôn trên bàn tay chương trình lớp 1
Tác phẩm Nụ hôn trên bàn tay
Tác phẩm Nụ hôn trên bàn tay

Soạn Bài Tập Nụ Hôn Trên Bàn Tay Lớp 1

Soạn Bài Tập Nụ Hôn Trên Bàn Tay Lớp 1.

Câu 1. (trang 24 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Nói về những gì em quan sát được trong tranh:

Hướng dẫn trả lời:

Bức tranh vẽ lại cảnh mẹ đưa con đến trường. Trời đang mưa rất to, mẹ đã che ô hết cho con còn mình thì bị ướt.
Từ đó thấy được tình yêu thương và hi sinh của mẹ dành cho con.

Câu 2. (trang 24 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Đọc:

Nụ hôn trên bàn tay

Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm. Mẹ nhẹ nhàng đặt một nụ hôn vào bàn tay Nam và dặn:
– Mỗi khi lo lắng, con hãy áp bàn tay này lên má. Mẹ lúc nào cũng ở bên con.
Nam cảm thấy thật ấm áp. Cậu im lặng rồi đột nhiên mỉm cười:
– Mẹ đưa tay cho con nào!
Nam đặt một nụ hôn vào bàn tay mẹ rồi thủ thỉ:
– Bây giờ thì mẹ cũng có nụ hôn trên bàn tay rồi. Con yêu mẹ!
Nam chào mẹ và tung tăng bước vào lớp.
(Theo Au-đrây Pen, Nụ hôn trên bàn tay, Đỗ Nhật Nam dịch)
Từ ngữ: hồi hộp, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tung tăng

Câu 3. (trang 25 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Trả lời câu hỏi:

a. Ngày đầu đi học, Nam thế nào?
b. Mẹ dặn Nam điều gì?
c. Sau khi chào mẹ, Nam làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

a. Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm.
b. Mẹ dặn Nam rằng “Mỗi khi lo lắng, con hãy áp bàn tay này lên má. Mẹ lúc nào cũng ở bên con”.
c. Sau khi chào mẹ, Nam tung tăng bước vào lớp.

Câu 4. (trang 26 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3:

Ngày đầu đi học, Nam (…)

Hướng dẫn trả lời:

Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm.
Viết lại vào vở như sau:

– Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm.

Câu 5. (trang 26 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Chọn từ ngữ để hoàn thiện cây và viết câu vào vở:

mỉm cười, lo lắng, thủ thỉ

Mỗi lần em bị ốm, mẹ rất (…)

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi lần em bị ốm, mẹ rất lo lắng.

Câu 6. (trang 26 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh:

chăm sóc, ốm, ô tô điện, công viên

Hướng dẫn trả lời:

– Bức tranh 1:

Mỗi khi em bị ốm, mẹ luôn chăm sóc em tận tình.
Mẹ luôn ở bên cạnh, quan tâm và chăm sóc em khi em bị ốm.
Mẹ luôn lo lắng và chăm sóc em chu đáo mỗi khi em bị ốm.

– Bức tranh 2:

Trong công viên, bố và con đang chơi trò ô tô điện.
Con đang cùng bố chơi trò ô tô điện trong công viên.
Bố hướng dẫn con chơi trò ô tô điện trong công viên.

Câu 7. (trang 27 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Nghe viết:

Mẹ nhẹ nhàng đặt nụ hôn vào bàn tay Nam. Nam thấy thật ấm áp

Hướng dẫn trả lời:

HS trình bày vào vở như sau:

Mẹ nhẹ nhàng đặt nụ hôn vào bàn tay Nam. Nam thấy thật ấm áp

Câu 8. (trang 28 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa:

a. n hay l ? iềm vui, o lắng, …òng mẹ
b. c hay k ? mẹ on, ….ỉ niệm, ì diệu

Hướng dẫn trả lời:

a. n hay l ? niềm vui, lo lắng, lòng mẹ
b. c hay k ? mẹ con, kỉ niệm, kì diệu

Câu 9. (trang 28 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Hát một bài hát về mẹ:

HS tham khảo qua video sau:

Giáo Án Nụ Hôn Trên Bàn Tay Lớp 1

Thohay.vn chia sẽ thêm nội dung giáo án nụ hôn trên bàn tay các cô tham khảo nhé!

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức, kĩ năng:


  – Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp đoạn văn câu tư trong tác phẩm
  – Trả lời được các câu hỏi của trong sách giáo khoa  
  – Hiểu nội dung tác phẩm nói gì hàm ý ra sao 

2.Phát triển năng lực và phẩm chất:

  – Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học:
     + phát triển vốn từ chỉ người,
     + chỉ vật;
     + kỹ năng đặt câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  – GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học
– GV treo tranh lên bảng.
  – GV giới thiệu tác phẩm rồi ghi tên bài lên bảng.
  – HS mở SGK chuẩn bị học bài.
  – HS: Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

  – Gọi HS đọc tác phẩm SKG
  – GV hỏi nội dung trong tác phẩm HS vừa đọc xong
  – Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

 a. Khởi động:


  – Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?
  – GV dẫn dắt, giới thiệu tác phẩm mới

 b. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

  – GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
  – Hoạt động HS chia đoạn ra để đọc
  – Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ trong SGK
  – Luyện đọc từng đoạn : GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn từng trong tác phẩm . Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

  – GV gọi HS đọc lần lượt các câu hỏi trong sgk
  – GV cho HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện các câu hỏi trong sách giáo khoa
  – GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
  – Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3:

Luyện phát âm.

– Gv cho Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp.
– Chú ý theo dõi Hs đọc để phát hiện thêm các từ cần luyện phát âm, các câu cần chú ý ngắt giọng và các em mắc lỗi.
 – Các từ đó có thể là 
– Hướng dẫn Hs ngắt nhịp câu văn, đoạn văn
 – Giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng. Yêu cầu hs tìm cách đọc và luyện đọc các câu này.

Luyện đọc lại: 

  – Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối.
  – Nhận xét, khen ngợi.
  – Nhận xét, cho điểm.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

   – Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk
   – Cho HS trả lời câu hỏi
   – Tuyên dương, nhận xét.
   – Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
   – GV sửa cho HS cách diễn đạt.
   – Yêu cầu HS viết câu vào bài
   – Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

   – Hôm nay em học bài gì tác phẩm gì?
   – GV nhận xét giờ học.
   – Dặn dò HS về nhà học bài củ  và chuẩn bị bài mới cho tiết sau nhé

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Các Bạn Của Mèo Con ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án

Viết một bình luận