Sự Tích Núi Cậu (Nội Dung, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Giai Thoại)

Bạn đã biết nội dung, ý nghĩa và giai thoại của sự tích Núi Cậu là gì chưa? Nếu chưa biết thì bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé.

Lịch Sử Hình Thành Núi Cậu

Nội dung đầu tiên, Thohay.vn chia sẻ về lịch sử hình thành Núi Cậu cho những bạn nào chưa biết tại bài viết sau đây nhé.

Núi Cậu là một ngọn núi nhỏ nằm ở ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Dù hiện nay cụm núi Cậu nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương nhưng nhiều người vẫn quen gọi là “Cậu Bảy Tây Ninh”.

Có lẽ lý do xuất phát từ việc ngày xưa núi Cậu thuộc địa phận Tây Ninh, sau này được chia tách địa giới hành chính lại thì núi Cậu thuộc về tỉnh Bình Dương. Nhưng do thói quen lâu ngày nên nhiều người vẫn cứ gọi theo tên cũ, có cả người còn nhầm lẫn địa danh này vẫn còn thuộc Tây Ninh.

Theo những thông tin từ website du lịch Bình Dương thì quần thể núi Cậu có tổng diện tích hơn 1.600 ha, bao gồm 21 ngọn núi lớn nhỏ có hình chữ U. Ngọn núi cao nhất là núi Cửa Ông với chiều cao 295 m, kế đến là núi Ông cao 285 m, núi Tha La cao 198 m và núi thấp nhất là núi Chúa cao 63 m. Bốn ngọn núi này gắn liền với nhau tạo thành một dãy núi nhấp nhô kéo dài nằm chếch về hướng Bắc – Đông Bắc và Nam – Tây Nam.

Khu vực núi Cậu còn có suối Trúc uốn lượn theo những triền đá, dòng nước trong xanh chảy róc rách hòa với tiếng chim hót líu lo, tiếng lá rừng xào xạc, tạo thành một âm thanh du dương, ngân nga giữa núi rừng sơn thủy hữu tình, làm cho tâm hồn du khách trở nên thư thái, bình an, dễ chịu đến lạ thường.

Bạn xem ngay 💛 Sự Tích Núi Bà Đen 💛 Nội Dung, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Kể Chuyện

Nguồn Gốc Sự Tích Núi Cậu

Bạn đã biết về nguồn gốc sự tích Núi Cậu là gì chưa? Nếu chưa biết thì nhất định đừng bỏ qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

Dân gian truyền rằng, tên gọi quần thể núi Cậu xuất phát từ nhân vật thường được gọi là cậu Bảy. Nơi phát tích cậu Bảy được cho là nằm trên đỉnh cao nhất trong quần thể núi Cậu.

Tuy nhiên gốc tích thật của cậu Bảy thì cho đến bây giờ vẫn còn là bí ẩn. Từ thuở khai hoang, người ta đã thấy trên đỉnh núi Cậu có một cái hang đá được gọi là miếu thờ cậu Bảy. Bên trong ngôi miếu có bức tượng cậu Bảy đứng thủ bộ võ.

Chia sẻ bạn ❤️️ Sự Tích Bà Chúa Xứ ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Những Giai Thoại

Nội Dung Sự Tích Núi Cậu

Dưới đây là nội dung sự tích Núi Cậu cho những bạn nào quan tâm nhé. Mời bạn tham khảo.

Từ xa xưa, người ta đã thấy trên đỉnh núi Cậu có một hang đá được gọi là miếu thờ Cậu Bảy. Bên trong ngôi miếu có bức tượng Cậu Bảy đứng thủ bộ võ với hình tượng một võ tướng, râu tóc dài, thần thái uy nghi.

Sau năm 1975, ông Đinh Văn Trên, cựu chiến binh từng có nhiều năm hoạt động ở vùng này, bỏ công sức ra xây lại miếu thờ Cậu Bảy, ông cũng cho xây thêm một ngôi chùa dưới chân núi Cậu, đặt tên là chùa Thái Sơn do chính ông làm trụ trì. Ở chính điện ngôi chùa mới này cũng đặt một bức tượng Cậu Bảy.

Theo lời của ông Xuân, các bậc cao niên sống ở đây cũng thường kể Cậu Bảy và bà Lý Thị Thiên Hương (bậc thánh trấn núi Bà Đen, Tây Ninh) có liên quan đến nhau.

Vào khoảng thế kỷ 18, núi Bà Đen lúc bấy giờ có tên gọi là núi Một. Một võ quan của nhà Nguyễn ẩn tu và là trụ trì tại một ngôi chùa trên lưng chừng núi, tức nhà sư Trí Tân.

Trong một chuyến xuống núi hóa trai, trên đường trở về, sư Trí Tân gặp một bé trai sơ sinh còn sống nằm khóc giữa tử thi của một cặp vợ chồng. Nhà sư đem đứa bé về nuôi, đặt tên là Lê Sĩ Triệt rồi truyền võ nghệ.

Trong khi đó, Lý Thị Thiên Hương xuất thân từ 1 trong 4 dòng họ gốc Bình Định di dân vào phương Nam theo chiếu khẩn hoang của chúa Nguyễn. Gia đình bà cùng đoàn di dân định cư, khai hoang vùng đất Quang Hóa, nay là huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh). Quan trấn nhậm đương thời là Hà Đảnh thấy mẹ của bà Thiên Hương xinh đẹp nên sát hại cha bà và bắt người mẹ làm hầu thiếp, mặc dù lúc bấy giờ bà đang mang thai Thiên Hương.

Người vợ nhẫn nhục chờ ngày sinh con và tìm cách báo thù giết chồng. Bà sinh 1 bé gái, đặt tên là Lý Thị Thiên Hương. Lớn lên Thiên Hương rất xinh đẹp, được nhiều chàng trai ngỏ lời cầu hôn nhưng cô chưa dám nghĩ đến chuyện gia thất khi lòng còn mối thù chưa trả.

Trong một lần lên núi Một lễ Phật, Thiên Hương bị băng cướp chặn đường, lúc bấy giờ xuất hiện một tráng sĩ giải vây, đó là Lê Sĩ Triệt. Kể từ đó, đôi trai tài gái sắc nảy sinh tình cảm.

Lê Sĩ Triệt cưới Thiên Hương làm vợ. Thiên Hương mới kể rõ mối thâm thù giữa mình với cha dượng Hà Đảnh. Biết được ngọn nguồn câu chuyện, Lê Sĩ Triệt đã thay vợ báo thù, cũng từ đó mang án sát nhân.

Khi đó đương lúc Nguyễn Ánh tuyển mộ binh lính để chống lại sự tấn công của nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt gia nhập binh ngũ để trốn án. Sau khi chồng tòng quân, Thiên Hương bỗng dưng mất tích.

Sư Trí Tân trong một lần thiền định đã được linh hồn Thiên Hương về báo mộng, rằng mình bị thuộc hạ của cha dượng giết hại, ném xác nơi triền núi.

Nhà sư theo báo mộng tìm thấy thi thể của Thiên Hương, lúc này đã sạm đen. Sư Trí Tân đem thi thể cô về gần chùa an táng.

Về phần Lê Sĩ Triệt, vì lập nhiều công trạng nên đã trở thành võ quan cận thần của vua Gia Long.

Nhiều lần thoái lui trước sức mạnh của nhà Tây Sơn, quân đội nhà Nguyễn phải dạt về phương Nam. Lê Sĩ Triệt đưa vua Gia Long chạy vào vùng núi Một trốn tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn.

Khi tàn quân đói lả trong rừng, vua Gia Long thiếp đi dưới tán cổ thụ, mơ màng thấy một người con gái đen đúa xuất hiện bảo những quả chín trên cây có thể cứu đói. Vua tỉnh giấc cho người ăn thử, quả nhiên loại quả vừa chua vừa chát này giúp binh sĩ tạm thời cầm cự.

Vua Gia Long biết được cô gái báo mộng kia chính là Thiên Hương nên ban sắc chỉ phong cho Thiên Hương chức Linh Sơn Thánh Mẫu. Từ đó, người ta gọi núi Một là  núi Bà Đen (Tây Ninh) cho đến ngày nay.

Trước khi xuôi vào Nam, vua Gia Long giao Lê Sĩ Triệt nhiệm vụ nhang khói cho Thiên Hương, đồng thời chiêu binh chờ vua phục quốc. Sau này quân Tây Sơn tràn lên núi nhằm tiêu diệt tàn quân nhà Nguyễn, Lê Sĩ Triệt phải rời núi Một lánh sang núi Yên Ngựa, là núi Cậu sau này.

Tại đây, ông tìm đến ngọn núi cao nhất ẩn thân tu luyện phép thuật, âm thầm tuyển mộ binh lính rèn luyện đao kiếm. Để che giấu tung tích, Lê Sĩ Triệt chỉ xưng là Cậu Bảy, chính là nhân vật được thờ phụng tôn kính đến bây giờ.

Tìm hiểu thêm về 💛 Sự Tích Núi Cấm 💛 Nội Dung, Ý Nghĩa, Các Giai Thoại

Ý Nghĩa Sự Tích Núi Cậu

Núi Cậu cũng được xem như một nơi linh thiêng, là điểm đến của những người tìm kiếm sự yên bình, sự bảo vệ và sự ủng hộ từ thần linh.

Những Giai Thoại Bí Ẩn Xung Quanh Núi Cậu

Chia sẻ thêm cho các bạn đọc những giai thoại bí ẩn xung quanh Núi Cậu mà có thể bạn chưa biết đến.

Giai thoại đầu tiên

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Núi Cậu là căn cứ hoạt động cách mạng. Nơi đây được gọi là “Định Thành căn cứ” để phân biệt Định Thành tạm chiếm lúc bấy giờ.

Giai đoạn này có một luồng giai thoại khác xuất hiện. Giai thoại này cho rằng, chính lực lượng cách mạng kháng chiến vùng Dương Minh Châu đã tạo nên những truyền thuyết kỳ bí để tạo khu vực cấm, nhằm giữ bí mật trạm giao liên trên núi Ông Cậu. “Cậu Bảy” là mật danh của một cán bộ giao liên ẩn dưới áo “ẩn sĩ luyện phép tiên”.

Đến giai đoạn chống Mỹ, vào tháng 5/1961, thực hiện chủ trương của Quân khu ủy, Phân liên khu Miền Đông, vùng cao su gồm 22 làng nhập vào huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh. Huyện ủy Dương Minh Châu, chỉ định cấp ủy, chi bộ thị trấn Dầu Tiếng gồm 5 đồng chí, đồng chí Trần Văn Lắc phụ trách khu vực ấp 4 Bàu Sình lên đóng quân trên núi Cậu.

Lực lượng cách mạng nơi đây đã được Hồ Chủ tịch khen tặng trong thư chúc tết năm 1966:

…Mừng miền Nam rực rỡ chiến công

Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plây Me, Đà Nẵng…“.

Trong giai đoạn này, khu kháng chiến này thành lập 8 đội công an công tác địa điểm hoạt động tại núi Cậu, mật danh là các “C” (về sau đổi thành các B): B21, B26, B28.

Sau khi nhiều đời thủ từ, thầy Sáu tiếp tục đến đây “tu luyện” để đảm nhiệm vai trò giao liên. Thầy Sáu chính là Hòa thượng Thích Đạt Phẩm (thế danh là Đinh Văn Trên, thường được gọi là thầy Sáu). Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Hòa thượng Thích Đạt Phẩm đã tôn tạo, xây dựng miếu cậu Bảy. Ông còn xây dựng dưới chân núi Ông Cậu một quần thể kiến trúc chùa Thái Sơn thành điểm hành hương thu hút rất đông khách du lịch tâm linh.

Trên mái ngôi miếu thờ Cậu có ghi danh hiệu của Cậu Bảy là Tán Dương. Căn cứ vào các tài liệu tín ngưỡng phương Đông, không có vị Phật, vị thánh nào mang hiệu Tán Dương. Có lẽ do cách nói sai chính tả của người miền Nam, người ta đã nhầm lẫn giữa hiệu Tán Dương và Táng Vương.

Giai thoại thứ hai

Có truyền thuyết khác lại cho rằng truyền thuyết về Cậu Bảy là hư cấu. Những năm đầu thế kỷ 20, vùng rừng núi Tha La là chốn rừng thiêng nước độc, ít ai dám bén mảng tới, và là căn cứ quan trọng của quân cách mạng vùng Dương Minh Châu.

Cậu chuyện truyền thuyết Cậu Bảy và những dấu chân trên đá do các chiến sỹ cách mạng thời kháng chiến chống Pháp dựng lên để tạo khu vực cấm, giữ bí mật trạm giao liên trên  núi Cậu. Cậu Bảy là mật danh của một cán bộ giao liên ẩn dưới áo “ẩn sĩ luyện phép tiên”.

Khám phá thêm 💕 Sự Tích Hoa Hồng 💕 Nội Dung Truyện + Hình Ảnh + Giáo Án

2+ Mẫu Tóm Tắt Sự Tích Núi Cậu Ngắn Hay

Bạn xem thêm về 2+ mẫu tóm tắt sự tích Núi Cậu ngắn hay mà chúng tôi chia sẻ tại bài viết sau đây.

Kể Chuyện Sự Tích Núi Cậu

Theo rất nhiều truyền thuyết kể lại thì sự tích núi Bà và núi Cậu có liên quan mật thiết với nhau. Tương truyền rằng ngày xưa núi Bà Đen có tên gọi là núi Một. Vào thế kỷ XVIII, có 4 gia đình thâm giao ở Bình Định theo chiếu khẩn hoang của chúa Nguyễn cùng nhau theo đoàn di dân xuôi Nam, khai hoang mở cõi gồm: gia đình ông Lý Thiên; gia đình ông Đặng Nhượn; Gia đình ông Ba Sánh và gia đình ông Chín Thép. Bốn gia đình vào định cư vùng đất Quang Hóa, nay là huyện Trảng Bàng (Tây Ninh).

Quan trấn nhậm đương thời là Hà Đảnh thấy bà Đặng Ngọc Phụng (vợ ông Lý Thiên) trẻ đẹp đã sát hại Lý Thiên rồi bắt bà làm hầu thiếp dù bà đang mang thai. Bà sau đó cố sống ẩn nhẫn, chờ sanh con và tìm cách báo thù cho chồng. Sau này bà sanh được một cô con gái xinh đẹp, đặt tên là Lý Thị Thiên Hương.

Khi trưởng thành, Lý Thị Thiên Hương rất xinh đẹp được nhiều chàng trai để ý muốn chạm ngõ cầu hôn nhưng nàng không màng vì mải nuôi lòng báo oán cho cha. Một ngày nọ, nàng đi đảnh lễ cầu Phật trên núi Một, bất ngờ bị một toán cướp chặn đường. Giữa lúc nguy khốn, nàng được một tráng sĩ tên Lê Sĩ Triệt cứu thoát. Hai người trở thành tình nhân từ cuộc hội ngộ đó.

Lê Sĩ Triệt là con nuôi của nhà sư Trí Tân trụ trì một ngôi chùa trên lưng chừng núi Một. Sư Trí Tân vốn là võ quan của nhà Nguyễn ẩn tu. Trong một chuyến xuống núi hóa trai, trên đường trở về, sư Trí Tân trông thấy ven một tảng đá một bé trai sơ sinh còn sống nằm khóc giữa 2 tử thi vợ chồng. Nhà sư đem đứa bé lên núi đặt tên là Lê Sĩ Triệt, nuôi dưỡng và truyền kiếm thuật.

Lê Sĩ Triệt được sư Trí Tân cho phép cưới Lý Thị Thiên Hương làm vợ. Sau khi cưới, Thiên Hương kể rõ mối thâm thù giữa mình với cha ghẻ Hà Đảnh. Nghe vợ kể rõ nguồn cơn, Lê Sĩ Triệt giết ngay Hà Đảnh.

Vào thời điểm đó, nhà Tây Sơn vừa dấy binh, Gia Long tuyển mộ thêm binh sĩ. Lê Sĩ Triệt tòng quân đế trốn án sát nhân. Sau khi Lê Sĩ Triệt ra đi, Lý Thị Thiên Hương bỗng dưng mất tích.

Một hôm sư Trí Tân đang thiền định bỗng nghe tiếng gọi của Thiên Hương nơi triền núi. Ông bước ra thì thấy Lý Thị Thiên Hương vừa khóc vừa cho biết, thuộc hạ của Hà Đảnh đã giết cô ném xác nơi triền núi.

Sư Trí Tân theo lời chỉ của linh hồn Thiên Hương đi tìm thì thấy thi thể cô đã sạm đen. Sư Trí Tân đem thi thể cô về gần chùa an táng.

Lúc này Gia Long đang thất thế trước sức mạnh của Tây Sơn nên bôn đào về phía Nam. Lê Sĩ Triệt lập nhiều công trạng đã trở thành võ quan cận thần của Vua Gia Long. Lê Sĩ Triệt đưa Vua Gia Long chạy vào vùng núi Một trốn tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn.

Khi quan quân đang đói lả dưới một tán cây cổ thụ, Gia Long mệt mỏi ngủ thiếp, mơ màng thấy một người con gái đen đúa xuất hiện bảo những quả chín trên cây có thể cứu đói, khát cho binh sĩ. Vua tỉnh giấc cho người ăn thử. Quả nhiên vị chua của quả giúp binh sĩ đỡ khát và vị chát giúp đỡ đói.

Vua Gia Long đặt tên cây ấy là “tòng quân” (sau này nói trại thành chùm quân hoặc bồ quân). Vua Gia Long còn ban sắc chỉ phong cho Lý Thị Thiên Hương chức Linh Sơn Thánh Mẫu. Từ đó, người ta gọi núi Một là núi Bà Đen cho đến ngày nay.

Vua Gia Long tiếp tục bôn đào xuôi Nam. Trước khi rời đi, Gia Long giao cho Lê Sĩ Triệt nhiệm vụ nhang khói cho Thiên Hương đồng thời chiêu binh chờ vua phục quốc. Khi Vua Gia Long vừa rời khỏi, quân Tây Sơn tràn lên núi. Lê Sĩ Triệt lánh sang núi Yên Ngựa tìm đến ngọn núi cao nhất ẩn thân tu luyện phép thuật âm thầm tuyển mộ binh lính rèn luyện đao kiếm. Để che giấu tông tích, Lê Sĩ Triệt chỉ xưng là cậu Bảy.

Từ những tin đồn huyền bí, có rất nhiều dòng giai thoại xuất hiện trong dân gian xoay quanh sự tích trên. Trong đó có chuyện, Bà (Lý Thị Thiên Hương) và Cậu (Lê Sĩ Triệt) thường xuyên đấu phép cùng nhau. Cậu hóa phép cho núi Bà ngày càng cao lên. Bà dùng phép biến hóa thành hàng ngàn con gà sang núi Cậu bới chỗ ở của Cậu. Hai người bay qua lại giữa núi Bà, núi Cậu để đấu phép thuật.

Từ những trận tỉ thí thư hùng của hai người đã tạo nên những dấu tích kỳ bí vẫn còn hiện hữu đến tận ngày nay. Đó là vùng núi Cậu, có rất nhiều tảng đá có lằn ngang dọc như gà bới. Rải rác trên các tảng đá núi Bà lẫn núi Cậu vẫn còn những dấu chân khổng lồ của 2 người.

Người ta đã phát hiện bên núi Bà có 2 dấu châu khổng lồ, 1 dấu nằm trên tảng đá gần điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, 1 nằm trên tảng đá phía mạn bắc núi.

Ở cụm núi Cậu có ít nhất 7 dấu chân “tiên” nằm rải rác. 2 dấu nằm ở phía suối Trúc (còn gọi là hồ Than Thở Dầu Tiếng), 2 dấu nằm gần miếu Cậu và 3 dấu nằm rải rác dưới mạn sườn núi Ông Cậu.

Người dân địa phương khẳng định, vẫn còn nhiều dấu chân “tiên” chưa được phát hiện. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về những dấu chân bí ẩn này nên nó vẫn luôn là bí ẩn làm nhiều người tranh cãi.

Gửi đến bạn ❤️️ Truyện Quả Bầu Tiên ❤️️ Nội Dung Sự Tích + Hình Ảnh + Giáo Án

Tóm Tắt Sự Tích Núi Cậu Ngắn

Vào thời Pháp chiếm Nam Kỳ Lục tỉnh, cậu Bảy chính là Cử Đa – một võ quan triều Nguyễn tham gia lập mật khu kháng chiến Láng Linh – Bảy Thưa cùng Trần Văn Thành. Sau khi căn cứ kháng chiến Láng linh – Bảy Thưa thất thủ, Trần Văn Thành tử nạn, Cử Đa di chuyển khắp vùng rừng núi phía Nam dùng tâm linh tiếp tục tuyển mộ nghĩa quân. Cử Đa đã để lại dấu tích khắp vùng núi Tà Lơn, Thất Sơn, núi Bà Đen và núi Cậu.

Rõ ràng những câu chuyện tâm linh luôn có một sức hút lớn trong nhân gian nên núi Cậu vẫn luôn thu hút khách du lịch mỗi khi hành hương lẫn khám phá.

Dù chẳng ai trả lời được cho câu hỏi cậu Bảy là ai, xuất thân như thế nào thì hiện nay, cậu Bảy vẫn được coi là một vị thánh nhân trong tâm thức của người dân trong vùng. Vào ngày mùng 7 tháng 5 âm lịch, tức ngày giỗ cậu Bảy, hàng trăm các đạo sỹ của các giáo phái từ trong và ngoài nước cùng hàng ngàn người dân từ mọi miền lại đổ về cúng lễ cậu Bảy để ước nguyện, chứng quả đắc đạo, thăng cấp,..

Đón đọc thêm về 💛 Sự Tích Cầu Vồng 💛 Nội Dung Truyện + Hình Ảnh + Giáo Án

Viết một bình luận